Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Động đất diễn ra hàng ngày trên Trái Đất. Chúng có thể có sự rung động rất nhỏ để có thể cảm nhận cho tới đủ khả năng để phá hủy hoàn toàn các thành phố. Hầu hết các trận động đất đều nhỏ và không gây thiệt hại.
Tác động trực tiếp của trận động đất là rung cuộn mặt đất (Ground roll), thường gây ra nhiều thiệt hại nhất. Các rung động này có biên độ lớn, vượt giới hạn đàn hồi của môi trường đất đá hay công trình và gây nứt vỡ. Tác động thứ cấp của động đất là kích động lở đất, lở tuyết, sóng thần, nước triều giả, vỡ đê. Sau cùng là hỏa hoạn do các hệ thống cung cấp năng lượng (điện, ga) bị phá hủy.
Trong hầu hết trường hợp, động đất tự nhiên là chuỗi các vụ động đất có cường độ khác nhau, kéo dài trong thời gian nhất định, cỡ vài ngày đến vài tháng. Trong chuỗi đó thì trận động đất mạnh nhất gọi là động đất chính (mainshock), còn những lần yếu hơn thì gọi là dư chấn. Dư chấn trước động đất chính gọi là tiền chấn (Foreshock), còn sau động đất chính gọi là "Aftershock" nhưng trong tiếng Việt hiện dùng từ "dư chấn".
Năng lượng của động đất được trải dài trong một diện tích lớn, và trong các trận động đất lớn có thể trải hết toàn cầu. Các nhà khoa học thường có thể định được điểm mà các sóng địa chấn được bắt đầu. Điểm này được gọi là chấn tiêu (hypocentre). Hình chiếu của điểm này lên mặt đất được gọi là chấn tâm (epicenter).
Các trận động đất xảy ra dưới đáy biển có thể gây ra lở đất hay biến dạng đáy biển, làm phát sinh sóng thần.
* Bạn tham khảo :
1. Đề Xuất giải pháp để bảo vệ lớp vỏ trái đất
- Tiết kiệm nước: tiết kiệm nước ngay tại nhà, sử dụng ít hóa chất, xử lí chất thải độc hại đúng cách, giúp xác định nguồn nước ô nhiễm
- Bảo vệ đất: hạn chế xả rác thải, dùng phân trộn, trồng cây, ko chặt phá cây, ngăn chặn phá rừng và khai thác rừng.
- Bảo quản chất lượng không khí: dùng ít điện hơn, hạn chế lái xe và đi máy bay thường xuyên, mua các vật phẩm địa phương, ăn rau và thịt có nguồn gốc từ địa phương, trở thành nhà hoạt động bảo vệ ô nhiễm môi trường.
-. Bảo vệ các loài động vật: tôn trọng động vật, hoạt động bảo vệ môi trường sống của động vật, ăn cá được đánh bắt bền vững, biến tài sản của bạn thành nơi trú ẩn cho động vật hoang dã
-Tiết kiệm năng lượng: dùng đèn thắp sáng bằng năng lượng mặt trời, dùng ánh nắng mặt trời để đun nước, lắp đặt đèn cảm biến ánh sáng công suất thấp cho phòng tắm, lắp đặt vòi sen tái chế nước.
2,Nêu một số biện pháp hạn chế tác hại của động đất
- Nâng cao , bảo trì sức chịu đựng cho ngôi nhà đang sinh sống
- Tập luyện kĩ năng ứng phó với động đất , thiên tai
- Dự trữ nước , thực phẩm
nhưng cái núi lửa bạn nêu là cách khắc phục hậu quả chứ ko phải là biện pháp hạn chế núi lửa
kinh tuyến là những đường tròn cắt 2 cực . kinh tuyến gốc đi qua đài thiên văn greenwich ở anh .
vĩ tuyến là những đường tròn vuông góc với kinh tuyến . vĩ tuyến gốc là đường xích đạo .
- Đường kinh tuyến là đường nằm dọc.
- Đường vĩ tuyến là các đường nằm ngang.
1. Những tác động do con người làm cho tài nguyên thiên nhiên suy giảm:
- Khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Nạn chạt phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy và săn bắt động vật hoang dã.
- Sử dụng các chất hóa học, phân bón quá mức gây suy thoái đất.
- Các hoạt động công nghiệp xả thải các chất bẩn, khí Cacbonic làm ô nhiễm môi trường,...
2. Ví dụ: Khí hậu và thời tiết có ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động của các phương tiện vận tải: Ở nước ta về mùa mưa lũ, hoạt động của ngành vận tải đường ô tô và đường sắt gặp nhiều trở lại; còn ở nhiều khúc sông, tàu thuyền chỉ có thể qua lại trong mùa nước lớn.
- Núi trẻ: Dãy Himalaya ( Nê-pan ), dãy Hoàng Liên Sơn ( Việt Nam )
- Núi già: Dãy U-ran ( Châu Mĩ ), Dãy Xcăng-đi-na-vi ( Bắc Dakota,Mĩ )
- Độ mặn của các biển và đại dương là khác nhau vì :
+ Lượng nước cung cấp nhiều hay ít.
+ Độ bốc hơi nhiều hay ít.
- Ví dụ về độ mặn của biển và đại dương là khác nhau : Độ muối của nước biển Hồng Hải lên tới 41%o ( biển này vừa ít có sông chảy vào , độ bốc hơi là rất cao ).