K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 11 2016

1, trong các triều đại phong kiến Trung Quốc triều đại nhà Đường phát triển thịnh vượng nhất vì: Thời Đường, bộ máy nhà nước được củng cố và hoàn thiện. Các hoàng đế nhà Đường cử người thân tín đi cai quản các địa phương, đồng thời mở nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài. Nhà nước cũng thi hành nhiều biện pháp giảm tô thuế, lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân, được gọi là chế độ quân điền. Nhờ thế mà nông dân có ruộng cày cấy, sản xuất nông nghiệp được phát triển. Xã hội thời Đường đã đạt đến sự phồn thịnh.
Sau khi ổn định ở trong nước, nhà Đường đem quân lấn chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược Triều Tiên, củng cố’ chế độ đô hộ ở An Nam, ép Tây Tạng phải thần phục, làm cho lãnh thổ của Trung Quốc được mở rộng hơn bao giờ hết. Dưới thời Đường, Trung Quốc đã trở thành một quốc gia phong kiến cường thịnh nhất Châu Á

2,

+)Xã hội phong kiến được hình thành từ rất sớm ở Ấn Độ (thế kỉ II) đến thời Gúp-ta được xác lập và phát triển thịnh vượng nhất dưới thời Ấn Độ Mô-gôn.

+) các thành tựu văn hóa của Ấn Độ:

- có chữ viết riêng phổ biến nhất là chữ Phạn

-đạo Bà La Môn, đạo Hin-đu là tôn giáo phổ biến

-nghệ thuật kiến trúc Hin-đu với những đền thờ hình thạp nhọn nhiều tầng, trang trí tỉ mỉ,....

+) dùng chữ Phạn viết kinh Vê-đa

+) nổi tiếng là hai bộ sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na

+)đến thời Gúp-ta có Ka-li-đa-sa là ngôi sao của sân khấu và văn học Ấn Độ

12 tháng 11 2016

câu 3 với câu 4 mai mình làm nha! giờ mình pp! đi nhủ ây

15 tháng 11 2016

GIÚP MK NHANH VS NHA hehe

 

6 tháng 4 2022

tham khảo:

undefined

6 tháng 4 2022

refer

undefined

6 tháng 4 2022

Tham Khảo

sự kiện Chiến thắng sông Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938. Vì:

- Cuộc chiến này đã để lại trong em nhiều ấn tượng: cuộc chiến này đã đè bẹp ý đồ xâm lược của nhà Nam Hán, chấm dứt hoàn toàn ách thống trị tàn bạo của phong kiến phương Bắc kéo dài hơn 1000 năm đối với nước ta. Đúng theo lời bình lỗi lạc của nhà sử học Lê Văn Hưu, Ngô quyền không chỉ là một người lắm lắm kế, giỏi mưu mà còn là một người rất biết chăm lo, chăm chút cho nhân dân và đất nước. Tuy chỉ xưng vương,chưa lên ngôi hoàng đế và đổi niên hiệu nhưng chính thống của nước Việt ngõ hầu đã được nối lại được.

Thời bấy giờ nhà Đường ở Trung Quốc cai trị nước Việt. Từ giữa thế kỷ IX, nhà Đường phải đối phó với hai biến cố lớn là nông dân khởi nghĩa và phiên trấn cát cứ. Năm 907, nhà Đường mất, Chu Ôn lập nên nhà Hậu Lương, bắt đầu cuộc loạn Ngũ Đại, sử Trung Quốc gọi là Ngũ đại Thập quốc. Ở miền Nam Trung Quốc, Tiết độ sứ Quảng Châu là Lưu Nham đã cát cứ và dựng nước Nam Hán.[7]

Năm 905, nhân việc nhà Đường có loạn, một thổ hào người Việt là Khúc Thừa Dụ nổi lên đánh đuổi người Trung Quốc, chiếm giữ phủ thành, xưng là Tiết độ sứ. Năm 907, Khúc Thừa Dụ chết, con là Khúc Hạo lên thay. Khúc Hạo sai con là Khúc Thừa Mỹ làm Hoan hảo sứ sang dò xét nhà Nam Hán. Năm 917, Khúc Hạo chết, Khúc Thừa Mỹ lên thay, cho người sang nhà Lương lĩnh tiết việt, muốn lợi dụng sự mâu thuẫn giữa nước Lương và Nam Hán để củng cố sự nghiệp tự cường của mình. Vua Nam Hán là Lưu Cung tức giận, xua quân chiếm cứ Giao Chỉ. Năm 923, tướng Nam Hán Lý Khắc Chính đem binh đánh, bắt được Khúc Thừa Mỹ, Lý Khắc Chính lưu lại Giao Chỉ.[8]

Một hào trưởng người Ái Châu (thuộc Thanh Hóa ngày nay) là Dương Đình Nghệ nuôi 3000 con nuôi, mưu đồ khôi phục. Ngô Quyền lớn lên làm nha tướng cho Dương Đình Nghệ, được Dương Đình Nghệ gả con gái cho và giao quyền cai quản Ái châu, đất bản bộ của họ Dương. Năm 931, Dương Đình Nghệ phát binh từ Thanh Hóa ra Bắc đánh đuổi quân Nam Hán, đánh bại Lý Tiến và quân cứu viện do Trần Bảo chỉ huy, chiếm giữ bờ cõi nước Việt, xưng là Tiết độ sứ. Năm 937, hào trưởng đất Phong Châu là Kiều Công Tiễn sát hại Dương Đình Nghệ, trở thành vị Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ cuối cùng trong thời kì Tự chủ. Nhưng Công Tiễn lại không có chỗ dựa chính trị vững chắc, hành động tranh giành quyền lực của ông bị phản đối bởi nhiều thế lực địa phương và thậm chí nội bộ họ Kiều cũng chia rẽ trầm trọng. Bị cô lập, Công Tiễn vội vã cầu cứu nhà Nam Hán. Ngô Quyền nhanh chóng tập hợp lực lượng, kéo quân ra Bắc, giết chết Kiều Công Tiễn rồi chuẩn bị quyết chiến với quân Nam Hán. Thắng lợi của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng vào năm 938 đã đặt dấu chấm hết cho mọi âm mưu xâm lược Tĩnh Hải quân của nhà Nam Hán, đồng thời cũng kết thúc thời kì Bắc thuộc của Việt Nam. Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa, lập ra nhà Ngô. Ngô Vương qua đời ở tuổi 47, trị vì được 6 năm. Sau cái chết của ông, nhà Ngô suy yếu nhanh chóng, không khống chế được các thế lực cát cứ địa phương và sụp đổ vào năm 965.

Hai trong số các cọc gỗ do Ngô Quyền sai đóng dưới lòng sông Bạch Đằng để chống lại quân Nam Hán.

Tháng 10/938 Ngô Quyền truy sát Kiều Công Tiễn. Kiều Công Tiễn chạy sang Trung Quốc cầu cứu quân Nam Hán. Lợi dụng cơ hội đó, Nam Hán kéo sang xâm lược Tĩnh Hải quân lần hai.

Năm 938, sau khi Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền được tin về việc phản nghịch của Công Tiễn và thấy việc Công Tiễn quy phục Nam Hán là nguy hại cho cuộc tự chủ mà họ Khúc và Dương Đình Nghệ cố gắng xây nền móng nên phát binh từ Ái châu ra đánh Kiều Công Tiễn. Kiều Công Tiễn sai sứ sang đút lót để cầu cứu với nhà Nam Hán. Sách An Nam chí lược viết rằng: Công Tiễn bị Ngô Quyền vây, sức yếu bị thua mới cầu cứu nhà Nam Hán.[9] Vua Nam Hán là Lưu Cung nhân Giao Chỉ có loạn muốn chiếm lấy. Lưu Cung phong cho con mình là Vạn vương Lưu Hoằng Tháo làm Giao Vương, đem quân cứu Kiều Công Tiễn. Nhưng khi quân Nam Hán chưa sang, mùa thu năm 938, Ngô Quyền đã giết được Kiều Công Tiễn.[10][11]

Lưu Cung tự làm tướng, đóng ở Hải Môn để làm thanh viện. Lưu Cung hỏi kế ở Sùng Văn sứ là Tiêu Ích, Tiêu Ích nói: "Nay mưa dầm đã mấy tuần, đường biển thì xa xôi nguy hiểm, Ngô Quyền lại là người kiệt hiệt, không thể khinh suất được. Đại quân phải nên thận trọng chắc chắn, dùng nhiều người hướng đạo rồi sau mới nên tiến".

Ngô Quyền nghe tin Hoằng Tháo sắp đến, bảo các tướng tá rằng: Hoằng Tháo là đứa trẻ khờ dại, đem quân từ xa đến, quân lính còn mỏi mệt, lại nghe Công Tiễn đã chết, không có người làm nội ứng, đã mất vía trước rồi. Quân ta lấy sức còn khỏe địch với quân mỏi mệt, tất phá được. Nhưng bọn chúng có lợi ở chiến thuyền, ta không phòng bị trước thì thế được thua chưa biết ra sao. Nếu sai người đem cọc lớn vạt nhọn đầu bịt sắt đóng ngầm ở trước cửa biển, thuyền của bọn chúng theo nước triều lên vào trong hàng cọc thì sau đó ta dễ bề chế ngự, không cho chiếc nào ra thoát.[10]

6 tháng 4 2022

chép xong cái này chắc mình chớt