K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 5 2019

1.Mở bài

  • Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề nghị luận.

Bản đồ thế giới ghi tên Việt Nam, cả thế giới công nhận một đất nước bé nhỏ mà hùng cường với lòng yêu nước luôn cồn cào trong huyết quản mỗi con người Việt Nam. Chính lòng yêu nước ấy đã trở thành niềm tự hào của cả dân tộc.

2. Thân bài

a) Giải thích

  • Lòng yêu nước là tình yêu đối với nơi mình sinh ra, lớn lên, là yêu đồng bào, yêu Tổ Quốc. Lòng yêu nước được hình thành từ những tình cảm bình dị, gẫn gũi mà rất đỗi thiêng liêng. Ê-ren-bua đã từng khẳng định:” lòng yêu nhà, yêu làng xóm trở nên tình yêu Tổ quốc”. Yêu nước để rồi ta sống một cuộc sống đầy tình thân, tình nghĩa và luôn thường trực ước mong cho đất nước ngày càng phồn thịnh, phát triển.

b) Đặc điểm

  • Lòng yêu nước của nhân dân ta từ lâu đã trở thành một truyền thống quý báu được gìn giữ và phát triển. Lòng yêu nước của ta có lúc ẩn mình, có lúc lại bùng lên mãnh liệt, đem tất cả những thăng trầm gian khó, những đau thương mất mát đều hóa thành niềm tự hào hiêu hãnh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng viết:” Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.

c) Biểu hiện và ý nghĩa

  • Lòng yêu nước của dân tộc ta được biểu hiện rõ nhất trong các cuộc kháng chiến trong lịch sử.” Ta có quyền tự hào vì những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,...” Những vị anh hùng đó, họ đều là tiêu biểu cho một dân tộc Việt Nam. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, hàng triệu trái tim từ những cụ già râu tóc bạc phơ đến những em nhỏ, những kiều bào nước ngoài cungz đề hướng về lý tưởng của dân tộc: đánh giặc, giành lại độc lập, hòa bình cho đất nước. Những người mẹ, người bà, người chị nơi hậu phương “anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” không ngừng thi đua tăng gia sản xuất, chi viện lương thực thực phẩm cho bộ đội tiền tuyến. Trên khắp các chiến trường lửa bom ác liệt, các chiến sĩ quyết đem tất cả tinh thần, sức lực, máu xương cống hiến cho sự nghiệp giải phóng đất nước. Chính tình yêu nước mãnh liệt ấy đã trở thành nguồn sức mạnh kì diệu đem lại chiến thắng oanh liệt của dân tộc ta trước kẻ thù tàn bạo với vũ khí hiện đại.
  • Lòng yêu nước trong thời bình tuy không mãnh liệt nhưng được thể hiện rất rõ qua tình yêu thiên nhiên đất nước. Chúng ta yêu từng nhành cây, ngọn cỏ, ngọn núi, con sông, từng mái nhà. Yêu luôn cả những âm thanh trong trẻo bình dị gần gũi. Chúng ta yêu và bảo vệ nền hòa bình mà cha ông ta khi xưa đã hi sinh để giành lấy.
  • Yêu nước, chúng ta yêu cả con người- đồng bào máu thịt. Yêu những người thân thương, mến trẻ, kính già, biết ơn thầy cô, hiếu thảo với cha mẹ. Lòng yêu nước còn khiến ta thương cả những cảnh đời cơ nhỡ, bất hạnh, giúp đỡ những anh hùng liệt sĩ có công với cách mạng, những bệnh nhân hiểm nghèo,...

d) Mở rộng

  • Tuy nhiên đáng buồn là hiện nay vẫn còn những thanh niên sống với thứ tình cảm và tư tưởng sai lệch. Họ quên đi đất nước, chỉ nghĩ đến bản thân. Họ phán xét, chê trách, thậm chí là phá hoại đất nước nguồn cội của mình.

3. Kết bài

  • Nêu cảm nghĩ

Lòng yêu nước là thứ tình cảm thiêng liêng và vô cùng cần thiết đối với mỗi con người. Đất nước phát triển là nhờ vào tình yêu nước của nhân dân ta.

14 tháng 5 2019

I. Mở bài: giới thiệu tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Ví dụ:

Dân tộc ta từ xa xưa đã có tinh thần yêu nước và truyền thống đó dã trở thành truyền thống của dân tộc ta bao đời nay. Tinh thần yêu nước từ xa xưa đã thể hiện trong nhân dân ta là những anh hùng đã hi sinh vì sự nghiệp đấu tranh chống giặc ngoại xâm giành độc lập cho dân tộc, cho tổ quốc ta.

II. Thân bài: nghị luận tinh thần yêu nước của nhân dân ta

1. Lòng yêu nước là gì:

  • Ngày xưa : là đứng lên chống giặc ngoại xâm, hi sinh anh dũng vì sự nghiệp độc lậo tự do của dân tộc,….
  • Ngày nay : là xây dựng, bảo vệ tổ quốc, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình, yêu thương đùm bọc lẫn nhau,….

2. Biểu hiện của lòng yêu nước :

  • Cầm sung chiến đấu
  • Tăng gia sản xuất
  • Yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau

3. Những tấm gương có tinh thần yêu nước :

  • Võ Thị Sáu
  • Kim Đồng
  • Nguyễn Văn Thạc

4. Trách nhiệm của thế hệ trẻ hiện nay :

  • Dối với học sinh : ra sức học tập, nỗ lực rèn luyện phấn đấu trong học tập, rèn luyện thân thể, thể thao,….
  • Dối với nhân dân : ra sức bảo vệ, phản đối những thói hư tật xấu, những tệ nạn xã hội,….

III. Kết bài : nêu cảm nghĩ của em về tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Ví dụ :

Tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Chúng ra hãy ra sức phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc.

11 tháng 3 2022

                              THAM KHẢO

Bản sắc văn hóa dân tộc là giá trị cốt lõi nhất của nền văn hóa, thể hiện tâm hồn, cốt cách, tình cảm, lý trí, sức mạnh của dân tộc, tạo nên chất keo kết nối các cộng đồng người gắn bó, đoàn kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Những giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những động lực to lớn đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của quốc gia dân tộc.

Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được hình thành, phát triển gắn liền với lịch sử dựng nước, giữ nước và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý… của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng và để phân biệt sự khác nhau giữa dân tộc này với dân tộc khác trong cộng đồng nhân loại.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực còn có mặt tiêu cực của nó đó là nguy cơ xói mòn, phai nhạt và biến dạng hệ thống giá trị trong bản sắc văn hóa dân tộc, sự du nhập của lối sống tư sản, suy giảm thuần phong mĩ tục, sự chống phá của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Thanh niên là lực lượng xung kích, sáng tạo có vai trò quan trọng to lớn trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, họ là lực lượng trực tiếp tham gia bảo vệ, giữ gìn, bổ sung, phát triển và quảng bá những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc thông qua việc thực hiện nội dung, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, để phát huy vai trò của thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay chúng ta phải thực hiện có hiệu quả một số nội dung, biện pháp cơ bản sau:

Những giá trị tinh hoa văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc được xây dựng và ghi nhận bởi những chiến công hi sinh thầm lặng của biết bao thế hệ người dân Việt Nam. Nó là kết tinh những gì là tinh túy nhất của dân tộc để rồi chính những giá trị đó lại lung linh tỏa sáng, soi sáng con đường chúng ta đi. Không chỉ bây giờ mà mãi mãi về sau những giá trị tinh hoa văn hóa của dân tộc sẽ là hành trang, động lực để cho thanh niên Việt Nam chúng ta tiến vào kỷ nguyên mới tô thắm nên truyền thống ngàn năm văn hiến của dân tộc.

16 tháng 4 2022

Mb và kết bài bn  tự làm nha.

Thân bài:

  “Sang thu” thể hiện một bút pháp nghệ thuật thanh, nhẹ, tài hoa, diễn tả những cảm nhận, những rung động man mác, bâng khuâng của tác giả trước vẻ đẹp và sự biến đổi kì diệu của thiên nhiên trong buổi chớm thu.

-> Đối tượng được cảm nhận là cảnh sắc mùa thu nơi đồng quê trên miền Bắc đất nước ta.

Với thi sĩ Xuân Diệu thì tín hiệu đầu thu là sắc “mơ phai" của lá được bàn tay tạo hóa "dệt” nên giữa muôn ngàn cây:

“Đây mùa thu tới, mùa thu tới

Với áo mơ phai dệt lá vàng."

(Đây mùa thu tới)

-- > Nhưng với Hữu Thỉnh là “hương ổi" của vườn quê dược "'phả vào" trong làn gió thu se lạnh.

->Cái hương vị nồng nàn ấy nơi vườn nhà mà tuổi thơ mỗi chúng ta sẽ mang theo mãi trong tâm hồn, đi suốt cuộc đời:

“Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió dịu."

"Phả" nghĩa là bốc mạnh và tỏa ra thành luồng (Từ điển Tiếng Việt - Hoàng Phê). Hữu Thỉnh không tả mà chỉ gợi, đem dến cho người đọc những liên tưởng về màu vàng ươm, về hương thơm lừng, thơm ngát tỏa ra, bốc lên từ những trái ổi chín nơi vườn quê trong những ngày cuối hạ, đầu thu. Vì gió thu “se” lạnh, nên hương ổi mới thêm nồng nàn phả vào đất trời và hồn người.

+   “Hương ổi" được hữu hình trong bài “Sang thu" là một cái mới trong thơ, đậm dà màu sắc dân dã của Hữu Thỉnh.

Sau “hương ổi" và “gió se", nhà thơ nói đến sương thu. Cũng không phải là “Sương thu lạnh... Khói thu xây thành” trong “Cám thu tiền thu" của Tản Đà. Cũng chẳng phải là giọt sương lạnh và tiếng thu buồn những ngày xa xưa: “Cành cây sương đượm, tiếng trùng mưa phun” (Chinh phụ ngâm). Mà là sương thu chứa đầy tâm trạng “chùng chình” cố ý làm chậm chạp để kéo dài thời gian:

“Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về.”

Sương thu đã được nhân hóa; hai chữ “chúng chình" diễn tả rất thơ bước đi chầm chậm của mùa thu về.

-->Nếu các từ ngữ "bỗng nhận ra" biểu lộ cảm xúc ngạc nhiên thì hai chữ “hình như” thể hiện sự phỏng đoán một nét thu mơ hồ vừa chợt phát hiện và cảm nhận.

 dòng sông, bầu trời lại bắt đầu được miêu tả qua khổ thơ thứ hai tiếp theo:

“Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

 Vắt nửa mình sang thu."

Sông mùa thu trên miền Bắc nước ta nước trong xanh, êm đềm trôi: “Trắng xóa tràng giang, phẳng lặng tờ" (“Tức cánh chiều thu" - Bà Huyện Thanh Quan). Sông nước đầy nên mới “dềnh dàng”, nhẹ trôi như cố tình chậm chạp, thiếu khẩn trương, để mất nhiều thì giờ... Chim bay “vội vã", đó là những đàn cu ngói, những đàn sâm cầm, những đàn chim đối mùa, tránh rét, từ phương Bắc xa xôi bay về phương Nam. Trong số đàn chim bay “vội vã" ấy phải chăng có những đàn ngỗng trời mà nhà thơ Nguyễn Khuyến đã nói tới trong “Thu vịnh”:

“Một tiếng trên không ngỗng nước nào?"

Dòng sông, cánh chim, đám mây mùa thu đều được nhân hóa. Bức tranh thu trở nên hữu tình, chứa chan thi vị. Hữu Thỉnh không dùng những từ ngữ như: lang thang, lơ lửng, bồng bềnh, nhẹ trôi,... mà lại dùng chữ vắt.

"Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu."

Mây như kéo dài ra, vắt lên, đặt ngang trên bầu trời, buông thõng xuống. Câu thơ tả đám mây mùa thu của Hữu Thỉnh khá hay và độc đáo: cách chọn từ và dùng từ rất sáng tạo.

Khổ thơ cuối nói lên một vài cảm nhận và suy ngẫm của nhà thơ khi nhìn cảnh vật trong những ngày đầu thu:

“Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi”

Nắng, mưa, sấm, những hiện tượng của thiên nhiên trong thời điểm giao mùa: mùa hạ - mùa thu được Hữu Thỉnh cảm nhận một cách tinh tế. Các từ ngữ: vẫn còn, đã vơi dần, cũng bớt bất ngờ, gợi tả rất hay thời lượng và sự hiện hữu của sự vật, của thiên nhiên như nắng thu, mưa thu, tiếng sấm buổi đầu thu. Mùa hạ như còn níu giữ. Nắng, mưa, sấm mùa hạ như còn vương vấn hàng cậy và đất trời. Nhìn cảnh vật sang thu buổi giao mùa, từ ngoại cảnh ấy mà nhà thơ suy ngẫm về cuộc đời. "Sấm" và “hàng cây đứng tuổi là những ẩn dụ tạo nên tính hàm nghĩa của bài "Sang thu". Nắng, mưa, sấm là những biến động của thiên nhiên, còn mang ý nghĩa tượng trưng cho những thay đổi, biến đổi, những khó khăn thử thách trong cuộc đời. Hình ảnh “hàng cây đứng tuổi" là một ẩn dụ nói về lớp người đã từng trải, được tôi luyện trong nhiều gian khổ, khó khăn:

“Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi"

Hữu Thỉnh viết bài thơ “Sang thu" vào đầu những năm 80 của thế kỉ trước. Lúc bấy giờ, đất nước ta tuy đã được độc lập và thống nhất nhưng đang đứng trước nhiều khó khăn, thử thách mới về kinh tế, về xã hội. Hai câu kết bài thơ mang hàm nghĩa khẳng định bản lĩnh cứng cỏi và tốt đẹp của nhân dân ta trong những năm tháng gian khổ, khó khăn ấy.

5 tháng 2 2021

Lập dàn ý:

1. Mở bài:

- Xã hội càng ngày càng phát triển đời sống càng nâng cao song lại có nhiều tác nhân gây hại tới sức khỏe con người trong đó có hút thuốc lá.

2. Thân bài

- Gọi tên: Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe con người, trên mỗi bao thuốc lá đều có dòng chữ ” hút thuốc lá có thể gây ung thư phổi” vậy mà bất chấp điều cảnh báo ấy ta vẫn hút thuốc lá.

- Biểu hiện:

Người hút thuốc lá có mặt ở mọi nơi, mọi lúc, có hiện tượng răng vàng hoặc răng đen, ngón tay cầm thuốc chai lại, hơi thở khó chịu, mùi mồ hôi hôi thậm chí quần áo cũng bị ám mùi.

- Nguyên nhân:

+ Do con người thiếu ý thức phòng ngừa bênh tật

+ Chưa thấy hết tác hại của hút thuốc lá

+ Do thói quen giao tiếp hoặc di công việc quá căng thẳng, nặng nề, mệt mỏi, đòi hỏi có sự thư giãn

+ Do học đòi bắt chước, đua đòi với bạn bè

+ Do gia đình không quan tâm, không quản lý sâu sắc con cái

- Tác hại:

+ Ảnh hưởng đến sức khỏe của con người

+ Hút thuốc lá có thể hỏng hô hấp, dẫn đến hiện tượng đau ngực, tức ngực, khó thở, gây rỗ phổi, ung thư phổi.

+ Hút thuốc lá làm cho sức khỏe giảm sút nghiêm trọng

+ Tiêu hao túi tiền của người sử dụng, có thể số tiền dành cho thuốc lá không nhiều nhưng nếu như không hút thuốc lá ta có thể dùng số tiền đó vào việc hữu ích hơn.

+ Hút thuốc lá không chỉ có hại cho người sử dụng mà còn ảnh hưởng đến mọi người xung quanh, đối với trẻ nhỏ việc học đòi bắt chiếc hút thuốc lá không những nguy hại cho sức khỏe mà còn làm thay đổi tâm tính, có thể trở nên trộm cắp vặt để có tiền hút thuốc lá.

- Biện pháp

+ Cần tuyên truyền nhiều hơn về tác hại của thuốc lá trên các phương tiện truyền thông đại chúng, coi việc hút thuốc lá là hành vi không đẹp, nó biểu hiện của việc nghiện ngập.

+ Cần phân tích cho người thân, bạn bè hiểu được nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến ngày hôm nay mà còn ảnh hưởng về sau.

+ Có lệnh cấm ở những nơi công cộng, xử phạt thật nghiêm khắc với những người vi phạm và hạn chế sản xuất thuốc lá.

+ Gia đình cần phải quan tâm tới con cái nhiều hơn và cần phải theo dõi sát xao mọi hành động của con cái, nếu như lỡ hút thì phải ngăn chặn kịp thời.

+ Học sinh chúng ta khi còn ngồi trên ghế nhà trường yếu tố quan trọng nhất là bản thân phải có ý thức cao, chủ động không hút thuốc lá để giữ gìn sức khỏe của bản thân và gia đình.

c. Kết bài:

- Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe, tính mạng của con người, vì thế mà chúng ta hãy nói không với thuốc lá để cuộc sống tốt đẹp hơn.

 

5 tháng 2 2021

1. Mở bài

- Dẫn dắt vấn đề, khái quát vấn đề hút thuốc lá trong xã hội hiện nay. Nêu quan điểm, nhận định về hút thuốc lá có hại cho sức khỏe.

2. Thân bài

a) Nêu khái niệm thuốc lá

- Sản phẩm phổ biến trong xã hội

- Được làm từ nguyên liệu chứa nhiều chất độc hại, chất gây nghiện.

b) Thực trạng hút thuốc lá trong xã hội

+ Hút thuốc lá trở thành thói quen của nhiều người (đặc biệt là nam giới).

 

+ Người hút thuốc lá rất nhiều và ngày càng gia tăng (có thể nêu dẫn chứng số liệu).

+ Số lượng thuốc lá tiêu thụ mỗi ngày của một người hút thuốc lá rất cao ở các nước đang phát triển.(trong đó có Việt Nam).

+ Đối tượng hút thuốc lá ngày càng mở rộng ở nhiều tầng lớp, lứa tuổi,…(người trưởng thành, thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên,…).

c) Nguyên nhân hút thuốc lá:

- Áp lực trong công việc yêu cầu hút thuốc để giảm bớt căng thẳng (do thuốc lá có các thành phần gây kích thích thần kinh tạo cảm giác sảng khoái, tỉnh táo,…)

- Thói quen.

- Giá một số loại thuốc lá tương đối rẻ (dẫn chứng cụ thể).

- Tác hại, ảnh hưởng của thuốc lá rất chậm (chỉ bộc phát sau thời gian sử dụng lâu dài).

- Tâm lý thích khẳng định: hút theo trào lưu hoặc bị lôi kéo hút (chủ yếu ở lứa tuổi thanh thiếu niên).

- Các điều luật, quy định hạn chế tác hại của việc hút thuốc lá chưa hoàn thiện (tính răn đe chưa cao, biện pháp xử phạt chưa cụ thể,…)

d) Tác hại của việc hút thuốc lá:

 

- Hút nhiều thuốc lá gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bản thân (các loại bệnh ung thư phổi, gan, thanh quản, dạ dày,…).

- Ảnh hưởng đến sức khỏe của những người xung quanh do ảnh hưởng của việc hít phải khói thuốc lá (có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của phụ nữ, trẻ em,…).

- Gây khó chịu cho những người xung quanh (hơi thở có mùi khó chịu ở những người thường xuyên hút thuốc lá).

- Tốn kém nhiều chi phí cho việc mua thuốc lá (người nghiện thuốc lá sẽ hút thút thuốc lá với số lượng ngày càng nhiều, nhu cầu mua các loại thuốc lá mạnh có giá thành cao).

e) Lời khuyên:

- Cá nhân mỗi người nên có ý thức giữ gìn sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.

- Có nhiều phương thức hữu hiệu tuyên truyền tác hại của việc hút thuốc lá.

- Nhà trường và gia đình cần có biện pháp chặt chẽ trong việc quản lý thanh thiếu niên, tránh bị lôi kéo, dụ dỗ hút thuốc lá.

- Các bậc phụ huynh, người lớn nên làm gương cho giới trẻ (không hút thuốc lá trước mặt con em, hạn chế chúng tiếp xúc với thuốc lá).

- Các cơ quan nhà nước nên có những quy định và biện pháp hiệu quả để hạn chế, ngăn ngừa tác hại của việc hút thuốc lá.

3. Kết bài

- Khẳng định lại tính đúng đắn của vấn đề hút thuốc lá có hại cho sức khỏe.

- Đưa ra thông điệp, lời nhắn nhủ cho mọi người.