Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nói ngày 30/4/1975 là cột mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc ta vì đó là ngày quân ta giải phóng Sài Gòn, kết thúc chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đất nước hoàn toàn độc lập, Nam Bắc lại về cùng một nhà.
chúc bạn học tốt
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ Tịch Hồ Chí Minh kính yêu, quân và dân miền Bắc đã vượt qua mọi khó khăn, mọi hy sinh, gian khổ thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn. Đồng thời, chúng ta đã đánh bại hai cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ ra miền Bắc. Đỉnh cao là chiến dịch 12 ngày đêm đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích đường không chiến lược chủ yếu bằng máy bay B.52 của đế quốc Mỹ cuối tháng 12 năm 1972 trên bầu trời Thủ đô Hà Nội, làm nên một chiến thắng "Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không", buộc đế quốc Mỹ phải ký hiệp định Pari chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, tạo ra bước ngoặt lịch sử cho cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.
Hàng chục năm đã trôi qua, chúng ta có điều kiện để nhìn nhận đầy đủ, sâu sắc, toàn diện hơn tầm vóc to lớn của chiến thắng "Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không", chiến thắng đó mãi mãi là biểu tượng của ý chí kiên cường bất khuất của dân tộc, của trí tuệ và nghệ thuật quân sự Việt Nam. Chiến thắng đó đã viết lên trang sử hào hùng của dân tộc ta trong thế kỷ XX, là niềm kiêu hãnh của nhân dân Việt Nam, là bài học quý về trí thông minh, lòng dũng cảm và tài nghệ quân sự đánh địch tiến công đường không của quân và dân ta.
Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam chính thức được ký kết ngày 27/1/1973 tại Trung tâm các hội nghị phố Clêbe ở Pari. Hiệp định bắt đầu có hiệu lực từ 7 giờ sáng ngày 28/1/1973.
Hiệp định Pa – ri về Việt Nam có ý nghĩa lịch sử là: Đánh dấu những thắng lợi to lớn của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Tạo nên bước ngoặt quan trọng trong cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân ta (Quân Mĩ và quân các nước chư hầu phải rút khỏi Việt Nam).
1973
Với thắng lợi của Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã thực hiện được mục tiêu “đánh cho Mỹ cút”, mở ra một giai đoạn mới, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện mục tiêu “đánh cho ngụy nhào”. Đây cũng chính là tiền đề để tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước vào năm 1975.
Với thắng lợi của Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã thực hiện được mục tiêu “đánh cho Mỹ cút”, mở ra một giai đoạn mới, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện mục tiêu “đánh cho ngụy nhào”. Đây cũng chính là tiền đề để tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước vào năm 1975.
giải phóng miền nam thống nhất đất nước 30-4-1975
chiến tranh khmer đỏ 1975-1981
Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã mở ra một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Đảng đã nhanh chóng tập hợp và lãnh đạo quần chúng đấu tranh, nổi bật lên chính là phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh.
Xô viết Nghệ Tĩnh là tên gọi của phong trào đấu tranh chống lại đế quốc Pháp của công nhân và nông dân ở Nghệ An và Hà Tĩnh trong những năm 1930 – 1931. Tên gọi “Xô viết” xuất phát từ việc nhiều cấp uỷ Đảng ở thôn, xã đã lãnh đạo nhân dân đứng lên tự quản đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội ở địa phương, làm chức năng của chính quyền.
Xô Viết Nghệ - Tĩnh là tên gọi chỉ phong trào đấu tranh của lực lượng công nhân và nông dân ở Nghệ An và Hà Tĩnh trong năm 1930-1931 chống lại đế quốc Pháp tại Việt Nam. Tên gọi Xô viết Nghệ Tĩnh xuất phát từ sự hình thành các "xã bộ nông" mà những người cộng sản gọi là "Xô viết" [1].
Phong trào này được mở đầu bằng cuộc biểu tình ngày 1 tháng 5 năm 1930 của công nhân khu công nghiệp Bến Thủy và nông dân thuộc 5 xã ven thành phố Vinh. Từ đó đến tháng 8 năm 1930, ở vùng Nghệ Tĩnh đã có đến 97 cuộc bãi công và biểu tình của công nhân và nông dân, trong đó đáng chú ý là cuộc bãi công kéo dài của công nhân Nhà máy Diêm đã dẫn đến cuộc tổng bãi công của toàn thể công nhân khu công nghiệp Bến Thủy. Đứng đằng sau những vụ việc này là sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương thông qua Xứ ủy Trung Kỳ (hệ thống cơ sở của Đảng Cộng sản Đông Dương ở vùng này).
Từ tháng 9 năm 1930, các cuộc biểu tình vũ trang tự vệ quy mô lớn kết hợp với các yêu sách chính trị liên tiếp nổ ra của nông dân các huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Can Lộc, Hưng Nguyên, v.v... làm cho bộ máy chính quyền thực dân Pháp và bộ máy chính quyền địa phương (vốn bị coi là bù nhìn) [2] của nhà Nguyễn lâm vào tình trạng tê liệt và tan rã. Dưới sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, tổ chức nông hội (xã bộ nông) ở những nơi chính quyền tan rã đã kiểm soát và thành lập chính quyền mới với hình thức giống như hệ thống Xô viết.[3]
Chính quyền Xô viết đầu tiên được hình thành hàng loạt tại nhiều xã thuộc các huyện, thị xã: Thanh Chương, Nam Đàn, Anh Sơn, Nghi Lộc, Vinh - Bến Thuỷ, Can Lộc, Thạch Hà, Đức Thọ, Hưng Nguyên, Hương Sơn...
Các chính quyền Xô viết một mặt thi hành các chính sách mới, mặt khác phá bỏ hệ thống chính quyền cũ, trưng thu đất, thóc gạo, tiền bạc của các địa chủ, đồng thời ra yêu sách cải thiện điều kiện lao động với các chủ xưởng, chủ tàu ở vùng này.
Tuy vậy những chính quyền kiểu này chỉ tồn tại sau bốn, năm tháng do bị chính quyền của thực dân Pháp phối hợp với chính quyền địa phương của triều đình Nhà Nguyễn trấn áp làm cho nó tan rã và giải thể.
Xô Viết Nghệ Tĩnh được đánh giá là đỉnh cao của phong trào Cách mạng trong những năm 1930 - 1931[3] và theo các tài liệu ở Việt Nam hiện hành thì đây là cuộc khởi nghĩa đầu tiên dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam kể từ khi ra đời.
Thời Kinh Dương Vương
Năm 2879 TCN, Kinh Dương Vương lên ngôi vua, đặt tên nước là Xích Quỷ, Dương Lạc tướng (Lạc tướng Họ Dương) phù Vua Thủy Tổ dựng nước sơ khai, Kinh đô đóng tại Luy Lâu (Thuận Thành – Bắc Ninh).
Khoa bảng Họ Dương
Đến các triều đại về sau, với bản chất yêu nước, hiếu học, nhân từ – đạo đức, vẫn xuất hiện nhiều danh thần, võ tướng có tri thức cao, giúp ích cho việc trung hưng các triều đại. Đó là truyền thống Khoa bảng của Họ Dương, với 50 tiến sĩ Văn, 7 tiến sĩ Võ thời phong kiến, được ghi danh trên các Bia Văn Miếu Hà Nội, Bắc Ninh, v.v. Tiêu biểu là Lưỡng quốc Trạng nguyên Đào Sư Tích gốc Dương (1374), quê Song Khê – Yên Dũng – Bắc Giang; Trạng nguyên Dương Phúc Tư (1547), quê Thuận An – Kinh Bắc, nay là Lạc Đạo – Văn Lâm – Hưng Yên.
Một số chi họ có truyền thống học tập đỗ đạt cao như chi Họ Dương Lạc Đạo – Hưng Yên; Lạc Thổ – Thuận Thành – Bắc Ninh; Cổ Lễ – Nam Định; Vân Đình – Hà Nội; Yên Lộc – Can Lộc – Hà Tĩnh; Quỳnh Đôi – Quỳnh Lưu – Nghệ An; Vĩnh Mỗ – Yên Lạc – Vĩnh Phúc, v.v.
Nhiều Tiến sĩ Họ Dương có tài, đi sứ hay làm quan đến chức Thượng Thư (Bộ Trưởng) như Dương Duy Nhất, khoa Mậu Tuất (1538), trú quán Dị Sử – Lương Tài – Bắc Ninh; Dương Trí Dũng, khoa Ất Sửu (1565), người Bát Trạc – Can Lộc – Hà Tĩnh; Dương Thuần, khoa Mậu Thìn (1628), quê Lạc Đạo – Văn Lâm – Hưng Yên; Dương Văn An, khoa Đinh Mùi (1547), xã Phúc Tuy – Lệ Thủy – Quảng Bình; Dương Khuê, khoa Mậu Thìn (1868), thời Tự Đức – 21, người Vân Đình – Hà Đông, v.v.
Thời cận đại và hiện đại, nhiều trí thức tiêu biểu Họ Dương còn lưu danh như: Dương Lâm, Dương Duy Thanh, Dương Quảng Hàm, Dương Tử Quán…
Những năm đầu thế kỷ 20, nhiều người Họ Dương nhiệt tình yêu nước như Dương Công San, Dương Đình Thạc, Dương Văn Quynh xuất dương sang Vân Nam (Trung Quốc) ra nhập Việt Nam Quang Phục Hội. Tiếp đó, cha con Dương Trọng Phổ – Dương Bá Trạc hoạt động phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục…
Tại Nam Kỳ có Dương Tấn Tài, Dương Quang Đông, Dương Khuy; tại Nghệ An có anh em chú cháu Dương Văn Lan, Dương Vụ Bản, Dương Đình Thúy và Dương Ngọc Liễn; tại Bắc Ninh có Dương Văn Diên, Dương Hạc Đính…
Cho đến khi thành lập Đảng Cộng Sản Đông Dương (tháng 2 – 1930), theo thống kê bước đầu ở các tỉnh: Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cao Bằng, Hà Nam, Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, có trên 20 người Họ Dương đã gia nhập Đảng. Tiêu biểu có ông Dương Quang Đông làm Bí thư đầu tiên tỉnh Trà Vinh (1930), ông Dương Vụ Bản làm Bí thư huyện ủy Quỳnh Lưu – Nghệ An (tháng 3 – 1931)…
Trong hai cuộc kháng chiến (1945 – 1975), người Họ Dương luôn kề vai sát cánh cùng dân tộc, số lượng không sao thống kê hết được. Có thể kế một vài trường hợp: Dương Đại Long, Dương Mạc Thạch tham gia đội tuyên truyền Giải Phóng Quân Việt Nam (1944); Dương Đức Hiền (Hà Nội); Dương Linh, Dương Tự Cơ (Hưng Yên); Dương Văn Phát (Hà Nam); Dương Minh Đức, Dương Quang Gián (Bắc Ninh)…
Ở miền Nam: Dương Bạch Mai, Dương Quang Đông trực tiếp lãnh đạo cướp chính quyền ở Sài Gòn; Dương Minh Châu (Tây Ninh); Dương Khuy (Mỹ Tho); Dương Văn Dương (Bến Tre)…
Ngày nay, nhiều người Họ Dương là các nghệ sỹ có tiếng: Dương Cẩm Chương, Dương Bích Liên, Dương Thụ, Dương Thiệu Tước,…; các nhà khoa học tài năng: Dương Đức Tiến, Dương Xuân Đạm, Dương Trọng Hiếu,… và nhiều doanh nhân thành đạt.