Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Phần gợi ý đã khá chi tiết với em nói là ko cop mạng thì em nên tự làm đi em, tự thân vận động em ạ
mb:
Dẫn dắt vấn đề với chủ đề của đề bài:
+ Trong cuộc sống , con người chỉ thông minh thôi chưa đủ mà phải còn có sự sáng tạo.
+ gt ........
tb:
+ lm rõ vấn đề: sự sáng tạo là gì , tại sao con người cần có sự sáng tạo trong cuộc sống .
+ sự quan trọng của việc biết sáng tạo là như thế nào?
+ sự sáng tạo giúp ích gì cho mọi người và những người xung quanh ta
+ nếu con người không có sự sáng tạo thì họ sẽ là sao?
+ Liên hệ thực tế: xh , cộng đồng mọi người đã có sự sáng tạo chưa
kb:
+ khẳng định vấn đề lại , nhấn mạnh hơn về sự sáng tạo
Bạn tham khảo :
Dàn ý tham khảo
A. Mở bài
- Giới thiệu về tình yêu thương và vai trò của tình yêu thương trong cuộc sống con người.
- Giới thiệu và trích dẫn ý kiến : Tình yêu thương, lòng trắc ẩn có vai trò quan trọng đối vs con người, đặc biệt là khi thế giới hiện đại ngày càng lắm thiên tai, dịch bệnh, hiểm họa.
B. Thân bài
1. Giải thích
- Tình yêu thương là sự quý mến , quan tâm , giúp đỡ nhau giữa con người với con người trong hoàn cảnh khó khăn , hoạn nạn.
- Ý kiến đề cập đến vai trò quan trọng của tình yêu thương trong cuộc sống con người , tình yêu thương sẽ giúp con người vượt qua những khó khăn , nghịch cảnh trong cuộc sống.
2. Biểu hiện của tình yêu thương
- Người có tình yêu thương là người biết sống vì người khác , biết quan tâm , yêu thương và san sẻ với khó khăn của những người xung quanh.
- Người có tình yêu thương luôn có tấm lòng rộng mở , biết san sẻ khó khăn cùng người khác
- Người có tình yêu thương luôn tìm cách giúp người gặp hoạn nạn vượt qua khó khăn và thấu hiểu , cảm thông cho nỗi thống khổ của người khác.
- Trong mùa dịch Covid 19 , biểu hiện của tình yêu thương :
+ Đứng trước tình hình dịch bệnh, phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã ra quyết định đón đồng bào ta từ nước ngoài về Việt Nam để phòng chống nguy cơ xấu nhất xảy ra với họ từ dịch bệnh.
+Các y bác sĩ và những chiến sĩ công an đã phải vất vả rất nhiều để giúp người dân chống dịch bệnh , lập nên những khu cách ly tập trung.
+ Những trạm phát gạo miễn phí được lập ra để người dân nghèo có lương thực sinh sống
+ Cụ bà 70 tuổi quyên góp 10 triệu tích cóp được cho các chiến sĩ công an chống dịch
3. Vai trò , tác dụng của tình yêu thương
- Ttình yêu thương giúp con người gần gũi với nhau hơn , nó giúp hàn gắn tình cảm cộng đồng và xây dựng cho con người những mối quan hệ tốt đẹp.
- Tình yêu thương là liều thuốc chữa lành mọi vết thương , mọi đau đớn và bất hạnh của con người trong cuộc sống.
4. Cách để con người tạo dựng tình yêu thương
- Mỗi chúng ta cần mở rộng lòng mình để quan tâm , yêu thương nhiều hơn đến những người xung quanh .
- Hãy dẹp bỏ ích kỉ, hẹp hòi cá nhân để hướng lòng mình đến những điều tốt đẹp và xây dựng cho mình một trái tim hướng thiện.
C. Kết bài
- Khẳng định giá trị của tình yêu thương trong cuộc sống con người
- Khuyên con người sống phải biết yêu thương, bao dung, quan tâm và giúp đỡ đối với những người xung quanh.
1. Mở Bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: "Tình thương là hạnh phúc của con người".
2. Thân Bài
a. Giải thích ý nghĩa nội dung câu nói
- Tình thương là một trong những giá trị tinh thần, tình cảm tốt đẹp của con người và được thể hiện qua việc biết quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ người khác vượt qua những khó khăn, hoạn nạn trong cuộc sống.
- "Tình thương là hạnh phúc của con người": Câu nói đã khẳng định sức mạnh của tình yêu thương và khẳng định đó là một trong những cội nguồn đem đến hạnh phúc cho con người.
b. Bàn luận, chứng minh câu nói
- Tình yêu thương sẽ giúp con người mở lòng lắng nghe, thấu hiểu và sẻ chia những khó khăn, hoạn nạn trong cuộc sống.
- Tình yêu thương đem lại hạnh phúc cho người cho đi và người nhận.
- Tình yêu thương giúp con người tránh xa lối sống vô cảm, thờ ơ, vị kỉ.
c. Lật lại vấn đề
Lên án, phê phán những con người có lối sống vô tâm, thờ ơ trong xã hội.
d. Bài học nhận thức và hành động
3. Kết Bài
Khẳng định lại tính đúng đắn của vấn đề đã bàn luận. Liên hệ bản thân.
1
A, Mở bài
– Giới thiệu vấn đề, nêu tầm quan trọng của văn hóa ứng xử trong xã hội hiện nay.
– “Ứng xử” vốn được coi như một tiêu chuẩn, một thước đo để khẳng định kiến thức của con người. Đối với nhiều người hiện nay, chỉ cần qua cách ứng xử thôi là có thể biết được tính cách cũng như học thức của người đối diện như nào.
B, Thân bài:
-Giải thích ứng xử là gì?
>>> Ứng xử được hiểu là một biểu hiện của giao tiếp, chính là cách mà con người phản ứng lại trước sự tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định. Ứng xử còn được thể hiện cụ thể qua thái độ, hành động, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người với cá nhân, tập thể xung quanh.
-Ứng xử mang lại điều gì cho con người?
+ Một người có ứng xử tốt chắc chắn sẽ được nhiều người yêu quý, tôn trọng. Và ngược lại, những kẻ nói tục chửi bậy, thô lỗ bất lịch sự ,…có những hành vi ứng xử không tốt, tiêu cực sẽ bị xa lánh và ghét bỏ. Những người ứng xử kém không chỉ cho thấy rằng bản thân đang không tôn trọng người khác mà chính họ cũng đang không tôn trọng mình. Họ vô tình tạo nên một hình ảnh xấu trong mắt những người xung quanh.
+Một học sinh ngoan ngãn, vâng lời và luôn chào hỏi thầy cô sẽ được yêu quý hơn những học sinh ăn nói xấc xược, có thái độ vô lễ đúng không bạn?
+Hay như trong các cuộc thi hoa hậu cũng vậy. Ở vòng chung kết bao giờ cũng sẽ có một câu hỏi về kiến thức xã hội để kiểm tra cách ứng xử của thí sinh dự thi. Người nào mà có câu trả lời thông minh, sắc bén sẽ luôn được lòng mọi người và ban giám khảo đánh giá cao và có khả năng trở thành hoa hậu cao hơn những thí sinh khác trong cùng một cuộc thi khi cơ hội của mọi người là như nhau.
-Ngay từ bây giờ trong mỗi chúng ta hãy có những hành động đúng mực, tập cho mình những hành vi, lối sống tích cực. Và hơn hết là điều đó sẽ giúp bạn có một lối sống ứng xử tốt.
“Chim khôn hót tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”
C, Kết luận
Ứng xử thể hiện trí tuệ và nhân cách của một con người. Vì vậy, có thể nói rằng ứng xử chính là chiếc chìa khóa để chúng ta tiếp xúc với xã hội, hòa đồng với những con người có hiểu biết, văn mình, lịch sự-
2
Bài làm
+Mở bài:
Văn hóa ứng xử là điều vô cùng quan trọng nó đã tồn tại trong xã hội hàng ngàn năm nay, nhất là ở Việt Nam một đất nước mà người ta thường nói “ Lời chào cao hơn mâm cỗ” thì việc văn hóa ứng giữa con người với nhau được đặc biệt coi trọng
+ Thân bài
Văn hóa ứng xử là gì? Trước hết chúng ta cần hiểu văn hóa ứng xử chính là thái độ, lời nói, cử chỉ, ánh mắt của chính ta với người xung quanh.
– Tầm quan trọng của văn hóa ứng xử là vô cùng to lớn. Ứng xử làm sao để đúng chuẩn mực đạo đức xã hội, đúng thuần phong mỹ tục, đúng trong hoàn cảnh mọi lúc mọi nơi là điều vô cùng khó mà con người chúng ta luôn luôn phải tự học hỏi rất nhiều.
– Người ứng xử tốt thường là người học hỏi rất nhiều từ sách vở, cuộc sống những người xung quanh, và thường là một người khá tế nhị và khôn khéo.
– Văn hóa ứng xử không chỉ thể hiện qua lời nói, hành động, thái độ mà nó còn thể hiện ở thời trang, trang phục của bạn.
– Hiện nay trong xã hội có rất nhiều người đang ngày càng thiếu đi cách ứng xử trong văn hóa đám đông. Họ có thể ngang nhiên mặc một bộ quần áo trong suốt hở hang cả những vùng nhạy cảm để đi ra đường, Hoặc có nhiều bạn học sinh mặc quần áo quá ngắn đi tới lớp học. Điều này không phù hợp với văn hóa học đường.-
Hoặc nhiều bạn mặc áo dài nữ sinh, nhưng lại nói bậy chửi tục ở chốn đông người làm xấu xí đi hình ảnh nữ sinh.
– Chào hỏi là quá trình giao tiếp, gặp gỡ giữa hai hay nhiều người, họ chào nhau bằng lời nói, cử chỉ hay hành động, có rất nhiều cách chào hỏi, ở nhiều hoàn cảnh khác nhau, vì thế người giao tiếp cần lựa chọn tình huống giao tiếp cho phù hợp.
– Con cái cần phải chào ông bà, cha mẹ khi ra khỏi nhà, khi về
– Ra ngoài xã hội, người bé tuổi phải chào hỏi người lớn tuổi hơn để thể hiện thái độ lịch sự trong giao tiếp
– Đến trường học sinh chào thầy cô lễ phép thể hiện cách ứng xử có văn hóa, có đạo đức
– Bạn bè trong lớp, trong trường cần có những câu nói hoặc cử chỉ hành động đẹp mắt tránh bông đùa cợt nhả khiếm nhã nơi công cộng.
Kết luận:
-Văn hóa ứng xử là một điều vô cùng quan trọng, ứng xử lịch sự trong quá trình giao tiếp là điều mà chúng ta cần phát huy
CHÚC BẠN HỌC TỐT
Tham khảo:
Sự cảm thông, chia sẻ của giới trẻ đã và đang được xuất hiện nhiều trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Sự cảm thông là sự thấu hiểu, đồng cảm, xúc động của mỗi chúng ta trước sự mất mát, đau khổ, hạnh phúc,… của người khác để rồi từ đó, ta có thể chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, niềm tin cho họ để họ vững vàng, tin tưởng, mạnh mẽ hơn trong cuộc sống. Cảm thông chia sẻ là một hành động tốt đẹp mà giới trẻ hiện nay đang gìn giữ và phát huy. Có nhiều cách để các bạn thể hiện sự cảm thông, chia sẻ của mình với người khác. Có bạn thì luôn lắng nghe, tâm sự với bạn bè về những niềm vui, nối buồn của mình trong cuộc sống để lấy đó làm động lực giúp mọi người có niềm tin hơn vào cuộc sống, có bạn thì dùng những số tiền tiết kiệm của mình để gửi vào một quỹ từ thiện nào đó với hy vọng giúp đỡ những người nghèo đói, người già không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi,… để họ có những niềm vui mới trong cuộc sống,… Tất cả những hành động tốt đẹp đó không chỉ thể hiện tấm lòng yêu thương, sự đồng cảm của mình đối với mọi người mà còn giúp mọi người có niềm tin, vững vàng và lạc quan hơn trong cuộc sống, bên cạnh đó còn nâng cao giá trị cho bản thân mình, làm mọi người cảm thấy quý trọng, biết ơn và yêu quý mình hơn. Nhưng, bên cạnh việc nhiều người biết cảm thông chia sẻ thì vẫn còn một số đông thành phần thờ ơ, lãnh đạm với nỗi đau khổ, buồn vui của người khác. Ta không chỉ nhận ra sự vô cảm của con người trong truyện “Cô bé bán diêm” mà ta còn nhận ra nó ngay ở xã hội thực tại bây giờ. Chắc hẳn ai đã từng đọc câu chuyện “Người ăn xin” đều cảm động trước tấm lòng của cậu bé với ông lão ăn xin. Tuy cậu bé không có tiền nhưng cậu bé vẫn đứng đó, cầm lấy bàn tay ông lão và xin lỗi ông, chính hành động đó của cậu cũng như cho ông lão rất nhiều, đã cho ông tình thương, sự thông cảm sẻ chia, niềm tin và lòng biết ơn. Còn ngày nay, nhiều bạn trẻ khi gặp người ăn xin, không những không thông cảm với họ mà còn quay mặt làm ngơ, nói năng một cách thiếu tôn trọng, nhiều bạn đứng trước nỗi đau buồn của người khác lại lấy đó làm niềm vui của chính mình, hoặc nếu thấy họ có gì vui thì lại ganh ghét, đố kị. Tất cả những việc làm vô cảm đó không những không giúp được gì cho người khác mà còn làm cho bản thân ngày càng xấu đi trước mắt mọi người, khiến mọi người xa lánh và thiếu tôn trọng mình hơn. Vì vậy, ngay từ bây giờ, không phải là sớm mà cũng không phải quá muộn, chúng ta hãy biết tạo cho mình sự đồng cảm, thông cảm với người khác, hãy là một người bạn tốt luôn biết lắng nghe, chia sẻ với bạn bè, luôn là người đáng để mọi người cùng học tập. Tôi và bạn – những thế hệ trẻ của đất nước hãy cùng nhau gìn giữ và phát huy sự thông cảm sẻ chia của chính mình để giúp cho xã hội tràn ngập tình yêu thương, giúp cho quan hệ giữa con người với con người ngày càng trở nên tốt đẹp nhé!
Em tham khảo:
I. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Ý nghĩa sự đồng cảm và chia sẻ
Ví dụ: Trong cuộc sống của chúng ta, xung quanh vẫn còn nhiều những mảnh đời bất hạnh. Họ cần sự giúp đỡ của chúng ta rất nhiều, họ cần chúng ta đồng cảm và chia sẻ. Chính vì thế mà thời đại này, có những người có tấm lòng đồng cảm và biết chia sẻ và cũng có những người họ thờ ơ với những người xung quanh. Chính vì thế mà ta nên biết chia sẻ và thông cảm với những người xung quanh.
II. Thân bài:
1. Giải thích đồng cảm và chia sẻ:
a. Đồng cảm là gì?
- Là chung một cảm nghĩ, một tấm lòng
- Là sự đồng cảm, luôn thấu hiểu và quan tâm đến người khác
b. Chia sẻ là gì?
- Là san sẻ những gì mình có với người khác
- Cùng vui cùng buồn với người khác, khi họ gặp khó khăn, gian khổ
- Giúp đỡ họ khi họ không có khả năng thực hiện
2. Bàn luận
a) Sự đồng cảm và chia sẻ được thể hiện qua các mối quan hệ:
- Giữa con người với con người
- Giữa các thành viên trong gia đình với nhau
- Giữa học đường, tập thể, xã hội, toàn cầu…
b) Những biểu hiện của đồng cảm và chia sẻ:
- Về vật chất: chúng ta có thể quyên góp, ủng hộ bằng nhiều cách để giúp đỡ những người gặp hoạn nạn, khó khăn.
- Về tinh thần: chúng ta biết lắng nghe, mở lòng để thấu hiểu họ, thể hiện tình cảm, sự thấu hiếu đối với những người gặp khó khăn
- Về công sức: có thể góp sức xây dựng nên nơi cư trú hay xây dựng trường học cho những nơi khó khăn,….
c) Ý nghĩa của sự đồng cảm và chia sẻ:
- Đối với người nhận: những người gặp khó khăn sẽ rất vui, họ cảm thấy được an ủi, được quan tâm và chia sẻ
- Đối với người ủng hộ: những người ủng hộ sẽ được an lòng, cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thản và sống tốt hơn.
- Đồng cảm và chia sẻ đều mang lại lợi ích cho cả hai bên, giúp cho tinh thần của học trở nên thư thái và được yêu thương hơn.
III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về đồng cảm và chia sẻ
- Đồng cảm và chia sẻ là một hành động tốt trong xã hội bây giờ
- Chúng ta hãy đồng cảm và chia sẻ để giúp những người xung quanh
Đề có cho Covid 19 phải lấy dẫn chứng covid nữa, cop cx p chọn lọc e ạ
Tham khảo
Dàn ý :
I. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Sự thấu cảm trong cuộc sống hôm nay
II. Thân bài
1. Giải thích
- Thấu cảm là khả năng nhìn thế giới bằng con mắt của người khác, đặt mình vào cuộc đời của họ.
2. Bàn luận về vấn đề
- Ý nghĩa to lớn của sự thấu cảm với cuộc sống con người và xã hội
+ Ý nghĩa với cá nhân người có khả năng thấu cảm: có thể thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ với những tâm trạng, cảm xúc, suy nghĩ của người khác. Qua đó, ta sẽ được mọi người tin cậy, yêu thương. Đó chính là chìa khoá của thành công và hạnh phúc.
+ Ý nghĩa đối với những người xung quanh: Mọi người khi nhận được sự cảm thông, sẻ chia trong những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống sẽ vơi nhẹ nỗi buồn, có thêm động lực để vượt qua những khó khăn, thử thách.
+ Ý nghĩa với xã hội: Tạo dựng một xã hội thực sự nhân văn, tốt đẹp với những mối quan hệ giữa các cá nhân được gắn kết trong sự thấu cảm và tình thương.
+ Sự thấu cảm là cội nguồn của lòng trắc ẩn, của tình yêu thương, mang con người lại gần nhau hơn.
+ Khi có được sự thấu cảm, ta có thể có thể hòa hợp với tâm trạng của người ấy và có mong muốn được chia sẻ từ niềm vui đến nỗi buồn. Đó chính là lòng trắc ẩn.
+ Có được sự thấu cảm, mỗi người sẽ biết cảm thông, yêu thương và cũng chính là biểu hiện của lòng nhân ái, sự trắc ẩn.
+ Sự thấu cảm có thể mang lại sức mạnh kỳ diệu làm thay đổi con người, hướng con người tới sự hoàn thiện nhân cách.
- Biểu hiện của sự thấu cảm:
+ Có cái nhìn hiểu biết, thấu đáo, trọn vẹn; giúp ta biết cảm thông và chia sẻ với niềm vui, nỗi buồn; vị tha với lỗi lầm của người khác.
+ Đồng cảm, thẩu hiểu, cảm thông đối với người khác, đặt cá nhân mình vào vị thế, suy nghĩ của người khác để hiểu sâu sắc tình cảm, hành động của người đó.
- Bình luận mở rộng:
+ Phê phán những biểu hiện của những người chỉ thờ ơ, vô cảm, ích kỉ, chỉ biết đến bản thân mình và không quan tâm đến mọi thứ xung quanh.
+ Phản biện: Thấu cảm không có nghĩa là chúng ta bao che cho những hành vi xấu, ác (đạo đức, pháp luật) của người khác.
- Bài học nhận thức:
+ Ý thức được ý nghĩa và sức mạnh của tình yêu thương và sự cảm thông.
+ Biết sẻ chia ngay từ những điều nhỏ bé của cuộc sống với mọi người xung quanh. "Có gì đẹp trên đời hơn thế Người yêu người sống để yêu nhau".
+ Muốn rèn luyện lòng thấu cảm, phải luôn sống chân thành, cởi mở, bao dung và vị tha.
+ Hãy biết đặt mình vào người khác, không tùy tiện phán xét người khác.
=> Tóm lại, mỗi chúng ta cần có lối sống tích cực và xây dựng cho mình những tình cảm tốt đẹp, từ đó có sự thấu cảm trong cuộc sống.
III. Kết bài
- Khẳng định lại vai trò to lớn của sự thấu cảm trong cuộc sống con người, mang con người đến gần nhau hơn