K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 12 2018

Câu 2 :

Nguyên nhân :

- Do mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thị trường và thuộc địa ngày càng ngay gắt

- Thế giới hình thành 2 phe đối lập nhưng đều coi Liên Xô là kẻ thù chung

- Từ chính sách thỏa hiệp của các nước châu Âu, Đức tấn công châu Âu trước

=) CTTGTH bùng nổ

Kết cục :

- Chủ nghĩa phát xít thất bại hoàn toàn

- Nhân loại hứng chịu những hậu quả thảm khốc của CT

+ hơn 60 triệu người chết

+ hơn 90 triệu người bị thương

+ Thiệt hại gấp 10 lần so với chiến tranh thế giới thứ nhất

Nhận xét : Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa, gây quá nhiều thiệt hại đối với môi trường và nhân loại.

22 tháng 12 2020

Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra từ ngày 28 tháng 7 năm 1914 đến ngày 11 tháng 11 năm 1918.

- Nhận xét về hậu quả: Cả hai cuộc chiến tranh thế giới đều gây ra hậu quả hết sức nặng nề về người và của: chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918): 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương,….; chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945): 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương,….

- Rút ra bài học kinh nghiệm cho cuộc đấu tranh hòa bình hiện nay:

+ Các cuộc chiến tranh đặc biệt là chiến tranh thế giới đưa đến hậu quả vô cùng nặng nề vì vậy cần có ý thức bảo vệ hòa bình thế giới và đây là trách nhiệm chung của toàn nhân loại.

+ Thế giới hiện nay đang đứng trước nhiều nguy cơ lớn dẫn đến chiến tranh như: tranh chấp xung đột lãnh thổ giữa các quốc gia, khu vực; chiến tranh hạt nhân,…. đặc biệt là nguy cơ của chủ nghĩa khủng bố vì vậy các quốc gia đều phải chung tay bảo vệ hòa bình đồng thời tăng cường giải quyết các tranh chấp bằng sức mạnh đoàn kết, ….sử dụng các biện pháp hòa bình.

28 tháng 12 2022

- Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra vào 28/7/1914 và kết thức từ 11/11/1918

- Hậu quả:

+ 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương, nhiều thành phố, đường sá cầu cống, làng mạc, nhà máy xí nghiệp bị phá huỷ, tiêu tốn trên 85 tỉ USD

+ làm cho cục diện chính trị thế giới thay đổi

- Bài học rút ra: hạn chế nguy cơ xảy ra chiến tranh, nếu xung đột mâu thuẫn này không được giải quyết mà chỉ làm các nước tham chiến phải gánh chịu hậu quả nặng nề.

\(#Youaremysunshine\)

 

22 tháng 12 2020

Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh

Nguyên nhân sâu xa

+ Sự phát triển không đều của các nước đế quốc ,mâu thuẫn giữa các đế quốc về thuộc địa ngày càng gay gắt( trước tiên là giữa đế quốc Anh với đế quốc Đức) là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh.

+ Sự tranh giành thị trường thuộc địa giữa các đế quốc với nhau.

Nguyên nhân trực tiếp

+ Sự hình thành hai khối quân sự đối lập, kình địch nhau.

+ Duyên cớ: 28/6/1914 Hoàng thân thừa kế ngôi vua Áo-Hung bị ám sát tại Bô-xni-a (Xéc bi) Đến năm 1914, sự chuẩn bị chiến tranh của 2 phe đế quốc cơ bản đã xong. Ngày 28.6.1914, Áo - Hung tổ chức tập trận ở Bô-xni-a. Thái tử Áo là Phơ-ran-xo Phéc-đi-nan đến thủ đô Bô-xni-a là Xa-ra-e-vô để tham quan cuộc tập trận thì bị một phần tử người Xéc-bi ám sát. Nhân cơ hội đó Đức hùng hổ bắt Áo phải tuyên chiến với Xéc-bi. Thế là chiến tranh đã được châm ngòi.

- Nhận xét về hậu quả: Cả hai cuộc chiến tranh thế giới đều gây ra hậu quả hết sức nặng nề về người và của: chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918): 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương,….; chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945): 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương,….

- Rút ra bài học kinh nghiệm cho cuộc đấu tranh hòa bình hiện nay:

+ Các cuộc chiến tranh đặc biệt là chiến tranh thế giới đưa đến hậu quả vô cùng nặng nề vì vậy cần có ý thức bảo vệ hòa bình thế giới và đây là trách nhiệm chung của toàn nhân loại.

+ Thế giới hiện nay đang đứng trước nhiều nguy cơ lớn dẫn đến chiến tranh như: tranh chấp xung đột lãnh thổ giữa các quốc gia, khu vực; chiến tranh hạt nhân,…. đặc biệt là nguy cơ của chủ nghĩa khủng bố vì vậy các quốc gia đều phải chung tay bảo vệ hòa bình đồng thời tăng cường giải quyết các tranh chấp bằng sức mạnh đoàn kết, ….sử dụng các biện pháp hòa bình.

10 tháng 10 2018

Người ta nói cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa vì chiến tranh chỉ đem lại quyền lợi cho giai cấp tư sản cầm quyền ( Đức mất hết thuộc địa, Anh, Mỹ mở rộng thêm thuộc địa của mình ), tổn phí và hậu quả của nó đè nặng lên đời sống của người lao động và nhân dân các nước thuộc địa

10 tháng 10 2018

Người ta nói cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa vì nó chỉ đem lại quyền lợi cho giai cấp tư sản cầm quyền , kinh phí tổn thất và hậu quả của nó đè nặng lên đời sống của những người lao động và nhân dân các nước thuộc địa.

24 tháng 12 2018

-Cách mạng tháng 10 Nga:hok bài 15 ,mục 3 nhỏ phần I.

-Ý nghĩa lịch sử tháng 10 Nga:hok phần II.

-Chiến tranh thế giới thứ nhất:hok bài 13.

-Khủng hoảng kinh tế thế giới:hok bài 17.

Chúc bn hok tốt!

Bài 21: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945). I. Nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai. Câu hỏi. Nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai? Câu hỏi. Nguyên nhân bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai có điểm gì giống và khác nhau? Câu hỏi. Những mâu thuẫn đó được phản ánh như thế nào trong quan hệ quốc tế trước chiến tranh...
Đọc tiếp

Bài 21: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945).

I. Nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai.

Câu hỏi. Nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai?

Câu hỏi. Nguyên nhân bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai có điểm gì giống và khác nhau?

Câu hỏi. Những mâu thuẫn đó được phản ánh như thế nào trong quan hệ quốc tế trước chiến tranh ?

Câu hỏi. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với Liên Xô có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc chiến tranh ?

Câu hỏi. Quan sát bức tranh (hình 75, SGK trang 105), em hãy giải thích tại sao Hít-le lại tấn công các nước châu Âu trước?

Câu hỏi. Vì sao thái độ của Anh, Pháp với Đức ở giai đoạn đầu cuộc chiến tranh người ta gọi là “chiến tranh kì quặc”?

Câu hỏi. Vì sao Đức tấn công Ba Lan ?

II. Những diễn biến chính.

Câu hỏi. Nêu diễn biến chính của giai đoạn đầu Chiến tranh thế giới thứ hai?

Câu hỏi. Tính chất của cuộc chiến tranh trong giai đoạn này (từ 9-1939 đến 6- 1741).

Câu hỏi. Khi Liên Xô tham chiến tính chất chiến tranh thay đổi như thế nào?

Câu hỏi. Vì sao Anh, Mĩ phải cùng Liên xô thành lập Mặt trận chống phát xít?

Câu hỏi. Tình hình diễn biến chiến tranh từ đầu năm 1943 đến tháng 8 - 1945?

Câu hỏi. Vì sao Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản? có phải vì thế mà Nhật Bản đầu hàng không?

Câu hỏi. Liên Xô có vai trò như thế nào trong việc đánh bại phát xít?

Câu hỏi. Chiến tranh thế giới thứ hai đã gây ra những hậu quả gì?

Câu hỏi. Qua các hình 77, 78, 79 (trang 108 - SGK), em suy nghĩ gì về hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai đối với nhân loại?

Câu hỏi. Lập bảng niên biểu những sự kiện chính của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)


4

Câu 1

Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ vì: Mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (đế quốc Đức, I –ta-li-a, Nhật Bản mất hết thuộc địa ->”bất mãn” âm mưu dùng vũ lực để chia lại thế giới.

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã để lại những hậu quả hết sức nghiêm trọng, đào sâu mẫu thuẫn giữa các nước đế quốc, đồng thời chính sách thỏa hiệp nhượng bộ của các nước Anh, Pháp, Mĩ và âm mưu chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô đã tạo điều kiện để Phát xít Đức, I –ta –li –a. Nhật châm ngòi lửa chiến tranh. Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới chiến tranh thế giới thứ hai.

Câu 2

Giống nhau

- Cả 2 cuộc chiến tranh này bùng nổ đều bắt nguồn từ mâu thuẫn của các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa, khi mâu thuẫn đó đạt đến đỉnh cao không thể giải quyết được dẫn đến chiến trang bùng nổ.

- Về tính chất cả 2 cuộc chiến tranh này đều mang tính chất phi nghĩa gây tổn thất nặng nề về sức người sức của của nhân loại, để lại những hậu quả nặng nề.

- Thoát ra khỏi 2 cuộc chiến tranh tất cả các nước dù thắng trận hay bại trận đều phải gánh chịu những hậu quả,tổn thất hết sức nặng nề.

- Sau 2 cuộc chiến tranh đều có một trật tự thế giới được thiết lập.

Khác nhau

- Chiến tranh thế giới 1 bùng nổ với sự tham chiến của 2 phe là liên minh ( Đức, Áo- Hung, Italia) và phe hiệp ước ( Anh- Pháp- Nga). Còn Chiến tranh thé giới 2 là mâu thuẫn giữa mặt trận đồng minh chống phát xít và phe phát xít ( Đức, Nhật , Italia).

- Về quy mô mức độ chiến tranh thế giới thứ 2 lớn hơn chiến tranh thế giới 1.

- Chiến tranh thế giới thứ 2 về sau mang tính chất chính nghĩa với sự tham chiến của Liên Xô. Liên Xô đại diện cho thành trì vững chắc của nền hòa bình thế giới, đứng trên lập trường chính nghĩa kêu gọi thành lập đồng minh chống phát xít nhằm bảo vệ nền hòa bình thế giới.

- Chiến tranh thế giới 1 chỉ có các nước tư bản chủ nghĩa tham chiến trong khi đó chiến tranh thế giới 2 có sự tham gia của cả phe đối lập với tư bản chủ nghĩa đó là chủ nghĩa xã hội đó là Liên Xô.
- Sau chiến tranh thế giới 1 nước Đức không bị chia cắt lãnh thổ nhưng sau chiến tranh thế giới thứ 2 nước Đức bị chia cắt thành
2 thành Đông Đức và Tây Đức với 2 chế độ chính trị khac nhau là Xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa.

- Sau chiến tranh thế giới 1 trật tự thế giới theo hòa ước Vecsai- Oasinhton, chiến tranh thế giới 2 là trật tự 2 cực Ianta Xô_ Mĩ.

=> Như vậy điểm mấu chốt dẫn đến sự khác biệt giữa chiến tranh thế giới 1 và 2 là chiến tranh thế giới thứ 2 có sự tham chiến của Liên Xô

I. Nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai.

Câu hỏi. Nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai?

Mâu thuẫn về quyền lọi giữa các nước đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (đế quốc Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản mất hết thuộc địa => “bất mãn” âm mưu dùng vũ lực để chia lại thế giới).

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giói 1929-1933 đã để lại những hậu quả hết sức nghiêm trọng, đào sâu mâu thuẫn giữa các nước đế quốc, đồng thời chính sách thỏa hiệp nhượng bộ của các nước Anh, Pháp, Mĩ và âm mưu chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô đã tạo điều kiện để phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật châm ngòi lửa chiến tranh. Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ hai.

Câu hỏi. Nguyên nhân bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai có điểm gì giống và khác nhau?

+ Giống: Cả hai cuộc chiến tranh đều nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề phân chia thị trường và thuộc địa.

+ Khác nhau: Chiến tranh thế giới thứ hai còn nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc vói Liên Xô, Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.

Câu hỏi. Những mâu thuẫn đó được phản ánh như thế nào trong quan hệ quốc tế trước chiến tranh ?

Đến giữa những năm 30 của thế kỉ XX, trên thế giới đã hình thành hai khối đế quốc đối địch nhau - khối phát xít lập thành trục Béc-lin - Rô-ma - Tô-ki-ô, và khối các nước “tư bản dân chủ” phương Tây (Anh, Pháp, Mĩ). Hai khối đế quốc chống đối nhau, nhưng lại cùng chống Liên Xô - kẻ thù giai cấp và chế độ xã hội của họ.

Câu hỏi. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với Liên Xô có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc chiến tranh ?

Từ sau Cách mạng tháng Mười Nga, mâu thuẫn giữa hai hệ thống xã hội đối lập - tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa là cơ bản nhất, chính vì vậy, giai cấp tư sản có khuynh hướng muốn tập hợp các nước tư bản chủ nghĩa để chống Liên Xô, trong đó muốn sử dụng chủ nghĩa phát xít làm lực lượng xung kích. Điều đó giải thích vì sao các nước phương Tây lại làm ngơ trước những hành động bành trướng và xâm lược ngày càng gia tăng và ngang ngược của các nước phát xít.

Câu hỏi. Quan sát bức tranh (hình 75, SGK trang 105), em hãy giải thích tại sao Hít-le lại tấn công các nước châu Âu trước?

Đây là bức tranh biếm họa của một họa sĩ người Thụy Sĩ vẽ và được đăng trên các tờ báo lớn ở châu Âu đầu năm 1939. Trong bức tranh, Hít-le được ví như người khổng lồ Giu-li-vơ trong truyện “Giu-li-vơ du kí”, xung quanh là các nhà lãnh đạo các nước châu Âu (Anh, Pháp...) được xem như những người tí hon bị Hít-le điều khiển. Chính thái độ nhượng bộ, thỏa hiệp của giới lãnh đạo các nước châu Âu đã tạo điều kiện cho Hít-le tự do hành động, tấn công xâm lược châu Âu trước vì thấy chưa đủ sức tấn công Liên xô, Đức cần phải chuẩn bị tích lũy lực lượng đủ mạnh để tấn công Liên Xô.

Câu hỏi. Vì sao thái độ của Anh, Pháp với Đức ở giai đoạn đầu cuộc chiến tranh người ta gọi là “chiến tranh kì quặc”?

Là cuộc chiến tranh giữa Anh, Pháp với Đức ở giai đoạn 1 của Chiến tranh thế giới thứ hai. Các chính phủ Anh, Pháp tuyên chiến với Đức nhưng lại không đánh mà khoanh tay ngồi nhìn phát xít Đức nuốt chửng Ba Lan, nước đồng minh mà họ cam kết bảo vệ.

Câu hỏi. Vì sao Đức tấn công Ba Lan ?

Ba Lan là đồng minh quan trọng của Anh, Pháp, Đức tấn công Ba Lan là để thăm dò thái độ của Anh, Pháp.

II. Những diễn biến chính.

1. Chiến tranh bùng nổ và lan rộng trên thế giới (từ ngày 1 - 9 - 1939 đến năm 1943).

Câu hỏi. Nêu diễn biến chính của giai đoạn đầu Chiến tranh thế giới thứ hai?

Từ ngày 1 - 9 - 1939 đến ngày 22 - 6 - 1941: Đức hoàn toàn nắm quyền chủ động chiến lược, đánh chiếm một loạt các nước Tây Âu, kể cả Pháp.

Từ ngày 22-6 - 1941 đến cuối năm 1942: Đức tấn công và dần dần tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô. Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô bắt đầu.

Ở Thái Bình Dương, ngày 7 - 12 - 1941 Nhật Bản bất ngờ tấn công hạm đội Mĩ ở Trân Châu Cảng.

Ở Bắc Phi, tháng 9 - 1940 quân I-ta-li-a tấn công Ai Cập. Chiến tranh lan rộng toàn thế giới.

Tháng 1 - 1942, Mặt trận đồng minh chống phát xít được thành lập.

Câu hỏi. Tính chất của cuộc chiến tranh trong giai đoạn này (từ 9-1939 đến 6- 1741).

Cuộc chiến tranh hoàn toàn mang tính chất đế quốc chủ nghĩa, phi nghĩa đối với cả hai bên tham chiến. Đó là cuộc chiến tranh giữa hai tập đoàn phát xít và đế quốc nhằm tranh giành nhau thuộc địa và thống trị thế giới.

Câu hỏi. Khi Liên Xô tham chiến tính chất chiến tranh thay đổi như thế nào?

Việc Liên Xô tham chiến đã làm thay đổi tính chất của cuộc chiến tranh. Đó là chiến tranh chính nghĩa, chiến tranh giải phóng của Liên Xô và các dân tộc nhằm tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

Câu hỏi. Vì sao Anh, Mĩ phải cùng Liên xô thành lập Mặt trận chống phát xít?

- Vì cùng có kẻ thù chung là các nước phát xít.

- Bị sức ép của nhân dân các nước đòi chính phủ phải liên két với Liên Xô để chống kẻ thù chung của nhân loại.

2. Quân đồng minh phản công, chiến tranh kết thúc (từ đầu năm 1943 đến tháng 8- 1945).

Câu hỏi. Tình hình diễn biến chiến tranh từ đầu năm 1943 đến tháng 8 - 1945?

Chiến tranh Xta-lin-grát (2 - 2 - 1943) mở ra bước ngoặt của cuộc chiến tranh. Hồng quân Liên Xô và liên quân Anh - Mĩ liên tiếp mở nhiều cuộc phản công trên các mặt trận.

Ngày 6 - 6 - 1944, các nước Mĩ, Anh mở Mặt trận thứ hai.

Ngày 16-4-1945, Liên Xô tấn công Béc-lin - sào huyệt cuối cùng của phát xít Đức.

Ngày 9 - 5 -1945, Đức đầu hàng không điều kiện - Chiến tranh kết thúc ở châu Âu.

Ngày 9 - 8 - 1945, quân đội Liên Xô tấn công vào đội quân Quan Đông của Nhật.

Ngày 6 và 9 - 8 - 1945, Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki.

Ngày 15 - 8 - 1945, Nhật Bản đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

Câu hỏi. Vì sao Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản? có phải vì thế mà Nhật Bản đầu hàng không?

Để chừng tỏ sức mạnh quân sự của Mĩ, tranh công với Liên Xô. Đạo quân chủ lực của Nhật đã bị Liên Xô đánh bại, phe phát xít đang hấp hối, Nhật Bản thua là tất yếu.

Câu hỏi. Liên Xô có vai trò như thế nào trong việc đánh bại phát xít?

Liên Xô đóng vai trò là lực lượng đi đầu và là lực lượng chủ chốt góp phần quyết định thắng lợi trong cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít.

Câu hỏi. Chiến tranh thế giới thứ hai đã gây ra những hậu quả gì?

Đây là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá dữ dội nhất trong lịch sử loài người: 60 triệu người chết, 20 triệu người bị tàn phế. Tiêu hủy hàng ngàn, hàng vạn thành phố, làng mạc và công trình văn hóa. Những thiệt hại về vật chất gấp 10 lần so với Chiến tranh thế giới thứ nhất, và bằng tất cả cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại. Đó là tội ác của chủ nghĩa phát xít - đế quốc, những kẻ đã nhen nhóm và gây nên cuộc chiến tranh đẫm máu ấy.

Câu hỏi. Qua các hình 77, 78, 79 (trang 108 - SGK), em suy nghĩ gì về hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai đối với nhân loại?

Toàn nhân loại phải hứng chịu hậu quả của chiến tranh, cả những nước thắng trận và những nước bại trận ở tất cả các châu lục trên toàn thế giới.

Chúng ta phải ngăn chặn chiến tranh, phải làm thế nào để chiến tranh không bao giờ xảy ra nữa, đó là trách nhiệm của mỗi người, mỗi quốc gia và toàn thể nhân loại.

Câu hỏi. Lập bảng niên biểu những sự kiện chính của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)
Niên đại Sự kiện chính
1-9-1939 Đức tấn công Ba Lan, chiến tranh bùng nổ.
9-1940 I-ta-li-a tấn công Ai Cập.
26-6-1941 Đức tấn công Liên Xô.
7-12-1941 Nhật tấn công Mĩ ở Ha-Oai.
1-1942 Mặt trận Đồng minh chống phát xít thành lập.
2-2-1943 Chiến thắng Xta-lin-grát.
6-6-1944 Anh-Mĩ đổ bộ vào Bắc Pháp.
9-5-1945 Phát xít Đức đầu hàng.
15-8-1945 Nhật đầu hàng, chiến tranh kết thúc.