Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Mở bài: Giới thiệu bao quát cảnh trước khi mưa:
- Trời đang nóng hừng hực. Không khí thật oi bức.
- Bỗng gió từ đâu thổi mạnh tới. Mây đen kịt xô đuổi nhau trên trời.
- Bầu trời tối sầm lại. Đất, trời chuyển động ào ào.
2. Thân bài: Tả các bộ phận của cảnh vật theo trình tự thời gian.
- Lúc sắp mưa:
- Mây đen vần vũ cả bầu trời.
- Gió mỗi lúc một mạnh, thốc bụi tung mù mịt.
- Cây cối ngả nghiêng theo gió.
- Lúc bắt đầu mưa:
- Mưa tuôn xối xả, trắng xóa.
- Nước mưa ngập sân, ngập ngõ, ngập đường phố.
- Tiếng mưa lộp độp trên mái nhà, lùng bùng trên các vòm cây xanh.
- Hạt mưa bay xiên, bay ngả. Cây cối tha hồ tắm mưa.
- Tiếng sấm đì đùng, chớp chạy loằng ngoằng trên bầu trời đen kịt.
- Tiếng sét đánh rung chuyển.
- Người đi đường tránh vào mái hiên trú mưa.
- Những người mặc áo mưa chạy xe vút qua.
- Những chiếc xe ô tô lao nhanh trên đường phố làm nước bắn tung tóe.
- Có mưa khí trời mát mẻ, mọi người thấy dễ chịu hơn.
3. Kết bài: (Lúc mưa tạnh)
- Mưa thưa hạt rồi tạnh dần.
- Bầu trời quang đãng.
- Cây cối đẫm nước long lanh dưới ánh mặt trời.
- Đàn chim rời chỗ nấp vỗ cánh hót vang
- Người đi lại động vui trên đường phố
- Mọi hoạt động lại sôi nổi tiếp diễn.
1. Mở bài
Giới thiệu về cơn mưa mùa hạ mà em muốn tả.
Gợi ý: Vào mùa hè, thời tiết trở nên oi ả và nóng bức đến khó chịu. Những cơn gió chẳng đủ sức để làm dịu đi cái nóng như thiêu như đốt đang hoành hành trên đường phố. Và lúc này, người ta lại khát khao hơn bao giờ hết những cơn mưa rào mát lạnh. Như hiểu được lòng người, bầu trời vội vàng kéo mây, đem mưa đến trong sự mừng rỡ của mặt đất.
2. Thân bài
a. Miêu tả cơn mưa theo trình tự thời gian:
- Khi trời sắp mưa:
Mây đen giăng kín bầu trời, kéo bầu trời như về gần với mặt đất
Nắng tắt hẳn
Không khí trở nên mát mẻ, hơi nước trong không khí ngày càng dày hơn
Gió thổi mạnh, kéo những lá khô ven đường bay tứ tung
- Khi trời mưa:
Những hạt mưa dày kéo nhau lao ào ào xuống mặt đất, xối ướt hết tất cả mọi thứ
Tiếng mưa chiếm lĩnh cả không gian, che lấp hết những âm thanh khác, giống như chỉ có cơn mưa là đang tồn tại trên thế giới này
Cây cối sung sướng, thỏa thuê tắm nước mát
Người đi đường thì vội chạy nhanh hơn, hoặc trú mưa dưới các mái hiên
Nước mưa chảy đầy đường, tràn vào các ống cống kêu lên òng ọc
Bụi mưa trắng xóa hết cả đất trời
- Khi trời tạnh mưa:
Bỗng vài tiếng sấm vang lên, rồi trời tạnh hẳn, đột ngột như khi vừa bắt đầu
Bầu trời trong xanh trở lại, phía xa ánh nắng bắt đầu le lói
Cây cối rũ mình cho những giọt nước cuối còn sót lại rơi xuống đất, khoe chiếc lá tươi xanh
Con đường, ngôi nhà sạch bóng như vừa được rửa
Dòng người từ đâu lại tấp nập trên các tuyến phố
b. Lợi ích của cơn mưa:
Giúp cho không khí trong lành, mát mẻ
Hạ nhiệt độ, giảm đi sự oi bức, nóng nảy của mùa hè
Tưới nước mát cho cây cối, cung cấp thêm nước cho sông hồ…
3. Kết bài
Suy nghĩ, tình cảm của em dành cho cơn mưa vừa tả.
Gợi ý: Em rất yêu thích những cơn mưa rào mùa hạ. Bởi nó đem đến những cảm giác thích thú tuyệt vời. Mỗi ngày, em đều mong chờ những cơn mưa rào ấy đến, để xua đi cái oi bức của mùa hè.
mình còn dàn ý khác nữa nè
1. Mở bài: Sân trường em (Sân vườn em) có trồng rất nhiều loài cây (che bóng mát, cây ăn quả, cây cho hoa…) nào là cây…. Nhưng trong đó, em thích nhất là…
2. Thân bài: viết thành từng đoạn (miêu tả kết hợp với so sánh, nhân hóa)
Đoạn 1: Tả bao quát
+ Nhìn từ xa, cây… (như thế nào? giống với sự vật gì?...)
+ Tả chiều cao của cây (so sánh…).
+ Tả thân cây…(to, không to lắm, khoảng chừng…), có nhiều cành…
Đoạn 2: Tả chi tiết
+ Lá: hình dáng, màu sắc (khi lá non, trưởng thành, lá già; khi mùa thay đổi…)
+ Hoa, nụ hoa, cánh hoa: hình dáng, màu sắc, hương thơm, ong bướm bay đến hút mật…
+ Qủa: hình dáng, màu sắc (khi trái non, trái già, trái chín), hương thơm, mùi vị..(tả thêm hạt nếu có…).
+ Vỏ cây: sần sùi hay trơn láng…
+ Rễ cây: hình dáng, màu sắc (ngoằn ngoèo, cong cong, uốn lượn, như những chú rắn, có màu nâu…).
Đoạn 3: Tả bổ sung
+ Tả công dụng, lợi ích của cây đối với em, mọi người…
+ Tả sự gần gũi, chăm sóc giữa em với cây…
+ Tả các con vật liên quan đến cây (chim chóc, ong bướm…).
3. Kết bài:
- Khẳng định tình cảm của em đối với cây (vô cùng…).
- Nêu lời hứa hoặc ước mong của em về loài cây đó…
Dàn ý tả cây xoài số 2
1. MỞ BÀI:
Cây xoài là một loại cây ăn quả khá phổ biến và được mọi người ưa thích
2. THÂN BÀI:
Cây xoài là loại cây thân gỗ cao lớn, có nhiều loại xoài khác nhau, quả xoài khi chưa chín màu xanh ăn rất giòn, khi chín rồi màu vàng ăn mềm và rất ngon...
Cây xoài có rất nhiều công dụng và giá trị sử dụng khác nhau. Có vô số những loại sản phẩm khác nhau được làm ra từ xoài như xoài xây, xoài giầm...
Trong gia đình mỗi nhà hiện nay, đặc biệt ở vùng nông thôn rất hay trồng xoài. Đặc biệt ở những vùng như Quảng Trị, Quảng Bình là nơi thu hoạch xoài lớn trong cả nước…
3. KẾT BÀI:
Cây xoài mang lại rất nhiều lợi ích, rất gần gũi gắn bó với bà con. Em rất thích cây xoài.
Tham khảo thêm
I. Mở bài: giới thiệu cây xoài
Từ nhỏ, tôi đã sống với ông nội, ông có một khu vườn rất rộng lớn và xinh đẹp. Ông luôn chăm sóc ân cần và chu đáo cho khu vườn của mình. Nhưng từ khi ông mất, thì tôi thay ông chăm sóc khu vườn, niềm vui khi còn sống của ông. Việc chăm sóc khu vườn không phải là trách nhiệm của tôi mà là lòng yêu thương ông và mến tình yêu thương với thiên nhiên của ông. Khu vườn như một phần tuổi thơ của tôi, gắn bó suốt tuổi thơ tôi. Điều tôi thích nhất ở khu vườn đó là cây xoài.
II. Thân bài: tả cây xoài
1. Tả bao quát cây xoài:
- Cây xoài cao 4m
- Cây xoài có nhiều lá và che mát cả khu vườn
- Cây xoài to và nhiều tuổi, cây xoài có từ khi ông tạo ra khu vườn.
2. Tả chi tiết cây xoài:
- Thân cây xoài to, vừa một cái ôm của người lớn; thân xây xù xì và dày
- Gốc cây lồi lền mặt đất thành những đường dài giống như những con rắn
- Rễ cây đâm sâu dưới đât
- Cành cây được tỏa ra từ thân cây, có rất nhiều cành cây, mỗi cành cây lớn chia ra làm những cành cây nho
- Tán lá rộng bao phủ cả một khu vực rộng lớn
- Quả xoài mọc ra xum xuê, khi sống quả xoài màu xanh, khi chin màu vàng
- Quả xoài rất chua, quả xoài giống hệt một chiếc lá
- Khi quả xoài chin thì có những con chim và dơi đến rất nhiều.
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về cây xoài
- Kỉ niệm của em gắn với cây xoài
- Nêu lợi ích của cây xoài
- Em sẽ chăm sóc cây xoài như thế nào?
Mở bài
- Ngoài nhà văn hóa của thôn em có trồng một cây xà cừ rất to để lấy bóng mát. Cây đã có từ rất lâu rồi.
b) Thân bài
* Tả hình dáng vẻ đẹp của cây xà cừ
- Cây xà cừ này thật to. Nhìn từ xa, cây như một cái ô khổng lồ xanh ngắt đứng sừng sững giữa một khoảng sân rộng.
- Cây cao mấy chục mét, thân cây to đến mấy vòng tay em ôm không xuể.
- Vỏ cây màu nâu, xù xì rậm rạp, có những đoạn vỏ còn bong ra thành từng mảng rất cứng.
- Tán của cây xà cừ này xanh tốt vô cùng. Nhiều cành to, cành nhỏ chen chúc mọc trên thân cây.
- Ở phần gần gốc là những cành cây cực kì to, có cành còn to bằng cả thân những cây bạch đàn ở gần đó.
- Lá cây xà cừ không to lắm, nhưng cây nhiều lá và xanh ngắt. Lá cây xanh tốt vào mùa xuân và mùa hè. Mùa thu, lá xà cừ chuyền sang màu vàng và rụng như trút vào mùa đông.
- Rễ cây xà cừ rất to, có những phần còn nổi hẵn lên trên mặt đất.
* Tác dụng của cây xà cừ
- Cây xà cừ là một chiếc ô che mát cho cả một khoảng sân để chúng em có thể vui chơi ở đó.
- Dưới gốc xà cừ, có một bà cụ mở hàng nước ở đó. Người đi đường qua đây, nếu muốn nghỉ chân uống nước thì đây là một địa điểm hết sức lý tưởng.
c) Kết bài
- Cây xà cừ là người bạn thân thiết của mỗi đứa chúng em, nó đã cùng chúng em lớn lên với những kỉ niệm thời thơ ấu vô cùng ngọt ngào.
- Em sẽ cùng với các bạn bảo vệ cây xà cừ thật tốt, chúng em sẽ không trèo lên cây hay làm gì có hại cho cây.
Bài làm :
Phần 1.Mở bài:. Giới thiệu cây phượng + quang cảnh sân trường
- Sân trường em có rộng không? trồng những cây gì?
- Cây phượng nằm ở đâu? Nó ở đó bao lâu rồi?
Phần 2. Thân bài:
- Miêu tả bao quát cây phượng
- Cao cao bao nhiều, tán lá có rộng không?
- Thân cây có sần sùi không?
b. Miêu tả cây phượng trong 4 mùa
+ Mùa hè
- phượng lặng lẽ, khoe những chiếc tán to tròn, đợi chờ HS đến, đỏ rực
+ Mùa thu
- Lá dần chuyển dần màu đỏ, học trò thích nhặt những là phượng, .... lá bay theo gió
+ Mùa đông
- lá phượng rụng, chỉ còn trơ lại thân cây, cành gầy guộc
+ Mùa xuân
- Nhưng chồi non mới mọc xinh xinh, lá xanh nõn,...lá me non
Phần 3. Kết bài: Kỉ niệm với cây phượng
Bài làm : Tả cây phượng vĩ
Ở sân trường em trồng nhiều cây để lấy bóng mát và làm cảnh như: bàng, đa, bằng lăng,...Nhưng gần gũi và thân thuộc nhất với em là cây phượng già ở giữa sân trường.
Cây phượng được trồng từ lâu nên nó cao và to lắm. Nhìn từ xa, cây phượng như một chiếc ô xanh khổng lồ bung nở. Ngọn của nó sà vào đến tận tầng ba trường em. Tán nó xòe rộng cả một khoảng sân. Thân cây to, vỏ màu nâu xỉn, có đốm bạc, xù xì lồi lõm, có nhiều vết nứt ngang. Từ thân chẽ thành ba nhánh giống cái chạc. Cành vươn ra tứ phía, uyển chuyển la đà. Rễ phượng nổi lên mặt đất như mấy chú trăn nâu nhoài đi kiếm ăn. Lá phượng giống lá me, mỏng, màu xanh thẫm mọc song song hai bên cuống trông xa như đuôi con chim phượng, chắc vì thế mà cây có tên là Phượng. Phượng không trút lá như cây bàng nhưng đến mùa xuân nó lại ra nhiều lá mới thay cho những chiếc lá già. Lá mới xanh non, mát rượi, ngon lành như lá me. Dáng phượng nghiêng nghiêng duyên dáng. Xuân qua, hè tới, phượng bắt dầu nở hoa. Phượng nở đồng loạt, kết thành từng chùm đỏ rực trông như một mâm xôi gấc. Hoa phượng có năm cánh, bốn cánh đỏ tươi và một cánh có đốm trắng. Nhuỵ hoa có một túi phấn hình bầu dục, giống râu con bướm. Chúng em thường lấy nhuỵ đó chơi chọi gà. Thế là dưới gốc phượng, tiếng reo hò ầm ĩ. Khi tiếng ve kêu ra rả trên cây phượng là lúc phượng nở nhiều nhất. Một màu đỏ nồng nàn trên cây. Lúc ấy, phượng già trẻ lại, bừng bừng sức sống. Phượng nở thúc giục em một mùa thi cuối cùng của năm học, chuẩn bị nghỉ hè với bao dự định đầy ắp niềm vui.
Qua hè, hoa phượng tàn dần. Mỗi làn gió thổi, cánh phượng rơi lả tả trên sân giống như xác pháo. Sân trường đẹp lắm, giống cái thảm hoa. Chúng em quét sân nhưng luyến tiếc muốn giữ lại cánh phượng thân yêu. Hết hoa, phượng lại để trái non dài, mỏng, xanh, đung đưa nhè nhẹ trên cành. Quả phượng thuộc họ đậu.Hạt phượng mà rang lên, ăn bùi và ngon tuyệt. Cây phượng già lại, trở lại cái dáng vẻ mộc mạc thân quen.
Em yêu cây phượng, cây phượng như người ban lớn thân thiết. Dưới gốc phượng, chúng em tụ họp bạn bè. Mỗi lần phượng nở với tiếng ve kêu đánh dấu một năm học kết thúc, một sự trưởng thành để rồi chúng em lại náo nức bước vào năm học mới với ba
1. Mở bài: Giới thiệu cây hoa sẽ tả là cây gì? Được trồng ở đâu? Do ai trồng? Vào dịp nào?
2. Thân bài:
- Tả bao quát:
+ Cây hoa đó mọc trong khung cảnh nào? Ở địa điểm nào? Ở vị trí nào trong địa điểm ấy? Nó được trồng trong chậu hay dưới đất? Cây đứng một mình hay trồng thành khóm, thành bụi...
+ Cây có vai trò, ảnh hưởng gì đối với con người và cảnh vật chung quanh?
- Tả chi tiết từng bộ phận.
+ Rễ, thân, cành, lá có hình dáng, kích thước, màu sắc gì?
+ Hoa đẹp, thơm, như thế nào? Cuống hoa, đài hoa, cánh hoa, nhuỵ hoa... có những đặc điểm gì?
- Tả vài yếu tố tác động đến cây hoa.
+ Thời tiết, nắng, gió, sương... chim chóc, bướm ong... có ảnh hưởng gì đến cây hoa?
+ Con người chăm sóc cây hoa như thế nào?
3. Kết bài: Cảm nghĩ về cây hoa (ích lợi của cây hoa và trách nhiệm của con người đối với cây hoa).
- Năm vừa rồi khi đi nhà sách mua đồ dùng học tập cùng mẹ, em đã được mẹ mua cho một chiếc bút mực thật là đẹp.
- Em đã luôn dùng nó để viết hàng ngày cho tới tận bây giờ.
b) Thân bài
* Tả bao quát cái bút
- Chiếc bút bằng chất liệu gì? Màu sắc của cây bút (vd: màu xanh da trời, màu đen, màu xám bạc), cây bút có kích thước như thế nào (dài khoảng một gang tay của em. Hình tròn có đường kính gần bằng ngón tay của em).
* Tả chi tiết
- Bên ngoài cây bút gồm hai phân: Nắp bút và vỏ thân bút
+ Tả phần nắp bút: Nắp bút dài khoảng năm xăng-ti-mét, có phân que cài bằng kim loại. Phía cuối nắp bút có vòng tròn nhỏ, nhiều hoa văn.
Hoa văn in trên đó là những bông hoa và những chú bướm đang bay rất đẹp.
+ Tả phần Vỏ cây bút: trên thân vỏ bút có khác dòng chữ: Nét chữ nét người. Ngoài ra còn vẽ hình bàn tay rất đẹp mắt.
- Bên trong bút:
+ Ngòi bút được làm bằng chất liệu gì: làm bâng kim loại, sáng bóng, ngòi nhọn được mài trơn.
+ Ruột bút gồm có: ống mực, cần bơm mực.
* Công dụng của bút
- Chiếc bút của em khi viết rất nhẹ, trơn, bút ra đều mực và rất chắc chắn.
c) Kết bài
- Chiếc bút mực như một người bạn thân thiết của em mỗi khi em học tập.
- Em rất yêu thích nó và sẽ dùng nó thật cẩn thận đề làm những bài toán, bài văn thật hay.
. Mở bài
- Năm vừa rồi khi đi nhà sách mua đồ dùng học tập cùng mẹ, em đã được mẹ mua cho một chiếc bút mực thật là đẹp.
- Em đã luôn dùng nó để viết hàng ngày cho tới tận bây giờ.
b) Thân bài
* Tả bao quát cái bút
- Chiếc bút bằng chất liệu gì? Màu sắc của cây bút (vd: màu xanh da trời, màu đen, màu xám bạc), cây bút có kích thước như thế nào (dài khoảng một gang tay của em. Hình tròn có đường kính gần bằng ngón tay của em).
* Tả chi tiết
- Bên ngoài cây bút gồm hai phân: Nắp bút và vỏ thân bút
+ Tả phần nắp bút: Nắp bút dài khoảng năm xăng-ti-mét, có phân que cài bằng kim loại. Phía cuối nắp bút có vòng tròn nhỏ, nhiều hoa văn.
Hoa văn in trên đó là những bông hoa và những chú bướm đang bay rất đẹp.
+ Tả phần Vỏ cây bút: trên thân vỏ bút có khác dòng chữ: Nét chữ nét người. Ngoài ra còn vẽ hình bàn tay rất đẹp mắt.
- Bên trong bút:
+ Ngòi bút được làm bằng chất liệu gì: làm bâng kim loại, sáng bóng, ngòi nhọn được mài trơn.
+ Ruột bút gồm có: ống mực, cần bơm mực.
* Công dụng của bút
- Chiếc bút của em khi viết rất nhẹ, trơn, bút ra đều mực và rất chắc chắn.
c) Kết bài
- Chiếc bút mực như một người bạn thân thiết của em mỗi khi em học tập.
- Em rất yêu thích nó và sẽ dùng nó thật cẩn thận đề làm những bài toán, bài văn thật hay.
Gợi ý làm bài tả cây bàng lớp 4
Để làm được bài này, các em cần chú ý:
- Đọc kĩ đề bài, xác định yêu cầu của đề.
- Xem lại dàn ý chung của một bài văn miêu tả cây cối đã học.
- Chọn cây bàng ở sân trường mà em sẽ tả.
- Quan sát kĩ cây bàng đó.
Dàn ý tả cây bàng số 1
a) Mở bài
- Giới thiệu về cây bàng em sẽ tả (cây bàng trồng ở gần cổng trường).
+ Ai trồng? (các bác phụ huynh trồng).
+ Trồng vào khi nào? (trồng cách đây mấy năm).
+ Trồng ở đâu? (trồng ở gần cổng trường).
b) Thân bài
- Rễ cây: sần sùi, ngoằn ngèo như những con rắn khổng lồ.
- Gốc cây: to màu nâu đậm
- Thân cây: màu nâu nhạt chỗ gần gốc, màu xanh chỗ gần ngọn.
- Cành cây: Cây có nhiều tán lá, như những cái ô khổng lồ.
- Tả lá: Lá to như bàn tay.
- Tả quả: Quả bàng nhỏ, giữa phình to, hai đầu nhỏ.
c) Kết bài
- Nêu tác dụng của của cây bàng: che mát cho chúng em trong giờ ra chơi.
- Cảm nghĩ của em đối với cây em tả: rất thích chơi dưới gốc bàng, ăn những quả bàng chín thơm thơm, chua chua..
Dàn ý tả cây bàng số 2
I. Mở bài: Giới thiệu cây bàng loài cây gắn bó với nhiều thế hệ học sinh.
II. Thân bài
1. Tả bao quát:
– Nhìn từ xa cây bàng dáng to cao, bao trùm xung quanh.
– Tán cây rộng che chở chúng em.
2. Tả chi tiết
– Cây bàng nhiều năm, rễ ăn nổi trên mặt đất.
– Thân cây xù xì, thô ráp.
– Cành cây nhiều cành, tán lá gồm nhiều tầng nắng mưa đều không lọt vào.
– Lá bàng mọc thành từng chùm. Tán cây toả rộng có nhiều bóng mát.
– Hoa bàng hình ngôi sao, nhỏ, màu trắng.
– Trái bàng hình thoi, màu xanh, khi chín màu vàng, vị ngọt béo.
– Gốc bàng nơi che chở và là nơi vui chơi của học sinh.
3. Lợi ích của cây bàng
– Cây bàng cung cấp bóng mát cho các em học sinh vui chơi.
– Che nắng, che mưa.
– Lá, vỏ và hạt đều có những công dụng khác nhau.
III. Kết bài
– Cảm nghĩ của em về cây bàng
– Cây bàng gắn bó với nhiều thế hệ học sinh, kỷ niệm tuổi thơ.
Dàn ý tả cây bàng số 3
I. Mở bài: Giới thiệu về cây bàng em sẽ tả
II. Thân bài
1. Tả bao quát:
- Dáng cây to, cao
- Tán cây rộng
- Cây bàng như một cụ già lom khom
2. Tả chi tiết
- Cây bàng già nua, cao lêu nghêu, rễ ăn nổi trên mặt đất.
- Thân cây lớn màu nâu, xù xì, thô ráp, nhiều mấu.
- Cành cây chĩa ngang và rất nhiều cành, tán lá gồm nhiều tầng phân từng tầng rất đẹp.
- Lá bàng lớn hơn bàn tay, mặt trên xanh đậm, mặt dưới xanh nhạt, hiện rõ những đường gân.
- Lá bàng mọc thành từng chùm. Tán cây toả rộng cho bóng mát.
- hoa bàng hình ngôi sao, nhỏ li ti, màu trắng ngà, thơm dịu.
- Trái bàng hình thoi, màu xanh, lúc chín màu vàng, có vị ngọt béo.
- Chim chóc thường làm tổ trên tán lá.
- Gốc bàng là nơi tránh nắng, vui chơi...
3. Tả cây bàng qua từng mùa:
a. Mùa xuân
- Gió đông đi qua, mùa xuân về trên những cành cây bàng
- Cây bàng lấm tấm những chồi non trông rất xinh xắn
- Bỗng một hôm cây xòe những lá non mơn mởn
- Cuối xuân là những lá bàng xanh ngắt đầy cây bàng
b. Mùa hạ
- Cây bàng xanh um lá
- Những lá bàng tỏa bóng mát che khắp nơi
- Những chú chim đua nhau làm tổ
c. Mùa thu
- Những lá cây bàng bắt đầu ngả màu: những màu sắc vô cùng vui mắc, nào là lá xanh, lá nâu, lá vàng,…
- Quả bàng vàng ruộm lúc lỉu trên cành, nấp sau những vòm lá đủ màu ; có quả rụng lăn lóc trên mặt đất
d. Mùa đông
- Thân cây lộ rõ vẻ sần sùi; những cái u trên thân trơ ra với cái gió đông lạnh lẽo
- Cành bàng trơ trụi lá, gầy guộc, nâu xám
- Chỉ còn vài lá bàng trơ trọi còn sốt lại
III. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ của em về cây bàng
- Nó đã gắng bó như thế nào với em trong tuổi thơ
Dàn ý tả cây bàng số 4
1. Mở bài:
* Giới thiệu chung:
- Cây bàng được trồng ở đâu? (Sân trường hay ven đường)?
2. Thân bài:
* Tả cây bàng:
- Cây bàng già, rễ ăn nổi trên mặt đất.
- Thân cây lớn màu nâu, xù xì, thô ráp, nhiều mấu.
- Cành cây chĩa ngang, tán lá gồm nhiều tầng.
- Lá bàng lớn hơn bàn tay, mặt trên xanh đậm, mặt dưới xanh nhạt, hiện rõ những đường gân. Lá mọc thành từng chùm. Tán cây toả rộng cho bóng mát.
- Hoa bàng hình ngôi sao, nhỏ li ti, màu trắng ngà, thơm dịu.
- Trái bàng hình thoi, màu xanh, lúc chín màu vàng, có vị ngọt mát,
- Chim chóc thường làm tổ trên tán lá.
- Gốc bàng là nơi tránh nắng, vui chơi...
- Sang thu, lá bàng chuyển qua màu tía.
- Cuối đông, lá bàng rụng hết, chỉcòn lại những cành khẳng khiu.
- Mùa xuân về, cây bàng trổ hàng ngàn búp lá nõn trông rất đẹp.
3. Kết bài:
* Cảm nghĩ của em:
- Cây bàng là người bạn thân thiết của tuổi thơ.
a) Mở bài
- Giới thiệu về cây bàng em sẽ tả (cây bàng trồng ở gần cổng trường).
+ Ai trồng? (các bác phụ huynh trồng).
+ Trồng vào khi nào? (trồng cách đây mấy năm).
+ Trồng ở đâu? (trồng ở gần cổng trường).
b) Thân bài
- Rễ cây: sần sùi, ngoằn ngèo như những con rắn khổng lồ.
- Gốc cây: to màu nâu đậm
- Thân cây: màu nâu nhạt chỗ gần gốc, màu xanh chỗ gần ngọn.
- Cành cây: Cây có nhiều tán lá, như những cái ô khổng lồ.
- Tả lá: Lá to như bàn tay.
- Tả quả: Quả bàng nhỏ, giữa phình to, hai đầu nhỏ.
c) Kết bài
- Nêu tác dụng của của cây bàng: che mát cho chúng em trong giờ ra chơi.
- Cảm nghĩ của em đối với cây em tả: rất thích chơi dưới gốc bàng, ăn những quả bàng chín thơm thơm, chua chua..
Lập dàn ý:
Phần 1.Mở bài:. Giới thiệu cây non + quang cảnh nơi trồng cây non
- Nơi em trồng cây non em có rộng không? trồng những cây gì?
- Cây non nằm ở đâu? Nó ở đó bao lâu rồi?
Phần 2. Thân bài:
- Miêu tả bao quát cây no
- Cao đến đâu, nó nhỏ như thế nào?
- Thân cây có dài không? - Lá của cây thế nào? có màu gì?Ngày qua ngày, cây có thay đổi gì không?
- Em chăm sóc cho cây như thế nào?
- Phần 3. Kết bài: Kỉ niệm với cây non và cảm nghĩ của em về cây.
Bài này mik tự làm, đúng yêu cầu,nếu đc bạn k cho mik nha.
CHÚC BẠN HOK TỐT!
đỗ thu hương này bạn vậy là ko tôn trọng người khác cả hoàng lan phương nữa ý nhờ người ta cái gì phải nói cẩn thận
Nhờ người ta làm giúp mà nói thế à !?