Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
♦ Yêu cầu số 1: Tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp đến Việt Nam
- Về chính trị: người Pháp nắm trong tay mọi quyền lực. Một bộ phận địa chủ phong kiến trở thành tay sai, cùng với thực dân Pháp bóc lột nhân dân.
- Về kinh tế:
+ Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập vào Việt Nam. Hệ thống cơ sở hạ tầng, nhất là ở các đô thị có sự cải thiện. Nhiều bến cảng, nhà ga cùng các tuyến giao thông, các cơ sở công nghiệp, thương nghiệp được xây dựng. Các đồn điền trồng lúa, cao su, cà phê cũng dần xuất hiện, đặc biệt là ở Nam Kì.
+ Nền kinh tế Việt Nam phát triển mất cân đối và bị lệ thuộc vào kinh tế Pháp. Việt Nam trở thành nơi cung cấp nguyên liệu và là thị trường tiêu thụ hàng hoá của nước Pháp.
- Về văn hóa: văn hóa phương Tây được du nhập vào Việt Nam, cùng tồn tại với nền văn hóa truyền thống.
- Về xã hội:
+ Các giai cấp cũ trong xã hội có sự phân hóa:
▪ Giai cấp địa chủ phong kiến bị phân hóa thành đại địa chủ, địa chủ vừa và địa chủ nhỏ. Đại địa chủ trở nên giàu có trở thành tay sai của Pháp; địa chủ vừa và nhỏ ít nhiều có tinh thần đấu tranh chống Pháp.
▪ Nông dân vẫn chiếm đa số trong xã hội, sống nghèo khổ, nhiều người phải bỏ làng quê ra thành thị kiếm sống hoặc xin làm công nhân.
▪ Một bộ phận trí thức Nho học có sự chuyển biến về nhận thức, tiêu biểu như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng....
+ Xuất hiện các tầng lớp xã hội mới, như: tầng lớp tư sản và tiểu tư sản, trí thức thành thị, giai cấp công nhân,…
=> Kết luận: Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914), tình hình Việt Nam có nhiều biến đổi. Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến với hai mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
♦ Yêu cầu số 2:
- Những tác động tích cực từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đến phong trào yêu nước của Việt Nam đầu thế kỉ XX:
+ Thứ nhất, sự du nhập của văn hóa phương Tây, đặc biệt là trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản đã góp phần làm làm chuyển biến nhận thức của một bộ phận dân cư trong xã hội, đây cũng là một trong những nhân tố dẫn đến sự hình thành của phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.
+ Thứ hai, trong xã hội Việt Nam xuất hiện những giai cấp, tầng lớp mới, như: giai cấp công nhân, tầng lớp tư sản và tiểu tư sản,... điều này đã giúp cho phong trào đấu tranh yêu nước của Việt Nam đầu thế kỉ XX được bổ sung thêm lực lượng.
Tham Khảo:
Tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với tình hình Việt Nam đầu thế kỉ XX:
Về kinh tế:- Tích cực:
+ Xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân.
+ Thành thị theo hướng hiện đại ra đời, bước đầu xuất hiện nền kinh tế hàng hoá, tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế cũ bị phá vỡ.
+ Xây dựng được hệ thống giao thông vận tải.
- Tiêu cực:
+ Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cùng kiệt
+ Nông nghiệp lạc hậu, dậm chân tại chỗ
+ Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, mất cân đối, thiếu hẳn công nghiệp nặng.
=> Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu và phụ thuộc vào nền kinh tế chính quốc.
Về văn hóa, xã hội:- Các giai cấp cũ không ngừng bị phân hoá, xuất hiện thêm những giai cấp, tầng lớp mới:
+ Giai cấp địa chủ phong kiến: đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp. Tuy nhiên, có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.
+ Giai cấp nông dân: có số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề. Họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
+ Tầng lớp tư sản: có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn,... bị kìm hãm, chèn ép, chưa có tinh thần cách mạng.
+ Tiểu tư sản thành thị: bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do. Đó là những người có trình độ học vấn, nhạy bén với thời cuộc nên đã sớm giác ngộ và tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.
+ Công nhân: xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp,… đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống giới chủ nhằm cải thiện đời sống.
- Văn hóa phương Tây du nhập ngày càng mạnh.
=> Đời sống nhân dân khổ cực, mâu thuẫn xã hội sâu sắc.
Tham khảo
- Tác động về chính trị:
+ Quyền lực nằm trong tay người Pháp.
+ Một bộ phận địa chủ phong kiến bị biến thành tay sai, công cụ thống trị và bóc lột của chính quyền thực dân.
- Tác động về kinh tế:
+ Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam, tồn tại song song với quan hệ sản xuất phong kiến.
+ Tài nguyên vơi cạn.
+ Kinh tế Việt Nam phát triển thiếu cân đối, lệ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp.
+ Việt Nam bị biến thành nơi cung cấp tài nguyên, nhân công rẻ mạt và thị trường tiêu thụ độc chiếm của Pháp.
- Tác động về xã hội:
+ Các giai cấp cũ trong xã hội có sự phân hóa: giai cấp địa chủ tuy mất vai trò giai cấp thống trị, nhưng số lượng ngày càng đông thêm. Một bộ phận địa chủ trở thành tay sai cho thực dân Pháp; giai cấp nông dân ngày càng bị bần cùng hoá, lâm vào cảnh nghèo khó, không lối thoát.
+ Xuất hiện các lực lượng xã hội mới, như: tầng lớp tư sản và tiểu tư sản, trí thức thành thị, giai cấp công nhân,…
- Tác động về văn hóa:
+ Văn hóa phương Tây (lối sống, trình độ học thức và tư duy,…) du nhập vào Việt Nam
+ Trong xã hội vẫn tồn tại nhiều hủ tục, tệ nạn (ma túy, mại dâm, mê tín dị đoan,…)
Tham khảo
Giai đoạn | Quá trình xâm lược của thực dân Pháp | Thái độ và đối sách của triều đình Huế | Thái độ và hành động của nhân dân | Kết quả, ý nghĩa |
1858 đến 1873 | - Tháng 9/1858, tấn công bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) | - Lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Pháp. | - Phối hợp cùng quân triều đình để chống Pháp. | - Bước đầu làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp. |
- Tháng 2/1859, tấn công thành Gia Định. | - Chống cự yếu ớt rồi nhanh chóng tan rã. | - Tự động nổi lên đánh giặc. | - Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp thất bại. | |
- Đầu năm 1860, rút bớt lực lượng ở Gia Định để san sẻ cho các chiến trường khác | - “Thủ hiểm” trong Đại đồn Chí Hòa. | - Phong trào chống Pháp vẫn diễn ra sôi nổi | - Triều đình bỏ lỡ thời cơ đánh đuổi quân Pháp. | |
- Đầu năm 1861, tấn công Đại đồn Chí Hòa, mở rộng đánh chiếm Gia Định. | - Kháng cự quyết liệt nhưng không cản được giặc. | - Phong trào chống Pháp vẫn diễn ra sôi nổi | - Pháp làm chủ được Gia Định. | |
- Đầu năm 1862, lần lượt đánh chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long | - Kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất. - Yêu cầu nhân dân bãi binh. | - Kiên quyết chống Pháp bất chấp lệnh bãi binh của triều đình. | - Pháp chiếm được 3 tỉnh Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn | |
- Năm 1867, Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì. | - Nuôi hi vọng giành lại những vùng đất đã mất bằng con đường thương thuyết. | - Cuộc kháng chiến chống Pháp diễn ra ngày càng mạnh mẽ. | - Pháp chiếm được 3 tỉnh Tây Nam Kì; củng cố bộ máy cai trị và chuẩn bị cho các bước xâm lược tiếp theo. | |
1873 đến 1884 | - Cuối năm 1873, Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ nhất | - Chiến đấu quyết liệt nhưng thất bại. - Kí hiệp ước Giáp Tuất | - Kháng chiến chống Pháp diễn ra sôi nổi, tiêu biểu: trận Cầu Giấy,… | - Nhà Nguyễn công nhận 6 tỉnh Nam Kì thuộc Pháp. - Pháp có điều kiện gây dựng cơ sở để tiếp tục xâm lược. |
- Năm 1882, Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ hai. | - Chiến đấu quyết liệt nhưng thất bại. - Cầu viện nhà Thanh. | - Kháng chiến chống Pháp diễn ra sôi nổi, tiêu biểu: trận Cầu Giấy,… | - Cuộc chiến đấu của nhân dân Bắc kì gây cho Pháp nhiều tổn thất. | |
- Năm 1883, tấn công cửa biển Thuận An | - Kí Hiệp ước Hác-măng (1883) sau đó tiếp tục kí Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884) | - Tiếp tục nổi dậy chống Pháp ở khắp nơi. | - Thực dân Pháp cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam. |
Tham khảo
- Dưới tác động từ cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, đời sống của người lao động ở Việt Nam rất khổ cực:
+ Nông dân bị cướp đoạt ruộng đất, phải chịu sưu cao, thuế nặng nên lâm vào tình cảnh bần cùng hóa.
+ Công nhân: phải lao động cực nhọc trong các đồn điền, hầm mỏ, xí nghiệp, điều kiện sống tồi tàn và nhận những đồng lương rẻ mạt, lại thường xuyên bị đánh đập, cúp phạt.
Tham khảo
Thời gian | Biểu hiện/ bằng chứng | Ý nghĩa |
Thời tiền sử | - Nhiều bộ lạc đã sinh sống ở các hang động ven biển Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình... | - Khai phá, xác lập và thực thi quyền, chủ quyền biển đảo nói chung và đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa nói riêng. - Là cơ sở lịch sử vững chắc cho hoạt động đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam hiện nay. |
Thế kỉ VII đến thế kỉ X | - Hoa văn hình thuyền trang trí trên các thạp đồng, trống đồng thuộc văn hoá Đông Sơn. - Hoạt động ngoại thương của vương quốc Chămpa và Phù Nam | |
Thế kỉ X đến thế kỉ XV | - Cư dân ven biển tiếp tục khai thác biển, lập nghiệp - Nhiều cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của người Việt gắn liền với Biển (ví dụ: 3 trận chiến tại cửa biển Bạch Đằng,…) - Hoạt động ngoại thương diễn ra sôi nổi tại các hải cảng, như: Vân Đồn, Hội Thống, Hội Triều, Đại Chiêm, Tân Châu… | |
Thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XIX | - Các cảng thị, đô thị cổ ở cả Đàng Ngoài và Đàng Trong đều hướng ra biển. - Chính quyền chúa Nguyễn, nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn có nhiều hoạt động khai thác, xác lập và thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. | |
Cuối XIX đến nay | - Các hoạt động khai thác, thực thi và bảo vệ chủ quyền tiếp tục được tiến hành. |
Tham khảo
1. Những chuyển biến về kinh tế.
- Năm 1897, Toàn quyền Pôn Đu-me hoàn thiện bộ máy thống trị và tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
- Nổi bật là chính sách ruộng đất, năm 1897, Pháp ép triều Nguyễn kí điều ước “nhượng” quyền “khai khẩn đất hoang” cho chúng.
- Tư bản Pháp tập trung khai thác mỏ than và kim loại, ngoài ra, những ngành công nghiệp phục vụ đời sống như điện, nước, bưu điện cũng lần lượt ra đời.
- Chính quyền thuộc địa xây dựng hệ thống đường giao thông hiện đại, vừa phục vụ làm ăn lâu dài, vừa nhằm mục đích quân sự.
- Năm 1912, tổng chiều dài đường sắt ở Việt Nam là 2095 km, đường bộ được mở rộng đến những khu vực hầm mỏ, đồn điền, bến cảng và các vùng biên giới trọng yếu. Nhiều cây cầu lớn (Long Biên, Tràng Tiền, Bình Lợi) được xây dựng, cảng biển, cảng sông được mở mang (cảng Sài gòn, Hải Phòng, Đà Nẵng).
- Với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam. Khi tiến hành khai thác, Pháp vẫn duy trì phương thức bóc lột phong kiến trong mọi lĩnh vực kinh tế và đời sống xã hội.
2. Những chuyển biến về mặt xã hội.
- Một bộ phận địa chủ trở nên giàu có, dựa vào Pháp chiếm đoạt ruộng đất của nông dân. Số địa chủ vừa và nhỏ bị đế quốc chèn ép nên vẫn có tinh thần chống Pháp.
- Nông dân Việt Nam vốn đã khốn khổ vì thuế khóa, địa tô, phu phen tạp dịch… lại càng khổ vì nạn cướp đất lập đồn điền, dựng nhà máy của Pháp. Mất đất, họ đến các công trường, hầm mỏ và đồn điền xin việc.
- Nông dân Việt Nam là lực lượng cách mạng to lớn trong phong trào chống Pháp nhưng thiếu sự lãnh đạo đúng đắn nên chưa phát huy được sức mạnh.
- Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đã làm phân hóa những giai cấp cũ của xã hội và làm nảy sinh những lực lượng xã hội mới.
+ Nền công nghiệp thuộc địa làm nảy sinh ra tầng lớp công nhân Việt Nam, họ làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền, các xí nghiệp với số lượng ngày càng đông đảo.
+ Lực lượng công nhân Việt Nam đầu thế kỉ XX còn non trẻ, chủ yếu đấu tranh vì mục đích kinh tế, ngoài ra còn hưởng ứng các phong trào chống Pháp do các tầng lớp khác lãnh đạo.
+ Những người làm trung gian, đại lý, chủ thầu, chủ xưởng, số sĩ phu yêu nước chịu ảnh hưởng tư tưởng tư sản… là những lớp người đầu tiên của tư sản Việt Nam.
+ Tầng lớp tiểu tư sản gồm tiểu thương, tiểu chủ, viên chức, thầy giáo, nhà báo, học sinh, sinh viên… có ý thức dân tộc, tích cực tham gia vào vận động cứu nước.
- Cuộc khai thác thuộc địa của Pháp đã làm nảy sinh những lực lượng xã hội mới như công nhân, tư sản và tiểu tư sản… đã tạo ra những điều kiện bên trong cho một cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới.
Tham khảo
- Trước khai thác thuộc địa lần 1, xã hội Việt Nam có hai giai cấp cơ bản là địa chủ phong kiến và nông dân.
- Trong khai thác thuộc địa lần 1, xã hội Việt Nam xuất hiện thêm:
+ Giai cấp mới: công nhân.
+ Tầng lớp mới: tư sản và tiểu tư sản.
Tham khảo
Nước | Cuộc đấu tranh tiêu biểu | Thời gian diễn ra |
In-đô-nê-xi-a | Cuộc đấu tranh của nhân dân A-chê chống lại thực dân Hà Lan. | Tháng 10/1873 |
Khởi nghĩa của nhân dân In-đô-nê-xi-a ở phía Tây đảo Xu-ma-tơ-ra | 1873 - 1909 | |
Khởi nghĩa của nhân dân vùng Ba Tắc | 1878 - 1907 | |
Khởi nghĩa của nhân dân vùng Ca-li-man-tan. | 1884 - 1886 | |
Cuộc khởi nghĩa do Sa-min lãnh đạo | Năm 1890 | |
Phi-líp-pin | Nhân dân thành phố Ca-vi-tô nổi dậy khởi nghĩa chống thực dân Tây Ban Nha | Năm 1872 |
Cuộc cách mạng năm 1896 - 1898 đã lật đổ ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha. | 1896 - 1898 | |
Việt Nam | Phong trào Cần vương | 1885 - 1896 |
Khởi nghĩa nông dân Yên Thế | 1884 - 1913 | |
Phong trào Đông Du | 1905 - 1908 | |
Cuộc vận động Duy tân | Đầu thế kỉ XX | |
Lào | Khởi nghĩa của nhân dân Xa-van-na-khét do Pha-ca-đuốc lãnh đạo | 1901 |
Khởi nghĩa ở cao nguyên Bô-lô-ven | 1901 - 1907 | |
Cam-pu-chia | Khởi nghĩa do A-cha Xoa lãnh đạo | 1864 - 1865 |
Khởi nghĩa của nhà sư Pu-côm-bô | 1866 - 1867 | |
Khởi nghĩa do Hoàng thân Xi-vô-tha | 1885 - 1895 |
Tham khảo
Lĩnh vực
Tác động
Chính trị
- Quyền lực nằm trong tay người Pháp.
- Một bộ phận địa chủ phong kiến bị biến thành tay sai, công cụ thống trị và bóc lột của chính quyền thực dân.
Kinh tế
- Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam, tồn tại song song với quan hệ sản xuất phong kiến.
- Tài nguyên vơi cạn.
- Kinh tế Việt Nam phát triển thiếu cân đối, lệ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp.
- Việt Nam bị biến thành nơi cung cấp tài nguyên, nhân công rẻ mạt và thị trường tiêu thụ độc chiếm của Pháp.
Văn hoá, giáo dục
- Văn hóa phương Tây du nhập vào Việt Nam
- Trong xã hội vẫn tồn tại nhiều hủ tục, tệ nạn.