K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 5 2018

Đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp có tên khai sinh Võ Giáp, bí danh: Văn.

Sinh ngày 25/8/1911 tại xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

Từ năm 1925 đến 1926, đồng chí tham gia phong trào học sinh ở Huế, năm 1927 tham gia Đảng Tân Việt cách mạng (một tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Đông Dương, nay là Đảng Cộng sản Việt Nam).

Năm 1930, đồng chí bị địch bắt và kết án 2 năm tù. Sau khi ra tù, đồng chí tiếp tục hoạt động tuyên truyền, gây cơ sở cách mạng trong thanh niên, học sinh. Năm 1936, đồng chí hoạt động trong phong trào dân chủ bán hợp pháp của Đảng ở Hà Nội; là biên tập viên các báo của Đảng: “Tiếng nói của chúng ta”, “Tiến lên”, “Tập hợp”, “Thời báo”, “Tin tức”… Tham gia phong trào Đông Dương đại hội, đồng chí được bầu làm Chủ tịch Ủy ban báo chí Bắc Kỳ.

Tháng 6/1940, đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương và được cử sang Trung Quốc gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.

Đầu năm 1941, đồng chí về nước, tham gia công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang ở căn cứ địa Cao-Bắc-Lạng.

Tháng 12/1944, đồng chí được đồng chí Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.

Tháng 4/1945, tại Hội nghị Quân sự Bắc Kỳ, đồng chí được cử vào Ủy ban Quân sự Bắc Kỳ. Từ tháng 5/1945, đồng chí là Tư lệnh các lực lượng vũ trang cách mạng mới, thống nhất thành Việt Nam giải phóng quân; tháng 6/1945, đồng chí được đồng chí Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ thành lập Ủy ban Chỉ huy lâm thời Khu giải phóng.

Tháng 8/1945, đồng chí được cử vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc. Tại Đại hội Quốc dân Tân Trào, đồng chí được bầu vào Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam; là Bộ trưởng Bộ Nội vụ trong Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và được bổ sung vào Thường vụ Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Tháng 3/1946, đồng chí là Chủ tịch Quân sự, Ủy viên trong Chính phủ Liên hiệp; khi thành lập Quân ủy Trung ương, được cử làm Bí thư Quân ủy Trung ương. Tháng 10/1946, là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, được Chủ tịch Hồ Chí Minh ủy quyền làm Tổng Chỉ huy Quân đội Nhân dân và Dân quân tự vệ Việt Nam. Tháng 1/1948, đồng chí được phong quân hàm Đại tướng, Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Tháng 2/1951, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, đồng chí được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.

Từ tháng 9/1955 đến tháng 12/1979, đồng chí là Phó Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Tháng 9/1960, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng, đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.

Tháng 12/1976, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng, đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V và lần thứ VI của Đảng, đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương.

Từ tháng 1/1980, đồng chí là Phó Thủ tướng thường trực; từ tháng 4/1981 đến tháng 12/1986, là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Phó Thủ tướng Chính phủ).

Đồng chí liên tục được bầu làm Đại biểu Quốc hội từ khóa I đến khóa VII.

Do công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, uy tín lớn trong và ngoài nước, đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.

17 tháng 5 2018

Đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp có tên khai sinh Võ Giáp, bí danh: Văn.

Sinh ngày 25/8/1911 tại xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

Từ năm 1925 đến 1926, đồng chí tham gia phong trào học sinh ở Huế, năm 1927 tham gia Đảng Tân Việt cách mạng (một tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Đông Dương, nay là Đảng Cộng sản Việt Nam).

Năm 1930, đồng chí bị địch bắt và kết án 2 năm tù. Sau khi ra tù, đồng chí tiếp tục hoạt động tuyên truyền, gây cơ sở cách mạng trong thanh niên, học sinh. Năm 1936, đồng chí hoạt động trong phong trào dân chủ bán hợp pháp của Đảng ở Hà Nội; là biên tập viên các báo của Đảng: “Tiếng nói của chúng ta”, “Tiến lên”, “Tập hợp”, “Thời báo”, “Tin tức”… Tham gia phong trào Đông Dương đại hội, đồng chí được bầu làm Chủ tịch Ủy ban báo chí Bắc Kỳ.

Tháng 6/1940, đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương và được cử sang Trung Quốc gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.

Đầu năm 1941, đồng chí về nước, tham gia công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang ở căn cứ địa Cao-Bắc-Lạng.

Tháng 12/1944, đồng chí được đồng chí Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.

Tháng 4/1945, tại Hội nghị Quân sự Bắc Kỳ, đồng chí được cử vào Ủy ban Quân sự Bắc Kỳ. Từ tháng 5/1945, đồng chí là Tư lệnh các lực lượng vũ trang cách mạng mới, thống nhất thành Việt Nam giải phóng quân; tháng 6/1945, đồng chí được đồng chí Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ thành lập Ủy ban Chỉ huy lâm thời Khu giải phóng.

Tháng 8/1945, đồng chí được cử vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc. Tại Đại hội Quốc dân Tân Trào, đồng chí được bầu vào Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam; là Bộ trưởng Bộ Nội vụ trong Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và được bổ sung vào Thường vụ Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Tháng 3/1946, đồng chí là Chủ tịch Quân sự, Ủy viên trong Chính phủ Liên hiệp; khi thành lập Quân ủy Trung ương, được cử làm Bí thư Quân ủy Trung ương. Tháng 10/1946, là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, được Chủ tịch Hồ Chí Minh ủy quyền làm Tổng Chỉ huy Quân đội Nhân dân và Dân quân tự vệ Việt Nam. Tháng 1/1948, đồng chí được phong quân hàm Đại tướng, Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Tháng 2/1951, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, đồng chí được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.

Từ tháng 9/1955 đến tháng 12/1979, đồng chí là Phó Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Tháng 9/1960, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng, đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.

Tháng 12/1976, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng, đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V và lần thứ VI của Đảng, đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương.

Từ tháng 1/1980, đồng chí là Phó Thủ tướng thường trực; từ tháng 4/1981 đến tháng 12/1986, là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Phó Thủ tướng Chính phủ).

Đồng chí liên tục được bầu làm Đại biểu Quốc hội từ khóa I đến khóa VII.

Do công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, uy tín lớn trong và ngoài nước, đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.

Hk tốt
14 tháng 7 2023

Một sự việc có thật liên quan đến những người bác sĩ anh hùng trong đại dịch Covid-19 là câu chuyện về bác sĩ Li Wenliang tại Trung Quốc.

Bác sĩ Li Wenliang là một nhân viên y tế tại Bệnh viện Trung tâm của thành phố Vũ Hán, nơi được cho là ổ dịch ban đầu của Covid-19. Vào ngày 30 tháng 12 năm 2019, khi dịch bệnh vẫn chưa được công bố rộng rãi, bác sĩ Li đã gửi một tin nhắn trong một nhóm chat y tế, cảnh báo về một loại vi khuẩn tương tự như SARS đang lây lan trong bệnh viện.

Tuy nhiên, tin nhắn của bác sĩ Li đã bị chính quyền địa phương coi là "lá đồng" và bị buộc phải rút lại lời cảnh báo. Sau đó, ông bị cảnh sát đánh thuốc và buộc phải viết đơn xin lỗi vì đã "gây sợ hãi cho xã hội"

. Nhưng bác sĩ Li không ngừng cố gắng và tiếp tục công việc chữa trị bệnh nhân. Ông đã bị nhiễm bệnh và sau đó qua đời vào ngày 7 tháng 2 năm 2020, trở thành một trong những nạn nhân đầu tiên của Covid-19

. Sau khi thông tin về cái chết của bác sĩ Li được công bố, dư luận quốc tế đã phản đối mạnh mẽ hành động của chính quyền Trung Quốc và coi ông là một anh hùng. Bác sĩ Li Wenliang đã trở thành biểu tượng của sự hy sinh và lòng dũng cảm của đội ngũ y bác sĩ trong cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19.

29 tháng 10 2017

1. Mở bài:

* Giới thiệu chung:

- Thời gian, thành phần tham dự, đối tượng được thăm.

2. Thân bài:

* Kể lại diễn biến cuộc đi thăm:

- Mục đích cuộc đi thăm.

- Các sự việc cụ thể trong buổi thăm viếng (hỏi thăm sức khoẻ, tặng quà, giúp đỡ một số việc cần thiết,...).

- Thái độ, tình cảm của người đến thăm và người được thăm.

3. Kết bài:

* Cảm nghĩ của em:

- Hiểu rõ thêm về đạo lí của dân tộc ta. Biết ơn và có trách nhiệm đối những người chiến sĩ đang chiến đấu có công với đất nước.

 

29 tháng 10 2017

Một chuyến thăm Trường Sa đầy ý nghĩa

Đoàn cán bộ tỉnh Bến Tre vừa cùng Quân khu 9 ra thăm Trường Sa và Nhà Giàn DK1, do Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức, gồm 6 thành viên. Đại tá Nguyễn Hữu Tín - Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh làm trưởng đoàn.

Trong chuyến công tác 10 ngày đến Trường Sa thăm và làm việc tại 9 đảo    và Nhà giàn DK1, đoàn đã được Ban Chỉ huy các đảo báo cáo tình hình của năm 2012 và quí I-2013, những khó khăn, thuận lợi cũng như tâm tư, tình cảm và sự quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đoàn đã ghi nhận và đánh giá cao ý chí, sự dũng cảm và tinh thần sẵn sàng chiến đấu, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của cán bộ, chiến sĩ, nhân dân trên các đảo và Nhà giàn DK1. Đoàn đã thăm nơi ăn, ở, sản xuất và sinh hoạt, tặng quà  cho các đơn vị, với tổng số tiền trên 2 tỷ đồng (trong đó đoàn Bến Tre tặng quà trên 140 triệu đồng); tổ chức hoạt động giao lưu văn nghệ, tạo sinh khí vui tươi, phấn khởi, ấm áp nghĩa tình đất liền và biển đảo, thể hiện tình cảm và sự đoàn kết gắn bó keo sơn, kề vai sát cánh của nhân dân cả nước đối với cán bộ, chiến sĩ Trường Sa, Nhà giàn DK1. Đoàn Bến Tre đã đến thăm Đài Liệt sĩ, Bia Chủ quyền, Nhà Lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, chùa Trường Sa; thăm và tặng quà cho 7 hộ dân ở đảo Trường Sa Lớn; dự lễ tưởng niệm và thả tràng hoa để tưởng nhớ, tri ân anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh tại quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1… Tối 25-5-2013, Bộ Tư lệnh Hải quân đã tổ chức lễ tổng kết chuyến công tác, đánh giá kết quả, biểu dương sự nỗ lực của tất cả thành viên trong đoàn, trao kỷ niệm chương "Vì Trường Sa" cho lãnh đạo các đoàn và huy hiệu "Chiến sĩ Trường Sa" cho tất cả các thành viên tham gia chuyến công tác.

 

Đoàn cán bộ tỉnh Bến Tre tặng quà các chiến sĩ đảo Đá Đông A. Ảnh: Bảo Khê

Chuyến công tác đã giúp đoàn nâng cao nhận thức về chủ quyền biển, đảo, nhất là chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và càng thấy rõ hơn trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là đối với công tác tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc và cuộc vận động "Vì Trường Sa thân yêu". Các hoạt động giao lưu, thăm hỏi, tặng quà quân dân trên các đảo, Nhà giàn DK1 đã góp phần động viên cán bộ, chiến sĩ yên tâm gắn bó với biển, đảo, trụ vững nơi đầu sóng, ngọn gió.

Trên quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DK1 hôm nay, cuộc sống của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đã được cải thiện đáng kể. Các cơ sở hạ tầng như đường sá, nhà cửa, các công trình văn hóa, điện gió, điện năng lượng, phủ sóng điện thoại, sóng truyền hình đang tiếp tục được triển khai đầu tư xây dựng. Đăc biệt, khu dịch vụ hậu cần nghề cá và Dự án "Dân sự hóa, hành chính hóa một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa"… đã khẳng định quyết tâm giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển, đồng thời sẵn sàng chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của quân dân trên huyện đảo Trường Sa. Mặc dù cuộc sống của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đã bớt khó khăn, thiếu thốn, nhưng vẫn còn đó những vất vả và thách thức do thiên tai và những động thái khiêu khích, đe dọa đối với chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên biển.

Trong bối cảnh tình hình phức tạp của biển Đông, phát huy truyền thống yêu nước và sức mạnh tổng hợp của "Khối đại đoàn kết toàn dân tộc", cùng với cả nước, thiết tưởng Mặt trận các cấp trong tỉnh cần tiếp tục triển khai rộng khắp cuộc vận động "Tất cả vì Trường Sa thân yêu" chung sức, chung lòng bảo vệ chủ quyền biển, đảo để quần đảo Trường Sa - mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam, nơi đầu sóng, ngọn gió, mãi mãi trường tồn.

Thật hạnh phúc khi được tham gia chuyến công tác thăm Trường Sa đầy ý nghĩa.

12 tháng 9 2018

Mở bài:

- Sau khi vua Hùng thứ 18 đã ra điều kiện: Hôm sau ai đem lễ vật đến trước sẽ cưới được Mị Nương. 

Thân bài:

-Hôm sau Sơn Tinh đem sính lễ đến trước rước được Mị Nương, Thủy Tinh đem đến sau tức giận đuổi theo giao tranh.

- Trận chiến giữa hai chàng trai (Sơn Tinh, Thủy Tinh) xảy ra.

- Thủy Tinh tức giận hô mưa, gọi gió, dâng nước, Sơn Tinh bốc từng quả đồi,  dời từng dãy núi chặn dòng nước lũ.

- Thủy Tinh đuối sức, đành phải rút lui.

- Trận chiến cứ như thế kéo dài hàng mấy tháng trời.

Kết bài:

- Hằng năm, cứ nhớ lại hận cũ Thủy Tinh vẫn gây ra mưa gió, bão và lũ lụt để trả thù Sơn Tinh. Cho đến ngày nay ta vẫn thấy lũ lụt xảy ra hằng năm vào tháng 7, tháng 8.