Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ví dụ về ảnh hưởng của nước đến sinh sản ở thực vật:
- Thiếu nước làm cho cây ra ít nụ, ít hoa hoặc không ra hoa như ở măng cụt, cà chua.
- Có loại cây lại ra hoa nhiều trong điều kiện khô cằn như hoa giấy.
Ví dụ:
- Dinh dưỡng: Gà được cho ăn đầy đủ dinh dưỡng sẽ cho sản lượng trứng cao hơn, so với gà mái được nuôi thả tự nhiên.
- Nhiệt độ: vào mùa xuân, hè thời tiết ấm áp ong chúa sinh sản nhiều, số lượng cá thể đàn ong tăng nhanh. Mùa đông nhiệt độ xuống thấp, ong tiến hành ngủ đông, giảm có thể dùng quá trình sinh sản.
- Độ ẩm: Ếch thuống tìm bạn tình và đẻ trứng sau những cơn mưa, khi lượng nước trong đồng ruộng tăng cao.
- Ánh sáng: mùa xuân những ngày thiếu sáng cá chép vẫn có thể đẻ trứng vào thời gian sớm hơn trong mùa sinh sản nếu cường độ chiếu sáng mạnh.
- Ảnh hưởng của ánh sáng đến sự sinh sản của sinh vật: Cường độ, thời gian chiếu sáng trong ngày ảnh hưởng đến sự sinh sản ở sinh vật.
- Ví dụ:
+ Ở thực vật có loài ra hoa ở điều kiện ánh sáng mạnh (thanh long, nhãn,..), có loài ra hoa ở điều kiện ánh sáng yếu (hoa cúc, hoa đào,…).
+ Ở gà, nếu tăng thời gian chiếu sáng thì gà có thể đẻ hai quả trứng một ngày.
+ Các loài sâu ăn lá ngừng sinh sản vào mùa đông do thời gian chiếu sáng ít.
Ở Thực vật, độ ẩm và nhiệt độ không khí quá cao hoặc quá thấp đều làm giảm hiệu quả thụ phấn và thụ tinh, làm tăng số lượng hạt lép.
Nhiệt độ môi trường quá cao hoặc quá thấp sẽ làm giảm quá trình sinh trứng ở động vật, ví dụ: cá chép chỉ đẻ ở nhiệt độ trên 15 độ C.
Ví dụ ảnh hưởng của nước đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa:
- Khi mới cấy, cây lúa non cần nhiều nước. Nếu không cung cấp đủ nước, cây sinh trưởng phát triển chậm, có thể bị chết.
- Khi cây lúa chín cần ít nước hơn, nếu nhiều nước quá có thể dẫn đến bị đổ cây.
- Bằng cách sinh sản vô tính, một sinh vật tạo ra một bản sao di truyền giống hệt hoặc giống hệt nhau.
- Ví dụ cho thấy sinh sản vô tính có vai trò quan trọng trong việc duy trì các đặc điểm của sinh vật: Có 1 cây ăn quả có chất lượng quả tốt muốn tạo ra một vườn cây ăn quả có cùng chất lượng thì cần tiến hành các hình thức cho cây ăn quả trên sinh sản vô tính.
-Có hai hình thức sinh sản: vô tính và hữu tính.
-Trong sinh sản vô tính, một sinh vật có thể sinh sản mà không có sự tham gia của một sinh vật khác. Sinh sản vô tính không giới hạn ở các sinh vật đơn bào. Nhân bản vô tính của một sinh vật là một hình thức sinh sản vô tính. VD sinh sản vô tính: Khoai, mía, dương xỉ,...
-Sinh sản là quá trình sinh học mà các sinh vật đơn lẻ mới - "con đẻ" - được tạo ra từ "cha mẹ" của chúng. Sinh sản là một tính năng cơ bản của tất cả cuộc sống được biết đến; mỗi sinh vật riêng lẻ tồn tại như là kết quả của sinh sản.
-Ý nghĩa: (mình khum bít mấy bạn đi hỏi chị Gồ ik)
- Sư tử:
+ Cần 1 cá thể đực và 1 cá thể cái
+ Con sinh ra khác nhau và khác với bố mẹ
- Cây dâu tây:
+ Cần một cá thể cây mẹ
+ Cây con sinh ra giống với cây mẹ
Ví dụ về sinh sản một số sinh vật khác: Chó sinh con, bướm đẻ trứng phát triên qua biến thái,..
- Đặc điểm của loài ảnh hưởng đến độ tuổi sinh sản, số lần sinh sản.
- Ví dụ:
+ Cà chua phải có đủ 14 lá mới ra hoa, cây chuối thì 1 năm mới bắt đầu ra hoa,…
+ Lợn cỏ A Lưới đẻ lần đầu khi 10 – 12 tháng tuổi, đẻ 1 – 2 lứa/ năm, 5 – 6 con/ 1 lứa.
+ Mèo đẻ lần đầu khi 5 – 9 tháng tuổi, đẻ 3 – 4 lứa/năm, khoảng 3 con/lứa.