Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I. Mở bài:
Sơ lược về tác giả Nguyễn Quang Sáng và phong cách sáng tác.Vài nét về vị trí và nội dung của Chiếc lược ngà.II. Thân bài:
a. Nhan đề:
Nó là mơ ước của bé Thu và nó cũng tượng trưng cho tình cảm cha con sâu nặng của ông Sáu với cô bé Thu từ lúc còn sống cho đến cả lúc hy sinh.Là kỷ vật cuối cùng mà ông Sáu để lại cho con, đồng thời cũng khắc sâu nỗi đau đớn mà chiến tranh đã để lại trong mỗi gia đình, sự mất mát, đau thương, sự chia cắt.b. Nhân vật bé Thu:
* Trước lúc nhận cha:
Từ chối, bài xích tất cả mọi tình cảm sự chăm sóc mà ông Sáu dành cho cô bé (nêu dẫn chứng).Nguyên nhân: Bởi mặt ông Sáu có vết sẹo dữ tợn không giống người ba trong ảnh mà nó hằng nâng niu mong nhớ.=> Tái hiện được cái nghịch cảnh éo le mà chiến tranh đã gây ra cho mỗi con người, không phải chỉ là sự chịu đựng gian khổ của người lính nơi chiến trường mà đó còn là sự đớn đau, khổ sở của cả những con người ở hậu phương.
=> Đồng thời cũng thể hiện những nét tính cách đặc sắc của bé Thu, hồn nhiên, bướng bỉnh, cá tính và vô cùng yêu thương cha mình, đặc biệt cách mà bé Thu từ chối tình cảm của ông Sáu cũng là một cách để cô bé bộc lộ tình cảm yêu cha vô cùng sâu nặng, thắm thiết.
* Sau khi nhận cha:
Ôm hôn cha thắm thiết, tiếng gọi ba như xé cả không gian xé cả lòng người, thể hiện thứ tình cảm sâu nặng mà cô bé đã chôn giấu biết bao lâu.Mong muốn ông Sáu ở nhà không đi nữa => Không chỉ dừng lại ở sự yêu thương vô bờ bến với ông Sáu mà còn là nỗi sợ hãi vô hình, có lẽ rằng con bé đã linh cảm được lần đi này của ông Sáu là một đi không trở lại, thế nên nó không muốn để ông đi dù chỉ một chút, nó chỉ muốn ông ở nhà với nó, 8 năm trời xa cách đã để lại trong lòng nó quá nhiều nỗi nhớ thương sâu sắc.Chiếc lược ngà đã xóa tan hết mọi khoảng cách giữa hai cha con, là sợi dây gắn kết chặt chẽ tình cảm yêu thương gắn bó của cả hai người.c. Nhân vật ông Sáu:
* Khi trở về thăm nhà:
Là người lính chiến gặp bi kịch trong chính gia đình của mình đứa con gái bao lâu ông hằng mong nhớ không chịu nhận ông, thậm chí bài xích hết tất cả những gì ông muốn bù đắp cho cô bé. Điều đó khiến ông Sáu vô cùng đau khổ (nêu dẫn chứng).Sự đau khổ quá lớn khiến ông có hành động sai lầm, khi lỡ tay trách phạt con, điều đó vừa khiến bé Thu tổn thương, đồng thời càng làm cho trái tim ông đau đớn hơn, thậm chí nỗi hối hận kéo dài mãi đến tận lúc ông hy sinh.* Khi ở chiến trường:
Ông nhớ con đến quặn từng khúc ruột, thêm sự day dứt, hối hận vì một lần đánh con, làm tổn thương con bé khiến ông Sáu không ngừng buồn bã.Công việc chế tạo và nâng niu chiếc lược ngà tựa như nâng ước mơ con đã làm cho ông Sáu nguôi ngoai nỗi hối hận day dứt, đồng thời nỗi nhớ yêu con lại càng trở nên tha thiết.Ngày hy sinh ông Sáu vẫn chỉ còn tiếc nuối mãi một việc là chưa kịp trao tận tay chiếc lược ngà cho con gái.=> Tình yêu thương con vô bờ bến của ông Sáu, đồng thời phản ánh một cách vô cùng sâu sắc những nỗi đau, những bi kịch mà chiến tranh để lại trong cuộc đời người lính.
Bình đẳng giới là một vấn đề không quá mới lạ thế nhưng đã tồn tại và gây nên nhiều tranh cãi trên phạm vi toàn thế giới đã từ rất lâu. Quan niệm về bình đẳng giới đã thấm sâu vào tư tưởng của từng dân tộc và mỗi nơi lại có một tư tưởng khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay bình đẳng giới đã từng ngày thể hiện được vai trò của mình và thay đổi cách nhìn của toàn thế giới.
Bình đẳng giới là sự công bằng trong cách đối xử giữa nam và nữ, họ đều có vai trò ngang nhau; được tạo điều kiện và cơ hội học tập rèn luyện và phát triển năng lực như nhau; có quyền như nhau trong hưởng thụ những thành quả kinh tế, văn hóa, xã hội; có trách nhiệm và quyền lợi như nhau…Đó là một sự tiến bộ về nhận thức của xã hội. Sự tiến bộ ấy là hoàn toàn tích cực khi mà bình đẳng giới không chỉ đơn thuần là mang đến sự công bằng cho nữ giới mà còn thay đổi cả một hệ tư tưởng về quyền con người. Xưa kia khi bình đẳng giới vẫn còn là một điều hoàn toàn xa lạ, nữ giới luôn bị coi thường và bị coi là không bằng nam giới về mọi mặt. Những người phụ nữ thời xưa thường không được đi học, họ phải ở nhà làm việc nhà và thậm chí còn có những người bị đánh đập, hành hạ, mua bán rẻ mạt và mất hết quyền công dân. Mặc dù họ có giỏi đến cỡ nào cũng vẫn bị xem thường chứ không được trọng dụng. Trọng nam khinh nữ là câu nói thể hiện rõ nhất sự bất bình đẳng giới khi xưa. Từ đó tạo nên một hệ tư tưởng phong kiến rằng phụ nữ chỉ là những người quán xuyến những việc nhỏ, những việc không cần đến sức lực chứ không hề có tài và khả năng làm việc lớn. Thế nhưng hiện nay, bình đẳng giới đã xóa tan đi hủ tục đó. Thành quả và công sức của người phụ nữ được trọng dụng, thậm chí là hơn cả nam giới trong nhiều trường hợp. Có thể chúng ta đã biết nhưng thủ tướng tài ba, những vĩ nhân nổi tiếng thế giới là phụ nữ. Hay như chính trong những trang sử hào hùng của người Việt, có biết bao người phụ nữ từ Hai Bà Trưng đến Võ Thị Sáu, họ đều là nữ giới nhưng biết bao con người trên thế giới này phải nhìn lên ngưỡng mộ và khâm phục họ.
Bổ sung thêm:
Người phụ nữ dũng cảm tới mức mà chăm sóc, nuôi dạy và bảo vệ con cái mà ko có người đàn ông bên cạnh.
Tham khảo :
1. Phân tích đề- Kiểu bài: dạng bàiphân tích nhân vậttrong tác phẩm văn học.
- Vấn đề nghị luận: Hình tượng nhân vật anh thanh niêntrongLặng lẽ Sa Pa
- Phạm vi dẫn chứng, tư liệu: các căn cứ, hình ảnh, chi tiết, câu nói...thuộc phạm vi văn bảnLặng lẽ Sa Pacủa Nguyễn Thành Long.
2. Xác lập luận điểm, luận cứ- Luận điểm 1:Giới thiệu tình huống truyện
- Luận điểm 2:Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên
- Luận điểm 3:Những nét đẹp trong cách sống, suy nghĩ, hành động
+Vượt lên hoàn cảnh sống khắc nghiệt
+Hành động, việc làm đẹp
+ Phong cách sống cao đẹp
3. Sơ đồ tư duy cách làm4.Chi tiết dàn ý phân tích anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Paa) Mở bài
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long và tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa.
Ví dụ: Truyện ngắnLặng lẽ Sa Pacủa tác giả Nguyễn Thành Long lấy cảm hứng từ chuyến đi thực tế ở Lào Cai và nhân vật anh thanh niên đang làm nhiệm vụ khí tượng chính là hình ảnh trung tâm, ca ngợi những đóng góp thầm lặng của những người lao động trong công cuộc xây dựng đất nước.
b) Thân bài
* Giới thiệu tình huống truyện
- Cuộc gặp gỡ giữa anh thanh niên làm việc ở một mình trên trạm khí tượng với bác lái xe, ông kĩ sư và cô họa sĩ trên chuyến xe lên Sa Pa.
- Tình huống truyện đặc sắc, tạo điều kiện bộc lộ tư tưởng, quan điểm của tác giả khi ngợi ca con người lao động.
* Phân tích nhân vật anh thanh niên
- Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên
+ Làm công tác khí tượng kiêm vật líđịa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 m, quanh năm sống với hoa cỏ
+ Công việc của anh: đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dựa vào công việc dự báo trước thời tiếthằng ngày, phục vụ sản xuất và chiến đấu
+ Công việc đòi hỏi tỉ mỉ, chính xác cũng như tinh thần trách nhiệm cao (nửa đêm đi ốp dù trời mưa tuyết, giá lạnh)
=> Điều gian khổ nhất chính là vượt qua nỗi cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng chỉ sống trên đỉnh núi một mình.
- Những nét đẹp trong cách sống, suy nghĩ, hành động và quan hệ tình cảm với mọi người
+ Vượt lên hoàn cảnh sống khắc nghiệt, anh có suy nghĩ rất đẹp:
Với công việc khắc nghiệt gian khổ, anh luôn yêu và mong muốn được làm việc ở điều kiện lý tưởng (đỉnh cao 3000m)Anh có những suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc về cuộc sống con người: khi ta làm việc, ta với công việc là một, sao lại gọi là một mình đượcAnh thấu hiểu nỗi vất vả của đồng nghiệpQuan niệm về hạnh phúc của anh thật đơn giản và tốt đẹp+ Hành động, việc làm đẹp
Mặc dù chỉ có một mình không ai giám sát nhưng anh luôn tự giác hoàn thành nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao (nửa đêm đúng giờ ốp dù mưa gió thế nào anh cũng trở dậy ra ngoài trời làm việc một cách đều đặn và chính xác 4 lần trong một ngày)+ Anh thanh niên có phong cách sống cao đẹp
Anh có nếp sống đẹp khi tự sắp xếp công việc, cuộc sống của mình ở trạm một cách ngăn nắp: có vườn rau xanh, có đàn gà đẻ trứng, có vườn hoa rựcĐó là sự cởi mở chân thành với khách, quý trọng tình cảm của mọi ngườiAnh còn là người khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc của mình có những đóng góp chỉ là nhỏ bé=> Chỉ bằng những chi tiết và chỉ xuất hiện trong một khoảnh khắc của truyện, tác giả phác họa được chân dung nhân vật chính với vẻ đẹp tinh thần, tình cảm, cách sốngvà những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa công việc.
+ Anh thanh niên đại diện cho người lao động
Anh thanh niên là đại diện chung cho những người lao động nhiệt huyết, sống đẹp, cống hiến vì Tổ quốc một cách thầm lặng, vô tư.Những con người khiêmtốn, giản dị, trung thực, âm thầm thực hiện công việc nhiệm vụ được giao.c) Kết bài
- Nêu cảm nhận hình tượng anh thanh niên: Hình tượng nhân vật anh thanh niên miệt mài, hăng say lao động vì lợi ích đất nước, có sức lan tỏa tới những người xung quanh.
- Tác giả rất thành công khi xây dựng hình tượng nhân vật anh thanh niên cùng những người đồng nghiệp thầm lặng cống hiến sức trẻ, thanh xuân cho đất nước, dân tộc.
- Nhắc nhở thế hệ trẻ lòng biết ơn, trách nhiệm với vận mệnh quốc gia.
» Tham khảo thêm:Phân tích nhân vật anh thanh niênngắn gọn
Tham khảo:
I. Mở bài
– Giới thiệu tác giả: Nguyễn Du nhà thơ thiên tài của dân tộc, ông đã có nhiều đóng góp cho kho tàng văn học dân tộc.
– Giới thiệu tác phẩm: Truyện Kiều là kiệt tác bất hủ viết về cuộc đời của Thúy Kiều – người con gái tài hoa bạc mệnh.
II. Thân bài
– Thúy Kiều người con gái có vẻ đẹp tuyệt sắc giai nhân khiến “mây thua nước tóc”, “liễu hờn kém xanh”
=> Vẻ đẹp khiến nhiên nhiên cũng phải ganh tị
– Thúy Kiều vừa có sắc vừa có tài năng cầm, kì, thi, họa
– Số phận chung của người phụ nữ xưa phải chịu những tủi cực, khó khăn, sự bất công của xã hội. Cuộc đời của họ như tấm lụa đào phất phơ giữa chợ, như thân bèo trôi nổi vô định không biết trôi dạt về đâu
– Những đức tính cao đẹp của Thúy Kiều đại diện cho người phụ nữ xưa dưới chế độ phong kiến
+ Chữ hiếu: Thúy Kiều thật đáng thương khi rơi vào hoàn cảnh gia đình tan tác, nàng đã phải hy sinh chính hạnh phúc của mình để cứu lấy gia đình, cứu lấy cha -> Đặt chữ hiếu lên hàng đầu, gạt bỏ tình yêu với Kim Trọng -> Nàng bán thân mình để chuộc cha
=> Hành động chứng minh được lòng hiếu thảo, đức hy sinh – đức tính cao đẹp của người phụ nữ trong xã hội khi bị đẩy đến bước đường cùng.
+ Chữ nghĩa: Đối với tình yêu thì Thúy Kiều là một người chung thủy, son sắc. Nàng luôn khao khát một tình yêu đẹp, một tình yêu đúng nghĩa. Nhưng trải qua những mối tình khác nhau càng khiến Kiều thêm thấm thía:
Mối tình với Kim Trọng: vì chữ hiếu mà không được trọn vẹn
Mối tình với Thúc Sinh: Kiều nếm trải thân phận “kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng” => tình cảnh điển hình của phụ nữ xã hội phong kiến.
Mối tình với Từ Hải: một mối tình trọn vẹn nhưng ngắn ngủi, người đã giúp Kiều giải oan
III. Kết luận
– Nhân vật Kiều là nhân vật điển hình cho hình tượng người phụ nữ xưa -> Ca ngợi phẩm giá của người phụ nữ
– Tố cáo, lên án xã hội phong kiến thối nát.
Tham khảo
Dàn ý:
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Trước sự phát triển của xã hội và quá trình hội nhập ra thế giới, tiếng Việt cũng cần phải đổi mới hơn, đa dạng và phong phú hơn đáp ứng yêu cầu của thời đại, tuy nhiên việc quan trọng hàng đầu chính là dù trong hoàn cảnh nào của xã hội cũng phải gìn giữ được sự trong sáng vốn có của tiếng Việt.
2. Thân bài
* Giải thích khái niệm:
-Trong sáng là gì?
-Sự trong sáng trong tiếng Việt là gì?
-Có những chuẩn mực và quy tắc chung của tiếng Việt
-Không pha tạp, hòa nhập nhưng không hòa tan
-Sự sáng tạo phải tuân theo quy tắc
-Đảm bảo tính văn hóa, lịch sự, đạo đức trong tiếng Việt
* Làm thế nào để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt?
-Tôn trọng và giữ gìn giá trị của tiếng Việt
-Cân nhắc trong sử dụng tiếng Việt, không lai tạp tùy tiện
-Thường xuyên rèn luyện sử dụng tiếng Việt
-Sử dụng tiếng Việt một cách chuẩn mực, lịch sự
3. Kết bài
Khẳng định vai trò của việc gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt: Tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia của chúng ta, gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt là bảo vệ tiếng Việt, bảo vệ ngôn ngữ chính là bảo vệ tiếng nói của dân tộc, bảo vệ đất nước.
Bài làm
Đã là người con của dân tộc Việt Nam, ai cũng có trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, nhưng đặc biệt hơn cả là giới trẻ ngày nay. Bởi đây là thế hệ có tư tưởng mở, dễ tiếp thu, dễ bị ảnh hưởng quá nhiều bởi các tư tưởng bên ngoài, đồng thời đây cũng là chủ nhân tương lai của đất nước. Phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt vì đây là thứ ngôn ngữ mẹ đẻ, là thứ để phân biệt giữa dân tộc Việt Nam với các dân tộc khác trên thế giới. Để thực hiện được trọng trách này, trước hết giới trẻ phải có sự tôn trọng tiếng nói, ý thức được tầm quan trọng của việc phải gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt. Nếu không nhận thức đúng đắn sẽ dẫn đến những sai lệch trong bảo vệ và gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt. Bên cạnh đó phải tích cực trau dồi vốn ngôn ngữ tiếng Việt của mình, làm phong phú thêm khả năng tiếng Việt của chính bản thân mình. Bởi vậy, chúng ta cần sử dụng lời ăn tiếng nói một cách đúng đắn, không nói năng hàm hồ, dùng từ thô thiển, kích động.