K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 4

TK:

I. Khổ 1 Mùa xuân chín

1. Vẻ đẹp của hình ảnh thơ

* Các hình ảnh thơ:

- Làn nắng ửng: ảnh nắng nhẹ, tươi tắn của mùa xuân.

- Khói mơ tan: làn khói nhẹ, mơ màng.

- Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng: hình ảnh những mái nhà tranh với sắc vàng lấm tấm.

- Tà áo biếc: tà áo màu xanh biếc hoặc có thể hiểu màu xanh của thiên nhiên như tấm áo.

- Giàn thiên lí: mùa xuân đến cùng giàn thiên lí thắm tươi.

* Bức tranh xuân hiện lên với diện mạo tươi tắn:

- Màu sắc được miêu tả cụ thể.

- Các sự vật sống động.

⇒ Thiên nhiên mùa xuân được miêu tả như một người thiếu nữ ngập tràn tình xuân rạo rực.

2. Vẻ đẹp các kết hợp từ của ngôn ngữ thơ

- Các kết hợp từ: làn nắng ửng, khói mơ tan, mái nhà tranh lấm tấm vàng, tà áo biếc là những kết hợp danh từ, tính từ độc đáo.

⇒ Hệ thống các tính từ đặc sắc đã miêu tả sắc xuân sinh động, phong phú.

3. Vẻ đẹp của các yếu tố nghệ thuật

- Nhịp điệu, cách gieo vần

Nhịp điệu: 4/3.
Gieo vần chân, vần lưng linh hoạt, tự do tạo không khí phóng khoáng cho bức tranh thiên nhiên rực rỡ sắc xuân.
- Các biện pháp tu từ:

Nhân hóa: gió trêu. Có thể hiểu "gió" là một chàng trai đa tình.
Đảo ngữ: sột soạt gió trêu tà áo biếc nhằm nhấn mạnh âm thanh sột soạt của gió.
Hoán dụ: tà áo biếc – hình ảnh con người. Có thể hiểu đây là hình ảnh người con gái thẹn thùng trong tà áo biếc.
- Các yếu tố từ, câu:

Từ láy: lấm tấm, sột soạt → gợi hình, tạo liên tưởng cho người đọc về một mùa xuân sinh động.
Câu đặc biệt: Trên giàn thiên lí. → không phải một trạng ngữ chỉ nơi chốn, giàn thiên lí là sự vật hiện tượng trong mỗi bước xuân sang.

⇒ Khổ thơ miêu tả sự hiện diện của mùa xuân đã, đang len lỏi trong từng cảnh vật qua cách cảm nhận của một tâm hồn thi sĩ tài hoa với niềm yêu đời tha thiết.

II. Khổ 2 Mùa xuân chín

1. Vẻ đẹp của hình ảnh thơ

- Các hình ảnh thơ:

Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời: cỏ mùa xuân tươi tắn như chuyển động thành làn sóng trải rộng trong không gian, mở biên độ tới chân trời.
Bao cô thôn nữ hát trên đồi: những cô thôn nữ đang độ xuân thì phơi phới. Họ tặng cho cuộc đời những tiếng hát của tuổi trẻ đầy hi vọng.
Đám xuân xanh: những con người tuổi xuân thì trẻ trung.
Kẻ theo chồng: những người thiếu nữ lấy chồng.
- Nhận xét về hình ảnh thơ:

Thiên nhiên và con người mang vẻ đẹp của độ xuân thì rạo rực, căng tràn sức sống.
Thiên nhiên và con người không nằm ngoài dòng chảy của thời gian và những quy luật của cuộc đời, hình ảnh thơ vận động từ những cô thôn nữ theo thời gian trở thành người phụ nữ theo chồng.
2. Vẻ đẹp các kết hợp từ của ngôn ngữ thơ

- Kết hợp hai danh từ sóng và cỏ tạo nên hình ảnh sống động, gợi sự vận động của thiên nhiên, kích thích những tưởng tượng thị giác.

- Sóng cỏ - nghĩa là sự rung động của cỏ. (Chu Văn Sơn) → Tình xuân chất chứa bên trong sự vật và ứa tràn ra bên ngoài thành những chuyển động đến tận chân trời.

3. Vẻ đẹp các yếu tố nghệ thuật

- Nhịp điệu, cách gieo vần:

Chủ yếu cách ngắt nhịp 4/3 (câu 1, 2, 4), xen lẫn cách ngắt nhịp 2/2/3 (câu 3)
Gieo vần chân.
4. Cái tôi trữ tình

- Nhân vật trữ tình mang trong mình niềm yêu rạo rực trước mùa xuân, tình xuân.

- Nhân vật trữ tình bộc bạch cảm giác hụt hẫng, buồn tiếc khi nghĩ về tương lai.

⇒ Khổ thơ miêu tả sự vận động của mùa xuân trong lòng thiên nhiên và đồng thời miêu tả sự vận động trong lòng con người: đi từ rạo rực, xuyến xao đến cảm giác tiếc nuối, lo lắng.

III. Khổ 3 Mùa xuân chín

1. Vẻ đẹp của hình ảnh thơ

- Các hình ảnh gợi ra nhiều liên tưởng về âm thanh của “tiếng ca”:

Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi
Hổn hển như lời của nước mây
Thầm thì với ai ngồi dưới trúc

- Lấy hình ảnh gợi âm thanh là nét đặc sắc và độc đáo của ngòi bút Hàn Mặc Tử.

2. Vẻ đẹp của các yếu tố nghệ thuật

- Nhịp điệu, cách gieo vần

Nhịp điệu: 4/3 (câu 1, 4); 2/2/3 (câu 2, 3)
Gieo vần chân: núi – trúc, mây – ngây.
- Biện pháp tu từ

Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: tiếng ca vắt vẻo, âm thanh được gợi tả qua hình ảnh vắt vẻo – trạng thái của sự vật ở vị trí trên cao nhưng không có chỗ dựa vững chắc, chỉ được vắt ngang qua cái gì đó... hoặc ở trạng thái buông thống từ trên cao xuống.
- So sánh tiếng ca hổn hển như lời của nước mây thể hiện tiếng hát rạo rực, vút cao bay lên thành lời của nước mây.

⇒ Sắc xuân và tình xuân đã vào độ chín.

- Các yếu tố từ, câu:

vắt vẻo, hổn hển là từ láy tượng hình, diễn tả sống động trạng thái vận động của tâm hồn con người.
thầm thĩ là từ láy tượng thanh, vừa diễn tả âm thanh thầm thì vừa biểu hiện cảm xúc tha thiết.
- Khổ thơ như một câu văn dài miêu tả tiếng hát (chủ ngữ) và các đặc điểm của chủ thể được miêu tả bởi các vị ngữ gợi nhiều liên tưởng cả về hình ảnh và âm thanh.

3. Cái tôi trữ tình

- Nhân vật trữ tình là người lắng nghe và thu nhận tất cả những âm thanh (tiếng hát) của sắc xuân, tình xuân với một niềm nâng niu, trân trọng tha thiết.

⇒ Khổ thơ miêu tả cụ thể mùa xuân chín qua tiếng hát. Tiếng hát là kết tinh của mùa xuân chín – tình xuân nảy nở, căng tràn ở cả thiên nhiên và con người phát lộ ra thành hình ảnh vắt vẻo, hổn hển và âm thanh thầm thĩ.

IV. Khổ 4 Mùa xuân chín

1. Vẻ đẹp của hình ảnh thơ

- khách xa: người lữ khách từ xa đến, đi ngang qua.

- mùa xuân chín:

mùa xuân đang ở độ tươi đẹp, viên mãn nhất
mùa xuân đang và sẽ trôi qua, cái đẹp không tồn tại vĩnh viễn
- Chị ấy năm nay còn gánh thóc:

hình ảnh nhọc nhằn của lao động
hình ảnh thơ mộng trong kí ức nhà thơ
- bờ sông nắng chang chang: hình ảnh cái nắng vượt ra ngoài cõi xuân – xuân đã tàn.

⇒ Những hình ảnh trong khổ thơ như một cuốn phim kí ức được bật lên trong một thời điểm - mùa xuân chín, khiến người khách xa sực nhớ về quá khứ với niềm khát khao đầy nuối tiếc.

2. Vẻ đẹp các kết hợp từ của ngôn ngữ thơ

- bâng khuâng sực nhớ: hai tính từ cùng miêu tả trạng thái của nỗi nhớ đặt liền nhau đã nhấn mạnh tâm trạng nhớ nhung, luyến lưu một điều gì đến ngẩn ngơ của con người.

- lòng trí: hai danh từ miêu tả hai khía cạnh của phần tinh thần con người (cảm xúc và lí trí) đi liền nhau như biểu hiện sự đồng điệu hoàn toàn của trái tim và lí trí khi suy tư.

- bờ sông trắng - nắng chang chang: hai cụm danh từ có phần phụ sau là hai tính từ (trắng, chang chang) cho thấy sắc trắng tinh khôi, lóa sáng không nhìn ra.


3. Vẻ đẹp của các yếu tố nghệ thuật

- Nhịp điệu, cách gieo vần

Nhịp điệu: 2/2/3 (câu 1, 2, 3), 4/3 (câu 4)
Dấu phẩy (câu 1, 3) tạo điệu nhấn cho nhịp điệu; tách biệt, nhấn mạnh cho đối tượng khách xa và chị ấy.
Các cặp vần “trắng – nắng” cùng vần “ang” kết hợp năm phụ âm “ng” ở các tiếng trong dòng cuối làm câu thơ kéo dài, ngân nga mãi...
- Biện pháp tu từ: Câu hỏi tu từ: Chị ấy, năm nay còn gánh thóc/ Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?

→ Bộc lộ những xúc cảm băn khoăn, nỗi lo âu cho hiện tại, cho sự phôi phai theo thời gian.

- Các yếu tố từ, câu:

Cụm danh từ bờ sông trắng: từ trắng có nhiều cách hiểu: trắng của bờ cát ven sông?/ nắng chói chang làm trắng cảnh vật?
Từ láy chang chang: miêu tả sinh động cái nắng; bổ sung và làm tăng sắc trắng của bờ
sông trắng.
4. Cái tôi trữ tình

- Được khách thể hóa thành hình ảnh khách xa với nỗi niềm bâng khuâng, nhớ thương hoài niệm và lòng ưu tư, trắc ẩn cùng niềm thương cảm.

- Đó là niềm khao khát có thể giữ mãi được những kí ức tươi đẹp.

- Khổ thơ là những dồn nén xúc cảm của con người khi thực sự bước vào thời điểm mùa xuân chín – thời điểm của xuân tàn phai.

V. Đánh giá chung Mùa xuân chín

Hàn Mặc Tử với cảm hứng thiên nhiên trữ tình, màu sắc cổ điển hài hòa với chất dân dã, trẻ trung bình dị đã làm hiện lên một bức tranh xuân tươi tắn thơ mộng. Mùa xuân đẹp; con người trẻ trung, hồn nhiên, xinh đẹp, đáng yêu. Mùa xuân chín mãi là kiệt tác bất hủ của Hàn Mặc Tử.

Điểm nhìn ngôi kể bài "xà bông con vịt "  ?  Trong văn bản có bao nhiêu nhân vật?  hãy kể tên những vật đó ?

28 tháng 10 2021

Hồ Xuân Hương là nhà thơ nổi tiếng, với rất nhiều những tác phẩm hay, và một trong những tác phẩm thể hiện được sâu sắc nhất hình tượng cũng như số phận của người phụ nữ Việt Nam thời xưa đó là bài Tự Tình.

Bài thơ Tự Tình được tác giả sáng tác ra để nói về tâm hồn, cũng như tình cảm của những người phụ nữ xưa, họ phải chịu rất nhiều những đau thương, khổ cực, cuộc đời của họ phải chịu rất nhiều những đắng cay, tủi hổ, không biết tâm sự cùng với ai, chỉ một mình lấp bóng trong đêm khuya, với bao nhiêu cảm xúc, tâm trạng của những người phụ nữa trước cuộc đời, với bao nhiêu cảm xúc đó, Hồ Xuân Hương đã sáng tác lên những vần thơ hay, nói lên số phận cũng như tiếng lòng của những người phụ nữ xưa:

Canh khuya văng vẳng trống canh đồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non.

Chén rượu hương đưa, say lại tỉnh,

Vừng trăng bóng xế, khuyết chưa tròn.

Cảnh khuya là lúc trơ vơ, cô đơn, và con người thường sống đúng với cảm xúc của mình nhất, đây là lúc bao nhiêu nỗi lòng thương được bộc lộ cũng như diễn tả ra một cách sâu sắc cũng như sinh động nhất, tình cảm đó thể hiện trước hết ở tâm hồn trong sáng, cô đơn trước khung cảnh rộng lớn. Bài thơ với bao nhiêu cảm xúc của tác giả, với vần thơ chứa đựng biết bao nhiêu nỗi cô đơn thầm kín, đang dần vây quanh với thân phận nhỏ bé của những người phụ nữ, một mình phải đối diện với biết bao nhiêu nỗi đau, nỗi cô đơn.

Có lẽ tình cảm của tác giả dành cho bài thơ này đó là sự đồng cảm sâu sắc, nỗi lòng của tác giả cũng đang nói hộ cho chính mình, số phận của người phụ nữ xưa, những người phải chịu nhiều cực khổ, không được hưởng cuộc sống hạnh phúc như những người khác. Hồng nhan bạc mệnh, đây có lẽ là đề tài mà nhiều nhà văn lựa chọn để diễn tả trong tác phẩm của mình, nỗi lòng của những người phụ nữ xưa đã được đi sâu vào nền văn học, với biết bao nhiêu nỗi lòng của sự cô đơn, nỗi cô đơn đó, đang vây kín lấy tâm hồn, cũng như thể xác của họ.

Cảnh khuya người thiếu phụ một mình trơ trọi với núi non, không biết làm bạn với ai, chỉ biết một mình trơ trụi với bóng hồng nhan, đối diện với khung cảnh của núi non hùng vĩ, cảnh vật đó đã đang tác động sâu sắc đến cảm cảm xúc của người đọc, tác giả, không chỉ thể hiện nỗi lòng của chính mình, mà qua đó còn nói về số phận của những người phụ nữ xưa nói riêng, nhưng tình cảm đó đều được đi sâu vào thơ văn.

 

Đúng là nhà văn là những người chiến sĩ của mọi thời đại, chính vì thế, bao nhiêu tình cảm chân thành, da diết, đều được họ thể hiện sâu sắc qua biết bao nhiêu cung bậc, cũng như cảm xúc của người đọc, thấm sâu trong chính tác phẩm của mình. Tình cảm đó đã đi sâu và mang đậm biết bao nhiêu giá trị của những người phụ nữ xưa, chỉ biết mượn rượu để quên sầu, nhưng khi tỉnh lại họ chợt nhận ra tất cả vẫn đang ám ảnh lấy tâm hồn của họ:

Xuyên ngang mặt đất, rêu từng đám,

đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,

Mảnh tình san sẻ tí con con.

Tất cả nỗi buồn đó đều được thể hiện rất chi tiết và cụ thể trong tác phẩm, có thể thấy, nỗi lòng của những người phụ nữ đó là rất lớn, đêm khuya trợ trọi với biết bao nhiêu nỗi cô đơn, sự gian nan và biết bao nhiêu nỗi lòng dành cho người mình yêu, nhưng khổ nỗi mảnh tình san sẻ cũng không có ai để thấu.

Nhưng không hẳn vì thế mà họ quên đi chính mình, họ vẫn thể hiện sức sống tiềm tàng qua sức mạnh cũng như tình yêu thương của mình, họ vượt qua mọi khó khăn, vượt qua những cái khắc nghiệt của cuộc sống, xuyên ngang mặt đất, ở đây có thể hiểu rằng, họ đã trải qua bao nhiêu rào cản của xã hội phong kiến để có được hạnh phúc cho chính mình, không sợ những rào cản đó làm cản trở đi tình yêu cũng như xúc cảm trong chính bản thân họ.

Rêu từng đám ở đây nói về sự chắc chắn, kết nối, rêu không phải là thứ gì đó dễ đi, nó bám lâu đời, và cũng biểu hiện để nói về tình cảm của những người phụ nữ cũng phải chờ mong, đợi chờ và rồi, từng đám rêu đó đã chứng minh thấy tình cảm của họ đã hóa lên thành những đám rêu, bám từ ngày này qua ngày khác, không khó tháo ra.

Bao vất vả, cũng vượt qua, đâm toạc chân mây, rêu vẫn cứ mọc, vượt qua bao nhiêu nỗi cô đơn, tình cảm đó vẫn muốn san sẻ đi chút ít, sâu sắc và chân thành. Sự chờ đợi đó cứ lặp đi lặp lại, cứ chảy trôi hết ngày này qua ngày khác, xuân đi xuân lại lại”, ở đây cũng diễn tả sự quay trở lại của quỹ đạo thời gian, tất cả vượt qua rất nhiều những gian nan và vẫn muốn thể hiện tình cảm của chính mình.

Bài thơ đã thể hiện được sâu sắc nỗi lòng của những người phụ nữ xưa, họ phải sống một cuộc sống cô đơn, vất vả, một mình trơ trụi trước khung cảnh rộng lớn của thiên nhiên, nhưng lòng người thì thật nhỏ hẹp.

6 tháng 9 2016

Thân phận lẽ mọn của người phụ nữ trong xã hội phong kiến là một đề tài khá phổ biến trong văn học dân gian và văn học viết thời hiện đại. Tình yêu và hanh phúc gia đình là một trong những mối quan tâm lớn của văn học từ xưa đến nay. Nó góp phần thế hiện rõ tinh thần nhân đạo trong văn học. Chùm thơ Tự tình là một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về người phụ nữ trong vàn học Việt Nam - Hồ Xuân Hương.

Người phụ nữ cô đơn trong đêm khuya vắng lặng nghe tiếng trống cầm canh báo thời khắc đi qua. Canh khuya là thời gian từ nửa đêm cho đến sáng. Nàng cảm thấy tiếng trống canh báo hiệu thời gian khắc khoải mong ngóng một điều gì. Nhưng càng mong lại càng không thấy. Tiếng trống canh đang dồn dập kia chính là thông báo về thời gian tâm trạng của nàng. Nó thể hiện nỗi chờ mong khắc khoải, thảng thốt thiếu tự tin, đầy lo âu và tuyệt vọng của người đàn bà.

Hồ Xuân Hương diễn tả tâm trạng bẽ bàng của người vợ cô đơn chờ mong chồng mà chồng không đến bằng một chữ trơ - trơ trọi, trơ cái hồng nhan, cái thân phận phụ nữ với nước non, với đời, với tình yêu.

Hai câu tiếp theo, Hồ Xuân Hương diễn tả tâm trạng tuyệt vọng cùa người vợ chờ chồng.

Câu thơ ẩn chủ từ, chỉ thây hành động và trạng thái diễn ra. Chén rượu hương đưa nghĩa là uông rượu giải sầu cho quên sự đời, nhưng say rồi lại tỉnh, tức là uống rượu vẫn không quên được mối sầu!



 

1 tháng 2 2016

           Thiên nhiên là đề tài muôn thuở của thi ca. Các thi sĩ đến với thiên nhiên bằng tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và đầy mến yêu. Không ai quên thế giới Bồng Lai tiên cảnh trong thơ Lý Bạch, núi rừng hữu tình trong thơ Nguyễn Trãi, làng quê mộc mạc đơn sơ trong thơ Nguyễn Khuyến. Và cũng không ai quên trong phong trào Thơ Mới (1930 – 1945) từng có một tiếng reo "Đây mùa thu tới" của Xuân Diệu, một tình cảm mênh mang với "Tràng giang" của Huy Cận và một nỗi niềm hẫng hụt, chơi vơi với "Đây thôn Vĩ Giạ" của Hàn Mặc Tử.

          Thiên nhiên chớm vào mùa thu trên đất Bắc trong "Đây mùa thu tới" thật đẹp mà cũng thật buồn – một vẻ đẹp, một nét buồn rất mới, rất khác so với thơ ca trung đại.

          Nếu như cảm quan nghệ thuật của thi ca trung đại là: lấy thiên nhiên làm chuẩn mực vẻ đẹp cho con người – như Nguyễn Du đã từng tả Thúy Vân: "Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang. Hoa cười ngọc thốt đoan trang. Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da” (Truyện Kiều) – thì với Xuân Diệu – "nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới" – con người là vẻ đẹp chuẩn mực cho thiên nhiên:

 

"Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang

Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng."

          Chưa ai có một cách so sánh lạ như Xuân Diệu. Cây liễu đẹp như người thiếu nữ đứng xõa tóc "chịu tang". Mỗi sợi tóc là một sợi buồn, mỗi nhành liễu là một sợi tóc. Từ cổ chí kim, không có nỗi buồn nào thấm thía đau đớn bằng nỗi buồn chịu tang. Bao nhiêu nước mắt rơi xuống mà nỗi buồn chẳng vơi. Rặng liễu với những sợi tơ liễu được kết bằng những lá liễu dài gối lên nhau "hàng hàng" rủ xuống như "lệ" giăng mắc đầy một khoảng trời làm nỗi buồn chớm thu như càng tăng thêm, thấm thía hơn. Và trong nỗi buồn ấy còn gợi lên một nỗi đau mất mát:

"Hơn một loài hoa đã rụng cành

Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh

Những luồng run rẩy rung rinh lá

Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh"

          Ngày lại ngày trôi qua, thu về, cảnh vật biến đổi, cây cối xơ xác trơ trụi, khẳng khiu như đang run rẩy, khẽ rùng mình trong gió se se lạnh: "Đã nghe rét mướt luồn trong gió". Cảm nhận về cái rét đến trong gió của Xuân Diệu là một cảm nhận mới. Thiên nhiên xôn xao, cựa mình – điều ấy thể hiện qua nghệ thuật sử dụng phụ âm “r” (rụng/rũa/run rẩy/rung rinh) và phụ âm "m" (mỏng manh) – không giống thiên nhiên trong thơ cổ mang nét tĩnh lặng, ngay cả khi "Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo" (Mùa thu câu cá – Nguyễn Khuyến) thì cả không gian thiên nhiên thu vẫn chủ yếu là tĩnh lặn Cùng với "lá vàng" trong thơ Nguyễn Khuyến, ai cũng biết bức tranh "Mùa thu vàng" của danh họa Lê-vi-tan, nhưng không đâu có một màu vàng mới và độc đáo như màu vàng của đất trời vào thu trong "Đây mùa thu tới" của Xuân Diệu. Đó không phải là những đốm vàng nhỏ mà là cả một "không gian vàng" – một màu vàng "mơ phai" rất riêng rất khó lẫn. Đó là màu vàng của "cái hồn thu qua sắc lá" (Tạ Đức Hiền) làm mùa thu bớt buồn và thêm thi vị, thêm đáng yêu. "Mùa thu tới!" – Xuân Diệu đã nhận được bức thông điệp của mùa thu và đã reo lên sung sướng: "Đây mùa thu tới! Mùa thu tới!". Giai điệu rộn rã của tiếng reo khiến ta cảm giác hình như Xuân Diệu đang hát lên tiếng hát khát vọng giao cảm với cuộc đời. Bước chân đến với trời thu của thi sĩ đầy "giục giã", "vội vàng".

          Cùng mang vẻ đẹp buồn truyền thống, nhưng nếu như thiên nhiên trong "Đây mùa thu tới" đẹp thướt tha, thì thiên nhiên trong "Tràng giang" lại mang vẻ đẹp hùng vĩ rợn ngợp của "trời rộng", "sông dài”:

"Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp

Con thuyền xuôi mái nước song song"

"Nắng xuống, trời lên sâu chót vót

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu"

          Thiên nhiên ở đây đậm sắc màu cổ điển. Dòng sông mênh mang, chảy dài giữa không gian vắng lặng, bát ngát. Những con sóng gối lên nhau lớp lớp không bao giờ dừng như nỗi buồn miên man không dứt. Song song với con thuyền buông trôi, thụ động phó mặc cho cuộc đời, không một chút hi vọng là biểu hiện của nỗi buồn chia lìa, li biệt. Bao nhiêu ngả nước, bấy nhiêu ngả sầu, cảnh ở đây rất sầu: từ "con thuyền", "cành củi khô" đến "nước", "sóng" và cả "bờ xanh", "bãi vàng”, "bến cô liêu" đều mang nỗi sầu lớn. Nỗi "buồn điệp điệp" triền miên lan tỏa xuyên suốt bài thơ và cồn cào, day dứt nhất ở hình ảnh cuối bài:

"Lòng quê dợn dợn vời con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà"

          Nỗi buồn của Huy Cận miên man không dứt như sóng nước mênh mông bất tận, theo sóng nước lan tỏa rất xa, buồn hơn nhiều so với Thôi Hiệu (Đời Đường – Trung Quốc): "Yên ba giang thượng sử nhân sầu" (Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai?). Từ nỗi buồn đằng dặc ấy, vẻ đẹp hiện lên là vẻ đẹp mênh mang đất trời. Không gian mở rộng ra mọi chiều cả về độ dài – rộng, cao – sâu. Đó là cái đẹp lặng lẽ, rợn ngợp của không gian sông nước quen thuộc, gần gũi được Huy Cận dựng lên bằng hình ảnh đơn sơ, thành những nét vẽ tinh tế, giàu màu sắc cổ điển mà vẫn mới. Thấm đượm trong cảnh là một linh hồn "mang mang thiên cổ sầu" và một cái gì như thể là linh hồn ngàn xưa của dân tộc vẫn còn vương vấn nơi bãi rộng sông dài với "bến cô liêu", với "bèo dạt", "mây", "cánh chim", "bóng chiều", với "khói hoàng hôn" với tình quê đậm đà, da diết cháy trong lòng thi nhân.

          Thiên nhiên được khúc xạ qua tâm hồn thi sĩ, mang nỗi buồn của nhà thơ. Cái đẹp thực, đẹp ảo của cảnh là cái đẹp trong sự thảng thốt của tác giả. Nỗi buồn mênh mang từ hoàn cảnh của nhà thơ là nỗi buồn gắn với thiên nhiên. Trong "Tràng giang", "nỗi buồn thấm trong từng câu chữ", đầy như dòng sông Hồng cuồn cuộn chảy.

          Trong "Đây mùa thu tới" nỗi buồn tỏa ra từ niềm cô đơn, quạnh vắng, còn trong "Đây thôn Vĩ Giạ" nỗi buồn lại nhè nhẹ cất lên từ ý thức bị lãng quên của nhà thơ. Nhưng khác với "Đây mùa thu tới" và "Tràng giang", "Đây thôn Vĩ Giạ" là một bài thơ "có bước nhảy cảm xúc" (Vũ Quần Phương), có sự chuyển đổi cảm xúc rất nhanh, rất nhuần nhị, tinh tế. Bài thơ có ba khổ thì mỗi khổ là một câu hỏi gắn với tâm trạng khác nhau của Hàn Mặc Tử, gắn với những vẻ đẹp khác nhau của thiên nhiên xứ Huế thơ mộng. Ở khổ một, thi sĩ đang vui sướng "nhìn nắng hàng cau nắng mới lên", ngắm "vườn ai mướt quá xanh như ngọc" thật đẹp đẽ của thôn Vĩ Giạ. Đó là vẻ đẹp nguyên sơ – thánh thiện, vẻ đẹp tươi tắn, rạng rỡ, trinh nguyên của xứ Huế hiện lên rõ nét trong dòng hoài niệm của Hàn Mặc Tử. Đến khổ thứ hai, cảm xúc của thi nhân chợt lắng xuống thoáng buồn:

"Gió theo lối gió mây đường mây

Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay"

          "Đây mùa thu tới" nói về nỗi buồn tàn lụi, chia lìa: "Hơn một loài hoa đã rụng cành, trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh" với cách nói phiếm định: "hơn một" đệm màu sắc văn hóa phương Tây, đầy mới mẻ. "Tràng giang" nói về nỗi buồn li biệt của cảnh: "Con thuyền xuôi mái nước song song" mang dấu ấn cổ điển. Và "Đây thôn Vĩ Giạ" cùng nói về nỗi buồn lẻ loi, tan tác: "Gió theo lối gió mây đường mây, dòng nước buồn thiu hoa bắp lay" nhưng không đơn giản chỉ có thế mà còn là nỗi buồn xa cách, bị lãng quên. Dòng sông Hương lững lờ trôi là dòng "sông trăng" chất chở nỗi buồn nhẹ nhàng, man mác của lòng người. Từ cái đẹp trinh nguyên của xứ Huế mộng mơ thực tại, dòng liên tưởng của Hàn Mặc Tử hướng về một cái dẹp mờ ảo của cảnh vật trong sự chia cách. Cũng như nỗi buồn của Xuân Diệu trong "Đây mùa thu tới", nỗi buồn của Hàn Mặc Tử ở đây cũng thật lặng lẽ, nhẹ nhàng chứ không phải triền miên, dữ dội như sóng của Huy Cận trong "Tràng giang".

          Với thể thơ thất ngôn truyền thống, nhìn chung, nỗi buồn của thơ Xuân Diệu là nỗi "buồn không nói", của thơ Huy Cận là nỗi "buồn điệp điệp", của thơ Hàn Mặc Tử là nỗi "buồn thiu”. Thiên nhiên trong cả ba bài thơ đều đẹp và buồn bởi thiếu một tình người. Tình người mà ở mỗi bài thơ được thi nhân nhắc đến là để xoa dịu nỗi buồn bị quên lãng ("Đây thôn Vĩ Giạ"); xóa cô đơn, rợn ngợp trong lòng, tìm đến một tình quê ấm áp ("Tràng giang"); xóa cái lạnh của lòng người, tìm đến một tình yêu, một khát vọng giao cảm với thiên nhiên, với cuộc đời ("Đây mùa thu tới"). Các nhà thơ có sự cảm nhận tinh tế về thiên nhiên cũng như đã biểu hiện một cách sâu sắc thế giới tâm trạng, cảm xúc của mình trước thiên nhiên đó.

          Thiên nhiên trong thơ mới là một đóng góp về mặt tư tưởng văn hóa của người Việt Nam. Điều đó đã chứng tỏ một tình yêu quê hương đất nước của các nhà thơ mới nói chung và của Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử nói riêng.

 

23 tháng 9 2021

Tham khảo:

I. Mở bài

- Đôi nét về tác giả Nguyễn Khuyến: một tác giả chịu ảnh hưởng đậm nét tư tưởng Nho giáo, sáng tác của ông thường về đạo đức con người, người quân tử. Sau khi thấy thực tại rối ren, ông ở ẩn sáng tác các tác phẩm thể hiện sự hòa hợp với thiên nhiên thanh tịnh.

- Bài thơ Câu cá mùa thu là một bài thơ trong chùm thơ thu ba bài được sáng tác trong thời gian tác giả ở ẩn.

II. Thân bài

1. Hai câu đề

- Mùa thu gợi ra với hai hình ảnh vừa đối lập vừa cân đối hài hoà “ao thu”, “chiếc thuyền câu” bé tẻo teo;

+ Màu sắc “trong veo”: sự dịu nhẹ, thanh sơ của mùa thu

+ Hình ảnh: Chiếc thuyền câu bé tẻo teo ⇒ rất nhỏ

+ Cách gieo vần “eo”: giàu sức biểu hiện

- Cũng từ ao thu ấy tác giả nhìn ra mặt ao và không gian quanh ao ⇒ đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ.

⇒ Bộc lộ rung cảm của tâm hồn thi sĩ trước cảnh đẹp mùa thu và của tiết trời mùa thu, gợi cảm giác yên tĩnh lạ thường

2. Hai câu thực

- Tiếp tục nét vẽ về mùa thu giàu hình ảnh:

 

+ Sóng biếc: Gợi hình ảnh nhưng đồng thời gợi được cả màu sắc, đó là sắc xanh dịu nhẹ và mát mẻ, phải chăng là sự phản chiếu màu trời thu trong xanh

+ Lá vàng trước gió: Hình ảnh và màu sắc đặc trưng của mùa thu Việt Nam

- Sự chuyển động:

+ hơi gợn tí ⇒ chuyển động rất nhẹ ⇒ sự chăm chú quan sát của tác giả

+ “khẽ đưa vèo” ⇒ chuyển động rất nhẹ rất khẽ ⇒ sự cảm nhận sâu sắc và tinh tế

⇒  Nét đặc sắc rất riêng của mùa thu làng quê được gợi lên từ những hình ảnh bình dị, đó chính là “cái hồn dân dã”

3. Hai câu luận

- Cảnh thu đẹp một vẻ bình dị nhưng tĩnh lặng và đượm buồn:

+ Không gian của bức tranh thu được mở rộng cả về chiều cao và chiều sâu

+ Tầng mây lơ lửng: gợi cảm giác thanh nhẹ, quen thuộc gần gũi, yên bình, tĩnh lặng.

+ Hình ảnh trời xanh ngắt: sắc xanh của mùa thu lại được tiếp tục sử dụng, nhưng không phải là màu xanh dịu nhẹ, mát mẻ mà xanh thuần một màu trên diện rộng ⇒ đặc trưng của mùa thu.

+ Hình ảnh làng quê được gợi lên với “ngõ trúc quanh co”: hình ảnh quen thuộc

 

+ Khách vắng teo: Gieo vần “eo” gợi sự thanh vắng, yên ả, tĩnh lặng

⇒ Không gian của mùa thu làng cảnh Việt Nam được mở rộng lên cao rồi lại hướng trực tiếp vào chiều sâu, không gian tĩnh lặng và thanh vắng

4. Hai câu kết

- Xuất hiện hình ảnh con người câu cá trong không gian thu tĩnh lặng với tư thế “Tựa gối buông cần”:

+ “Buông”: Thả ra (thả lỏng) đi câu để giải trí, ngắm cảnh mùa thu

+ “Lâu chẳng được”: Không câu được cá

⇒ Đằng sau đó là tư thế thư thái thong thả ngắm cảnh thu, đem câu cá như một thú vui làm thư thái tâm hồn ⇒ sự hòa hợp với thiên nhiên của con người

- Toàn bài thơ mang vẻ tĩnh lặng đến câu cuối mới xuất hiện tiếng động:

+ Tiếng cá “đớp động dưới chân bèo” → sự chăm chú quan sát của nhà thơ trong không gian yên tĩnh của mùa thu, nghệ thuật “lấy động tả tĩnh”.

⇒ Tiếng động rất khẽ, rất nhẹ trong không gian rộng lớn càng làm tăng vẻ tĩnh vắng, “cái tĩnh tạo nên từ một cái động rất nhỏ”.

⇒ Nói câu cá nhưng thực ra không phải bàn chuyện câu cá, sự tĩnh lặng của cảnh vật cho cảm nhận về nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn nhà thơ, đó là tâm sự đầy đau buồn trước tình cảnh đất nước đầy đau thương

5. Nghệ thuật

- Bút pháp thuỷ mặc (dùng đường nét chấm phá) Đường thi và vẻ đẹp thi trung hữu hoạ của bức tranh phong cảnh

- Vận dụng tài tình nghệ thuật đối.

- Nghệ thuật lấy động tả tĩnh được sử dụng thành công

- Cách gieo vần “eo” và sử dụng từ láy tài tình

III. Kết bài

- Khẳng định lại những nét tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật của bài thơ

- Bài thơ đem đến cho độc giả những cảm nhận sâu lắng về một tâm hồn yêu nước thầm kín mà thiết tha

 



 

23 tháng 9 2021

Đúng!

18 tháng 9 2021

Tham khảo:

Các ý cần trình bày là:

- Ngôn ngữ dân tộc trong hai bài thơ Tự tình (bài II) được thể hiện một cách tự nhiên, linh hoạt, hài hoà trong:

+ Việc nâng cao một bước khả năng biểu đạt của chữ Nôm trong sáng tạo văn học.

+ Sử dụng nhiều từ ngữ thuần Việt.

+ Vận dụng nhiều ý thơ trong kho tàng thành ngữ, tục ngữ, ca dao,...

- Cảm nghĩ: Sự sáng tạo táo bạo góp phần khẳng định vị thế rất đáng trân trọng của Hồ Xuân Hương trong làng thơ Nôm nói riêng và trong văn học trung đại nói chung. Phải chăng chính bởi vậy mà Xuân Diệu đã mệnh danh thi sĩ là Bà Chúa thơ Nôm.



 

28 tháng 10 2021

1. Mở bài

- Giới thiệu về bài thơ “Tự tình” của Hồ Xuân Hương: “Bà chúa thơ Nôm” có chùm thơ “Tự tình” bao gồm ba bài, là tiếng nói của thân phận, là những khát khao, đau buồn của kiếp người. Trong đó, bài thơ “Tự tình II” đã thể hiện rõ tâm trạng, thái độ của nữ sĩ: vừa buồn đau, vừa phẫn uất trước nghịch cảnh éo le cùng khát vọng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch.

2. Thân bài

– Bốn câu thơ mở đầu bài thơ đã cho thấy hoàn cảnh và tâm trạng của nữ sĩ

+ Hoàn cảnh:

Thời gian nghệ thuật: đêm khuya.

Tiếng trống canh giữa đêm khuya cho thấy cảm nhận về bước đi dồn dập của thời gian.

+ Tâm trạng buồn tủi của nữ sĩ:

Những từ ngữ giàu giá trị biểu cảm đã được sử dụng để thể hiện tâm trạng: “Trơ” được đặt đầu câu kết hợp với biện pháp đảo nhấn mạnh cảm giác tủi hổ, chai lì. Hai chữ “hồng nhan” lại đi với từ “cái” gợi lên ý thức về sự rẻ rúng, mỉa mai của thân phận.

 

“Vầng trăng bóng xế” (trăng sắp tàn) mà vẫn “khuyết chưa tròn” trở thành hình ảnh ẩn dụ, nhấn mạnh hai lần bi kịch của cuộc đời nữ sĩ: tuổi xuân trôi qua mà nhân duyên vẫn không trọn vẹn.

– Ý thức sâu sắc về bi kịch tình duyên, tác giả không chỉ cảm thấy bẽ bàng, tủi hổ mà còn phẫn uất

+ Bức tranh thiên nhiên hiện lên với những nét chấm phá về rêu và đá hiên ngang tồn tại đầy mạnh mẽ: “xiên ngang mặt đất”, “đâm toạc chân mây”.

+ Biện pháp đảo ngữ đưa những động từ mạnh lên đầu câu:

Làm nổi bật sức sống mãnh liệt của cỏ cây.

Ẩn dụ cho tâm trạng phẫn uất muốn vượt lên trên nghịch cảnh éo le của tác giả.

– Bài thơ kết thúc cũng bằng cảm thức về thời gian, cho thấy tâm trạng chán chường, buồn tủi.

+ “Ngán” mang sắc thái chỉ sự chán ngán, ngán ngẩm.

+ Từ “xuân” được điệp lại hai lần mang những sắc thái ngữ nghĩa khác nhau: vừa chỉ mùa xuân, vừa chỉ tuổi xuân.

+ Hai từ “lại” trong cụm từ “xuân đi xuân lại lại” cũng được sử dụng với hai sắc thái ý nghĩa khác nhau: từ “lại” thứ nhất là thêm một lần nữa, trong khi đó, từ “lại” thứ hai có nghĩa là quay trở lại, gợi lên sự tuần hoàn, lặp lại.

3. Kết bài

Khái quát giá trị của bài thơ: Bài thơ “Tự tình II” đã thể hiện một cách sâu sắc, mãnh liệt khát vọng sống, khát vọng tự do và khát vọng hạnh phúc của tâm hồn một người phụ nữa vừa dịu dàng, đằm thắm vừa mạnh mẽ. Tất cả đã được thể hiện thông qua tài năng trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ và xây dựng hình tượng của “Bà Chúa thơ Nôm”.

28 tháng 2 2021

Bạn tham khảo nhé !!

 

Trong các nhà thơ mới, Xuân Diệu có lẽ là một trong những nhà thơ độc đáo nhất với phong cách và cá tính riêng của mình. Giữa những tù túng, chật hẹp, ngang trái, bất công của xã hội đương thời, không ít nhà thơ muốn đến nơi tiên cảnh để thoát li thực tại. Như Chế Lan Viên từng viết:

" Hãy cho tôi một tinh cầu lạnh giáMột vì sao trơ trọi cuối trời xaĐể nơi đó tháng ngày tôi lẩn tránhNhững ưu phiền đau khổ tháng ngày qua"

Với Xuân Diệu thì khác, trái tim yêu đời của người thi sĩ ấy luôn biết ơn thực tại, ông tìm thấy những chân giá trị và niềm vui trong cuộc sống chốn trần gian. Bài thơ Vội vàng đã chứng minh cho điều ấy nơi ông. Đặc biệt, khúc ca về niềm yêu cuộc sống được thể hiện rõ nhất qua đoạn thơ:

"Của ong bướm này đây tuần tháng mật....Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân"

Trước hết, có thể cảm nhận được tình yêu cuộc sống qua cách mà ông cảm nhận về vị thiên nhiên khi nàng xuân bước đến trần gian. Tạo hoá dâng hiến cho đời những thức vị đầy mê đắm, ngọt ngào. Ong bướm đắm chìm trong những bông hoa bung nở dưới làn mưa xuân dịu dàng, nuôi dưỡng mật ngọt khi vào độ "tuần tháng mật". Hương thiên nhiên làm cho ong bướm say mê, ríu rít gọi nhau thưởng thức, tận hưởng. Đồng nội cỏ xanh rì, mơn mởn mọc lên những bông hoa dại ngát hương, rực rỡ điểm tô cho cánh đồng thêm dư vị yêu thương. Những cành non tơ đằm thắm cũng đang "phất phơ", đung đưa mình trong gió xuân nhè nhẹ. Cảnh sắc tuyệt diệu, nên thơ, vườn hồng của cây lá mùa xuân còn được góp vui bằng những khúc nhạc tình mê đắm. Yến anh thi nhau buông lời hát xôn xao, si mê cả một khoảng không gian, cỏ cây chìm đắm trong lời cả ngọt ngào, dịu êm ấy. Cụm từ "này đây" được lặp đi lặp lại kết hợp với phép liệt kê càng thể hiện được sự căng đầy nhựa sống của thiên nhiên, trần gian đang sở hữu cho mình một cung đường mê hoặc khiến bao kẻ khi lỡ bước vào phải mê đắm, ngẩn ngơ.

"Và này đây ánh sáng chớp hàng miMỗi buổi sáng thần vui hằng gõ cửa"

Xuân xanh sẽ không đủ đầy, ấm áp nếu thiếu đi hình ảnh con người bởi con người vốn là chủ thể của thiên nhiên, của cuộc sống. Cảnh sắc đẹp mang đến cho tâm hồn con người niềm thương, sự thư thái và khát khao tận hưởng. Xuân về, mỗi buổi sớm mai chớp hàng mi, ánh sáng tươi mới lại đến, dịu dàng, ấm áp vô cùng. Nắng xuân ngời ngời, nắng xuân mang cả bao hy vọng, mang thần Niềm Vui đến gõ cửa từng nhà, hôn lên từng chồi non của cây trái, hương hoa. Mỗi ngày được thức dậy, tận hưởng vạn vật dào dạt sức xuân là mỗi ngày đáng để sống, đáng để vui, đáng để yêu và được yêu. Bức tranh xuân thật đẹp biết bao, tròn đầy và tình tứ quá. Có lẽ, phải có tâm hồn nhạy cảm và yêu thiên nhiên tha thiết như Xuân Diệu mới viết nên được những vần thơ đẹp đến nao lòng như vậy.

"Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân"

Từ cảnh sắc đất trời được cảm nhận bằng thị giác, tác giả đã sử dụng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác để ví vẻ đẹp của tháng giêng xuân về. "Cặp môi gần" - hấp dẫn quá, mê đắm quá, tháng giêng với người thi sĩ lúc này đây như hai kẻ đang yêu nhau. Tháng giêng rạo rực, hấp dẫn, mê đắm như bờ môi của người tình nhân vậy. Cách nghĩ suy đầy mới mẻ, từ duy mở của ông hoàng thơ tình Việt Nam mới có lối so sánh, ví von độc đáo đến vậy.

Việc đặt dấu chấm giữa câu: "Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa" đã thể hiện được hai trạng thái đối lập trong cảm xúc của tác giả. Thiên nhiên tuyệt vời đến như thế làm sao mà tôi không "sung sướng" cho được. Nhưng càng sung sướng thì lại càng sợ xuân rồi sẽ đi, cảnh sắc rồi cũng úa tàn, tuổi xuân rồi cũng dần phai. Vì thế mà nhà thơ phải "vội vàng một nửa".

"Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân"

Yêu cuộc sống da diết, yêu thiên nhiên vô bờ, trái tim rung động mê say trước cảnh xuân, tình xuân. Dù đang đắm chìm trong thiên đường tháng giêng ấy nhà thơ vẫn phải tự thúc giục bản thân phải sống vội, sống nhanh lên để tận hưởng hết hương sắc cuộc đời. Phải vội vàng lên để mai này khi hạ đến, xuân tàn cũng không có gì phải tiếc nuối, hoang hoải "hoài xuân" nữa.

Câu thơ cũng như một lời nhắn nhủ giàu ý vị của tác giả tới người đọc về lẽ sống: hãy sống hết mình với tuổi trẻ, tận hưởng và cống hiến cho cuộc đời, hãy sống một tuổi trẻ thật đẹp để khi thanh xuân qua không có gì phải ngậm ngùi hối tiếc.

Đoạn thơ tuy không quá dài nhưng đủ để ta cảm nhận từng đợt sóng lòng mãnh liệt về niềm yêu cuộc sống của thi nhân. Có yêu cuộc đời mới yêu thiên nhiên đến thế, có yêu cuộc đời mới sợ rằng đời sẽ vụt trôi, có yêu cuộc đời mới thấy được mình phải sống có trách nhiệm trong từng giây phút như vậy. Đọc đoạn thơ mà em thấy lòng mình lắng lại, đủ vui, đủ để thấy bản thân mình phải cố gắng nhiều hơn nữa để sống một tuổi trẻ thật ý nghĩa và trọn vẹn nhất.

Anh/chị tham khảo :

Trong các nhà thơ mới, Xuân Diệu có lẽ là một trong những nhà thơ độc đáo nhất với phong cách và cá tính riêng của mình. Giữa những tù túng, chật hẹp, ngang trái, bất công của xã hội đương thời, không ít nhà thơ muốn đến nơi tiên cảnh để thoát li thực tại. Như Chế Lan Viên từng viết:

" Hãy cho tôi một tinh cầu lạnh giáMột vì sao trơ trọi cuối trời xaĐể nơi đó tháng ngày tôi lẩn tránhNhững ưu phiền đau khổ tháng ngày qua"

Với Xuân Diệu thì khác, trái tim yêu đời của người thi sĩ ấy luôn biết ơn thực tại, ông tìm thấy những chân giá trị và niềm vui trong cuộc sống chốn trần gian. Bài thơ Vội vàng đã chứng minh cho điều ấy nơi ông. Đặc biệt, khúc ca về niềm yêu cuộc sống được thể hiện rõ nhất qua đoạn thơ:

"Của ong bướm này đây tuần tháng mật....Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân"

Trước hết, có thể cảm nhận được tình yêu cuộc sống qua cách mà ông cảm nhận về vị thiên nhiên khi nàng xuân bước đến trần gian. Tạo hoá dâng hiến cho đời những thức vị đầy mê đắm, ngọt ngào. Ong bướm đắm chìm trong những bông hoa bung nở dưới làn mưa xuân dịu dàng, nuôi dưỡng mật ngọt khi vào độ "tuần tháng mật". Hương thiên nhiên làm cho ong bướm say mê, ríu rít gọi nhau thưởng thức, tận hưởng. Đồng nội cỏ xanh rì, mơn mởn mọc lên những bông hoa dại ngát hương, rực rỡ điểm tô cho cánh đồng thêm dư vị yêu thương. Những cành non tơ đằm thắm cũng đang "phất phơ", đung đưa mình trong gió xuân nhè nhẹ. Cảnh sắc tuyệt diệu, nên thơ, vườn hồng của cây lá mùa xuân còn được góp vui bằng những khúc nhạc tình mê đắm. Yến anh thi nhau buông lời hát xôn xao, si mê cả một khoảng không gian, cỏ cây chìm đắm trong lời cả ngọt ngào, dịu êm ấy. Cụm từ "này đây" được lặp đi lặp lại kết hợp với phép liệt kê càng thể hiện được sự căng đầy nhựa sống của thiên nhiên, trần gian đang sở hữu cho mình một cung đường mê hoặc khiến bao kẻ khi lỡ bước vào phải mê đắm, ngẩn ngơ.

"Và này đây ánh sáng chớp hàng miMỗi buổi sáng thần vui hằng gõ cửa"

Xuân xanh sẽ không đủ đầy, ấm áp nếu thiếu đi hình ảnh con người bởi con người vốn là chủ thể của thiên nhiên, của cuộc sống. Cảnh sắc đẹp mang đến cho tâm hồn con người niềm thương, sự thư thái và khát khao tận hưởng. Xuân về, mỗi buổi sớm mai chớp hàng mi, ánh sáng tươi mới lại đến, dịu dàng, ấm áp vô cùng. Nắng xuân ngời ngời, nắng xuân mang cả bao hy vọng, mang thần Niềm Vui đến gõ cửa từng nhà, hôn lên từng chồi non của cây trái, hương hoa. Mỗi ngày được thức dậy, tận hưởng vạn vật dào dạt sức xuân là mỗi ngày đáng để sống, đáng để vui, đáng để yêu và được yêu. Bức tranh xuân thật đẹp biết bao, tròn đầy và tình tứ quá. Có lẽ, phải có tâm hồn nhạy cảm và yêu thiên nhiên tha thiết như Xuân Diệu mới viết nên được những vần thơ đẹp đến nao lòng như vậy.

"Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân"

Từ cảnh sắc đất trời được cảm nhận bằng thị giác, tác giả đã sử dụng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác để ví vẻ đẹp của tháng giêng xuân về. "Cặp môi gần" - hấp dẫn quá, mê đắm quá, tháng giêng với người thi sĩ lúc này đây như hai kẻ đang yêu nhau. Tháng giêng rạo rực, hấp dẫn, mê đắm như bờ môi của người tình nhân vậy. Cách nghĩ suy đầy mới mẻ, từ duy mở của ông hoàng thơ tình Việt Nam mới có lối so sánh, ví von độc đáo đến vậy.

Việc đặt dấu chấm giữa câu: "Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa" đã thể hiện được hai trạng thái đối lập trong cảm xúc của tác giả. Thiên nhiên tuyệt vời đến như thế làm sao mà tôi không "sung sướng" cho được. Nhưng càng sung sướng thì lại càng sợ xuân rồi sẽ đi, cảnh sắc rồi cũng úa tàn, tuổi xuân rồi cũng dần phai. Vì thế mà nhà thơ phải "vội vàng một nửa".

"Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân"

Yêu cuộc sống da diết, yêu thiên nhiên vô bờ, trái tim rung động mê say trước cảnh xuân, tình xuân. Dù đang đắm chìm trong thiên đường tháng giêng ấy nhà thơ vẫn phải tự thúc giục bản thân phải sống vội, sống nhanh lên để tận hưởng hết hương sắc cuộc đời. Phải vội vàng lên để mai này khi hạ đến, xuân tàn cũng không có gì phải tiếc nuối, hoang hoải "hoài xuân" nữa.

Câu thơ cũng như một lời nhắn nhủ giàu ý vị của tác giả tới người đọc về lẽ sống: hãy sống hết mình với tuổi trẻ, tận hưởng và cống hiến cho cuộc đời, hãy sống một tuổi trẻ thật đẹp để khi thanh xuân qua không có gì phải ngậm ngùi hối tiếc.

Đoạn thơ tuy không quá dài nhưng đủ để ta cảm nhận từng đợt sóng lòng mãnh liệt về niềm yêu cuộc sống của thi nhân. Có yêu cuộc đời mới yêu thiên nhiên đến thế, có yêu cuộc đời mới sợ rằng đời sẽ vụt trôi, có yêu cuộc đời mới thấy được mình phải sống có trách nhiệm trong từng giây phút như vậy. Đọc đoạn thơ mà em thấy lòng mình lắng lại, đủ vui, đủ để thấy bản thân mình phải cố gắng nhiều hơn nữa để sống một tuổi trẻ thật ý nghĩa và trọn vẹn nhất.

28 tháng 2 2021

Bạn tham khảo nhé !!

 

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về Xuân Diệu- Dẫn dắt vào đoạn thơ

2. Thân bài

a. Tình yêu thiên nhiên của tạo hoá:- Ong bướm đắm chìm trong những bông hoa bung nở dưới làn mưa xuân dịu dàng- Hương thiên nhiên làm cho ong bướm say mê, ríu rít gọi nhau thưởng thức, tận hưởng.- Đồng nội cỏ xanh rì, mơn mởn- Cành non tơ đằm thắm cũng đang "phất phơ", đung đưa mình trong gió xuân nhè nhẹ.- Yến anh thi nhau buông lời hát xôn xao, si mê cả một khoảng không gian- Lòng tác giả cũng rạo rực, say mê trước nàng xuân yêu kiều- Thần Vui gõ cửa mỗi sớm mai- So sánh độc đáo: Tháng giêng - cặp môi gần=> Cung đường tươi đẹp của mùa xuân → Trái tim yêu thiên nhiên tha thiết mới có cảm nhận tinh tế đến như vậy.

b. Yêu cuộc sống nên phải sống vội vàng kẻo bỏ lỡ thời gian:- Càng yêu cuộc sống càng sợ thời gian vụt trôi- Mỗi phút giây đều sung sướng tận hưởng nhưng lòng không quên thúc giục phải vội vã- Phải vội vàng lên để mai này khi hạ đến, xuân tàn cũng không có gì phải tiếc nuối, hoang hoải "hoài xuân" nữa.- Lời nhắn nhủ giàu ý vị của tác giả về lẽ sống: hãy sống hết mình với tuổi trẻ để khi thanh xuân qua không có gì phải ngậm ngùi hối tiếc.

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị của đoạn thơ

 
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Dàn ý cho đề bài: Hiện tượng ô nhiễm môi trường

1. Mở bài

Một đất nước muốn tồn tại và phát triển thì vấn đề môi trường sống là rất quan trọng, những thực tế môi trường hiện nay ngày một ô nhiễm trầm trọng.

2. Thân bài

- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường sống thiếu trong lành, bị nhiễm các chất độc hại tác động lớn đến đời sống

- Thực trạng:

+ Nhiều khu dân cư rác thải chất thành đống

+ Nước thải nước ngầm từ các nhà máy xí nghiệp đổ ra sông, ra biển gây ô nhiễm nguồn nước.

+ Khói bụi, xe cộ tấp nập
+ Nhiều khu vệ sinh công cộng nhiễm bẩn kinh khủng

- Nguyên nhân:
+ Ý thức kém của người dân
+ Công tác quản lý của nhà nước chưa được thắt chặt
+ Người dân sử dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc kích thích, trong trồng trọt và chăn nuôi
+ Các nhà máy vì lợi nhuận mà xả thải bừa bãi, bỏ qua khâu xử lý chất thải

- Hậu quả:
+ Ảnh hưởng sức khỏe, mỹ quan
+ Sinh vật bị mất môi trường sống
+ Hiện tượng biến đổi khí hậu cũng trở nên cấp thiết

- Giải pháp khắc phục:
+ Nâng cao ý thức người dân
+ Quản lý chặt chẽ, nghiêm túc
+ Phương tiện xử lý rác thải hiệu quả, tránh đề tình trạng rác ứ đọng
+ Sử dụng phương tiện công cộng

3. Kết bài

Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vui không của riêng ai, hãy chung tay hành động vì một thế giới sống xanh - sạch- đẹp