Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Từ lâu, thế hệ thanh niên chúng ta đã được nghe về “5 điều Bác Hồ” dạy về những đức tính làm người khác nhau, và một trong số đó chính là “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Đây là điều thứ 5 trong bộ “5 điều Bác Hồ dạy” ấy, vậy thì trước hết chúng ta cần hiểu, từng đức tính ấy nghĩa là như thế nào? Khiêm tốn là khiêm nhường, từ tốn, không tự đề cao bản thân mình, đặt mình ở một vị trí vừa phải và luôn không ngừng học tập từ những người xung quanh. Thật thà là không dối trá, nói những điều thẳng thắn đúng với sự thật hoặc đúng với suy nghĩ, lương tâm của mình. Và bên cạnh đó, dũng cảm tức là can đảm, không run sợ, nao núng, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Cả ba đức tính trên đều là những đức tính tốt và cần thiết mà Bác đã đặt ra và khuyên răn thế hệ hôm nay cần phấn đấu và noi theo. Thật vậy, trước tiên, con người ta cần khiêm tốn vì trong cuộc sống, không phải lúc nào con người ta cũng có thể ở trên đỉnh cao danh vọng, nếu như ta cứ không ngừng tự đề cao bản thân, khoe khoang mọi thứ, khinh thường những người khác thì khi ta thất bại, ta sẽ bị mọi người xung quanh chế giễu, chỉ trích, chê bai và quay lưng. Khi ta biết sống một cách khiêm nhường, không đánh giá bản thân mình quá cao, ta sẽ có thể đặt ra mục tiêu để không ngừng phấn đấu và học hỏi, được mọi người xung quanh giúp đỡ, quý mến. Tiếp đến, tại sao sao cần thật thà trong cuộc sống? Vì thật thà sẽ luôn nhận được sự tín nhiệm, tin tưởng từ những người xung quanh, gây dựng được chữ “tín” . Một kẻ dối trá hay thảo mai , nói không giữ lời sẽ không bao giờ được chào đón, bị mọi người xa lánh, làm sứt mẻ những mối quan hệ, đôi khi gây ra những hậu quả to lớn. Và rất cần thiết khi mỗi người cần phải có sự dũng cảm vì có dũng cảm ta mới dễ dàng vượt qua mọi thử thách khó khăn trong cuộc sống, dám can đảm, đủ bản lĩnh để đối mặt với bất kỳ kết quả nào thay vì dễ run sợ, tự ti vào bản thân khi gặp thất bại. Những con người có cả ba đức tính khiêm tốn, thật thà, dũng cảm sẽ luôn được người khác tín nhiệm, chào đón, giúp đỡ. Thế hệ cha anh chúng ta trong thời chiến với những tấm gương sáng như Kim Đồng, Nguyễn Trung Trực,..chính là minh chứng tiêu biểu cho điều đó. Vậy nên, lời dạy của Bác Hồ đặt ra cho chúng ta yêu cầu cần phải không ngừng rèn luyện bản thân mình, đặc biệt là với thế hệ học sinh, thanh niên học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh hôm nay. Không ngừng nỗ lực tu dưỡng đạo đức, ý chí vượt qua mọi khó khăn, lỗi lầm, luôn thật thà, giữ chữ tín trong mọi công việc, học tập, học hỏi những điều hay, lẽ phải từ cuộc sống xung quanh,..Một thế hệ tốt mới có thể đem lại những điều tốt đẹp cho tương lai đất nước. Chúng ta, những chủ nhân của đất nước tương lai, ngay bây giờ cần noi gương, và nghe theo những lời dạy của Bác cũng như giữ gìn và phát huy hết mình lời dạy ấy dù là hiện tại hay tương lai.
Bác Hồ lãnh tụ của dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới. Bác không chỉ cống hiến cho đất nước bằng sự nghiệp chính trị mà còn để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn thể chúng ta. Tình yêu thương của bác dành cho toàn thể nhân loại, đặc biệt đối với thiếu niên nhi đồng. Biểu hiện của tình yêu ấy là năm điều Bác Hồ dạy, trong đó có : Khiêm tốn, thật thà , dũng cảm. Chúng ta cùng đi tìm hiểu ý nghĩa lời dạy của Bác để thực hiện tốt điều răn dạy ấy là ta đã không phụ tấm lòng thương yêu của Bác. Thế nào là khiêm tốn, thật thà, dũng cảm. Khiêm tốn là không tự đề cao, không coi thường người khác, không khoe khoang, thấy được cái non kém của bnar thân, có ý thức học bạn bè và mọi người. Thật thà là không gian dối, nói đúng sự thực, ngay thẳng ở mọi lúc, mọi nơi. Dũng cảm là gan dạ, dám nghĩ dám làm, dám chịu, không ươn hèn, không sợ quyền uy, bạo lực. Vì sao chúng ta phải có các đức tính ấy. bởi lẽ, có các đức tính ấy ta được mọi người kính trọng , được mọi người yêu mến. Nếu tài giỏi mà kiêu ngạo sẽ làm mọi người xa lánh ta. Nếu ta gian dối mọi người sẽ không tin tưởng, coi thường ta. Trong học tập và công tác, ta gặp nhiều khó khăn, không dũng cảm làm sao hoàn thành dduocj các nhiệm vụ. Đó là cơ sở là rèn luyện phẩm chất cao quý như lòng trung thành, sự tận tụy, hi sinh vì đất nước, có tác phong gần gũi và học tập quần chúng để ngày càng được tiến bộ. Các bạn học sinh giỏi toàn quốc vẫn khiêm tốn học tập, rèn luyện. Các nhà bác học vẫn khiêm tốn trả lời: “ Bác học không có nghĩa là nghừng học”(lê nin) Là một học sinh, là đội viên ta luôn ghi nhớ lời dạy của Bác và cố gắng rèn luyện thường xuyên. Khiêm tốn ta sẽ học hỏi biết bao tấm gương sáng từ các bạn chung quanh ta: học giỏi, nghèo vượt khó, trung thực trong công tác, làm bài, dũng cảm cứu bạn không biết bơi…. Đây là lời răn dạy quý báu, biểu hiện tình thương yêu của Bác. Thực hiện điều dạy của Bác ta sẽ trở thành cháu ngoan Bác hồ. Năm điều Người dạy là ánh đuốc soi đường cho ta rèn luyện thành người tốt, người hữu dụng của đất nước.
Bác Hồ lãnh tụ của dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới. Bác không chỉ cống hiến cho đất nước bằng sự nghiệp chính trị mà còn để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn thể chúng ta. Tình yêu thương của bác dành cho toàn thể nhân loại, đặc biệt đối với thiếu niên nhi đồng. Biểu hiện của tình yêu ấy là năm điều Bác Hồ dạy, trong đó có : Khiêm tốn, thật thà , dũng cảm. Chúng ta cùng đi tìm hiểu ý nghĩa lời dạy của Bác để thực hiện tốt điều răn dạy ấy là ta đã không phụ tấm lòng thương yêu của Bác.
Thế nào là khiêm tốn, thật thà, dũng cảm. Khiêm tốn là không tự đề cao, không coi thường người khác, không khoe khoang, thấy được cái non kém của bnar thân, có ý thức học bạn bè và mọi người. Thật thà là không gian dối, nói đúng sự thực, ngay thẳng ở mọi lúc, mọi nơi. Dũng cảm là gan dạ, dám nghĩ dám làm, dám chịu, không ươn hèn, không sợ quyền uy, bạo lực.
Vì sao chúng ta phải có các đức tính ấy. bởi lẽ, có các đức tính ấy ta được mọi người kính trọng , được mọi người yêu mến. Nếu tài giỏi mà kiêu ngạo sẽ làm mọi người xa lánh ta. Nếu ta gian dối mọi người sẽ không tin tưởng, coi thường ta. Trong học tập và công tác, ta gặp nhiều khó khăn, không dũng cảm làm sao hoàn thành dduocj các nhiệm vụ. Đó là cơ sở là rèn luyện phẩm chất cao quý như lòng trung thành, sự tận tụy, hi sinh vì đất nước, có tác phong gần gũi và học tập quần chúng để ngày càng được tiến bộ. Các bạn học sinh giỏi toàn quốc vẫn khiêm tốn học tập, rèn luyện. Các nhà bác học vẫn khiêm tốn trả lời: “ Bác học không có nghĩa là nghừng học”(lê nin)
Là một học sinh, là đội viên ta luôn ghi nhớ lời dạy của Bác và cố gắng rèn luyện thường xuyên. Khiêm tốn ta sẽ học hỏi biết bao tấm gương sáng từ các bạn chung quanh ta: học giỏi, nghèo vượt khó, trung thực trong công tác, làm bài, dũng cảm cứu bạn không biết bơi….
Đây là lời răn dạy quý báu, biểu hiện tình thương yêu của Bác. Thực hiện điều dạy của Bác ta sẽ trở thành cháu ngoan Bác hồ. Năm điều Người dạy là ánh đuốc soi đường cho ta rèn luyện thành người tốt, người hữu dụng của đất nước.
Yêu tổ quốc yêu đồng bào
Học tập tốt lao động tốt
Đoàn kết tốt kỉ luật tốt
Khiêm tốn thật thà dũng cảm
quốc: nước
yêu tổ quốc yêu đông bào
hộc tập tốt lao động tốt
đoàn hết tốt kỉ luật tốt
khiêm tốn thật thà dũng cảm
quốc: nước
- Nhan đề của bài văn có tác dụng nêu lên vấn đề giải thích: Lòng khiêm tốn.
- Những câu ở dạng định nghĩa:
+ Lòng khiêm tốn có thể được coi là một bản tính căn bản cho con người trong nghệ thuật xử thế và đối đãi với sự vật.
+ Con người khiêm tốn bao giờ cũng là người thường thành công trong lĩnh vực giao tiếp với mọi người.
+ Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng về phía tiến bộ, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao giờ cũng không ngừng học hỏi.
+ ... con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự mình đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người.
Cách giải thích:
+ Để giải thích về "lòng khiêm tốn", tác giả đã nêu ra những nhận định mang tính định nghĩa về lòng khiêm tốn, liệt kê các biểu hiện của lòng khiêm tốn, so sánh giữa người khiêm tốn và kẻ không khiêm tốn. Đây cũng chính là các cách giải thích.
+ Chỉ ra cái lợi của khiêm tốn - cái hại của không khiêm tốn, nguyên nhân của thói không khiêm tốn chính là nội dung giải thích.
Vậy giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ,... cần được giải thích, qua đó nâng cao nhận thức, bồi dưỡng trí tuệ, tình cảm cho con người. Để giải thích một vấn đề nào đó, người ta thường sử dụng cách nêu định nghĩa, liệt kê những biểu hiện, so sánh với các hiện tượng cùng loại khác, chỉ ra cái lợi, cái hại, nguyên nhân, hậu quả, cách phát huy hoặc ngăn ngừa,... Không nên dùng những cái khó hiểu hoặc không ai hiểu để giải thích những điều người ta chưa hiểu, cần hiểu.
I. Mở bài: giới thiệu giờ ra chơi của trường em đang học
Trong cuộc đời mỗi chúng ta, ai cũng đều trải qua thời cắp sách đến trường. mười hai năm học, một quãng thời gian vô cùng dài của một đời người. quảng thời gian đó, mang lại cho chúng ta vui buồn, bao cảm xúc khác nhau. Nhưng dù bạn học bất kì trường nào bạn đã từng trải qua những giây phút thư thái và thoải mái của giờ ra chơi. đó thời gian gian chúng ta có thể làm rất nhiều điều với bạn bè, thầy cô và mái trường thân yêu của chúng ta.
II. Thân bài: tả trường em giờ ra chơi
1. Tả bao quát giờ ra chơi
- Sân trường tấp nập ngươi
- Tiếng ồn vang khắp nơi
- Ai cũng vui vẻ chơi cùng các bạn
2. Tả chi tiết giờ ra chơi
a. Tả người giờ ra chơi
- Mọi người chơi các trò chơi khác nhau
- Người thì chơi đá cầu, người thì bịt mắt bắt dê, người thì nhảy dây,…
- Những ai không thích chơi thì ngồi ghế đá tám với bạn bè hoặc đọc sách,….
- Trường lúc này âm thanh hỗn độn, ồn ào, không phân biệt được giọng của ai
- Cả sân trường nhộn nhịp vui vẻ
b. Tả cảnh giờ ra chơi
- Cây cối đong đưa theo gió, thôi những cơn gió mát lành khiến giò ra chơi them phấn khởi
- Chim kêu rả rich
c. Cảnh sân trường sau giờ ra chơi
- Sân trường yên ắng hẳng
- Không một bóng người
- Chỉ nghe những tiếng giảng bài của thầy cô giáo
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về trường về giờ ra chơi
- Em rất thích giờ ra chơi
- Giờ ra chơi giúp em bớt căng thẳng, mệt mỏi sau giờ học
Vì sao chúng ta phải có các đức tính ấy. bởi lẽ, có các đức tính ấy ta được mọi người kính trọng , được mọi người yêu mến. Nếu tài giỏi mà kiêu ngạo sẽ làm mọi người xa lánh ta. Nếu ta gian dối mọi người sẽ không tin tưởng, coi thường ta. Trong học tập và công tác, ta gặp nhiều khó khăn, không dũng cảm làm sao hoàn thành được các nhiệm vụ. Đó là cơ sở là rèn luyện phẩm chất cao quý như lòng trung thành, sự tận tụy, hi sinh vì đất nước, có tác phong gần gũi và học tập quần chúng để ngày càng được tiến bộ. Các bạn học sinh giỏi toàn quốc vẫn khiêm tốn học tập, rèn luyện. Các nhà bác học vẫn khiêm tốn trả lời: “ Bác học không có nghĩa là ngừng học”(lê nin)
Là một học sinh, là đội viên ta luôn ghi nhớ lời dạy của Bác và cố gắng rèn luyện thường xuyên. Khiêm tốn ta sẽ học hỏi biết bao tấm gương sáng từ các bạn chung quanh ta: học giỏi, nghèo vượt khó, trung thực trong công tác, làm bài, dũng cảm cứu bạn không biết bơi….
Đây là lời răn dạy quý báu, biểu hiện tình thương yêu của Bác. Thực hiện điều dạy của Bác ta sẽ trở thành cháu ngoan Bác hồ. Năm điều Người dạy là ánh đuốc soi đường cho ta rèn luyện thành người tốt, người hữu dụng của đất nước.