Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dàn ý:
* Giới thiệu vấn đề nghị luận: vấn đề bạo lực học đường ngày càng trở nên phổ biến.
* Bàn luận vấn đề
- Bạo lực học đường là gì?
+ Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình.
+ Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh.
+ Xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Thực trạng bạo lực học đường:
+ Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy với người khác.
+ Làm tổn thương đến tinh thần bạn bè.
+ Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô.
+ Thầy cô xúc phạm đến học sinh.
+ Lập các bang nhóm đánh nhau ở học sinh
- Nguyên nhân:
+ Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa.
+ Chưa có sự quan tâm, giáo dục từ gia đình.
+ Ảnh hưởng từ các trò chơi, phim ảnh bạo lực.
- Hậu quả.
+ Với người bị bạo lực: Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất.
+ Với người gây ra bạo lực:
Phát triển không toàn diện. Mọi người chê trách, xa lánh.
- Cách khắc phục:
+ Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái.
+ Nhà trường cần có những biện pháp giáo dục, tuyên truyền để học sinh thấy được tác hại của bạo lực học đường.
+ Bản thân mỗi học sinh cũng cần ý thức những nguy hại của bạo lực học đường và tránh xa chúng.
- Liên hệ bản thân.
* Tổng kết vấn đề.
Đoạn văn gợi ý:
Có câu nói: "Bạo lực là dành cho thú hoang, thương thuyết là dành cho con người." Ấy thế nhưng ngày nay trong môi trường học tập lại tồn tại hiện tượng bạo lực học đường. Chính sự thiếu hiểu biết về cách giải quyết xung đột, về quyền bình đẳng con người, tôn trọng mỗi người xung quanh, thiếu khả năng kiểm soát cảm xúc của các bạn học sinh mà tạo nên hiện tượng tiêu cực không nên có này. Bạo lực học đường gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của các em học sinh, ảnh hưởng đến quá trình học tập và phát triển của các bạn rất nhiều. Đồng thời, nó tạo ra những công dân có xu hướng thích bắt nạt, bạo lực người khác, có tính cách xấu và tâm hồn méo mó của đất nước trong tương lai; rồi từ đó nền văn minh của nhân loại càng ngày đi xuống. Mà để ngăn chặn điều đó, việc chúng ta cần làm là tạo ra một môi trường học tập an toàn và lành mạnh cho các em học sinh. Các giáo viên và nhân viên trường học cần được đào tạo để có thể phát hiện và ngăn chặn các hành vi bạo lực học đường. Cùng với đó, ai ai cũng cần rèn luyện tính biết yêu thương, giúp đỡ những người khác và tôn trọng sự khác biệt của họ; đặc biệt là các bạn học sinh cần tích cực ham gia vào các hoạt động xã hội tình nguyện để rèn luyện kỹ năng giao tiếp và tạo ra mối quan hệ tốt với bạn bè. Khép lại, bạo lực học đường là một vấn đề nghiêm trọng và chúng ta cần phải nói không với nó. Hãy cùng nhau đóng góp để giảm bạo lực học đường và tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn cho các bạn học sinh!
✿Tuệ Lâm☕
1. Mở đoạn: Giới thiệu bệnh vô cảm là một trong những căn bệnh phổ biến ngày hôm nay. Nó đang từ từ lan rộng ngấm sâu vào đời sống xã hội.
2. Thân đoạn:
- Bệnh vô cảm: căn bệnh tâm hồn của những người sống ích kỷ, lạnh lùng và thờ ơ, làm ngơ trước những điều xấu xa, hoặc nỗi bất hạnh, của những người sống xung quanh mình.
- Nguyên nhân:
+ Con người bị cuốn vào guồng quay cuộc sống đầy mệt mỏi, họ không thể nghĩ cho ai khác ngoài bản thân mình
+ Tâm lý đám đông "nếu mình không giúp, cũng sẽ có người khác giúp"
+ Tính chất của cuộc sống mang tính chất “đô thị hóa”nhanh khiến văn hóa làng xã ngày một mai một dần, con người không còn kết nối với nhau
- Thực trạng:
+ Con người dần thơ ơ vô cảm với những người xung quanh hoặc với chính người mình yêu thương. Họ cho rằng quan tâm người khác là hành động phí thời gian và cũng không phải nghĩa vụ của mình.
+ Khi chứng kiến cái ác diễn ra trước mắt, họ gián tiếp giúp kẻ thủ ác trốn tội bằng sự im lặng của mình.
+ Vô cảm ở đây còn là vô cảm với chính ước mơ và tương lai của mình không còn quan tâm đến ngày mai mình sẽ làm gì.
- Hậu quả:
+ Bệnh vô cảm khiến cái ác xuất hiện và hoành hành khắp trong xã hội
+ Vì căn bệnh vô cảm mà con người mất dần kết nối với nhau.
=> Bài học nhận thức: Chúng ta cần sống học cách cho đi yêu thương để không khiến bản thân trở thành khối băng di động, chỉ biết làm việc như một cái máy mà không có cảm xúc. "Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương”. Tình thương chính là cái quý giá của con người. Chính vì vậy hãy để trái tim mình được lấp đầy yêu thương để chia sẻ cùng những người xung quanh
- liên hệ bản thân
b. Mỗi con người chúng ta được sinh ra, được trưởng thành đều do công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ cha nên bất kì ai sống trên cõi đời này đều phải có lòng hiếu thảo.
d. Trong cuộc sống ngày nay, khi thật giả lẫn lộn, cái ác dễ dàng lấn át cái thiện thì đức tính trung thực là rất cần thiết để duy trì xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Dàn ý
I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Trãi và vị trí tác phẩm đại cáo bình Ngô trong nền văn học.
- Khái quát về tư tưởng nhân nghĩa: Là tư tưởng quan trọng chủ đạo trong bài. Tư tưởng này mang tính nhân văn và có giá trị nhân đạo sâu sắc.
II. Thân bài
1. Quan niệm về tư tưởng nhân nghĩa
- Tư tưởng nhân nghĩa xuất phát từ quan niệm Nho giáo: là mối quan hệ giữa người với người dựa trên cơ sở của tình thương và đạo lí.
- Tư tưởng nhân nghĩa trong quan niệm của Nguyễn Trãi: Chắt lọc những hạt nhân cơ bản nhất, tích cực nhất của của Nho giáo để đem đến một nội dung mới đó là:
+ Yên dân: Làm cho cuộc sống nhân dân yên ổn, no đủ, hạnh phúc.
+ Trừ bạo: Vì nhân mà dám đứng lên diệt trừ bạo tàn, giặc xâm lược.
→Đó là tư tưởng rất tiến bộ, tích cực và phù hợp với tinh thần của thời đại
2. Sự thể hiện của tư tưởng nhân nghĩa trong Đại cáo bình Ngô.
a. Nhân nghĩa gắn với sự khẳng định chủ quyền, độc lập dân tộc.
Đứng trên lập trường nhân nghĩa, Nguyễn Trãi đã khẳng định chủ quyền dân tộc bằng một loạt dẫn chứng đầy thuyết phục:
- Nền văn hiến lâu đời
- Lãnh thổ, bờ cõi được phân chia rõ ràng, cụ thể
- Phong tục tập quán phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc
- Có các triều đại lịch sử sánh ngang với các triều đại Trung Hoa.
→Khẳng định độc lập dân tộc là chân lí, sự thật hiển nhiên mà không ai có thể chối cãi, thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc
→Đây là tiền đề cơ sở của tư tưởng nhân nghĩa bởi chỉ khi ta xác lập được chủ quyền dân tộc thì mới có những lí lẽ để thực thi những hành động “nhân nghĩa”
b. Nhân nghĩa thể hiện ở sự cảm thông, chia sẻ với nỗi thống khổ của người dân mất nước.
Đứng trên lập trường nhân bản, tác giả liệt kê hàng loạt những tội ác dã man của giặc Minh với nhân dân ta:
- Khủng bố, sát hại người dân vô tội: Nướng dân đen, vùi con đỏ,..
- Bóc lột thuế khóa, vơ vét tài nguyên, sản vật: nặng thuế khóa, nơi nơi cạm đất
- Phá hoại môi trường, sự sống: tàn hại giống côn trùng, cây cỏ,...
- Bóc lột sức lao động: Bị ép xuống biển mò ngọc, người bị đem vào núi đãi cát tìm vàng,..
- Phá hoại sản xuất: Tan tác cả nghề canh cửi,...
→Nỗi căm phẫn, uất hận của nhân dân ta trước tội ác của giặc
→Niềm cảm thông, xót xa, chia sẻ với nỗi thống khổ mà nhân dân ta phải chịu đựng
c. Nhân nghĩa là nền tảng sức mạnh để chiến thắng kẻ thù.
- Cuộc chiến của ta ban đầu gặp vô vàn khó khăn: Lương hết mấy tuần, quân không một đội
- Nhưng nghĩa quân biết dựa vào sức dân, được nhân dân đồng tình, ủng hộ đã phản công giành được thắng lợi to lớn:
+ Những thắng lợi ban đầu đã tạo thanh thế cho nghĩa quân, trở thành nỗi khiếp đảm của kẻ thù
+ Nghĩa quân liên tiếp giành thắng lợi tiêu diệt giặc ở các thành chúng chiếm đóng, tiêu diệt cả viện binh của giặc.
→Tư tưởng nhân nghĩa với những hành động nhân nghĩa đã khiến quân và dân có sự đoàn kết, đồng lòng tạo thành sức mạnh to lớn tiêu diệt kẻ thù bởi tất cả mọi người đều cùng chung một mục đích chiến đấu
d. Nhân nghĩa thể hiện ở tinh thần chuộng hòa bình, tinh thần nhân đạo của dân tộc.
- Sau khi tiêu diệt viện binh, quân ta đã thực thi chính sách nhân nghĩa
+ Không đuổi cùng giết tận, mở đường hiếu sinh.
+ Câp thuyền, phát ngựa cho họ trở về.
- Để quân ta nghỉ ngơi, dưỡng sức
→Đây là cách ứng xử vừa nhân đạo, vừa khôn khéo của nghĩa quân Lam Sơn, khẳng định tính chất chính nghĩa cuộc chiến của ta, thể hiện truyền thống nhân đạo, nhân văn, chuộng hòa bình của dân tộc Đại Việt
→Thể hiện tầm nhìn xa trông rộng để duy trì quan hệ ngoại giao sau chiến tranh của dân tộc ta với Trung Quốc.
III. Kết bài
- Khái quát, đánh giá lại vấn đề
- Liên hệ tư tưởng nhân nghĩa trong thời đại nay: vẫn còn được ngợi ca và là truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Tuy nhiên ứng với mỗi hoàn cảnh cụ thể nó lại mang những ý nghĩa giá trị khác.
Chúc bn hok tốt!!
Ngày nay, vấn đề học tập của học sinh rất quan trọng và cần được quan tâm bởi nó chính là nền tảng của một đất nước phát triển. Nhưng thực trạng học tập của nước ta hiện nay là chất lượng dạy và học của học sinh có chiều hướng giảm sút rất nhiều, một trong những nguyên nhân đó là thái độ thiếu trung thực trong thi cử, gian lận, quay cóp dẫn đến học giả, thi giả.
Vậy thế nào là thiếu trung thực? Thiếu trung thực là làm không đúng, là không ngay thẳng, thật thà đối với một vấn đề được giao. Thiếu trung thực trong học tập chính là sự gian lận, coi trọng điểm chác mà bỏ quên kiến thức thực.
Nhưng nguyên nhân nào dẫn tới việc học sinh lại thiếu trung thực trong học tập? Nguyên nhân chủ yếu ở đây chính là ý thức của mỗi học sinh. Nhiều học sinh lười học quá chú trọng về hình thức bên ngoài nên dẫn đến việc học kém, học yếu nhưng khi kiểm tra lại muốn được điểm cao thì bắt buộc phải quay cóp. Tuy nhiên, cũng có trường hợp học sinh có kiến thức nhưng đến lúc thi cử, kiểm tra do mất bình tĩnh, thiếu tự tin vào bản thân luôn nghĩ rằng mình không làm được bài nên đành nhờ sự “trợ giúp” của sách vở hay bè bạn xung quanh.
Chúng ta cũng không thể phủ nhận những nguyên nhân khách quan đã dần tới việc học sinh phải gian dối. Một trong những nguyên nhân khách quan ở đây chính là áp lực mà bố mẹ gây ra cho con mình. Đa số học sinh hiện nay đều phải đi học thêm, không những phải học toán, học văn, học tiếng Anh… mà còn phải học những môn nghệ thuật như nhạc, họa,… khiến học sinh không đủ thời gian để làm bài trên lớp, học thuộc bài dẫn đến việc học đối phó. Chính áp lực mà bố mẹ tạo ra đã khiến nhiều học sinh phải oằn mình ra gánh lấy ước muốn lớn lao của cha mẹ mặc dù không phải ai cũng “thông minh vốn sẵn tính trời”. Ngoài ra một số người lại ưa thành tích, ép chỉ tiêu, ép số lượng khiến học giả, thi giả nên đành phải thiếu trung thực để được số lượng như mong muốn.
Nhưng việc học đối phó, thiếu trung thực của học sinh ngày càng tràn lan, một phần cũng do nền giáo dục nước nhà còn lạc hậu, học thì nhiều mà thực hành thì ít. Chương trình học hiện nay quá nặng, không những đối với học sinh mà đối với cả các giáo viên. Do lượng kiến thức trong một buổi giảng quá nhiều mà thời gian giảng dạy bốn mươi lăm phút là quá ít đối với một giáo viên để có thể truyền tải được hết kiến thức, điều đó khiến cho nhiều học sinh không thể tiếp thu hết kiến thức nên dần dần những kiến thức mà học trò nhận được rất mơ hồ, không rõ. Vì vậy mà học sinh phải học đối phó, việc mở sách, quay cóp bài dường như đã trở thành sở thích của một số trò. Kiến thức nặng và nhiều là một phần nhưng bệnh thành tích của ngành Giáo dục và của một số giáo viên cũng là nguyên nhân dẫn tới việc học sinh học không thực chất. Có lẽ thực trạng học sinh giỏi “ảo” cũng xuất phát từ “căn bệnh thành tích” này.
Việc học sinh học không trung thực là vấn đề rất nguy hiểm, nó gây ra những tác hại khôn lường. Học sinh sẽ không có kiến thức khi bước vào đời. Hơn nữa việc học đối phó sẽ ảnh hưởng tới sự trung thực của con người, học sinh sẽ dần đánh mất những nhân cách tốt. Cách học không trung thực này sẽ dẫn tới những tệ nạn xã hội như hiện nay là: “ngồi nhầm lớp”, “bằng cấp giả”... nếu tình trạng này vẫn tiếp tục, về lâu dài làm suy thoái nền giáo dục nước nhà.
Chính vì vậy chúng ta cần đề ra những biện pháp khắc phục cụ thể.
Học sinh chúng ta cần phải thay đổi từ ngày hôm nay, phải biết học cho mình và cần chủ động tìm hiểu, tiếp thu kiến thức. Giáo viên cũng cần nghiêm túc hơn trong các giờ kiểm tra, coi thi. Ngành Giáo dục cũng nên giảm tải chương trình học cho học sinh và nên tích cực tạo điều kiện cho học sinh học đi đôi với hành. Cũng như ở nước ngoài, nhiều nước như Anh, Pháp, Mĩ,… rất chú trọng tới việc cho học sinh thực hành và tiếp xúc với xã hội bên ngoài, điều đó không những hỗ trợ việc học cho các em mà còn giúp các em trưởng thành hơn trong cuộc sống. Ngoài ra cần phải lên án, cương quyết xóa bỏ “bệnh thành tích” bởi giáo dục góp phần xây dựng nên nhân cách con người mà ngành Giáo dục lại nhiễm phải căn bệnh trầm trọng này thì tất yếu họ sẽ tạo ra những con người, thậm chí là cả một thế hệ sẽ bị nhiễm “bệnh thành tích”. Như vậy quả là một gánh nặng cho xã hội.
Học sinh chúng ta hãy có ý thức phấn đấu bằng chính khả năng và thực lực của mình. Chỉ khi học sinh nào có ý thức trung thực trong học tập và thi cử thì mới trở nên tốt đẹp hơn, văn minh hơn.
Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức gây tổn thương đến người bạn của mình. Hiện nay bạo lực học đường diễn biến phức tạp dưới nhiều hình thức. Có thể là bạo lực bằng hành động, dùng các đồ vật để gây thương tích lên thân thể nạn nhân. Hoặc đó có thể là bạo lực ngôn từ dẫn đến trầm cảm và tổn thương cho tâm hồn. Nhưng dù dưới hình thức nào sử dụng bạo lực cũng là hành vi thiếu đạo đức. Nguyên nhân của vấn nạn này là do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa. Bên cạnh đó còn có yếu tố thiếu sự quan tâm của gia đình và sự giáo dục đúng đắn của nhà trường. Hàng năm có đến chục nghìn vụ bắt nạt học đường, rất nhiều em học sinh vì việc bạo lực mà bỏ dở tương lai. Vì thế, nhà trường cần nâng cao tầm quan trọng trong việc dạy bảo học sinh hiệu quả nhất, luôn quan sát, quan tâm về cả bên ngoài lẫn nhận thức của các em trong các vấn đề. Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái khi con em mình có biểu hiện bạo lực. Và tự bản thân có trách nhiệm xa lánh tình trạng này. Hãy chung tay vì một môi trường học đường lành mạnh, tích cực.
Dàn ý:
* Giới thiệu vấn đề nghị luận: vấn đề bạo lực học đường ngày càng trở nên phổ biến.
* Bàn luận vấn đề
- Bạo lực học đường là gì?
+ Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình.
+ Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh.
+ Xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Thực trạng bạo lực học đường:
+ Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy với người khác.
+ Làm tổn thương đến tinh thần bạn bè.
+ Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô.
+ Thầy cô xúc phạm đến học sinh.
+ Lập các bang nhóm đánh nhau ở học sinh
- Nguyên nhân:
+ Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa.
+ Chưa có sự quan tâm, giáo dục từ gia đình.
+ Ảnh hưởng từ các trò chơi, phim ảnh bạo lực.
- Hậu quả.
+ Với người bị bạo lực: Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất.
+ Với người gây ra bạo lực:
Phát triển không toàn diện. Mọi người chê trách, xa lánh.
- Cách khắc phục:
+ Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái.
+ Nhà trường cần có những biện pháp giáo dục, tuyên truyền để học sinh thấy được tác hại của bạo lực học đường.
+ Bản thân mỗi học sinh cũng cần ý thức những nguy hại của bạo lực học đường và tránh xa chúng.
- Liên hệ bản thân.
* Tổng kết vấn đề.
Đoạn văn gợi ý:
Có câu nói: "Bạo lực là dành cho thú hoang, thương thuyết là dành cho con người." Ấy thế nhưng ngày nay trong môi trường học tập lại tồn tại hiện tượng bạo lực học đường. Chính sự thiếu hiểu biết về cách giải quyết xung đột, về quyền bình đẳng con người, tôn trọng mỗi người xung quanh, thiếu khả năng kiểm soát cảm xúc của các bạn học sinh mà tạo nên hiện tượng tiêu cực không nên có này. Bạo lực học đường gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của các em học sinh, ảnh hưởng đến quá trình học tập và phát triển của các bạn rất nhiều. Đồng thời, nó tạo ra những công dân có xu hướng thích bắt nạt, bạo lực người khác, có tính cách xấu và tâm hồn méo mó của đất nước trong tương lai; rồi từ đó nền văn minh của nhân loại càng ngày đi xuống. Mà để ngăn chặn điều đó, việc chúng ta cần làm là tạo ra một môi trường học tập an toàn và lành mạnh cho các em học sinh. Các giáo viên và nhân viên trường học cần được đào tạo để có thể phát hiện và ngăn chặn các hành vi bạo lực học đường. Cùng với đó, ai ai cũng cần rèn luyện tính biết yêu thương, giúp đỡ những người khác và tôn trọng sự khác biệt của họ; đặc biệt là các bạn học sinh cần tích cực ham gia vào các hoạt động xã hội tình nguyện để rèn luyện kỹ năng giao tiếp và tạo ra mối quan hệ tốt với bạn bè. Khép lại, bạo lực học đường là một vấn đề nghiêm trọng và chúng ta cần phải nói không với nó. Hãy cùng nhau đóng góp để giảm bạo lực học đường và tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn cho các bạn học sinh!
✿Tuệ Lâm☕