Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Người hùng là chỉ những người tài giỏi hơn người, có khả năng phi thường khiến người người ngưỡng mộ.
- Ân nhân là: ân là ơn, nhân là người -> người mình chịu ơn sâu.
Em giải nghĩa từ anh hùng bằng cách thể hiện khái niệm mà từ biểu thị, còn từ ân nhân là giải thích ý nghĩa của từng thành tố.
Mở bài:
- Giới thiệu về cuộc gặp gỡ.
- Em thay mặt các bạn phát biểu ý kiến.
Thân bài:
- Địa điểm của cuộc gặp gỡ? Cuộc gặp gỡ đó diễn ra như thế nào?
- Tại buổi gặp đó, em đã phát biểu những suy nghĩ gì?
+ Về những gian khổ, khó khăn, vất vả của thế hệ cha anh.
+ Về tinh thần dũng cảm, kiên cường, bất khuất của thế hệ cha anh.
+ Niềm tự hào về thế hệ cha anh.
+ Trách nhiệm của bản thân với đất nước.
Kết bài:
- Cảm nhận về cuộc gặp gỡ.
- Bài học cho bản thân.
Hướng dẫn
I. Mở bài:
- Tình cảm gia đình là những tình cảm thân thương, gắn bó trong tâm hồn của mỗi con người, nó đã trở thành một đề tài quen thuộc trong văn học.
- Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là bài ca về tình phụ tử thiêng liêng trong hoàn cảnh chiến tranh tàn khốc.
II. Thân bài:
1. Tình cảm của cha con ông Sáu:
a. Chiến tranh đã gây ra cảnh chia li cho gia đình ông Sáu:
- Ông Sáu đi kháng chiến khi đứa con đầu lòng (bé Thu) chưa đầy một tuổi.
- Ở chiến khu, ông nhớ con nhưng chỉ được nhìn con qua tấm ảnh nhỏ.
- Bé Thu dần lớn lên trong tình yêu của má nhưng em chưa một lần được gặp ba, em chỉ biết ba qua tấm hình chụp chung với má.
b. Chiến tranh đã không thể chia cắt được tình cảm gia đình, tình phụ tử thiêng liêng:
* Bé Thu rất yêu ba:
- Em cương quyết không nhận ông Sáu là cha (khi thấy ông không giống với người trong tấm hình chụp chung với má).
- Em phản ứng một cách quyết liệt, thậm chí còn xấc xược, bướng bỉnh (để bảo vệ tình yêu em dành cho ba…).
- Em ân hận trằn trọc không ngủ được khi được ngoại giảng giải.
- Lúc chia tay, em gọi “ba”, hôn cả lên vết thẹo dài đã từng làm em sợ hãi, em không cho ba đi…
* Ông Sáu luôn dành cho bé Thu một tình yêu thương đặc biệt:
- Khi xa con, ông nhớ con vô cùng.
- Khi được về thăm nhà, ông không đi đâu, chỉ quanh quẩn ở nhà để được gần con.
- Ông vô cùng đau khổ khi thấy con lạnh lùng (khi con cương quyết không chịu gọi “ba”).
- Ông dồn hết tình yêu thương con vào việc tự tay làm chiếc lược ngà cho con.
- Ân hận vì đã đánh con.
- Trước khi nhắm mắt, ông cố gửi cho con kỉ vật cuối cùng...
2. Suy nghĩ về tình cảm gia đình trong chiến tranh
- Cảm động trước tình cha con sâu nặng.
- Là tình cảm thiêng liêng của mỗi con người.
- Trong hoàn cảnh chiến tranh tàn khốc, tình cảm gia đình càng được thử thách càng trở nên thiêng liêng hơn.
- Tình cảm gia đình tạo nên sức mạnh, nghị lực, niềm tin để con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
- Tình cảm gia đình, tình cha con đã hòa quyện trong tình yêu quê hương đất nước.
III. Kết bài
- "Chiếc lược ngà" – một câu chuyện xúc động về tình phụ tử thiêng liêng trong chiến tranh.
- Câu chuyện thêm một lần nữa khẳng định tình cảm gia đình, tình cha con...luôn bất diệt trong mọi hoàn cảnh.
Câu 1: Truyền kỳ mạn lục: Ghi chép tản mạn những chuyện kỳ lạ được lưu truyền.
Câu 2:
- Chi tiết Vũ Nương chỉ cái bóng của mình rồi nói với đứa con là Cha Đản chứng tỏ:
+ Vũ Nương là một người mẹ rất thương con, không muốn cho con thiếu thốn tình cảm của cha.
+ Vũ Nương là một người vợ thủy chung với chồng, lúc nào cũng nghĩ đến chồng.
+ Vũ Nương rất cô đơn chỉ biết chỉ biết truyện trò cùng bóng.
- Việc đưa vào những yếu tố kì ảo, để Vũ Nương hiện hồn về trong chốc lát có làm dịu đi chút ít tính bi kịch.