K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 12 2018

* Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên (1285)
- Sau khi biết tin quản Nguyên đánh Cham-pa, vua Trần triệu tập các vương hầu, quan lại họp ở Bình Than (Chí Linh, Hải Dương) để bàn kế đánh giặc. Trần Quốc Tuấn được vua giao cho chỉ huy cuộc kháng chiến. Ông soạn Hịch tướng sĩ để động viên tinh thần chiến đấu của quân, dân.
- Đầu năm 1285, vua Trần mời các vị bô lão họp hội nghị Diên Hồng ở Thăng Long để bàn kế đánh giặc.
- Cả nước được lệnh chuẩn bị sẵn sàng, quân đội tập trận lớn ở Đông Bộ Đầu.
- Cuối tháng 1 — 1285, Thoát Hoan chỉ huy 50 vạn quân tiến công Đại Việt. Quân ta do Trần Hưng Đạo chỉ huy, sau một số trận chiến ở biên giới đã chủ động rút về Vạn Kiếp (Chí Linh, Hải Dương). Giặc tấn công Vạn Kiếp, quân đội nhà Trần rút về Thăng Long, thực hiện "vườn không nhà trống", rồi rút về Thiên Trường (Nam Định). Quân Nguyên chiếm được Thăng Long, nhưng chỉ dám đóng quân ở phía bắc sông Nhị (sông Hồng).
- Toa Đô từ Cham-pa đánh ra Nghệ An, Thanh Hoá. Thoát Hoan mở cuộc tấn công xuống phía nam, tạo thế "gọng kìm" với hi vọng tiêu diệt chủ lực quân Trần và bắt sống vua Trần. Quân ta chiến đấu dũng cảm, Thoát Hoan phải lui quân về Thăng Long. Quân Nguyên lâm vào tình thế bị động, thiếu lương thực trầm trọng.
- Từ tháng 5 - 1285, quân đội nhà Trần bắt đầu phản công, nhiều trận đánh lớn đã diễn ra ở Tây Kết, Hàm Tử (Khoái Châu, Hưng Yên), Chương Dương (Thường Tín, Hà Nội), quân giặc thất bại, quân ta tiến vào Thăng Long. Quân Nguyên tháo chạy. Sau hơn hai tháng phản công, quân dân nhà Trần đã đánh tan hơn 50 vạn quân xâm lược Nguyên, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến lần thứ hai.

28 tháng 12 2021

xamlon quá

Tham khảo ở link: https://hoidap247.com/cau-hoi/3329070

18 tháng 12 2021

Đầu thế kỉ XIII, nhà nước phong kiến Mông Cổ hùng manh, hiếu chiến được thành lập.

- Mông Cổ muốn xâm chiếm chiếm Đại Việt để đánh lên phía Nam Trung Quốc. Thực hiện kế hoạch gọng kìm tiêu diệt Nam Tống.

27 tháng 12 2021

Tham khảo

- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên-Mông.

- Bảo vệ được độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia của dân tộc

- Bồi đắp lòng tự hào dân tộc, tự cường chính đáng cho dân tộc ta, củng cố niềm tin cho nhân dân.

- Xây đắp truyền thống quân sự, truyền thống chiến đấu của một nước nhỏ nhưng luôn phải chống lại những kẻ thù mạnh hơn nhiều lần đến xâm lược.

- Để lại bài học về tinh thần đoàn kết, lấy dân làm gốc.

- Ngăn chặn quân Nguyên xâm lược nhiều nước khác như Nhật Bản và mưu đồ thôn tính miền đất còn lại ở châu Á của Hốt Tất Liệt.

 

1 tháng 1 2021

➢ Sự giống và khác nhau giữa 3 lần kháng chiến chỗng quân xâm lược Mông-Nguyên ( TK XIII ).

– Giống nhau:

     + Tránh thế gặc mạnh, rút lui bảo toàn lực lượng.

     + Chủ động đón đánh địch khi thời cơ đến.

     + Thực hiện chủ trương “vườn không nhà trống”.

– Khác nhau:

     + Cuộc kháng chiến lần thứ ba, quân Nguyên dốc lực lượng mạnh hơn lần thứ hai, rút kinh nghiệm những lần trước, lần này quân Nguyên chuẩn bị lương thảo đầy đủ. Trước tình thế đó, quân Trần tập trung tiêu diệt đoàn thuyền chở lương thực trước để đẩy quân Nguyên vào thế cạn kiệt lương thực.

     + Chủ động mở cuộc phản công lớn trên sông Bạch Đằng, lợi dụng thủy triều để đánh địch.

1 tháng 1 2021

còn lần 1 đâu bạn?

30 tháng 12 2021

Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên

- Vua tôi nhà Trần đồng lòng kháng chiến

- Công cuộc chuẩn bị kháng chiến chu đáo, toàn diện về mọi mặt của nhà Trần.

- Có sự lãnh đạo tài tình của nhà quân sự thiên tài: Trần Hưng Đạo, vua nhà Trần với chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.

- Tinh thần hi sinh, quyết chiến, quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội nhà Trần.

 

30 tháng 12 2021

bài 2 và 3 luôn

 

9 tháng 12 2021

Giống nhau:

- Về bản chất đều mang tính giai cấp và đẳng cấp.

- Mục đích chủ yếu là để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, trước hết là đặc quyền đặc lợi của vua, triều đình, của các quan lại cao cấp, củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền.

- Đều có một số điều luật khuyến khích nông nghiệp phát triển, ổn định xã hội.

* Khác nhau:

Thời Lý - Trần

Thời Lê sơ

- Bảo vệ quyền lợi tư hữu

- Chưa bảo vệ quyền lợi của phụ nữ

- Bảo vệ quyền lợi của quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế.

- Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

- Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.

- Hạn chế phát triển nô tì.

- Pháp luật thời Lê sơ đầy đủ, hoàn chỉnh hơn thể hiện ở bộ "Luật Hồng Đức".


 

5 tháng 1 2022

  Đầu thế kỉ XIII, nhà nước phong kiến Mông Cổ hùng manh,  hiếu chiến được thành lập.

- Mông Cổ muốn xâm chiếm chiếm Đại Việt để đánh lên phía Nam Trung Quốc. Thực hiện kế hoạch gọng kìm tiêu diệt Nam Tống.

chúc học tốt