Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
1. Mở bài
Giới thiệu về lòng nhân ái và nêu được đây là phẩm chất, đạo đức quý báu của người dân Việt nam
2. Thân bài
- Giải thích:
+ Giải thích cụm từ nhân ái theo từng từ
+ Làm nổi bật được lòng nhân ái là thước đo cốt cách con người Việt Nam ta
+ Lòng nhân ái trong thời điểm hiện hữu ở nhiều nơi. Tình đồng bào, tình yêu thương giữa con người với con người.
- Phân tích:
+ Cuộc sống còn nhiều hoàn cảnh khó khăn và cần giúp đỡ
+ Khi giúp người khác trong lúc khó khăn, bạn sẽ được mọi người yêu quý và kính trọng
+ Tấm lòng tương thân tương ái sẽ lan tỏa trong xã hội và nhận được điều tốt đẹp
- Chứng minh:
+ Lấy dẫn chứng về những con người có lòng nhân ái mà bạn biết
+ Lưu ý khi lấy dẫn chứng cần xác thực, nổi bật, tiêu biểu và có tầm ảnh hưởng lớn đến mọi người
- Phản biện và đánh giá:
+ Lòng nhân ái có thể mở rộng trên toàn thế giới và có thể hiện hữu ngay trong trường học.
+ Trong cuộc sống hiện nay vẫn còn người sống thờ ơ, vô cảm
+ Nhiều người chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân mà không để ý gì hay quan tâm với mọi người xung quanh.
+ Những người này đáng bị xã hội lên án và chỉ trích
3. Kết bài
+ Khái quát lại lần nữa về tầm quan trọng của lòng nhân ái
+ Liên hệ và rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân.
Mở bài: giới thiệu bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt
- Dẫn dắt vấn đề, câu nói “bếp lửa sưởi ấm một đời” vào, đưa ra nhận định
Thân bài
a. Bếp lửa gắn với kỉ niệm tuổi thơ
- Hình ảnh bếp lửa “chờn vờn” có thật gợi nhớ tới bếp lửa “ấp iu” bà từng nhóm, đánh thức dòng hồi tưởng của người cháu
- Gợi lên hình ảnh nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn mà hai bà cháu trải qua
- Bằng giọng kể nhỏ nhẹ, tâm tình, làm người cháu miên man trong cảm xúc nhớ bà
⇒ Người cháu cảm thấy hạnh phúc trong vòng tay yêu thương của bà
b. Những suy nghĩ về người bà và hình ảnh bếp lửa
- Hình ảnh bếp lửa được thay thế bằng ngọn lửa tượng trưng cho ánh sáng, hơi ấm, sự sống
- Hình ảnh người bà : người thắp lửa, giữa lửa, truyền niềm tin, sức sống tới các thế hệ
- Suy ngẫm về người bà và hình ảnh bếp lửa: bếp lửa kì lạ và thiêng liêng
c. Nỗi nhớ của cháu về bà và bếp lửa
- Khoảng cách về không gian, thời gian và ngọn khói trăm tàu, lửa trăm nhà không làm cháu lãng quên ánh sáng và hơi ấm từ bếp lửa của bà
- Nhớ về bà cũng chính là nhớ về quê hương, nhớ về cội nguồn những tình cảm kính trọng, biết ơn, nỗi nhớ thương da diết
Kết bài
Khẳng định bếp lửa là hình ảnh xuyên suốt toàn bài. Bếp lửa là tình yêu thương, sự chăm sóc tần tảo của bà khiến cho người cháu dù xa vẫn nhớ thương về bà
* Mở bài:
Hiếu thảo với ông bà cha mẹ vốn là một truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta. Lòng hiếu thảo là một trong những phẩm chất tốt đẹp cần có ở mỗi con người.
* Thân bài:
1. Khái niệm lòng hiếu thảo: Lòng hiếu thảo có nghĩa là đối xử tốt với cha mẹ của mình; chăm sóc cha mẹ của mình. Hiếu thảo còn là hành động yêu thương, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ khi già yếu và thờ phụng sau khi họ qua đời.
2. Biểu hiện lòng hiếu thảo:
– Người có lòng hiếu thảo là người luôn biết cung kính ông bà, cha mẹ; biết vâng lời và làm cho cha mẹ được vui vẻ, tinh thần được an ổn. Họ luôn biết sống đúng chuẩn mực, thực hiện lễ nghi hiếu nghĩa đối với các bậc sinh thành.
– Trong cuộc sống, lòng hiếu thảo là hành vi cư xử tốt không chỉ đối với cha mẹ mà còn ở bên ngoài nhà để mang lại danh tiếng tốt cho cha mẹ và tổ tiên.
3. Nhận thức: (Vì sao sống phải có lòng hiếu thảo?)
– Ông bà cha mẹ là những người đã sinh thành và dưỡng nuôi ta khôn lớn, luôn dành cho ta những gì tốt đẹp nhất trên cuộc đời này.
– Hiếu thảo còn là một lối sống tốt đẹp đã trở thành chuẩn mực trong truyền thống văn hóa Việt Nam. “Nhị thập tứ hiếu” luôn là bài học giáo dục đạo đức ngàn đời còn mãi , mãi mãi ngợi ca.
– Sống có lòng hiếu thảo là lối sống cao đẹp, biết quý trọng công ơn dưỡng dục của ông bà cha mẹ, thể hiện niềm tri ân sâu sắc đối với các bậc sinh thành. Lòng hiếu thảo thể hiện sự bao dung, sống có trách nhiệm.
– Người có lòng hiếu thảo luân được mọi người yêu mến, trân trọng.
– Hiếu thảo với cha mẹ khiến con cai trưởng thành hơn. Lòng hiếu thảo trở thành bài học giáo dục sâu sắc cho mọi thế hệ.
– Giá trị của một người con được nhìn nhận không phải ở sự giàu sang, quyền quý, mà nó thể hiện qua chữ Hiếu. Ðối với công đức sinh thành thì bổn phận làm con phải ghi lòng, tạc dạ : Hiếu nghĩa với cha mẹ không chỉ là cách trả ơn những bậc sinh thành mà bản thân con cái cũng được góp phần rất lớn trong hình thành những phẩm chất đạo đức và trí tuệ của một bậc thánh nhân.
– Lòng hiếu thảo giúp gắn kết các thế hệ trong gia đình, sống trong môi trường tràn ngập lòng yêu thương, sự kính trọng lòng biết ơn. Lòng hiếu thảo xóa bỏ sự đố kị, ích kỷ cá nhân và lối sống thờ ơ, vô cảm.
– Lòng hiếu thảo luôn luôn được tôn vinh, ngưỡng mộ, ta coi đó là tiêu chuẩn luân lý đạo đức là nét đẹp văn hóa dân tộc sáng ngời.
– Hiếu thảo cha mẹ ngày nay thì ngày sau ta mới nhận được lòng hiếu thảo từ còn cái bởi đó là quy luật nhân quả trong cuộc sống.
4. Hành động: (Cần phải làm gì để thể hiện lòng hiếu thảo?)
– Biết kính trọng ông bà, cha mẹ.
– Biết chăm sóc, phụng dưỡng ông bà cha mẹ khi tuổi già sức yếu.
– Biết cư xử tốt không chỉ đối với cha mẹ mà còn ở bên ngoài nhà để mang lại danh tiếng tốt cho cha mẹ và tổ tiên. Trau dồi nhân cách tốt đẹp trở thành niềm tự hào của gia đình.
– Thực hiện tốt các nhiệm vụ và công việc làm để có thể bảo đảm vật chất hỗ trợ các bậc cha mẹ cũng như để thờ phụng tổ tiên
– Thể hiện tình yêu, sự tôn trọng và hỗ trợ; thể hiện phong cách lễ độ, anh em thuận hòa hiếu nghĩa.
5. Phê phán: Trong xã hội có nhiều người sống bất hiếu, vô lễ, đánh đập đối xử tàn nhẫn, bỏ rơi cha mẹ già. Họ thể hiện một lối sống vô ơn, một nhân cách kém cỏi. những người như thế thật đáng chê trách.
6. Bài học:
– Sống phải có lòng hiếu thảo.
– Phải thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ ngay từ hôm nay.
* Kết bài:
Tấm lòng hiếu thảo thể hiện lối sống trọng tình trọng nghĩa, mãi mãi là một nét đẹp cao quý trong nền văn hóa Việt Nam.
Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ vốn là một truyền thống văn hóa cao đẹp của dân tộc ta, là một trong những phẩm chất tốt đẹp cần có ở mỗi con người. Lòng hiếu thảo có nghĩa là kính trọng ông bà, cha mẹ và tổ tiên của mình. Hiếu thảo còn là hành động yêu thương, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ khi già yếu và thờ phụng sau khi họ qua đời. Hiếu thảo vốn là trung tâm trong hệ thống đạo đức của Nho giáo. Lòng hiếu thảo của con người không những được thể hiện trong thái độ, tình cảm mà còn được biểu hiện qua hành động cụ thể. Người có lòng hiếu thảo là người luôn biết cung kính ông bà, cha mẹ; biết vâng lời và làm cho cha mẹ được vui vẻ, tinh thần được an ổn. Họ luôn biết sống đúng chuẩn mực, thực hiện lễ nghi hiếu nghĩa đối với các bậc sinh thành. Lúc cha mẹ còn khỏe mạnh, họ hiếu thuận vâng lời, lắng nghe dạy bảo. Lúc cha mẹ ốm đau, già yếu, họ hết lòng chăm sóc, phụng dưỡng. Khi cha mẹ qua đời, họ thành tâm thờ cúng. Con người sống phải có lòng hiếu thảo vì ông bà, cha mẹ là những người đã sinh thành và dưỡng nuôi ta khôn lớn, luôn dành cho ta những gì tốt đẹp nhất trên cuộc đời này. Mỗi con người sinh ra đều có nguồn cội, thân tộc. Bởi thế, ta phải biết ơn những người đã sinh thành, dưỡng nuôi và giáo dục ta nên người. Hiếu thảo còn là một lối sống tốt đẹp đã trở thành chuẩn mực trong truyền thống văn hóa Việt Nam. “Nhị thập tứ hiếu” luôn là bài học giáo dục đạo đức ngàn đời còn mãi. Sống có lòng hiếu thảo là lối sống cao đẹp, biết quý trọng công ơn dưỡng dục của ông bà cha mẹ, thể hiện niềm tri ân sâu sắc đối với các bậc sinh thành. Lòng hiếu thảo thể hiện sự bao dung, sống có trách nhiệm. Người có lòng hiếu thảo luôn được mọi người yêu mến, trân trọng và thành công trong cuộc sống. Nhờ có lòng hiếu thảo giúp gắn kết các thế hệ trong một gia đình, mọi người sống trong môi trường tràn ngập lòng yêu thương, sự kính trọng cùng lòng biết ơn với các bậc sinh thành. Giá trị của một người con được nhìn nhận không phải ở sự giàu sang, quyền quý, mà nó thể hiện qua chữ “Hiếu”. Nhưng hiện nay còn tồn tại nhiều người có lối sống bất hiếu, vô lễ, đánh đập đối xử tàn nhẫn, bỏ rơi cha mẹ già. Họ thể hiện một lối sống vô ơn, một nhân cách kém cỏi. Những người như thế thật đáng chê trách. Qua đây, bản thân chúng ta – những chủ nhân tương lai của đất nước cùng nhìn nhận lại đạo đức của bản thân, sống phải có lòng hiếu thảo. Lòng hiếu thảo thể hiện lối sống trọng tình trọng nghĩa, là nét đẹp cao quý trong nền văn hóa Việt Nam và qua đó, giúp ta thấm thía rằng: “Tội lớn nhất của đời người là bất hiếu ".
Tham khảo:
I. Mở bài
– Giới thiệu tác giả: Nguyễn Du nhà thơ thiên tài của dân tộc, ông đã có nhiều đóng góp cho kho tàng văn học dân tộc.
– Giới thiệu tác phẩm: Truyện Kiều là kiệt tác bất hủ viết về cuộc đời của Thúy Kiều – người con gái tài hoa bạc mệnh.
II. Thân bài
– Thúy Kiều người con gái có vẻ đẹp tuyệt sắc giai nhân khiến “mây thua nước tóc”, “liễu hờn kém xanh”
=> Vẻ đẹp khiến nhiên nhiên cũng phải ganh tị
– Thúy Kiều vừa có sắc vừa có tài năng cầm, kì, thi, họa
– Số phận chung của người phụ nữ xưa phải chịu những tủi cực, khó khăn, sự bất công của xã hội. Cuộc đời của họ như tấm lụa đào phất phơ giữa chợ, như thân bèo trôi nổi vô định không biết trôi dạt về đâu
– Những đức tính cao đẹp của Thúy Kiều đại diện cho người phụ nữ xưa dưới chế độ phong kiến
+ Chữ hiếu: Thúy Kiều thật đáng thương khi rơi vào hoàn cảnh gia đình tan tác, nàng đã phải hy sinh chính hạnh phúc của mình để cứu lấy gia đình, cứu lấy cha -> Đặt chữ hiếu lên hàng đầu, gạt bỏ tình yêu với Kim Trọng -> Nàng bán thân mình để chuộc cha
=> Hành động chứng minh được lòng hiếu thảo, đức hy sinh – đức tính cao đẹp của người phụ nữ trong xã hội khi bị đẩy đến bước đường cùng.
+ Chữ nghĩa: Đối với tình yêu thì Thúy Kiều là một người chung thủy, son sắc. Nàng luôn khao khát một tình yêu đẹp, một tình yêu đúng nghĩa. Nhưng trải qua những mối tình khác nhau càng khiến Kiều thêm thấm thía:
Mối tình với Kim Trọng: vì chữ hiếu mà không được trọn vẹn
Mối tình với Thúc Sinh: Kiều nếm trải thân phận “kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng” => tình cảnh điển hình của phụ nữ xã hội phong kiến.
Mối tình với Từ Hải: một mối tình trọn vẹn nhưng ngắn ngủi, người đã giúp Kiều giải oan
III. Kết luận
– Nhân vật Kiều là nhân vật điển hình cho hình tượng người phụ nữ xưa -> Ca ngợi phẩm giá của người phụ nữ
– Tố cáo, lên án xã hội phong kiến thối nát.
+ Mở bài: Nêu khái quát vị trí của lòng nhân ái đối với cuộc sống tinh thần, giá trị con người trong đời sống hiện nay.
– Cha ông ta xa xưa đã có câu “Lá lành đùm lá rách”
+ Thân bài:
– Lòng nhân ái là gì? Lòng nhân ái được thể hiện như thế nào? Bạn thấy lòng nhân ái xuất hiện ở đâu? (ví dụ như: trong các cử chỉ cao đẹp của con người, đối nhân xử thế giữa người với người, bạnlấy ví dụ thực tế trong đời sống, có thể từ chính cuộc sống của bản thân mình…)
– Lòng nhân ái có tầm quan trọng như thế nào? Có lòng nhân ái con người sẽ sống đoàn kết yêu thương nhau hơn. Con người khi sống với nhau bằng lòng nhân ái xã hội sẽ phát triển và gắn bó với nhau
+ Mở mang tâm hồn con người, giảm bớt những hận thù, ganh ghét kị. Trên thế giới sẽ không còn chiến tranh. Trong mỗi dân tộc sẽ giảm đi số lượng tội phạm… Giúp cho quan hệ giữa người với người tốt hơn
– Xây dựng một xã hội phát triển giàu đẹp, tràn đầy nghĩa tình…. mà ở trong đó tinh thần tương thân, tương ái nâng đỡ nhau cùng phát triển sẽ được phát huy
– Ai trong chúng ta khi sinh ra cũng đều là thiên thần nhưng trong quá trình lớn lên tiếp xúc và học tập từ xã hội bên ngoài mà con người dần dần thay đổi, có người trở nên lương thiện, có tính thần nhân ái biết giúp đỡ người khác có người thì trở nên hung bạo thích đánh đám, thích làm tổn thương người khách, do vậy nếu tất cả đều có lòng nhân ái thì cuộc sống trên thế giới sẽ vô cùng bình yên.
– Là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường mỗi chúng ta cần làm sao để có được lòng nhân ái?(học tập, tu dưỡng đạo đức, trau dồi tình cảm cho bản thân,…)
+ Kết bài:
– Một xã hội muốn phát triển tốt đẹp là một xã hội mà con người sống trong đó phải có lòng nhân ái, cần yêu thương người khác như yêu chính bản thân mình. Bởi có thế cuộc sống của con người ta mới thật sự ý nghĩa. Bởi “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: lòng nhân ái. (Một trong những phẩm chất quý báu của con người Việt Nam ta chính là lòng nhân ái).
2. Thân bài
a. Giải thích
Lòng nhân ái: tình yêu thương giữa con người với con người, sẵn sàng đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu và giúp đỡ người khác khi người ta gặp khó khăn. Rộng hơn nữa chính là tình đồng bào, tinh thần đoàn kết.
b. Phân tích
Cuộc sống vẫn còn nhiều mảnh đời khó khăn, bất hạnh, giúp đỡ nhau làm cuộc sống của con người ngày càng tốt lên, xã hội phát triển hơn.
Một con người có tâm thiện, luôn giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng và sẵn sàng giúp đỡ lại khi mình rơi vào hoàn cảnh tương tự.
Nếu xã hội ai cũng có tấm lòng “tương thân tương ái” thì xã hội sẽ được lan tỏa nhiều điều tốt đẹp.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người có tấm lòng nhân ái, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ mọi người để minh họa cho bài làm của mình.
Lưu ý: dẫn chứng xác thực, nổi bật, tiêu biểu, được nhiều người biết đến.
d. Phản biện
Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau của người khác, chỉ biết đến bản thân mình,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án, chỉ trích.
3. Kết bài
Khái quát lại ý nghĩa và tầm quan trọng của lòng nhân ái; đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân.