K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Thánh Gióng là một trong bốn tứ bất tử theo quan niệm dân gian gắn với sự ra đời kì lạ trong thời vua hùng thứ Sáu. Thánh Gióng sinh ra trong gia đình nông dân nghèo và hiếm muộn. Ấy vậy mà sau một lần người vợ ra đồng thấy dấu chân to ướm thử đã thụ thai nhưng mười hai tháng sau mới sinh ra cậu bé. Cậu bé sinh ra ba tuổi không biết nói, chỉ khi sứ giả đến tìm người đánh giặc cậu bé mới cất tiếng nói đầu tiên.

30 tháng 9 2019

Tham khảo:

Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bàng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hung trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lứa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.

30 tháng 9 2019

Qua câu chuyện Thánh Gióng, hình tượng Thánh Gióng hiện ra thật oai hùng. Thánh Gióng là một người dũng cảm , cường tráng và yêu nước .Với sức mạnh của mình, ông đã đánh bại kẻ thù, mang lại hòa bình cho dân tộc. Chi tiết ..... làm em cảm thấy ấn tượng. Vì .....( chọn chi tiết mà cô giáo bạn cho ghi chứ không mk ghi là cô trừ điểm).( ghi nội dung câu chuyện).Em hứa....

4 tháng 7 2018

Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hùng trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc

4 tháng 7 2018

viết văn ra hay vẽ bạn ?

24 tháng 9 2021

Tham khảo:

Mỗi một con người Việt Nam đều được lớn lên từ thế giới cổ tích, truyền thoại mang đầy màu sắc kì ảo, huyền bí. Và chắc hẳn trong tâm trí mỗi người đều ghi dấu hình ảnh của những nhân vật cổ tích, truyền thuyết. Đó có thể là cô Tấm xinh đẹp, nết na, có thể là anh chàng Thạch Sanh trung thực, tốt bụng và có tài năng phi thường,…. Còn đối với em, đó là hình ảnh vị anh hùng Thánh Gióng dũng mãnh, phi thường đánh đuổi giặc Ân xâm lược bước ra từ truyền thuyết Thánh Gióng.

Mặc dù sinh ra trong một gia đình bình thường nhưng Thánh Gióng không phải là một người phàm. Bởi người mẹ mang thai khi ướm chân lên vết chân rất to ở ngoài đồng. Vì sự ra đời kì lạ đó nên đến năm ba tuổi, cậu bé vẫn không hề biết nói, không biết cười, không biết đi. Thời gian cứ thế trôi đi cho đến lúc nghe thấy sứ giả tìm kiếm nhân tài tiêu diệt giặc Ân, cậu bé bỗng cất lên tiếng nói đòi ra trận giết giặc.

Sự kì lạ tiếp tục diễn ra sau khi gặp sứ giả, cậu bé bỗng nhiên lớn nhanh như thổi. Từ chỗ là một cậu bé thụ động, đặt đâu thì nằm đấy, Gióng bỗng trở nên linh hoạt và nhanh nhẹn hơn bao đứa trẻ khác. Lúc này cậu bé ăn bao nhiêu cũng không thấy no, cơ bắp phát triển cuồn cuộn nên quần áo vừa mặc xong đã trở nên chật chội. Dân làng thấy gia đình Gióng không đủ lương thực để nuôi Gióng nên vui lòng góp gạo. Và cứ thế, Gióng lớn lên trong sự đùm bọc, yêu thương của người dân. Chẳng mấy chốc, cậu bé vươn vai trở thành một tráng sĩ với thân hình rắn rỏi, mạnh mẽ, cao lớn, khuôn mặt uy nghi, nghiêm trang như một vị thần. Dáng vẻ của Gióng toát lên vẻ đẹp, khí chất của một vị anh hùng. Ngôi nhà nhỏ bé bỗng trở nên chật chội và không chứa nổi tầm vóc của vị anh hùng.

Khi giặc đến chân núi Trâu, đất nước lâm nguy, rơi vào tình trạng “Ngàn cân treo sợi tóc”. Sứ giả đem áo giáp sắt, ngựa sắt và chiếc roi sắt đến. Đó là những vũ khí được nhà vua sai người rèn giũa cẩn thận, tinh xảo. Mặc dù chúng rất nặng so với sức lực của con người nhưng Gióng vẫn có thể khoác lên mình chiếc áo giáp sắt một cách nhẹ nhàng. Gióng vội vã từ biệt bố mẹ, bà con làng xóm để xông pha trận mạc. Ngựa sắt chở người tráng sĩ cưỡi nhanh như gió, đi đến đâu đều phun ra lửa- ảnh lửa đỏ rực như tinh thần yêu nước của nhân dân ta để thiêu cháy quân thù. Vì thế những khóm tre xung quanh nhuốm màu lửa trở nên vàng óng. Những nơi mà gót chân ngựa in dấu đều trở thành những ao hồ liên tiếp. Tiếng roi sắt quất quần quật trong gió, giáng những đòn mạnh mẽ xuống quân thù. Dưới gót ngựa, xác quân thù ngổn ngang chất thành núi. Bỗng nhiên chiếc roi sắt bị gãy, Gióng nhanh trí nhổ bụi tre bên đường làm vũ khí. Hình ảnh người anh hùng cưỡi ngựa sắt cùng bụi tre làng hướng thẳng vào quân thù trở nên vô cùng đẹp đẽ. Sau khi đánh tan quân thù, Gióng cởi áo giáp sắt và thúc ngựa bay từ từ lên trời. Và kể từ đó, hình ảnh người anh hùng luôn gắn liền với sự biết ơn của nhân dân.

Như vậy, hình ảnh Thánh Gióng hiện lên với những nét đẹp về cả ngoại hình lẫn phẩm chất. Đó là vị anh hùng mang tầm vóc vĩ mô, mạnh mẽ, có sức mạnh phi thường. Hình ảnh đó trở nên giàu ý nghĩa hơn khi luôn sống mãi trong tâm thức mỗi một con người Việt Nam. Thánh Gióng- Phù Đổng Thiên Vương trở thành bức tượng đài vĩ đại tượng trưng cho tinh thần yêu nước, ý thức quật khởi của toàn dân tộc.

24 tháng 9 2021

Em tham khảo:

Trong truyền thuyết Thánh Gióng, nhân vật trung tâm có sức hấp dẫn kì lạ với bao thế hệ người Việt là cậu bé làng Gióng

Không phải người phàm trần nên Gióng khác người ngay từ lúc mới ra đời. Bố mẹ Gióng tuổi đã cao nhưng lại hiếm muộn. Ngày đêm, họ ước ao có một đứa con để bế ẵm, vui lúc về già. Một đêm, trời nổi cơn dông tố. Sớm hôm sau, trong vườn cà của ông bà lão xuất hiện một dấu chân khổng lồ.

Kinh ngạc, bà lão đã ướm chân mình lên dấu chân kì lạ ấy. Một năm sau, bà sinh hạ cậu bé có gương mặt thiên thần, vầng trán rộng, đôi mắt sáng long lanh. Gióng là tên của cậu. Lúc Gióng ra đời, hào quang rực trời, mây lành quấn quýt, hương hoa lan toả khắp nhà. Cha mẹ Gióng vui mừng vô kể. Họ đã dành cho con tất cả tình yêu thương và hi vọng. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, Gióng đã lên ba tuổi, nhưng chú bé chẳng biết nói cười, đặt đâu nằm đấy, khiến cha mẹ rất buồn phiền.

Năm đó, giặc Ân xâm lược nước ta. Lời hiệu triệu giết giặc của nhà vua truyền đến mọi thôn cùng xóm vắng và vọng đến tai Gióng. Chú bé đột nhiên cất tiếng nói trong sự ngỡ ngàng của cha mẹ:

- Mẹ ra mời sứ giả vào đây để con thưa chuyện!

Sứ giả kinh ngạc khi thấy đứa trẻ nói với giọng đĩnh đạc:

- Nhà ngươi hãy về tâu với đức vua đúc cho ta một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt, một áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc ngay!

Sửng sốt và vui mừng khôn xiết, sứ giả cấp tốc về kinh đô, tấu trình mọi việc. Đức vua xuống chiếu, cho thu gom sắt trong thiên hạ, vời thợ rèn ngày đêm đúc ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt theo yêu cầu của Gióng.

Từ lúc ấy, như để bù lại quãng thời gian trước đó, Gióng lớn nhanh ngoài sức tưởng tượng. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa may xong đã chật ních. Bố mẹ Gióng không đủ sức nuôi con. Bà con trong xóm, ngoài làng đã góp cơm gạo nuôi Gióng, mong cậu trổ thần lực giết giặc, cứu nước. Câu ca dưới đây đã truyền tụng về sức ăn phi thường của Gióng:

 

Bảy nong cơm với ba nong cà

Uống một hớp nước, cạn đà khúc sông…

Kẻ thù đến chân núi Trâu, đốt phá nhà cửa, giết hại dân lành. Người người sục sôi uất hận. Trong tình thế nguy cấp ấy, ngựa sắt, giáp sắt, gậy sắt được đưa đến kịp thời, Gióng vươn vai đứng dậy, tức khắc biến thành một dũng sĩ đẹp tựa thần linh, thân hình rực rỡ hào quang, đôi mắt sáng tựa sao trời, giọng nói sang sảng như tiếng chuông đồng. Ngôi nhà tranh vặn mình răng rắc, mái nhà bị đội lên hệt như cái ô của người khổng lồ. Chớp mắt, Gióng đã cao hơn ngôi nhà của cha mẹ. Bên cạnh chàng, vạn vật vụt thành nhỏ bé. Mọi người xung quanh giông như những người tí hon. Ngôi nhà tranh thân thuộc chỉ nhỏ như chiếc tổ chim. Cây nhãn cổ thụ trước nhà chì cao ngang ngực Gióng. Gióng vỗ lên mình ngựa, ngựa sắt đột nhiên hí vang. Chớp mắt, tráng sĩ bay lên yên ngựa, ra roi. Ngựa sắt phi nhanh như gió, phun lửa đỏ rực một vùng trời. Mỗi vết chân ngựa biến thành đầm ao, những khóm tre nhuộm ánh lửa thần trở nên vàng óng. Ngựa Gióng lướt tới đâu, ngọn lửa thần rừng rực thiêu trụi lều trại của kẻ thù đến đó. Uy nghi lẫm liệt như vị thần chiến thắng, đôi mắt loé lên những tia lửa căm hờn, Gióng tả xung hữu đột giữa chiến trường như ở chốn không người. Lũ giặc trở tay không kịp, kinh hoàng tháo chạy. Kẻ chết thui, đứa vỡ đầu sứt trán, giẫm đạp lên nhau, chết như ngả rạ. Tiếng rên la kêu khóc dậy đất. Đột nhiên, gậy sắt gãy rắc làm đôi. Nhanh như cắt, Gióng vươn tay, nhổ bật khóm tre đằng ngà, giáng xuống với sức mạnh long trời lở đất. Đội hình giặc tan vỡ. Chúng quỳ rạp xuống đất van xin người anh hùng tha mạng.

Truy kích kẻ thù đến chân núi Sóc Sơn, Gióng một mình một ngựa lên đỉnh núi. Chàng vái lạy quê nhà, bái biệt mẹ cha, cởi bỏ áo giáp, cưỡi ngựa sắt từ từ bay lên trời trong đám mây ngũ sắc rực rỡ.

28 tháng 6 2023

Một số ý:

- Sự ra đời kỳ lạ, khác thường của Thánh Gióng:

+ Bà lão ao ước có đứa con, một hôm ra đồng trông thấy một vết chân to quá, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Về nhà bà thụ thai Thánh Gióng

- Vẻ ngoài của Thánh Gióng: mặt mũi khôi ngô tuấn tú.

- Sự lớn lên khác thường của Thánh Gióng:

+ lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy.

- Lòng yêu nước được đánh thức từ trong tim khi nghe sứ giả loan tin cần tìm người tài giỏi đánh giặc:

+ Thánh Gióng bỗng dưng biết nói kêu mẹ mời sứ giả vào và bảo với sứ rằng: "Ông về tâu vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này".

=> Cách xưng "ta" thể hiện ý chí sắt đá, tính cách kiên cường anh dũng của Thánh Gióng từ khi còn nhỏ. Lời nói ngắn gọn nhưng đanh thép mạnh mẽ.

- Sự kỳ lạ sau khi Thánh Gióng biết nói:

+ Chàng lớn nhanh như thổi.

+ Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ.

+ Dân làng thấy thế vui vẻ chung gạo nuôi cậu bé.

=> Yếu tố kì ảo được gây dựng từ việc Thánh Gióng lớn nhanh thể hiện nên tình yêu nước của chàng xen lẫn yếu tố thực từ việc mọi người cùng chung sức nuôi cậu (ai cũng mong chóng cậu giết giặc, cứu nước).

=> Người Việt luôn giữ trong mình một truyền thống yêu nước không bao giờ mai mòn.

- Sự dũng mãnh từ sức mạnh của Thánh Gióng khi lâm trận giết giặc:

+ Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. 

=> Sức mạnh của lòng yêu nước trỗi dậy mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

- Sự mưu trí, bình tĩnh không hoảng loạn trước khó khăn của Thánh Gióng:

+ Khi roi sắt gãy, chàng nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc.

- Sự cương quyết trong ý chí của Thánh Gióng

+ Khi giặc chạy trốn, chàng quyết đuổi cùng tận đến núi Sóc Sơn.

=> Không để cho kẻ xâm lược nước Việt được sống.

- Không ham công vinh, vật chất, danh lợi tiền tài:

+ Khi đánh giặc xong, Thánh Gióng lên đỉnh núi cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.

31 tháng 7 2016

Mở bài:

- Thời gian kể chuyện cho bố mẹ nghe

. - Giới thiệu truyện mình sẽ kể

. Thân bài:

- Xác định thời gian ; địa điểm lúc xảy ra câu chuyện

- Nêu những nhân vật trong câu chuyện

- Diễn biến của câu chuyện

- Liên hệ bản thân

- Thái độ và lời khuyên của bô mẹ

Kết bài

- Không khí gia đình sau khi nghe câu chuyện em kể.

- Nêu cảm xúc và suy nghĩ của bạn thân.
 

31 tháng 7 2016

cảm ơn bạn nhiều nha

12 tháng 10 2021

Tham khảo:

1. Mở bài

Ca dao tục ngữ một thể loại rất đặc trưng của dân tộc VN, xuất hiện lâu đờiNội dung phản ánh chân thực, thơ bay bổng, không gò bó trong quy tắc, một phần trong đời sống dân ta xưaBài ca dao Cày đồng đang buổi ban trưa…dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần” đã trở nên bất hủ. 

2. Thân bài

Xúc tích chỉ có vỏn vẹn bốn dòng.Nỗi vất vả của người dân nước ta, quanh năm gắn bó với ruộng đồng, một nắng hai sương để làm ra hạt gạoTrong hai câu đầu tiên:Tả bức tranh chân thực sự cần cù lao động, sự cực nhọc của người dân trên những thửa ruộng dài xa tít tắp, rộng.Thời tiết nước ta lại vốn khá khắc nghiệt lúc mưa dầm, lũ ngập, lúc nắng gắt…. người làm nông nghiệp còn khổ gấp nhiều lầnThứ giúp sức cho người làm nông là cái cày và con trâu , tô đậm con người lên giữa không gian.Đều đặn sáng tinh mơ, những ngày mùa, người ta còn phải làm việc quên giờ giấc làm đất rồi phải gieo mạ, rồi cấy…Hình ảnh so sánh cụ thể, từ tượng thanh “thánh thót” rất nhiều, rất nhanh, việc khó khăn, tốn sức khỏe nhấtDùng cách nói cường điệu, sự xót xa, thương cảm cho người dân lao độngTrong hai câu tiếp theo:Lời nhắc nhở đầy ẩn ý sâu sắc.Khi thiên tai ập đến, những nỗi lo, miếng cơm manh áo của mình đang ở trên đồng, hi sinh sức lực của mình để chống hạn, chống ngập…Bát cơm đầy, những hạt gạo trắng đó mang công sức của người làm ra nó bằng bao mồ hôi, cả mệt mỏi, nước mắtSống có tình người, có đạo đức. Được thành quả phải luôn biết nhớ người làm ra nó. là đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” 

3. Kết bài

Câu chuyện về vấn đề “uống nước nhớ nguồn” vẫn đang được diễn ra hàng ngày.Biểu hiện cụ thể là sự trân trọng và biết ơn sâu sắc, biết bảo vệ, phát huy giá trị cao quý, những hành động đi ngược lại thì bị lên án và phê phán, nâng cao trách nhiệm giáo dục.