K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 10 2016
I.    DÀN Ý 1,    Mở bài: –    Những câu hát về chủ đề tình cảm gia đình khá phổ biến trong ca dao – dân ca. –    Một sô câu tiêu biểu thể hiện đời sống tinh thần phong phú của người lao động. 2.    Thân bài: Câu 1:    Công cha như núi Thái Sơn … ghi lòng con ơi! –    Khẳng định công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ nhắc nhở con cái phải có bổn phận đáp đền chữ hiếu, bởi hiếu nghĩa là gốc của đạo làm người.    –    Nghệ thuật so sánh có tính chất ước lệ: Công cha với núi cao,nghĩa mẹ với biển rộng nhấn mạnh ý đó. –    Âm hưởng nhịp nhàng, du dương, thích hợp làm bài hát ru con, chứa đựng lời khuyên nhủ chí tình về đạo làm người. Câu 2:    Chiều chiều … ruột đau chín chiều. –    Là tâm trạng thương nhớ gia đình, quê hương của người con gái lấy chồng xa xứ. 

–    Thời gian: chiều chiều không gian: ngõ sau, phù hợp với tâm trạng nhân vật đang day dứt, khắc khoải, tủi thân, tủi phận một mình nơi đất khách, không biết chia sẻ cùng ai.

 

 

 –    Cách mở đầu thường thấy trong ca dao (Chiều chiều lại nhớ chiều chiều, Nhớ người áo đỏ khăn điều vắt vai; Chiều chiều ra đứng bờ ao, Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ…), được dùng để thể hiện nỗi buồn không nguôi đè nặng lên số phận người phụ nữ dưới thời phong kiến. Câu 3:    Ngó lên nuộc lạt mái nhà … bấy nhiêu! –    Thể hiện lòng biết ơn chân thành, tha thiết của con cháu đối với ông bà, cha mẹ đã khuất. –    Nghệ thuật so sánh: bao nhiêu … bấy nhiêu. Hình ảnh so sánh: nuộc lạt mái nhà vừa cụ thể, quen thuộc, vừa có ý nghĩa ẩn dụ, nhấn mạnh tình thương yêu, kính trọng và biết ơn vô cùng sâu sắc. Câu 4:    Anh em nào phải người xa … hai thân vui vầy. –    Là lời khuyên nhủ anh em ruột thịt phải thương yêu, đoàn kết, chia sẻ vui buồn, sống chết với nhau. –    Anh em thuận hòa là nhà có phúc. Đây cũng chính là cách báo hiếu thiết thực nhất đối với cha mẹ. –    Hình ảnh so sánh : như thể tay chân thể hiện sự gắn bó khăng khít không rời. 3.    Kết bài –    Ca dao trữ tình nảy sinh và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống tình cảm phong phú của người lao động. 

–    Những câu ca dao chứa đựng nghĩa tình sẽ sống mãi trong lòng người đọc.

14 tháng 11 2016
Ca dao, dân ca là tấm gương phản ánh đời sống tâm hồn phong phú của nhân dân lao động. Nó không chỉ thể hiện tình cảm gắn bó thiết tha đối với quê hương, đất nước… mà còn là tiếng thở than về số phận bất hạnh và những cảnh ngộ khổ cực, đắng cay. Những câu hát than thân ngoài ý nghĩa than thân trách phận còn có ý nghĩa, phản kháng, tố cáo sự thối nát, bất công của xã hội phong kiến đương thời. Điều đó được thể hiện chân thực và sinh động qua hệ thống hình ảnh, ngôn ngữ đa dạng, phong phú. Ba câu hát sau đây là những ví dụ tiêu biểu:2. Thương thay thân phận con tằm,
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay lũ kiến li ti,
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.
Thương thay hạc lánh đường mây,
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.
Thương thay con cuốc giữa trời,
Dầu kêu ra máu có người nào nghe. 3. Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu? 

Cả hai câu hát đều sử dụng thể thơ lục bát cổ truyền với âm hưởng ngậm ngùi, thương cảm, cùng với những hình ảnh so sánh hoặc ẩn dụ thường thấy trong ca dao để diễn tả thân phận bé mọn của lớp người nghèo khổ trong xã hội cũ (con cò, con tằm, con kiến, trái bần…). Mở đầu mỗi câu thường là những cụm từ như Thương thay… Thân em như… và nội dung ý nghĩa được thể hiện dưới hình thức câu hỏi tu từ.

14 tháng 11 2016

lập dàn ý thôi à

 

Câu 1:

“Ngó lên nuộc lạt mái nhà

Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”

Tình cảm của con cháu với ông bà của mình đó là một tình cảm huyết thống, thể hiện công lao to lớn của ông bà khi xây dựng gia đình. Cụm từ “ Ngó lên” ý nói trông lên thể hiện sự tôn kính của con cháu với ông bà. Hình ảnh cụ thể thể hiện sự gắn kết, kết nối tình cảm đó một cách bền chặt gắn bó nhất qua cụm từ “ Nuộc lạt mái nhà”. Tình cảm thật sâu đậm qua cặp quan hệ từ “ bao nhiêu- bấy nhiêu” gợi nỗi nhớ da diết của con cháu .Qua câu ca dao, nhắc nhở con cháu, dù đi đâu làm gì cũng nên nhớ về ông bà, cha mẹ, huyết thống của gia đình. Luôn biết ơn họ.

Câu 2: 

Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân

Yêu nhau như thể tay chân

Anh em hòa thuận hai thân vui vầy”

tình cảm anh em trong gia đình là tình cảm không bao giờ có thể tách rời, mất đi được. Vì họ cùng một mẹ sinh ra, cùng được cha mẹ nuôi dưỡng, dạy dỗ từ khi còn cất tiếng khóc oe oe cho đến khi trưởng thành và mãi về sau. Vậy nên, tình cảm đó được diễn tả một cạnh cụ thể . Lời khẳng định anh em không phải người xa lạ gì. Bởi cùng chung máu thịt. Nhưng chữ “cùng, chung, một” để diễn tả anh em là hai mà như là một, cùng một cha mẹ, cùng chung sống trong một gia đình, được cha mẹ nuôi dưỡng. Sử dụng hình ảnh tay, chân là những bộ phận rất quan trọng, luôn gắn liền với cơ thể, có quan hệ mật thiết với nhau để nói đến sự bền chặt của tình cảm anh em trong một gia đình. Lấy tay, chân để so sánh ví với tình anh em để thể hiện tình cảm anh em trong gia đình gắn bó thân thiết như chân với tay, không thể xa rời phải biết nương tựa nhau. Bài ca dao cũng nhắc nhở anh em trong gia đình phải hòa thuận để cha mẹ vui lòng, biết thương yêu, đùm bọc nhau “ Anh em hòa thuận hai thân vui vầy”

25 tháng 9 2018

Khi mặt trời vừa rút sau những đỉnh núi phía tây, hoàng hôn bắt đầu buông xuống. Nắng ngày hè chỉ còn nhạt nhòa. Thành phố đượm một màu vàng óng. Lúc này đã quá giờ tan tầm, dòng người và xe cộ vẫn ngược xuôi nhưng đã thưa dần. Đường phố bớt ồn ào, nhộn nhịp. Con đường trở nên rộng lớn và thênh thang hơn. Giữa đường, ngăn cách dòng xe xuôi ngược là một bờ tường rào khoảng năm mười phân. Phía trên là hàng rào lan can sắt màu xanh biếc chạy dọc theo con đường. Hai bên vỉa hè, hàng cây si già cỗi, cành sum suê đang trầm tư ngắm chiều tà. Những cây xà cừ đang rung rinh những lá non xanh mượt. Các em nhỏ ríu rít rủ nhau đi chơi sau một ngày học tập. Các bà mẹ chuẩn bị đi chợ nấu cơm chiều.

​Từ láy là: nhạt nhòa, ồn ào, nhộn nhịp, sum suê,..
Từ ghép: đỉnh núi, dòng người, xe cộ, đường phố,..

2 tháng 2 2019

Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao sau:
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Bài làm
Từ nhỏ tôi đã thích âm nhạc, nhất là những bài viết về tổ ấm gia đình, về trách nhiệm, công ơn của cha mẹ. Nhưng không phải chỉ có các nhạc sĩ mới viết về cha mẹ, gia đình, mà còn có trong thơ, văn, mà nhất là trong ca dao dân ca, công ơn cha mẹ được đề cập đến nhiều. Có một bài mà tôi đã thuộc lòng: Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Đây là lời của một người mẹ ru đứa con bé bỏng của mình ngủ ngon, vừa nhắc nhở công ơn trời biển của bố mẹ đối với con và bổn phận của con phải sống như trái tim con mách bảo. Lời ru ngọt ngào bao nhiêu, tâm hồn đứa trẻ càng thấm thìa bấy nhiêu. Chắc ai cũng sè nghĩ rằng nếu được sông trong vòng tay của bo» mẹ thì sẽ rất hạnh phúc. Bởi vì bô' mẹ nuôi nấng, dạy dỗ ta nên người. Hai câu đầu đã nói đến công lao đó. Bài ca dao đã lấy hình ảnh “núi ngất trời" và “biển rộng mênh mông” để nói đến công ơn ấy. Núi và biển là biểu tượng cho sự vĩnh hằng, bất diệt của thiên nhiên, lại là hình ảnh so sánh với công cha nghĩa mẹ. Một hình ảnh vẽ chiều đứng, một hình ảnh vẽ chiều ngang rất hài hòa làm không gian bỗng trở nên bát ngát, mênh mông, hùng vĩ. Tiếp câu thứ ba, “núi cao”, “biển rộng” được lặp lại hai lần khiến núi càng cao, biển càng rộng và khó mà đo được, cũng như công cha nghĩa mẹ không thể nào tính được. Kết hợp nghệ thuật so sánh, điệp từ và một số từ láy làm công cha, nghĩa mẹ càng sâu đậm. Bằng thể thơ lục bát dễ đi vào tâm hồn người đọc, bài ca dao càng sâu sắc hơn. Càng về cuối, tình cảm của người mẹ càng lộ rõ và nồng cháy. Dân gian đã khéo kết hợp thành ngữ “cù lao chín chữ” làm ta thấm thìa một bài học lớn. Bôn tiếng “ghi lòng con ơi” như nhắc nhở với con cần có thái độ và hành động thế nào để đền đáp công ơn trời biển của cha mẹ. Qua bài ca dao, em càng hiểu và cảm ơn công ơn sinh thành củ bố mẹ. Em sẽ cố gắng học giỏi để đền đáp công lao vất vả của bố mẹ. Em yêu bài hát có câu: Ba mẹ là lá chắn che chở suốt đời con... Con đừng quên con nhé, ba mẹ là quê hương.

P/s: Nguồn: Mạng Oppa ((:

2 tháng 2 2019

Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao sau:
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Bài làm
Từ nhỏ tôi đã thích âm nhạc, nhất là những bài viết về tổ ấm gia đình, về trách nhiệm, công ơn của cha mẹ. Nhưng không phải chỉ có các nhạc sĩ mới viết về cha mẹ, gia đình, mà còn có trong thơ, văn, mà nhất là trong ca dao dân ca, công ơn cha mẹ được đề cập đến nhiều. Có một bài mà tôi đã thuộc lòng: Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Đây là lời của một người mẹ ru đứa con bé bỏng của mình ngủ ngon, vừa nhắc nhở công ơn trời biển của bố mẹ đối với con và bổn phận của con phải sống như trái tim con mách bảo. Lời ru ngọt ngào bao nhiêu, tâm hồn đứa trẻ càng thấm thìa bấy nhiêu. Chắc ai cũng sè nghĩ rằng nếu được sông trong vòng tay của bo» mẹ thì sẽ rất hạnh phúc. Bởi vì bô' mẹ nuôi nấng, dạy dỗ ta nên người. Hai câu đầu đã nói đến công lao đó. Bài ca dao đã lấy hình ảnh “núi ngất trời" và “biển rộng mênh mông” để nói đến công ơn ấy. Núi và biển là biểu tượng cho sự vĩnh hằng, bất diệt của thiên nhiên, lại là hình ảnh so sánh với công cha nghĩa mẹ. Một hình ảnh vẽ chiều đứng, một hình ảnh vẽ chiều ngang rất hài hòa làm không gian bỗng trở nên bát ngát, mênh mông, hùng vĩ. Tiếp câu thứ ba, “núi cao”, “biển rộng” được lặp lại hai lần khiến núi càng cao, biển càng rộng và khó mà đo được, cũng như công cha nghĩa mẹ không thể nào tính được. Kết hợp nghệ thuật so sánh, điệp từ và một số từ láy làm công cha, nghĩa mẹ càng sâu đậm. Bằng thể thơ lục bát dễ đi vào tâm hồn người đọc, bài ca dao càng sâu sắc hơn. Càng về cuối, tình cảm của người mẹ càng lộ rõ và nồng cháy. Dân gian đã khéo kết hợp thành ngữ “cù lao chín chữ” làm ta thấm thìa một bài học lớn. Bôn tiếng “ghi lòng con ơi” như nhắc nhở với con cần có thái độ và hành động thế nào để đền đáp công ơn trời biển của cha mẹ. Qua bài ca dao, em càng hiểu và cảm ơn công ơn sinh thành củ bố mẹ. Em sẽ cố gắng học giỏi để đền đáp công lao vất vả của bố mẹ. Em yêu bài hát có câu: Ba mẹ là lá chắn che chở suốt đời con... Con đừng quên con nhé, ba mẹ là quê hương.

24 tháng 10 2016
Trong ca dao – dân ca, ngoài những câu hát yêu thương, tình nghĩa, những câu hát than thân… còn nhiều câu hát mang nội dung hài hước, châm biếm nhằm phơi bày các hiện tượng ngược đời, phê phán những thói hư tật xấu, những hạng người và hiện tượng đáng cười trong xã hội. Dưới đây là những bài được phổ biến rộng rãi trong dân gian:  Cái cò lặn lội bờ ao,
Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?
Chú tôi hay tửu hay tăm,
Hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa.
Ngày thì ước những ngày mưa,
Đèm thì ước những đêm thừa trống canh.Bài thứ nhất là lời giới thiệu, quảng cáo về nhân vật chú tôi. Chân dung của người chú là bức biếm họa được vẽ toàn bằng những nét giễu cợt, mỉa mai.
Hai câu mở đầu: Cái cò lặn lội bờ ao, Hỡi cô yểm đào lấy chú tôi chăng làm nhiệm vụ bắt vần và chuẩn bị cho việc giới thiệu nhân vật. Cô yếm đào là hình ảnh tương phản với hình ảnh của nhân vật chú tôi. Chiếc yếm đào tượng trưng cho những cô gái nông thôn trẻ, đẹp. Xứng đáng lấy cô yếm đào phải là chàng trai chăm chỉ, giỏi giang chứ không thể là người có nhiều thói hư tật xấu. 

Cái cò giới thiệu về chú của mình với cái giọng cố làm ra vẻ phô trương, trịnh trọng: Chú tôi hay tửu hay tăm, Hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa. Ý nghĩa phê phán, chỉ trích nằm cả ở từ hay. Theo cách hiểu dần gian thì hay có nghĩa là tài giỏi, nhưng trong văn cảnh này thì nó có nghĩa ngược lại. Tưởng hay lam hay làm, ai dè lại hay rượu hay chè đến mức nghiện ngập, bê tha. Ý mỉa mai của từ hay còn hàm chứa ở tầng nghĩa sâu hơn nữa. Tuổi thanh niên sức dài vai rộng mà không lo chí thú làm ăn, lại chấp nhận sống đời tầm gửi thì quả là chẳng đáng mặt làm trai. Người xưa có câu: Làm trai cho đáng nên trai, xuống Đông Đông tĩnh, lên Đoài Đoài yên… để khẳng định khí phách nam nhi. Bên cạnh đó cũng có câu: Đời người ngắn một gang tay, Ai hay ngủ ngày còn có nửa gang với nội dung phê phán những kẻ siêng ăn nhác làm. Nhân vật chú tôi trong bài ca dao trên là loại người như thế.

Câu ca dao cụ thể hoá sự lười biếng của nhân vật chú tôi thành những điều ước trái lẽ tự nhiên: Ngày thì ước những ngày mưa, Đêm thì ước những đêm thừa trống canh. Anh ta ước những ngày mưa để không phải đi làm và ước những đêm thừa trống canh để được tha hồ ngủ. Vậy là ngoài nghiện rượu, nghiện chè, chú tôi lại còn thêm nghiện… ngủ (!) Rõ là con người lắm thói hư tật xấu, rất đáng chê cười.

  Thông thường, để tác thành việc nhân duyên cho ai, người đứng ra mai mối phải nói tốt, nói đẹp cho người đó. Nhưng ở bái ca dao này thì ngược lại. Bài ca dùng ngôn ngữ hài hước, châm biếm để giới thiệu nhân vật chú tôi – tiêu biểu cho hạng người bất tài vô dụng. Liệu có cô yếm đào nào đủ can đảm để trao thân gởi phận cho những “ông chồng” như thế ?!
24 tháng 10 2016

Mỗi chúng ta đều được lớn lên trong tiếng ru ngọt ngào của bà, của mẹ. Tuổi thơ của chúng ta luôn được đắm chìm trong tiếng sáo diều vi vút trong trẻo và những lời ru, những câu chuyện cổ tích chứa chan nghĩa tình. Và ở nơi đó chúng ta học được bao nhiêu điều hay, lẽ phải. Rất khéo léo và trữ tình, cha ông ta đã gửi gắm những lời giáo dục đạo đức trong những câu ca ngọt ngào. Em đã vô cùng xúc động và thấm thía khi nghe câu ca dao:Công cha như núi Thái SơnNghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy raMột lòng thờ mẹ kính chaCho tròn chữ hiếu mới là đạo conĐây là câu ca dao vô cùng quen thuộc đối với mỗi người. Câu ca đơn giản và vô cùng dễ hiểu nhưng nội dung lại rất sâu sắc và thấm thía. Bài ca dao nói đến công ơn to lớn của cha mẹ và giáo dục đạo lí làm con. Nhân dân ta đã ví công lao của cha mẹ với những hình ảnh hùng vĩ, to lớn. Công cha sừng sững như Thái Sơn – ngọn núi lớn. Hình ảnh so sánh mạnh mẽ và hùng vĩ, vững chãi. Tục ngữ đã có câu: “Con không cha như nhà không nóc”. Người cha là chỗ dựa vững chắc cho những đứa con. Hình ảnh so sánh mang đầy ý nghĩa. Ngọn núi Thái Sơn biểu tượng cho sự vững chãi của người cha. Và càng thú vị hơn khi tìm hiểu ý nghĩa của cặp “Công cha – nghĩa mẹ”. Cha có công nuôi dưỡng giáo dục, mẹ là người mang nặng đẻ đau và sinh thành ra ta. Công cha lớn bao nhiêu thì nghĩa mẹ vô tận bấy nhiêu. Bên cạnh người cha vững chãi như Thái Sơn là mẹ hiền với bao yêu thương. “Nước trong nguồn” vừa trong lành, mát rượi vừa không bao giờ vơi cạn. Hai hình ảnh tạo nên những biểu tượng nghệ thuật đầy ý nghĩa. So sánh giản dị, đời thường mà sao sâu sắc đến vậy. Hai hình ảnh so sánh vừa có ý nghĩa biểu tượng, vừa thể hiện được tính chất của “công cha – nghĩa mẹ”. Cha là núi Thái Sơn bởi chja là người che chở, là chỗ dựa và cũng là đỉnh cao để con hướng tới. Còn mẹ luôn dịu dàng, chăm sóc, yêu thương. Tình thương của mẹ là dòng sữa ngọt lành nuôi ta lớn lên, là lời ru ngọt ngào đưa ta vào những giấc ngủ êm đềm, là những bữa cơm ngon, làn gió mát. Tình thương của cha mẹ dành cho con là vô bờ, chỉ có thể so sánh với những gì vĩ đại nhất của thế giới này. Cha nẹ cho ta cuộc sống, dạy ta cách sống và là chốn bình yên nhất để ta hướng đến mỗi khi nỗi nhọc nhằn của cuộc sống đè nặng lên vai. Mái nhà thân yêu, nơi có mẹ có cha ta chính là bến đỗ bình yên và an toàn trong cuộc đời mỗi con người. Nhà thơ Nga Êxênin đã từng viết về mẹ như thế:Chỉ mẹ là niềm vui ánh sáng diệu kìChỉ mình mẹ giúp đời con vững bướcVì thế mỗi chúng ta phải biết thương yêu, quý trọng cha mẹ, dù còn nhỏ hay đã trưởng thành đều phải biết nghe lời cha mẹ, phải sống cho trọn đạo hiếu. Cha ông đã từng nói:Cá không ăn muối cá ươnCon cưỡng cha mẹ, trăm đường con hưBài ca dao đã nhắc nhở bổn phận làm con của mỗi người. Mỗi chúng ta đều cảm nhận được tình yêu thương mà cha mẹ đã dành cho mình, chúng ta tự biết mình phải sống, phải lao động và học tập như thế nào để không phụ công nuôi dưỡng, thương yêu của mẹ cha. Làm một người tốt, đó là sự trả ơn, là đạo hiếu lớn nhất mà mỗi người con có thể đền đáp cho những nỗi nhọc nhằn của cha mẹ.
Bạn tham thảo nha!

25 tháng 1

Dàn ý cảm nhận vẻ đẹp của một bài ca dao

Mở bài:
    - Giới thiệu về bài ca dao cần phân tích.
    - Nêu cảm nhận chung về vẻ đẹp của bài ca dao.

Thân bài:
    - Phân tích từng yếu tố tạo nên vẻ đẹp của bài ca dao:
          Nội dung:
             -  Bức tranh thiên nhiên, con người được thể hiện trong bài ca dao.
            - Ý nghĩa, thông điệp của bài ca dao.
          Hình thức:
            - Thể thơ, ngôn ngữ, nhịp điệu của bài ca dao.
            - Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài ca dao.

Kết bài:
    - Khái quát lại vẻ đẹp của bài ca dao.
    - Đánh giá chung về bài ca dao.