K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 9 2021

Tham khảo dàn ý về con mèo (Nếu bạn muốn con trâu thì cũng được, sẽ có nhiều cho bạn)

I. MỞ BÀI:

Dẫn dắt, giới thiệu về con mèo (loài vật đáng yêu, thân thuộc,...).

 

II. THÂN BÀI:

1. Khái quát chung về loài mèo:

- Mèo là loài động vật thuộc lớp thú.

- Có nhiều giống mèo khác nhau (có thể dẫn chứng tên một vài giống mèo mà em biết)
- Hiện nay, mèo là một trong những thú cưng phổ biến nhất trên thế giới.
- Mèo nhà quen thuộc, gần gũi với con người từ rất sớm (khoảng 9.500 năm).

 

2. Đặc điểm:

- Tai: có 2 tai, mỗi tai có 32 cơ riêng biệt điều khiển hướng nghe, hai tai mèo có thể vểnh theo 2 hướng khác nhau để nghe ngóng, rất thính,...
- Mắt: có nhiều màu nhưng phổ biến là vàng, cam, xanh dương, xanh lá; có thể nhìn rõ vào ban đêm và nhìn kém hơn vào ban ngày,...
- Mũi: rất nhạy, ngửi được nhiều mùi hương so với con người,...
- Miệng: nhỏ, có ria mép,...
- Chân: 4 chân, bàn chân có đệm thịt, có móng vuốt nhọn có thể thu vào và giương ra tự nhiên,...
- Lông: có nhiều màu tùy theo loại, mềm mại, bao phủ toàn thân,...

 

3. Tập tính loài mèo:

- Thích chạy nhảy, leo trèo, có khả năng bám tốt ở nơi cao bằng móng vuốt.

- Thường đùa giỡn, hoạt động về đêm và ngủ vào ban ngày.
- Có khả năng săn mồi tốt.

 

4. Vai trò:

- Bắt chuột giúp con người bảo vệ nhà cửa, mùa màng.
- Tạo ra niềm vui cho con người.

 

5. Lời khuyên:

- Chăm sóc, yêu quý, bảo vệ loài mèo.
- Có những biện pháp ngăn chặn những hành vi tổn thương, giết hại mèo.

 

III. KẾT BÀI:

Nêu cảm nhận, suy nghĩ của bản thân về con mèo (người bạn nhỏ bé, có ích,...). Đúc kết kinh nghiệm cho bản thân (biết quý trọng, bảo vệ mèo,...).

9 tháng 9 2021

Minh cảm ơn bạn!!!! :3

21 tháng 11 2021

 

 

21 tháng 11 2021

tham khảo

 

I. Mở bài:

Giôn - xi giới thiệu về mình: Tôi là Giôn - xi, nhân vật trong truyện ngắn “chiếc lá cuối” cùng của O Hen - ri, là họa sĩ, sống cùng phòng với người bạn tên Xiu, lớn tuổi hơn 1 chút và cũng là họa sĩ nghèo. Mùa đông năm ấy, tôi bị sưng phổi nặng. Bệnh tật và nghèo túng khiến tôi trở nên tuyệt vọng không muốn sống nữa. Tôi đếm từng chiếc lá còn lại trên cây thường xuân, chờ khi nào chiếc lá cuối cùng rụng nốt thì tôi cũng buông xuôi, lìa đời. Tôi được cụ Bơ - men cứu sống nhưng rồi cụ đã qua đời do bệnh viêm phổi. Sau khi khỏi bệnh, tôi mong muốn được ra thăm mộ cụ Bơ - men để tạ ơn.

II. Thân bài:

1. Một buổi sáng mùa xuân (tả vài nét) sau khi tôi đã khỏe hẳn nên cùng Xiu ra thăm mộ cụ Bơ - men

Tả vài nét về quang cảnh nơi yên nghỉ của cụ Bơ - men: Men theo con đường đất đỏ là đến một quả đồi cao ráo nơi cụ Bơ - men yên nghỉ, cỏ mọc xanh tốt, trên tấm bia có khắc ghi rất rõ dòng chữ họa sĩ Bơ - men. Xiu và tôi đã đặt bó hoa tươi lên mộ, kính cẩn nghiêng mình, tưởng niệm người quá cố. Không khí lặng im, quang cảnh trang nghiêm tôi nghe rất rõ tiếng gió thì thào trong lá cây.

2. Giôn - xi hồi tưởng nhớ lại:

a) Nhớ về tình trạng bệnh tật và nỗi tuyệt vọng

 

- Đứng trước mộ cụ Bơ - men, tôi nhớ lại những ngày vật lộn với căn bệnh quái ác và nỗi tuyệt vọng nghĩ đến cái chết. Ngày đó do bị bệnh viêm phổi rất nặng, cuộc sống lại nghèo đói, không có tiền chữa trị nên tôi trở nên tuyệt vọng. Nhìn lá thường xuân cứ rụng dần tôi bỗng nghĩ rằng khi chiếc lá cuối cùng kia rụng thì mình cũng sẽ lìa đời cho dù Xiu hết lòng săn sóc, động viên, an ủi nhưng tôi không thoát được nỗi tuyệt vọng đó. Thế rồi sau một đêm mưa to gió lớn khi kéo tấm rèm lên, cứ đinh ninh rằng chiếc lá cuối cùng đã rụng và mình sẽ chết, nhưng kì lạ là chiếc lá vẫn còn bám trên cuống. Tôi thấy mình nghĩ đến cái chết là có tội, sau đó là đòi ăn, uống sữa, soi gương, muốn được đi vẽ ở vịnh Na - Phơ. Bác sĩ đến khám thông báo bệnh của tôi đã đỡ nhiều.

- Điều đáng buồn là cụ Bơ - men không còn nữa bởi vì chính cụ đã đem tính mạng của mình để giành giật lấy sự sống cho tôi.

b) Nhớ hình ảnh và việc làm của cụ Bơ - men

- Giờ đây nhìn dòng chữ họa sĩ Bơ - men trên tấm bia mộ tôi bỗng nhớ lại hình ảnh của cụ khi còn sống. Những hình ảnh ấy vẫn còn in rõ trong tâm trí tôi, đó là một họa sĩ già, râu xồm thích uống rượu trông khó tính, dữ dằn chỉ hay chê bai những người yếu đuối nhưng tốt bụng, có lòng nhân từ.

- Nhớ nhất là những lời kể của Xiu về việc làm âm thầm vẽ chiếc lá cuối cùng thay cho chiếc lá đã rụng để cứu tôi thoát khỏi tình trạng tuyệt vọng bởi ý nghĩ vớ vẩn cho dù không được chứng kiến việc làm đó mà chỉ được nghe lại qua lời kể của xiu nhưng tôi hình dung ra rất rõ việc làm của cụ Bơ - men trong đêm mưa to gió lớn chiếc lá ấy đã cứu tôi khỏi tay lưỡi hái của tử thần, đối lại cụ Bơ - men bị viêm phổi do nhiễm lạnh và đã qua đời.

 

3. Suy nghĩ cảm xúc Giôn - xi

- Cụ Bơ - men đã hết lòng cứu mình, việc làm ấy thật cao cả, cụ đã hi sinh thầm lặng vì người khác đây quả thật là 1 con người có trái tim nhân hậu.

- Tôi ân hận và trách mình quá yếu đuối vẩn vơ không chỉ làm hại bản thân mình mà còn khiến cụ Bơ - men phải lo lắng đem tính mạng để dành giật sự sống cho tôi, giá như tôi không sống như thế thì giờ đây cụ Bơ - men không ra nông nỗi này.

- Mọi chuyện cũng đã xảy ra, không làm lại được nữa, tôi thầm mang ơn và tiếc thương cụ biết bao nhiêu

- Suy nghĩ về tác phẩm của cụ: Là kiệt tác

- Suy nghĩ về cuộc đời của cụ: Là 1 họa sĩ chân chính đầy tài năng, tâm huyết rất đáng cảm phục ngưỡng mộ:

- Lời thầm hứa: Giờ đây cụ không còn nữa, thầm hứa với cụ “cụ Bơ - men ơi! cháu hứa với cụ là không bao giờ yếu đuối phải có nghị lực và quý giá sự sống, học tập, phấn đấu theo tấm gương của cụ”.

III. Kết bài:

Khi mặt trời đã đứng bóng thì tôi cùng Xiu ra về, lòng tôi buồn rười rượi tôi cảm thấy tiếc thương cụ Bơ - men và thấy trống vắng vô cùng.Tự nhủ trong lòng, không bao giờ quên cụ Bơ - men thường xuyên ra thăng viếng mộ cụ…
4 tháng 12 2021

tham khảo

 

1- Mở bài: Giới thiệu khái quát về chiếc nón lá Việt Nam.

2 - Thân bài:

- Hình dáng chiếc nón: Hình chóp

- Các nguyên liệu làm nón:

+ Mo nang làm cốt nón

+ Lá cọ để lợp nón

+ Nứa rừng làm vòng nón

+ Dây cước, sợi guột để khâu nón

+ Ni lông, sợi len, tranh ảnh trang trí.

- Quy trình làm nón:

+ Phơi lá nón rồi trải trên mặt đất cho mềm, sau đó là phẳng

+ Làm 16 vòng nón bằng cật nứa, chuốt tròn đều

+ Khâu nón: Đặt lá lên khuôn, dùng sợi cước khâu theo 16 vòng để hoàn thành sản phẩm. Khâu xong phải hơ nón bằng hơi diêm sinh.

- Các nơi làm nón ở Việt Nam: Huế, Quảng Bình. Nổi tiếng là nón làng Chuông - Hà Tây

- Tác dụng: Che nắng, che mưa làm duyên cho các thiếu nữ. Có thể dùng để múa, làm quà tặng. Chiếc nón là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam

3 - Kết bài: Cảm nghĩ về chiếc nón lá Việt Nam

22 tháng 11 2017

Mở bài:

Nhịp sống của con người càng trở nên hối hả khi phương tiện giao thông ngày càng cải tiến, hiện đại.

-Thực trạng tai nạn giao thông vẫn đe dọa tính mạng của con người, chiếc mũ bảo hiểm ngày càng trở nên quan trọng và gắn bó với cuộc sống của con người

Thân bài:

*Lịch sử của chiếc mũ bảo hiểm:

Mũ bảo hiểm xuất hiện từ ngàn năm trước, lúc đầu được làm bằng da rồi dần thay thế bằng kim loại bằng sắt được dùng cho binh lính trong các cuộc chiến tranh.

Vào khoảng năm 1200 thì mũ hoàn toàn làm bằng sắt với những hình dáng khác nhau bằng hình trụ hình chóp thẳng.

-Thời trang cổ mũ được làm bằng thép nhẹ che được cả phần cổ.

-Ngày nay thì người ta sử dụng chiếc  mũ bảo hiểm rộng rãi trong cuộc sống chứ không đơn thuần là dùng để trang bị cho binh lính mà nó được làm bằng chất lượng nhựa siêu bền.

*Cấu tạo của chiếc mũ bảo hiểm gồm:

-Lớp vỏ ngoài cùng: cứng được làm bằng nhựa siêu bền và thường được phủ một lớp bóng với nhiều màu sắc, kích thước hình dáng đa dạng, phong phú phù hợp với thị yếu người tiêu dùng.

Lớp lót bên trong thường được làm bằng vật liệu mềm xốp.

-Quai có khóa cài chắc chắn để cố định mũ, ngoài ra mũ bảo hiểm có kính để che gió trong suốt phía trước có thể gập lên trên đỉnh mũ hoặc tháo rời ra.

*Cách thức và hoàn cảnh sử dụng.

-Sử dụng khi tham gia giao thông khi làm việc ở ngoài công trình

-Đội mũ lên đầu, mũ vừa phải ôm sát lấy đầu, khi đội mũ phải cài khóa, khóa phải vừa sát cằm không quá rộng và cũng không quá chặt để chắn bụi, mưa gió người ta thường kéo kính chắn gió.

*Tác dụng:

-Để giảm chấn động do va đập bảo vệ vùng đầu đặc biệt là não.

-Dùng để chắn bụi mưa gió và bảo vệ mặt.

Kết bài:

Mũ bảo hiểm đã thực sự trở thành đồ dùng thiết yếu đối với con người

22 tháng 11 2017

Mở bài:

Nhịp sống của con người càng trở nên hối hả khi phương tiện giao thông ngày càng cải tiến, hiện đại.

-Thực trạng tai nạn giao thông vẫn đe dọa tính mạng của con người, chiếc mũ bảo hiểm ngày càng trở nên quan trọng và gắn bó với cuộc sống của con người

Thân bài:

*Lịch sử của chiếc mũ bảo hiểm:

Mũ bảo hiểm xuất hiện từ ngàn năm trước, lúc đầu được làm bằng da rồi dần thay thế bằng kim loại bằng sắt được dùng cho binh lính trong các cuộc chiến tranh.

Vào khoảng năm 1200 thì mũ hoàn toàn làm bằng sắt với những hình dáng khác nhau bằng hình trụ hình chóp thẳng.

-Thời trang cổ mũ được làm bằng thép nhẹ che được cả phần cổ.

-Ngày nay thì người ta sử dụng chiếc  mũ bảo hiểm rộng rãi trong cuộc sống chứ không đơn thuần là dùng để trang bị cho binh lính mà nó được làm bằng chất lượng nhựa siêu bền.

*Cấu tạo của chiếc mũ bảo hiểm gồm:

-Lớp vỏ ngoài cùng: cứng được làm bằng nhựa siêu bền và thường được phủ một lớp bóng với nhiều màu sắc, kích thước hình dáng đa dạng, phong phú phù hợp với thị yếu người tiêu dùng.

Lớp lót bên trong thường được làm bằng vật liệu mềm xốp.

-Quai có khóa cài chắc chắn để cố định mũ, ngoài ra mũ bảo hiểm có kính để che gió trong suốt phía trước có thể gập lên trên đỉnh mũ hoặc tháo rời ra.

*Cách thức và hoàn cảnh sử dụng.

-Sử dụng khi tham gia giao thông khi làm việc ở ngoài công trình

-Đội mũ lên đầu, mũ vừa phải ôm sát lấy đầu, khi đội mũ phải cài khóa, khóa phải vừa sát cằm không quá rộng và cũng không quá chặt để chắn bụi, mưa gió người ta thường kéo kính chắn gió.

*Tác dụng:

-Để giảm chấn động do va đập bảo vệ vùng đầu đặc biệt là não.

-Dùng để chắn bụi mưa gió và bảo vệ mặt.

Kết bài:

Mũ bảo hiểm đã thực sự trở thành đồ dùng thiết yếu đối với con người

ta có bài làm khác là

  -Có thể nói là hàng chục năm nay , mỗi khi bước ra đường thì hình ảnh những cô gái trong bộ áo dài trắng thướt tha , mái tóc tung bay đùa theo làn gió có thể xem là một hình ảnh đẹp trên đường phố . Cái hình ảnh ấy như đã trở thành một biểu tượng đặc trưng trên đường phố Việt Nam và nó như đã thấm sâu vào tâm hồn người vậy …một vẻ đẹp ngây thơ , trong sáng … 
- Thế rồi , cái hình ảnh ấy đã không còn nữa với người dân Việt Nam , bắt đầu từ 15-12-2007 , trên tất cả các tuyến đường , khi ai bước ra đường cũng đều thấy những dòng người đầu đội nón bảo hiểm sáng bóng, , đeo kính bảo vệ , một số trên khuôn mặt đã không còn chổ để che nữa …Và hiển nhiên , cái hình ảnh mà tôi đã nói ở trên , dĩ nhiên không còn nữa .! thay vào đó tuy cũng là những bộ áo dài cũng tuyệt đẹp , cũng thướt tha , cũng dịu dàng lắm…nhưng phía trên đầu thì là một chiếc mũ bảo hiểm to tướng , tròn quay ,và sáng bóng lòa cả mắt ., có lẽ đó sẽ là một hình ảnh lạ ,( lạ như gặp người ngoài hành tinh vậy ), trông cũng hơi tức cười , hơi dị hợm nhưng đẹp làm sao…! 
- Thế đấy ! bạn ạ , qua mỗi thời kì con người sẽ đổi khác , có thể có chút hơi buồn vì những hình ảnh đẹp xưa kia không còn nữa , nhưng có một niềm vui còn lớn gấp ngàn lần là dân ta đã thực sự “tiến hóa”, người Việt Nam chân đất tay bùn nay thực sự đã biểu hiện thành những con người văn minh , lịch thiệp . Một vẻ đẹp mới và theo tôi nó còn đẹp hơn hình ảnh xưa nữa … 
- Sẽ có một ngày nào đó , khi luật đội nón bảo hiểm được áp dụng cho cả xe đạp , khi ấy hình ảnh những con người đội nón bảo hiểm khi đi xe đạp , xe gắn máy chỉ thấy ở trên phim , khung cảnh của những nước văn minh – hiện đại , thì giờ đây nó đã là một phần của hình ảnh đất nước Việt Nam … 

29 tháng 11 2016

Đã từ lâu, khi nhắc đến người phụ nữ Việt Nam, bạn bè quốc tế lại trầm trồ nói về chiếc áo dài. Quả thực, chiếc áo dài Việt Nam xứng đáng được coi là loại trang phục truyền thống thể hiện được vẻ đẹp và tâm hồn người phụ nữ Việt Nam.

Gọi là áo dài là theo cấu tạo của áo, thân áo gồm 2 mảnh bó sát eo của người phụ nữ rồi từ đáy lưng ong 2 thân thả bay xuống tận gót chân tạo nên những bước đi duyên dáng, mềm mại, uyển chuyển hơn cho người con gái.

Tấm áo lụa mỏng thướt tha với nhiều màu sắc kín đáo trang nhã lướt trên đường phố trở thành tâm điểm chú ý và là bông hoa sáng tôn lên vẻ yêu kiều, thanh lịch cho con người và khung cảnh xung quanh. Chiếc quần may theo kiểu quần ta ông rộng bằng thứ vải đồng chất đồng màu hay sa tanh trắng nâng đỡ tà áo và làm tăng sự mềm mại thướt tha cho bộ trang phục mượt mà duyên dáng, gợi vẻ đằm thắm đáng yêu.

Đã ngót một thế kỷ nay, cô nữ sinh trường Quốc học Huế trong trang phục áo đài trắng trinh nguyên như là biểu trưng cho vẻ đẹp thanh khiết cao quý của tâm hồn người thiếu nữ đất Việt. Để đến bây giờ trang phục ấy trở thành đồng phục của nhiều nữ sinh trong các trường phổ thông trung học như muốn nói với mọi người với du khách quốc tế về văn hoá và bản sắc dân tộc. Tà áo trắng bay bay trên đường phố, tiếng cười hồn nhiên trong trẻo của những cô cậu học sinh vương lại phía sau cùng mảnh hoa phượng ở giỏ xe rơi lác đác gợi cho người qua đường một cảm giác lâng lâng, bâng khuâng nhớ về thuở học trò trong vắt những kỷ niệm thân thương.

Ngày Tết hay lễ hội quê hương, đám cưới hay những buổi lên chùa của các bà, các mẹ, các chị, chiếc áo dài nâu, hồng, đỏ... là một cách biểu hiện tâm lòng thành kính gửi đến cửa thiền một lòng siêu thoát, tôn nghiêm. Chiếc áo dài trùm gối, khăn mỏ quạ chít khéo như hoa sen, tay nâng mâm lễ kính cẩn lên cửa chùa, miệng "mô phật di đà"... hình ảnh ấy đã đi vào bức hoạ tranh dân gian Đông Hồ là một biểu tượng độc đáo của văn hoá Việt Nam.

Ngày nay trong muôn vàn sự cách tân về trang phục, váy đầm, áo ngắn, áo thời trang... chiếc áo dài Việt Nam vẫn chiếm độc tôn về bản sắc dân tộc, mang theo phong cách và tâm hồn người Việt đến với năm châu và trở thành trang phục công sở ở nhiều nơi.



 

6 tháng 12 2018

I. Mở bài: giới thiệu về cái phích nước(bình thủy
Một vật dụng mà nhà nào cũng có để giữ nhiệt cho nước đó là acsi phích nước. phích nước có vai trò rất quan trọng trong mỗi gai đình, chúng ta cùng đi tìm hiểu về công dụng và thành phân của cái phích nước.

II. Thân bài: thuyết minh về cái phích nước(bình thủy
1. Nguồn gốc của phích nước:

- Phích nước được nhà vật lý học Sir James Dewar phát minh vào năm 1892
- Đây là sản phẩm dược cải tiến nhờ thùng chức nhiệt của Mewton
- Vào năm 1904, chiếc phích nước còn xuất hiện đầu tiên ở Đức
- Hiện nay phích nước có nhiều loại và kiểu dáng, mẫu mã khác nhau
2. Cấu tạo của phích nước:
- Vỏ phích nước được làm bằng nhựa và được trang trí nhiều màu sắc và hình thù khác nhau
- Thân phích được làm bằng nhựa
- Quai phích cho chất liệu cùng với vỏ phích, có một số phích có quai khác với vỏ phích
- Tay cầm được gắn vào cổ phích được làm bằng nhựa
- Nút phích được làm bằng chất liệu giữ nhiệt
- Ruột phích được làm bằng thủy tinh có tráng thủy sẽ giữ nhiệt độ cho nước.
3. Cách bảo quản phích nước:
- Cần rửa sạch phích khi lần đầu tiên sử dụng phích
- Khi mới mua về cần ngâm nước ấm trong phịchs 30 phút
- Chất giữ nhiệt trong phích rất độc nếu ruột phích bị vỡ chính vì thế ta nên cẩn thận

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về phích nước
- Đây là một đồ vật có giá trị sử dụng cao của mỗi gia đình
- Hãy bảo quản phích nước cẩn thận

7 tháng 12 2018

Mở bài

Phích nước là một đồ dùng thông dụng. Phích có thể giữ nhiệt từ 90 - 80 độ trong 1 ngày

Mỗi gia đình đều có ít nhất một cái phích nước

Thân bài

 Cấu tạo bên ngoài gồm: 

      +Vỏ phích được làm bằng sắt hoặc nhựa trang trí đẹp mắt có tác dụng bảo vệ ruột phích

      +Nắp phích bằng nhôm hoặc bằng nhựa

      +Nắp phích được làm bằng bấc (li- e) hoặc bằng nhựa

      +Quai xách bằng nhôm hoặc bằng nhựa

 Cấu tạo bên trong:

      + Ruột phích được cấu tạo bởi 2 lớp thủy tinh, ở giữa là lớp chân không. Lòng phích tráng bạc có tác dụng ngăn sự truyền nhiệt ra ngoài.

      + Những chiếc phích tốt có thể giũ nước nóng cả ngày rất tiện dụng.

 Cách sử dụng: ruột phích là bộ phận quan trọng nhất cho nên khi mua phải chọn thật kĩ. Phích khi mới mua về không nên đổ nước soi vào ngay vì đang lạnh sẽ bị vỡ nứt. Muốn giữ nước nóng được lâu thì không nên đổ đầy nước mà phải chừa một khoảng trống để cách nhiệt

 Cách bảo quản: mỗi buổi sáng đổ hết nước cũ ra, tráng qua nước sach một lần cho hết cặn đọng trong lòng phích rồi mới rót nước sôi vào và đậy nắp thật chặt

 Nên để phích tránh xa tầm tay trẻ em để không gây nguy hiểm

 Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại phích khác nhau, giá thành từ 200 đến 500 ngàn một chiếc

Kết bài

 Phích nước là vật dung quen thuộc và cần thiết cho mọi nhà

9 tháng 9 2021

Tham Khảo

 

MỞ BÀI: giới thiệu về danh lam thắng cảnh mà em thuyết minh.

THÂN BÀI

a. Vị trí và nguồn gốc

* Vị trí:

- Thuộc tỉnh Quảng Ninh, cách Hà Nội 151km về hướng Đông Bắc.

- Là một phần của vịnh Bắc Bộ gồm vùng biển thuộc thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và một phần huyện đảo Vân Đồn.

- Tiếp giáp phía Tây Nam với đảo Cát Bà, phía Đông với biển Đông, phía Đông Bắc với vịnh Bái Tử Long; phía Tây và Tây Bắc giáp với đất liền.

- Diện tích: 1553km2, gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ.

- Sự kết hợp của môi trường, khí hậu, địa chất, địa mạo, đã khiến vịnh Hạ Long trở thành quần tụ của đa dạng sinh học bao gồm hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, hệ sinh thái biển và ven bờ với nhiều tiểu hệ sinh thái. 14 loài thực vật đặc hữuvà khoảng 60 loài động vật đặc hữu đã được phát hiện trong số hàng ngàn động, thực vật quần cư tại Vịnh.

* Nguồn gốc:

- Hạ Long có nghĩa là: rồng đáp xuống. Bởi vậy, vịnh Hạ Long có nghĩa là vịnh nước nơi rồng đáp xuống.

- Theo truyền thuyết khi người dân Việt Nam mới lập bị nạn giặc ngoại xâm, bởi vậy Ngọc Hoàng đã sai rồng mẹ và một đàn rồng con xuống hạ giới giúp người dân Việt đánh giặc.

- Vị trí rồng mẹ đáp xuống gọi là Hạ Long, nơi rồng con đáp xuống là Bái Tử Long, chỗ đuôi đàn rồng quẫy nước trắng xóa gọi là Bạch Long Vĩ (bán đảo Trà Cổ ngày nay).

- Tên gọi Hạ Long đã thay đổi qua nhiều thời kỳ lịch sử, thời Bắc thuộc khu vực này được gọi là Lục Châu, Lục Hài. Các thời Lý, Trần, Lê mang các tên Hải Đông, An Bang, Vân Đồn, Ngọc Sơn hay Lục Thủy. Tên Hạ Long mới xuất hiện trong một số thư tịch và các bản đồ hàng hải của Pháp từ cuối thế kỷ XIX.

b. Đặc điểm và cấu tạo

- Có hai dạng: đảo đá vôi và đảo phiến thạch hình thành cách đây trên 500 triệu năm,  tập trung ở hai vùng chính là vùng phía Đông Nam vịnh Bái Tử Long và vùng phía Tây Nam vịnh Hạ Long.

- Quá trình carxtơ bào mòn, phong hóa gần như hoàn toàn tạo ra một vịnh Hạ Long độc nhất vô nhị, với hàng ngàn đảo đá nhiều hình thù, dáng vẻ khác nhau lô nhô trên mặt biển, trong một diện tích không lớn của vùng Vịnh. Trên đảo là hệ thống hang động phong phú với những nhũ đá với hình dạng phong phú, huyền ảo.

- Một số hang có dấu tích của người tiền sử: hang Đầu Gỗ, Bồ Nâu, Mê Cung,…

- Các đảo trên vịnh Hạ Long có những hình thù riêng, không giống bất kỳ hòn đảo nào ven biển Việt Nam và không đảo nào giống đảo nào. Mỗi đảo có khuôn mặt, hình dáng riêng, cũng trầm tư, suy nghĩ tựa như dáng vẻ của những con người thực thụ. Đảo thì giống khuôn mặt ai đó đang hướng về đất liền (hòn Đầu Người); đảo thì giống như một con rồng đang bay lượn trên mặt nước (hòn Rồng); đảo thì lại giống như một ông lão đang ngồi câu cá (hòn Lã Vọng); phía xa là hai cánh buồm nâu đang rẽ sóng nước ra khơi (hòn Cánh Buồm); đảo lại lúp xúp như mâm xôi cúng (hòn Mâm Xôi),… Chính sự đa dạng trong cảnh quan khiến vịnh Hạ Long trở nên đặc biệt hơn, ấn tượng hơn so với những hòn đảo khác.

c. Giá trị, ý nghĩa của vịnh Hạ Long

- Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.

- Vịnh Hạ Long là có giá trị cao trong khai thác du lịch, mỗi năm có hàng chục nghìn lượt khách tới tham quan du lịch, đem lại giá trị kinh tế lớn.

- Vịnh Hạ Long còn là biểu tượng của con người, dân tộc Việt Nam.

KẾT BÀI: Nêu cảm nghĩ về đối tượng thuyết minh

9 tháng 9 2021

Mình cảm ơn :3