- Lập dàn ý chi tiết cho đề bài: Suy nghĩ của em về vấn đề...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 3 2022

A. Mở bài

 

Nhu cầu đi lại là tất yếu của con người. Đặc biệt khi xã hội ngày càng phát triển  điều ấy vô cùng cần thiết.

Nhưng an toàn giao thông đang là vẫn đề bức xúc của toàn xã hội, những vụ tai nạn gia tăng là nỗi nhức nhối của tất cả chúng ta

Vậy phải làm gì ? Làm như thế nào đang là câu hỏi đặt ra với toàn xã hội

B. Thân bài

1. Thực trạng của vấn đề

Trong những năm vừa qua, số vụ tai nạn giao thông đường bộ  tăng lên (hay giảm)

số người thiệt mạng...

số vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra....

Những con  số biết nói ây khiến chúng ta nghĩ gì ...

2. Nguyên nhân

a) Nguyên nhân chủ quan về phía người tham gia giao thông

Nguyên nhân đầu tiên và quan trọng nhất trực tiếp dẫn đến những vụ tai nạn giao thông là người sử dụng phương tiện không chấp hành đúng luật lệ giao thông. Phổ biến trên đường phố là hiện tượng lạng lách, đánh võng, cẩu thả của một số thanh niên, họ đang đùa với tử thần, coi thường mạng sống chính mình và nhừng người xung quanh, không tuân thủ các biển báo, vượt quá, không làm chủ tốc độ hoặc sử dụng các chất kích thích trong khi điều khiển phương tiện giao thông.

Việc đi sai đường, lấn chiếm đường, vượt ẩu cũng gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Như vậy nguyên nhân gây ra tai nạn chủ yếu do sự thiếu hiểu biết và thái độ xem thường luật giao thông chủ phương tiện

b) Nguyên nhân khách quan

Hệ thống đường sá của nước ta còn chưa đảm bảo, đặc biệt tai các đô thị đông dân cư,  sự phát triển của cơ sở tầng chưa dáp ứng đượng như cầu và sư phát triển của giao thông ngày này, hệ thống đường ngày một xuống cấp, việc sửa chữa thiếu quy hoạch và thống nhất gây khó khăn cho người tham gia giao thông.

Các biển báo trên các tuyến đường còn nhiều bất cập : không có biển báo, biển báo có nhưng không hợp lí, quá nhiều biển báo người đi không biết tuân thủ theo biển nào. Ngay cả hệ thống đèn giao thông cũng thiếu sự đồng bộ.

Những yếu tố khách quan trên cũng gây ảnh hưởng to lớn tới người tham gia giao thông đôi khi đó chình là nguyên nhân gây nên nhưngx vụ tai nạn nghiêm trọng

3. Hậu quả

a) Với bản thân và gia đình người bị tai nạn

Tai nạn giao thông để lại hậu quả nghiêm trọng với bản thân và gia đình những nạn nhân. Nhiều cảnh con mất cha mẹ, cha mẹ mất con vì tai nạn.  Hơn ai hết những người bị tai nạn hiểu được giá trị của việc tuân thủ luật giao thông đường bộ khi mất đi sức khỏe, mang thương tật, mất đi một phần thân thể của mình. Có khi họ trở thành gánh nặng cho gia đình.

Đa số những người bị tai nạn giao thông đang trong độ tuổi lao động, điều này ảnh hưởng trực tiếp tới kinh tế gia đình.

b) Với xã hội

Số tiền chi phí cho chữa trị cho những vụ tai nạn một năm  lên tới con số khổng lồ trong khi đó nước ta còn nghèo rất cần tiền đầu tư cho phát triển kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân.

4. Biện pháp giải quyết

Có khung hình phạt nghiêm khắc với những người vi phạm luật lệ giao thông

Nâng cao việc giáo dục an toàn giao thông , ý thức của người dân giữ gìn an toàn giao thông  là trách nhiệm chung của tất cả mọi người

Đầu tư nâng cấp hệ thống đường sá, hệ thống tín hiệu

Tuyên truyền về an toàn giao thông với nhiều hình thức.

C. Kết bài

An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi người

Trách nhiệm của học sinh.

17 tháng 3 2022

I. Mở bài

- Dẫn dắt vấn đề: Những năm gần đây xã hội phát triển, đất nước trên đà công nghiệp hóa hiện đại hóa cũng kéo theo bao nhiêu vấn đề phát sinh

- Nêu vấn đề : Một trong số đó chính là vấn đề an toàn giao thông hiện nay có nhiều diễn biến vô cùng phức tạp

II. Thân bài

1. Hiện trạng

- Tình trạng giao thông hiện nay vô cùng đáng lo ngại

- Đã , đang và sẽ còn có rất nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra mỗi ngày

- Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho biết : 8 tháng đầu năm 2017 cả nước xảy ra 12775 vụ tai nạn giao thông làm 5422 người chết và 10543 người bị thương

- Tình trạng giao thông hiện nay thực sự khiến chúng ta bàng hoàng

2. Nguyên nhân dẫn đến thiếu an toàn giao thông hiện nay

- Nguyên nhân chủ yếu là do ý thức chưa chấp hành tốt luật lệ giao thông của người dân

- Do sự hiểu biết hạn hẹp của người dân về an toàn giao thông

- Do nhiều người còn có quan niệm về số mệnh mà không thấy rằng phần lớn tai nạn giao thông đều có thể phòng tránh được

- Do cơ sở hạ tầng giao thông còn nghèo nàn chưa đảm bảo an toàn

- Do tình trạng giới trẻ đua xe, lạng lách . đánh võng …

- Do trách nhiệm của gia đình nhà trường quản lí con cái chưa tốt dẫn tới nhiều bạn trẻ có suy nghĩ lệch lạc coi thường an toàn giao thông

3. Tác hại của việc thiếu an toàn giao thông

- Thiếu an toàn giao thông và tác hại của nó đang là nỗi lo và là vấn đề bức xúc của toàn xã hội

- Thiếu an toàn giao thông gây nên thiệt hại về tính mạng của cải của người tham gia giao thông

- Để lại nỗi đau đớn về thể xác lẫn tinh thần

- Thiếu an toàn giao thông ảnh hưởng đến sự nhìn nhận đánh giá về tình hình phát triển của Việt Nam gây khó khăn trong việc đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài

- Vấn đề thiếu an toàn giao thông ở Việt Nam ảnh hưởng rất nhiều đến hình ảnh của đất nước trong mắt bạn bè thế giới

- Theo con số thống kê của du lịch thì hơn 70% du khách nước ngoài không muốn trở lại Việt Nam vì nhiều lí do nhưng một trong những lí do đáng kểr là tình trạng thiếu an toàn giao thông

- Mỗi con người khi tham gia giao thông cần ý thức được trách nhiệm bổn phận của mình để bảo vệ an toàn giao thông

- Nhà nước cần khắc phục các cơ sở hạ tầng giao thông kém để năng ca sự an toàn cho người than gia giao thông

- Cơ quan cảnh sát giao thông cần xử phạt nghiêm minh đối với các tình trạng thiếu an toàn giao thông để người dân rút kinh nghiệm

- Gia đình nhà trường cần quản lí tốt con em để chúng nhận thức được tác hại của thiếu an toàn giao thông

- Liên hệ bản thân : Mỗi chúng ta cần xem xét lại bản thân để nhìn nhận một cách đúng đắn và sửa chữa góp phần giữ gìn an toàn giao thông chung của cả nước

III. Kết bài

- Khẳng định vấn đề: An toàn giao thông đang là nỗi lo lắng đang nhức nhối của cả đất nước nhưng mỗi người biết chấp hành tốt biết đặt lợi ích chung của mọi người lên trên thì đó sẽ chẳng còn là vấn đề đáng lo ngại

- Lời nhắn đến mọi người : Chúng ta hãy tự mình chấp hành tốt luật lệ giao thông để không chỉ bảo vệ bản thân mà còn là bảo vệ an toàn chung cho tất cả mọi người

 

14 tháng 1 2019

Mỗi người ai cũng muốn làm đẹp cho mình. Những tòa nhà, thành phố hay đất nước cũng vậy. Nhưng vô hình chung, chúng ta đang làm xấu đi hình ảnh của chính những con đường, khu phố và đất nước mình đang ở bằng những rác thải hằng ngày. Rác thải đã trở thành một trong những vẫn đề đáng quan tâm của xã hội hiện nay.

Rác thải có thể hiểu đơn giản là những thứ không còn dùng đến nữa được người ta bỏ đi. Ai cũng có thể định nghĩa được về rác nhưng về những cách phân loại rác thì không phải ai cũng biết. Tùy theo những tiêu chí khác nhau sẽ có các loại rác khác nhau: như chia theo nguồn gốc phát sinh có: rác thải rắn sinh hoạt, dịch vụ, rác xây dựng, rác thải dịch vụ và rác thải y tế; chia theo thành phần có rác thải vô cơ và hữu cơ, tái chế. Đây là những cách phân loại phổ biến trong cuộc sống.

Thực trạng xử lí rác thải đang là vấn đề đáng quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Theo những số liệu được công bố năm 1900, đã có khoảng 220 triệu người sống ở các thành phố, phát sinh ra ít nhất 300.000 tấn chất thải rắn, bao gồm rác thực phẩm, bao bì và các vật dụng gia đình khác. Một trăm năm sau, hơn 2,9 tỷ người sống ở các thành phố và tạo ra hơn 3 triệu tấn rác thải mỗi ngày. Hiệp hội Chất thải rắn quốc tế (ISWA) báo cáo nêu bật “tình trạng khẩn cấp toàn cầu” đối với số lượng rác thải ra ảnh hưởng đến cuộc sống.

Trong tình trạng chung của thế giới, Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có tình trạng rác thải đáng lo ngại nhất. Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới trên 109 quốc gia chỉ ra rằng Việt Nam đứng thứ 17 trên bảng "thành tích" về rác thải nhựa. Không cần những con số ấy ta vẫn có thể nhận thấy qua hình ảnh rác ở Việt Nam. Khi bạn ra đường, rất khó để có thể không nhìn thấy bãi rác nào ở trên đường: những bao rác thải ngay cạnh những khu dân cư đông người, những bệnh viện, công trình; những bãi rác ngay bên chợ và cả những nơi ngập rác chưa được xử lí tại một khu xử lí rác cách đó chẳng bao xa. Ở những khu vui chơi, những lon nước ngọt, những vỏ bánh kẹo vứt la liệt ở mọi nơi, ngay cả gần thùng rác. Rồi ở gần Tháp Rùa, chẳng thấy cụ rùa đâu mà chỉ toàn rác ngập nước. Đó là ở đất liền, ra đến ngoài biển, người ta đã quen với cảnh biển đầy nhựa thay vì cá. Những rác thải sinh hoạt từ người du lịch, dân cư gần đó, những tàu đi đánh bắt cùng với rác thải của những khu công nghiệp xả thằng ra biển mà chưa qua xử lí giờ không đủ để người dân bất ngờ mà chỉ lắc đầu ngán ngẩm. Rác tràn lan ở khắp mọi nơi: từ thành thị đến nông thôn, từ đất liền ra biển. Nó được xử lí hoặc không, nếu được xử lí cũng chỉ là đốt hoặc chôn xuống đất- những cách làm chỉ gia tăng thêm sự ô nhiễm. Có thể thấy người dân hiện nay vẫn chưa nhận thức được việc vứt rác và xử lí rác sao cho hợp lí.

Hậu quả của việc vứt rác không đúng chỗ, xử lí rác không theo quy định, không phải tìm đâu xa, mọi người dân đều nhận thức được. Cảnh quan nhà cửa, đường phố hẳn không thể đẹp khi có những bãi rác bẩn thỉu, hôi thối. Nhất là với một đất nước du lịch như Việt Nam, việc giữ gìn mĩ quan lại càng cần thiết. Ta đã thấy rõ những con số về người du lịch giảm đi vì môi trường ô nhiễm ở những vùng biển Vũng Tàu, Sầm Sơn, … Việc rác thải lâu ngày không được xử lí sẽ phát sinh ra nhiều virus và vi khuẩn gây bệnh, dễ gây những bệnh hô hấp cho con người. Thực tế chỉ ra, những nơi không có hệ thống vệ sinh sẽ có nguy cơ mắc bệnh về da, hô hấp cao hơn những nơi còn lại. Và rác thải- một thách thức lớn không kém gì biến đổi khí hậu. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm khi rác không được xử lí đúng: những chất không phân hủy được chôn xuống đất gây ô nhiễm đất, nguồn nước, khi đốt lại gây ra khí độc làm ô nhiễm không khí và hại cho sức khỏe. Biển đã bị biến đổi, sinh vật biển không thể sống bởi hàng tấn rác thải trên mặt nước. Việc thủy, hải sản chết hàng loạt do nguồn nước ô nhiễm đã ảnh hưởng không nhỏ đến những người chăn nuôi, đánh bắt. Việc thu gom và xử lí rác đã chiếm một khoản không nhỏ trong ngân sách địa phương và quốc gia nhưng vẫn không có hiệu quả gì.

Không khó để chúng ta đưa ra những nguyên nhân của vấn đề này. Đầu tiên, phải nói về ý thức của người dân. Sự thiếu ý thức của người dân về việc vứt rác đúng nơi quy định, phân loại rác cũng như chưa ý thức được tác hại của sự việc. Mặt khác, họ rất ít khi được phổ biến hay giáo dục về những cách phân loại rác ở các cơ quan hay nơi mình ở. Thụy Điển trở thành một quốc gia sạch nhất thế giới, thậm chí phải nhập khẩu … rác là nhờ ngay trong gia đình, họ cũng có ý thức phân loại rác thành các phần: có thể và không thể tái chế để giúp ích cho quá trình xử lí và tái chế rác. Ở nước ta, vẫn chưa có những nhà máy xử lí và tái chế rác, hình thức xử lí vẫn còn đơn sơ vừa gây hại môi trường, vừa rất lãng phí. Những hoạt động tuyên truyền vẫn chưa phổ biến, chưa tác động trực tiếp tới người dân.

Đã đến lúc chúng ta phải giải cứu cho môi trường, cho chính cuộc sống chúng ta! Một vài giây để vứt rác đúng chỗ, một phút để rác đúng phân loại của nó và một lời nhắc nhở dành cho mọi người để vứt rác đúng chỗ. Những thói quen tốt được hình thành từ những điều nhỏ nhặt ấy. Thay vì phải bỏ ra hàng tỉ đồng để xu dọn rác và xử lí ô nhiễm, chính phủ có thể tăng mạnh biện pháp tuyên truyền ý thức và xử phạt với những người, tổ chức thiếu ý thức. Một chiếc thùng rác xinh xắn với dòng chữ “Hãy cho tôi rác” đặt thường xuyên trên hè phố, trong các tòa nhà sẽ gây được sự chú ý. Những việc ấy, không có gì là khó cả.

Các cụ thường dạy: “nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”. Sống trong một môi trường sạch đẹp, thoáng mát vẫn tốt hơn, phải không nào?

14 tháng 1 2019

Chúng ta vẫn luôn được giáo dục rằng: “Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta”. Đúng như vậy, môi trường có trong lành, sạch đẹp thì sức khỏe của con người mới có thể được bảo vệ, cải thiện cả về thể chất lẫn tinh thần; trái lại, khi môi trường ô nhiễm, con người cũng sẽ phải gánh chịu những hậu quả hết sức nặng nề. Mặc dù chúng ta gần như đều biết điều đó, nhưng dường như con người vẫn chưa ý thức được hết sự quan trọng của việc bảo vệ môi trường khi rác thải vẫn đang là một vấn đề gây nhức nhối.

Rác thải hiểu một cách đơn giản là những thứ đã qua sử dụng, không còn nhiều giá trị nên bị bỏ đi. Ở Việt Nam cũng như nhiều nơi trên thế giới, vấn đề rác thải vẫn luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu. Trung bình một người Việt Nam thải ra khoảng 200kg rác thải mỗi năm. Chúng ta có thể bắt gặp rác thải bị vứt bừa bãi ở khắp nơi, đặc biệt là sau các sự kiện, lễ hội, đoàn người ra về thường xuyên để lại một “chiến trường” rác thải, hơn nữa đó thường là các loại rác thải nhựa cần đến hàng nghìn năm để phân hủy hoàn toàn. Ngay cả ở những nơi linh thiêng như đền chùa, miếu mạo, vẫn có những người ngang nhiên xả rác bừa bãi. Nghiêm trọng nhất là rác thải từ các nhà máy, xí nghiệp không qua xử lí mà xả thái trực tiếp ra môi trường.

Tiện tay vứt rác không đúng nơi quy định, vì lợi ích kinh tế mà xả rác ra môi trường, những hành động tưởng chừng nhỏ ấy lại gây ra hậu quả khôn lường. Rác thải làm xấu đi rất nhiều bộ mặt đô thị, gây ô nhiễm môi trường nặng nề. Môi trường sống không sạch sẽ là nguyên nhân gây ra và lây truyền hàng loạt các căn bệnh nguy hiểm như sốt xuất huyết, ung thư,…. Rác không qua xử lí xả trực tiếp vào môi trường làm suy giảm nhanh chóng chất lượng đất, nước, không khí. Thật đau lòng khi thấy cảnh tượng thủy hải sản chết hàng loạt, những cơn mưa axit,… do rác thải gây ra. Vấn đề rác thải cũng tiêu tốn hàng trăm tỉ từ ngân sách nhà nước mỗi năm nhằm xử lí rác, cải tạo môi trường.

Nguyên nhân dó đâu mà rác thải lại trở thành một vấn đề lớn? Trước hết, đó là do ý thức của người dân còn kém, nhận thức về môi trường chưa cao. Cùng với đó là do công tác tuyên truyền, giáo dục vẫn chưa diễn ra hiệu quả. Không những thế, không ít những doanh nghiệp, công ti sẵn sàng đánh đổi môi trường lấy kinh tế, trực tiếp xả thải các rác công nghiệp vào môi trường nhằm mục đích tiết kiệm, tăng lời. Những con người ấy đang làm cho vấn đề rác thải ngày càng trở nên trầm trọng và gây ra những tác động vô cùng tiêu cực lên môi trường sống của chúng ta, không chỉ hủy hoại tự nhiên mà ocnf là hủy hoại chính sự sống của con người.

Môi trường là nơi cho ta sự sống. Đã đến lúc con người phải thay đổi, chung tay xử lí vấn đề rác thải nói riêng và tình trạng ô nhiễm môi trường nói chung. Để giải quyết tình trạng này, cần có sự đồng lòng, cùng nhau hành động từ tất cả mọi người, từ những cơ quan chức năng có thẩm quyển đến những người dân bình thường. Chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của người dân về tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra và những hậu quả mà nó để lại, có những biện pháp răn đe, trừng phạt cứng rắn hơn nữa đối với các cá nhân, tổ chức cố tình xả rác bừa bãi, gây ô nhiễm, tăng cường các hoạt động tái chế rác thải; bản thân mỗi người cũng cần tự ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ môi trường, vứt rác đúng nơi quy định, tích cực tham gia các hoạt động tập thể của các tổ chức bảo vệ môi trường,… Chúng ta mạnh mẽ lên án, phê phán những con người vô tâm, vị kỉ, không biết tôn trọng tự nhiên, xả rác tùy tiện, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của cả cộng đồng.

Hãy rèn cho mình một lối sống đẹp, chan hòa với thiên nhiên. Đừng để rác thải hủy hoại cuộc sống của chúng ta và tương lai con cháu của chúng ta sau này, bạn nhé!

9 tháng 4 2019

1. Giới thiệu tác phẩm Những ngôi sao xa xôi:
- Tác phẩm nói về 3 cô thanh niên xung phong
- Nhiệm vụ của các cô là phá bom trong thời kì chúng Mỹ
- Dù công việc của họ rất khó khan nguy hiểm nhưng họ vẫn lạc quan và yêu đời
- Nêu cao tình thần đồng đội và yêu nước
2. Nhân vật Phương Định trong truyện:
a. Trước khi đi làm nhiệm vụ:
- Cô là một cô gái thành phố nhưng mong muốn mặc quân phục vì cho đó là bộ đồ đẹp nhất
- Cô thuộc rất nhiều bài hát và hay hát
- Cô rất hay mơ mộng và nghĩ vẫn vơ
b. Khi vào quân ngũ:
- Cô làm quen với quân ngũ và và sự căng thẳng hằng ngày
- Cô cho rằng mỗi ngày là một thử thách
- Cô làm công việc của mình một cách thuần thục và nhanh chóng, nhanh gọn
- Cô không quan tâm đến tính mạng của mình, chỉ nghĩ đến có gỡ được bom k
c. Tình cảm của cô đối với đồng đội:
- Cô yêu thương Nho
- Dành tình cảm quý mến và tôn trọng chị Thao
- Con chăm sóc đồng đội rất nhiệt tình và chu đáo
- Cô thích mưa và trở nên trẻ con khi gặp mưa
- Một người sống tình cảm

9 tháng 4 2019

Tham khảo:

1. Mở Bài

-Giới thiệu tácgiả:Lê Minh Khuê là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam thời chống Mĩ. Bà có sở trường viết truyện ngắn với đề tài chiến tranh, thường tập trung khai thác cuộc sống chiến đấu của thê' hệ trẻ ỞTrường Sơn.

-Giới thiệu tác phẩm: "Những ngôi sao xaxô/"là mộttrong nhữngtác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê, viết năm 1971, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc ta đang diễn ra vô cùng ác liệt.Truyện ngắn làm nổi bật hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn - gan góc, quả cảm, lạc quan, yêu đời, có tinh thần trách nhiệm cao. Phương Định - nhân vật chính và cũng là người kể chuyện - là một điển hình nhưthế!

-Giới thiệu đoạn trích:Có thể nói đây là đoạn hay nhất trong bài, thể hiện rõ sự dũng cảm của Phương Định.

2. Thân Bài

a) Giới thiệu sơ lược về nhân vật

Phương Định là một người con gái Hà Nội, khá xinh xắn, đáng yêu.

Cô đã tham gia vào chiến trường 3 năm, hiện thuộc tổ trinh sát mặt đường, hàng ngày phải đo khối lượng đất đá lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần phải phá bom.

Có nhiều phẩm chất đáng mến nhưtâm hồn nhạy cảm, mơ mộng, lạc quan, yêu đời và giàu tình yêu thương đối với đổng đội nhưng đáng chú ý nhất là sự dũng cảm và tinh thần trách nhiệm trong công việc.

b) Cảm nhận về nhân vật qua đoạn trích đã cho

*Công việc của Phương Định

-Thời gian làm việc: Cô và đồng đội làm việc"chạy trên cao điểm cả ban ngày".

Công việc luôn ẩn chứa hiểm nguy, có thể lấy đi tính mạng con người: "Mà ban ngày chạy trên cao điểm không phải chuyện chơi. Thần chết là một tay không thích đùa. Hán ta lẩn trong ruột những quả bom".Hằng ngày, các cô gái phải đối mặt với "đát bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ẩm ì xa dân".

->Lối miêu tả chân thực khiến người đọc cũng phải rùng mình khi tưởng tượng lại khôngkhí của những cuộc gỡ bom.

*Thái độ, tinh thẩn của Phương Định

Cô đã quen với việc phải đối mặt với "Thần chết" mỗi ngày. Thậm chí, cô vẫn làm việc ngay cả khi"còn mộtvết thương chưa lành miệng ở đùi" -thật... "lì lợm"!

Mỗi lẩn gỡ bom mìn, "thân kinh thì căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rống khắp xung quanh có nhiều quả bom chưa nổ".Đó thực sự là công việc nguy hiểm nhưng cô gái vẫn không hề nản, vẫn luôn làm việc với tinh thẩn trách nhiệm cao nhất: "khixong việc, quay lại nhìn cảnh đoạn đường một lần nữa, thở phào"rồi mới yên tâm chạy về hang ở.

Khi hoàn thành nhiệm vụ, cô trởvề nơi ởvới tâm trạng hoàn toàn thưthái, như chưa hề trải qua cơn sinh - tử: "ngửa cổ uống nước","nằm dài trên nền ẩm, lười biếng nheo mát nghe ca nhạc từcái đài bán dân nhỏ".

=>Cô gái ấy nhỏ người nhưng ý chí và lòng quả cảm không hề nhỏ bé, khiến người đọc vô cùng cảm phục.

*Đặc sắc nghệ thuật

Ngôi kể thứ nhất, nhân vật tự kể khiến câu chuyện hiện lên chân thực, chi tết, tỉ mỉ; đồng thời dễ dàng bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của mình.

3. Kết Bài

Phương Định là một nữ chiến sĩ vô cùng gan dạ, có tinh thẩn trách nhiệm cao, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Cố là điển hình cho vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ, là tấm gương sáng cho lớp trẻ hôm nay noi theo và học tập.

Suy ngẫm về vai trò của tuổi trẻ hiện nay trong việc bảo vệ đất nước; liên hệ bản thân.

25 tháng 11 2016

DÀN BÀI

I. Mở bài

Nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, hơn thế nữa, đã tạo nên thành quả cho mình được hưởng, xưa nay vốn là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta. Bởi vậy, tục ngữ có câu: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 'Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng". Cũng cùng ý nghĩa trên, tục ngữ còn có câu “Uống nước nhớ nguồn".

Ngay trong cuộc sống hôm nay, lời dạy đạo lí làm người này càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.

II. Thân bài

1.Giải thích: “Uống nước nhớ nguồn".

Uống nước:thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh của các thế hệ trước.

Nguồn:chỗ xuất phát dòng nước. Nghĩa bóng: Nguyên nhân dẫn đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó.

Ý nghĩa:Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước.

2. Tại sao uống nước phải nhớ nguồn:

- Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.

- Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gầy dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là dạo lí tất yếu.

- Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người “trồng cày"phục vụ cho biết bao người “ăn trái".

Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đẳng cay muôn phần.

Khi “bưng bát cơm đầy", ta phải biết trân trọng, nhớ ơn những ai đã “một nắng hai sương", “muôn phẩn cay đắng" để làm nên “dẻo thơm một hạt”. Nói cách khác, được thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình, no ấm ta phải khắc ghi công lao các anh hùng liệt sĩ.

... Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội thân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội.

3. Phải làm gì để “nhớ nguồn".

-Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.

- Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu cỏ chọn lọc tinh hoa nước ngoài.

- Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.

III. Kết bài

- Khẳng định giá trị của câu tục ngữ trong tình hình thực tế đời sống hiện nay.

- Nhở nguồntrước hết là nhớ ơn cha mẹ, thầy cô những người đã sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ chúng ta thành người hữu dụng. Ngoài ra, còn phải nhớ ơn xã hội đã giúp đỡ ta.

Phải sống sao xủng dáng trọn nghĩa trọn tình theo đúng truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông.

Bài làm

Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam có nhiều câu tục ngữ sâu sắc thể hiện đạo lý làm người. Một trong những câu tục ngữ thâm thúy dó là câu “Uống nước nhớ nguồn”. Câu tục ngữ khuyên chúng ta phải có lòng biết ơn đối với những ai đã làm nên thành quả cho mình hưởng.

“Uống nước nhớ nguồn” là bài học làm người mà ai cũng phải thực hiện, nhất là đối với những người đang hưởng thụ. Sự hưởng thụ ở đây được ví như “ăn quả”, “uống nước”. Quả ngon, nước mát ở đâu mà có? Phải chăng có quả là do người trồng cây, nuôi dưỡng chăm sóc cây. Có nước mát, nước trong là nhờ những mạch nước đầu nguồn. Nơi ấy nước không bao giờ vơi cạn. Nhờ có nguồn mà sông, suối, ao, hồ và biển cả quanh năm cổ nước. Như nhà thơ Quang Huy đã viết:

Dà giáp mặt cùng biển rộng
Cửa sông chẳng dứt cội nguồn
Lá xanh mỗi lần trôi xuống
Bỗng nhờ một vùng núi non.
(Cửa sông)

Lời thơ của Quang Huy nêu cao đạo lí “nhớ nguồn” như câu tục ngữ. Đây chính là đạo lí làm người của người Việt Nam. “Nguồn” ở đây là nguồn gốc, cội nguồn, và tất cả những thành quả mà con người được hưởng. Sự hưởng thụ thành quả, hưởng thụ vật chất và tinh thần chính là sự “uống nước”.

Lòng biết ơn, tri ân, gìn giữ, phát huy những thành quả vật chất hoặc tinh thần do con người tạo ra để ta hưởng thụ chính là sự “nhớ nguồn”. "Nhớ nguồn” là sự biết ơn tổ tiên, cội nguồn dân tộc, biết ơn chạ mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng, biết ơn thầy cô đã cung cấp cho ta kiến thức, biết ơn người lao động đã đem lại những cái ta cần, biết ơn những người đã chiến đấu, hi sinh để bảo vệ quê hương, bảo yệ cuộc sống của chúng ta.. Lòng biết ,ơn đó phải thể hiện bằng việc làm cụ thể ở mỗi con người.

Ngày nay, đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” được thể hiện rất rõ. Bởi “nhớ nguồn” nên nhân dân luôn hướng về cuội nguồn dân tộc: “Gánh vác phần người đi trước để lại”. Dù mấy nghìn năm lịch sử trôi qua nhưng hình ảnh vua Hùng dựng nước Văn Lang vẫn mãi mãi trong tâm hồn dân tộc Việt Nam:

Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ.
(Nguyễn Khoa Điềm)

Nhớ ngày giỗ Tổ, lập đền thờ các vị anh hùng dân tộc, xây đựng lăng tẩm, nghĩa trang… là những biểu hiện của lòng biết ơn; của đạo lý sống có nghĩa có tình, có nghĩa vụ thiêng liêng đối với Tổ tiên và đối với những người có công với dân, với nước. Đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” thể hiện rất rõ trong nhân dân ta là lòng biết ơn Bác, biết ơn Đảng, biết ơn các chiến sĩ cách mạng đã đèm lại hòa bình, đem lại cơm no áo ấm cho chúng ta. Đạo lí ấy không chỉ ở trong tâm khảm của con người mà nó biểu hiện bằng việc làm cụ thể, đó là hành động và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, luôn quan tâm chăm sóc các bà mẹ chiến sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ, thăm viếng và bảo vệ nghĩa trang liệt sĩ… Làm được những điều này là thực hiện đạo lí sống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Truyền thống tốt đẹp đó còn biểu hiện trong từng gia đình, dòng tộc của chúng ta. Đó là lòng biết ơn ông bà cha mẹ, biết ơn người đã nuôi dưỡng mình, là tục lệ cúng giỗ, Tết Nguyên Đán với những nén hương tỏa khói nghi ngút trên bàn thờ gia tiên để tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mỗi gia đình đối với Tổ tiên…

Tóm lại, câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” đã nhắc nhở mọi người ghi nhớ một đạo lí của dân tộc, khuyên chúng ta cần biết đạo lí, sống và làm việc theo truyền thống tốt đẹp đó.

26 tháng 8 2017

Bạn tham khảo nha !

1. Kiểu bài: Giải thích một vấn đề.

2. Nội dung: Phải nhớ ơn những người đã tạo nên thành quả cho mình

được hưởng.

3. Tưliệu: Thực tế cuộc sống.

DÀN BÀI

I. Mở bài

Nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, hơn thế nữa, đã tạo nên thành quả cho mình được hưởng, xưa nay vốn là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta. Bởi vậy, tục ngữ có câu: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 'Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng". Cũng cùng ý nghĩa trên, tục ngữ còn có câu “Uống nước nhớ nguồn".

Ngay trong cuộc sống hôm nay, lời dạy đạo lí làm người này càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.

II. Thân bài

1.Giải thích: “Uống nước nhớ nguồn".

Uống nước:thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh của các thế hệ trước.

Nguồn:chỗ xuất phát dòng nước. Nghĩa bóng: Nguyên nhân dẫn đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó.

Ý nghĩa:Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước.

2. Tại sao uống nước phải nhớ nguồn:

- Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.

- Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gầy dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là dạo lí tất yếu.

- Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người “trồng cày"phục vụ cho biết bao người “ăn trái".

Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đẳng cay muôn phần.

Khi “bưng bát cơm đầy", ta phải biết trân trọng, nhớ ơn những ai đã “một nắng hai sương", “muôn phẩn cay đắng" để làm nên “dẻo thơm một hạt”. Nói cách khác, được thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình, no ấm ta phải khắc ghi công lao các anh hùng liệt sĩ.

... Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội thân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội.

3. Phải làm gì để “nhớ nguồn".

-Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.

- Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu cỏ chọn lọc tinh hoa nước ngoài.

- Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.

III. Kết bài

- Khẳng định giá trị của câu tục ngữ trong tình hình thực tế đời sống hiện nay.

- Nhở nguồntrước hết là nhớ ơn cha mẹ, thầy cô những người đã sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ chúng ta thành người hữu dụng. Ngoài ra, còn phải nhớ ơn xã hội đã giúp đỡ ta.

Phải sống sao xủng dáng trọn nghĩa trọn tình theo đúng truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông.

27 tháng 2 2019

A.Mở bài:
- Cùng với Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng,… Nam Cao là một cái tên không thể thiếu khi nhắc tới những nhà văn hiện thực nhân đạo. Các sáng tác của ông vừa rất mực chân thực, vừa có một ý vị triết lí mang ý nghĩa nhân bản sâu sắc. Truyện ngắn “Lão Hạc” là một trong những tác phấm tiêu biểu như thế! Truyện đã thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ.

B. Thân bài:

I. Khái quát ( Dẫn dắt vào bài):
- Xuất hiện lần đầu trên tuần báo “Tiểu thuyết thứ bảy” năm 1943, “Lão Hạc” của Nam Cao được đánh giá là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết tình cảnh của người nông dân trước Cách mạng. Đến với tác phẩm, người đọc bùi ngùi thương cảm cho kiếp sống bèo bọt nổi lên trên mặt bể hiện tượng, đồng thời hiểu được sự tha hóa biến chất của một bộ phận tầng lớp nông dân trong xã hội đương thời.

II. Tình cảnh thống khổ của người nông dân trước Cách mạng:
- Truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao giúp ta hiểu về tình cảnh thống khổ của người nông dân trước Cách mạng.

1. Lão Hạc:
- Cuộc đời của lão Hạc là một chuỗi những đau khổ và bất hạnh. Một kiếp đời chua chát và đắng cay.Vợ lão mất sớm, một mình lão “gà trống nuôi con”.Đến tuổi anh con trai lấy vợ thì nhà lão nghèo quá, nhà gái lại thách cao, nên anh con trai không lấy được vợ, phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su. Những ngày tháng xa con, lão sống trong nỗi lo âu, phiền muộn vì chưa làm tròn bổn phận của người cha. Còn gì xót xa hơn khi tuổi già gần đất xa trời, lão phải sống trong cô độc, thui thủi một mình. Lão bầu bạn với con chó vàng - kỉ vật của người con để lại. Lão yêu nó, coi nó như người thân. Nhưng sự túng quẫn ngày càng đe dọa lão. Lão phải bán "cậu Vàng" đi vì không thể lo mỗi ngày 3 hào gạo cho cả nó và lão. Sau trận bão, lão không thể kiếm ra tiền mà "tiêu một xu cũng là tiêu vào tiền của cháu". Ông lão nông nghèo khổ ấy cứ băn khoăn, day dứt mãi vì đã trót lừa một con chó.Sau khi bán chó, lão chỉ ăn khoai; rồi khoai cũng hết. Từ đó, lão chế tạo được món gì ăn món ấy. Cuối cùng, lão quyết định tự tử bằng bả chó. Lão chết vì không còn đường sống. Ông lão nông dân suốt đời lao động cần cù ấy không thể sống, dù là sống trong nghèo khổ. Cuộc sống khốn cùng và cái chết bi thương của lão Hạc đã nói lên thấm thía số phận thê thảm của người nông dân trong cái xã hội tăm tối đương thời. Phải cảm thông sâu sắc với người nông dân, phải thấu hiểu nỗi đau của họ, Nam Cao mới thấy được cái tình cảnh khốn cùng của người nông dân.

2. Con trai lão Hạc:
- Vì nghèo đói, không có được hạnh phúc bình dị như mình mong muốn, anh con trai phẫn chí bỏ làng đi đồn điền cao su. Anh ra đi với hi vọng “có bạc trăm” mới trở về” vì “Sống khổ, sống sở ở cái làng này nhục lắm!”. Nhưng, cái nơi anh đến lại là địa ngục trần gian: “Cao su đi dễ khó về/Khi đi trai tráng khi về bủng beo”. Nghèo đói, đã đẩy anh vào tấn bi kịch không có lối thoát.

3. Ông giáo:
- Ông giáo – con người nhiều chữ nghĩa ấy lại nghèo. Sau một trận ốm nặng ở Sài Gòn về, quần áo bán gần hết, chỉ còn lại một va-li sách. Nếu lão Hạc yêu quí cậu Vàng bao nhiêu thì ông giáo yêu quí những quyền sách của mình bấy nhiêu. Cái nghèo cứ đeo đẳng mãi. “Đời người ta không chỉ khổ một lần”. Quý sách là vậy mà ông giáo cứ phải bán sách dần đi, cuối cùng chỉ còn lại 5 quyển với lời nguyền: “dù có phải chết cũng không bán”. Thế rồi, như một kẻ cùng đường phải bán máu. Đứa con thơ bị chứng kiệt lị gần kiệt sức, ông giáo phải bán nốt đi 5 quyển sách – gia tài cuối cùng của người trí thức nghèo. “Lão Hạc ơi!Ta có quyền giữ cho ta một tí gì đâu?” Lời than ấy kêu lên nghe thật não ruột, thể hiện một nhân cách cao đẹp trước sự khốn cùng: biết sống, dám hi sinh vì cuộc sống!
=> Không chỉ giúp ta hiểu được nỗi đau trực tiếp của người nông dân,truyện còn giúp ta hiểu được căn nguyên sâu xa nỗi đau của họ. Đó chính là sự nghèo đói. Họ sống trong đói nghèo và bị cái đói nghèo đe dọa.

II. Vẻ đẹp tâm hồn cao quý của người nông dân:

- Ý chuyển đoạn:
Đọc truyện “Lão Hạc” ta bắt gặp bao con người, bao số phân, bao mảnh đời đáng thương, bao tấm lòng đáng trọng. Giữa bóng tối cuộc đời cùng quẫn sau lũy tre làng, ta vẫn tìm thấy ít nhiều ánh sáng tâm hồn nhân hậu, chan chứa yêu thương.

1. Nhân vật Lão Hạc:
- Lão Hạc là một lão nông dân nghèo nhưng có nhiều phẩm chất tốt đẹp, đáng quý.

a,Lão Hạc có một tấm lòng vị tha, nhân hậu:
-Ở lão có một tấm lòng vị tha, nhân hậu.Tình cảm của lão với "cậu Vàng" được tác giả thể hiện thật cảm động. Lão gọi nó là "cậu Vàng" như “một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự". Lão bắt rận, cho nó ăn cơm trong một cái bát như nhà giàu.Lão ăn gì cũng không quên phần nó, gắp cho nó một miếng; lão ăn bao nhiêu, nó cũng ăn như thế, thậm chí còn hơn phần lão…Lão coi nó như một người bạn,ngày ngày lão tâm sự, trò chuyện với nó như thể nó cũng là con người.Tình thế cùng đường khiến lão phải bán nó thì trong lão diễn ra sự dằn vặt, đau khổ tột độ. Lão kể cho ông giáo nghe về việc bán "cậu Vàng" với tâm trạng vô cùng đau đớn: "lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước". Đến nỗi ông giáo thương quá, "muốn ôm chầm lấy lão mà òa lên khóc".Khi nhắc đến việc "cậu Vàng" bị lừa rồi bị bắt, lão Hạc không nén nổi đau dớn cứ dội lên "Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...". Lão Hạc đau đớn đến thế không phải chỉ vì quá thương con chó mà còn vì không thể tha thứ cho mình vì đã trót lừa một con chó. Ông lão quá lương thiện ấy cảm thấy lương tâm đau nhói khi nhận thấy trong đôi mắt con chó có cái nhìn trách móc. Phải có trái tim vô cùng nhân hậu, trong sạch thì mới bị giày vò lương tâm đến thế, mới cảm thấy có lỗi với một con chó như vậy!

b, Tình yêu thương con sâu sắc:
Đối với cậu Vàng, lão yêu quí như vậy, thì đối với anh con trai của lão, thì tình cảm ấy còn được nhân lên gấp vạn lần. Chỉ vì nhà nghèo, không cưới được vợ cho con, làm con uất chí, bỏ đi đồn điền cao su mà lão tự dằn vặt mình mãi. Để cưới vợ, anh con trai đòi bán mảnh vườn, nhưng lão không cho không phải vì lão muốn giữ mảnh vườn cho lão, mà lão nghĩ nếu cưới vợ về, vườn bán rồi thì ở đâu mà làm ăn sinh sống, và rồi có bán thì cũng làm sao mà đủ tiền. Lão nghĩ thế, nhưng anh con trai có thấu cho lão?Anh bỏ đi đồn điền cao su, để lại lão ở nhà vò võ chờ con.Lão nghĩ tốt, lo cho tương lai con, nhưng khi con trai bỏ đi, lão lại tự dằn vặt mình, đày đọa tinh thần mình.Những câu nói lão nói với cậu Vàng, nhưng lại chất chưa biết bao nhiêu tình cảm nhớ thương cho anh con trai. Lão nói với cậu Vàng đấy, nhưng lại như nói với con mình.Lão làm việc gì, lão suy nghĩ gì cũng là hướng về con trai mình. Tiền bòn vườn lão để dành, không tiêu tới để khi con trai về, lão nhẩm tính sẽ có gần trăm đồng bạc, thêm vào cho con cưới vợ và làm kế sinh nhai.Thế nhưng, lão lại ốm. Một cơn ốm kéo dài buộc lão phải tiêu tới số tiền đó.Chỉ vậy thôi mà lão đã thấy đau lòng.Lão ăn vào tiền của con trai lão – số tiền mà khi con trai về lão định trả con. Điều này làm lão khổ tâm hết sức. Hành động của lão gửi ông giáo mảnh vườn, nhờ ông giáo giữ hộ cũng là để giữ hộ cho con lão : “của mẹ nó thì nó hưởng”. Mọi suy nghĩ, việc làm của lão đều hướng tới con trai. Thậm chí, cái chết của lão cũng là vì con.Lão chết để mở ra đường sống cho con lão, lão chết một cái chết trong sạch để lại tiếng thơm cho con vì lão sống ngày nào là ăn vào tiền, vào đường sống của con ngày ấy. Xưa nay, không ít người cha, người mẹ hi sinh cơm ăn, áo mặc vì con, hi sinh một phần thân thể vì con nhưng hi sinh cả mạng sống của mình như lão Hạc lại là một trường hợp hiếm thấy. Tình yêu con của lão Hạc thật đặc biệt. Không ồn ào, sôi nổi, không thể hiện qua hành động hay lời nói, lão lặng lẽ yêu con trong tâm tưởng, mọi hành động của con lão đều cho là do lão. Là do lão đẩy con tới những hành động ấy rồi tự dằn vặt mình, tự gánh lấy những suy nghĩ, hành động để chuộc lại lỗi lầm. Quả thật, tình yêu thương con của lão khiến chúng thật vô cùng cảm động.

c,Lòng tự trọng:
-Lão Hạc mang một tấm lòng tự trong cao cả. Lão tự trọng từ với một con chó, với con trai lão, với bà con hàng xóm, với ông giáo và với cả chính bản thân mình.Khi bán con chó, lão đau khổ, vì lão “bằng này tuổi đầu mà còn trót lừa một con chó”. Lão nhớ ảnh mắt của cậu Vàng, mà theo như lời lão là một ánh mắt đầy trách móc, mắng lão tệ hại: “A!Lão già tệ lắm!Tôi ăn ở với lão thế mà lão đối xử với tôi thế này à”. Ánh nhìn đó làm lão ám ảnh và day dứt không nguôi. Lão từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo, lão lại chuẩn bị sẵn tiền làm ma cho bản thân, gửi ông giáo, để khi lão có việc thì ông giáo đưa ra, coi như là của lão có chút ít, còn lại thì nhờ bà con hàng xóm cả. Lão làm vậy để không phiền lụy tới ai. Từ đó, lão bòn vườn, mò cua,ốc, trai ăn để sống qua ngày, thà chết chứ không chịu mắc nợ ai. Có lẽ hành động bán cậu Vàng của lão chính là bước chuẩn bị cho cái chết của lão. Lão xin Binh Tư ít bả chó với lý do bắt cho nhà khác – một lý do làm Binh Tư tự nghĩ lão giả bộ hiền lành thế nhưng cũng ghê ra phết, một lý do làm ông giáo hiểu lầm lão, hiểu lầm một con người đã “khóc vì trót lừa một con chó, một con người nhịn ăn để có tiền làm ma”.Vậy nhưng hóa ra, lão ăn bả chó để tử tự, để giữ vẹn nguyên tấm lòng trong sáng của lão. Lão ăn bả chó, lão chết như một con chó, vật vã, quằn quại trong đau đớn, để chuộc tội với cậu Vàng. Lão chết cũng là để không bị cuộc sống dồn đẩy, bị sa hóa biến chất như Binh Tư, hay Chí Phèo.Cái chết của lão cũng chính là sự tự trọng của lão với con lão. Lão sống mà phải dựa vào tiền của con thì thà lão chết còn hơn.Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng trân trọng – lòng tự trọng của lão nông nghèo nhưng trong sạch. Lão chọn “chết trong còn hơn sống đục” khi bị dồn vào đường cùng.

2. Nhân vật ông giáo:
- Bên cạnh lão Hạc, nhân vật ông giáo đã để lại bao ấn tượng đối với mỗi chúng ta về người trí thức nghèo trong xã hội. Không rõ họ tên là gì, nhưng hai tiếng “ông giáo” đã khẳng định vị thế con người giữa làng quê trước năm 1945 “nhiều chữ nghĩa, nhiều lí luận,người ta kiêng nể”. Ông giáo là người có trái tim nhân hậu đáng quý. Ông là chỗ dựa tinh thần, là niềm an ủi, tin cậy của lão Hạc. Ông giáo là nơi để lão Hạc san sẻ bao nỗi đau, nỗi buồn. Nhờ đọc hộ một lá thư,nhờ viết hộ một lá thư cho đứa con trai đi phu đồn điền. Tâm sự về mảnh vườn và chuyện đứa con trai “phẫn chí” không lấy được vợ. San sẻ nỗi đau buồn sau khi bán cậu Vàng cho thằng Mục, thằng Xiên… Có lúc là điếu thuốc lào, một bát nước chè xanh, một củ khoai lang… Ông giáo đã đồng cảm, sẻ chia với lão Hạc với tất cả tình người. Ông giáo còn ngấm ngầm giúp đỡ lão Hạc khi biết lão đã nhiều ngày ăn rau, ăn khoai,ăn củ ráy… trong lúc đàn con của ông giáo cũng đang đói. Cái nghĩa cử “lá lành đùm lá rách” ấy mới cao đẹp làm sao! Ông giáo nghèo mà đức độ, là người để lão Hạc “chọn mặt gửi vàng”. Trước khi tìm đến với cái chết, lão Hạc đã tin cậy nhờ vả ông giáo :trông nom mảnh vườn cho con trai, cầm giúp 30 đồng bạc phòng khi lão chết “gọi là của lão có tí chút”… Trước cái chết của lão Hạc, ông giáo xót xa, khe khẽ cất lời than khóc trước vong linh người láng giếng hiền lành, tội nghiệp: “Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Ðến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn : Ðây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn : cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào...” Lời hứa của ông giáo và những giọt lệ xót xa là minh chứng cho một nhân cách cao đẹp, đáng trọng. Ông giáo đại diện tiêu biểu cho tình yêu thương, chia xẻ, sự đồng cảm, niềm tin ở vẻ đẹp con người và cũng chính là một vẻ đẹp. Nhất là trong một xã hội mà vì nghèo khổ quá người ta nghi ngờ nhau, không thể đến được với nhau, không tin vào sự tốt đẹp của nhau.

III. Sự tha hóa biến chất của một bộ phận tầng lớp nông dân trong xã hội phong kiến đương thời:
-Truyện giúp ta hiểu sự tha hoá biến chất của một bộ phận tầng lớp nông dân trong xã hội đương thời.Binh Tư vì miếng ăn mà sinh ra làm liều bản chất lưu manh đã chiến thắng nhân cách trong sạch của con người. Vợ ông giáo vì nghèo đói cùng quấn mà sinh ra ích kỷ nhỏ nhen, tàn nhẫn, vô cảm trước nỗi đau của người khác.

IV. Ý kiến đánh giá, bình luận:
-Truyện ngắn “Lão Hạc” đã để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc sâu sắc. Thông qua câu chuyện, Nam Cao muốn bày tỏ sự cảm thông với tình cảnh thống khổ của người nông dân và ca ngợi những phẩm chất quý báu ở họ; tố cáo, lên án xã hội cũ đã đẩy con người vào bi kịch đói khổ, bị tha hóa biến chất. Qua cái nhìn của ông giáo, Nam Cao đã gián tiếp thể hiện tấm lòng của mình với người nông dân và đặt ra vấn đề về “đôi mắt” : “Than ôi!Nếu những người ở xung quanh, ta không cố mà tìm hiểu họ, ta chỉ thấy họ bần tiện, ngu ngốc, xấu xa, bỉ ổi, toàn những lí do để ta không thương và không bao giờ ta thương”. Tác giả cũng đã sử dụng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật rất rõ nét được thể hiện qua những hành động, lời nói, nhiều đoạn đối thoại, độc thoại, sử dụng nhiều khẩu ngữ. Đặc biệt, để ông giáo vừa đóng vai trò người kể chuyện, vừa đan xen bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc về lão Hạc, về người vợ, về chính bản thân mình, tác giả đã tạo nên chất triết lí sâu sắc cho tác phẩm – một đặc điểm khá nổi bật trong sáng tác của nhà văn Nam Cao.

C. Kết bài
- Những trang viết về tấm lòng trong sạch, lương thiện của người nông dân và số phận bi thảm của họ là những trang viết thấm đượm tấm lòng nhân đạo thống thiết của nhà văn với con người và niềm thiện cảm sâu sắc của nhà văn với người nông dân. Với một “Lão Hạc” xuất sắc đến vô cùng, Nam Cao đã khẳng định được tên tuổi của mình. Ông đã “khơi được những nguồn chưa ai khơi” và ghi lại trong lòng độc giả những tình cảm yêu mến.

26 tháng 2 2019

Mở bài:
– Giới thiệu đôi nét về tác giả Nam Cao: Sinh ra và lớn lên ở miền quê nên trong văn của ông thường nhắc tới những người nông dân. Qua văn của Nam Cao hình ảnh người nông dân Việt Nam Trước và sau cách mạng tháng Tám 1945 hiện lên rõ nét, chân thực nhất.
– Truyện ngắn “Lão Hạc” là một truyện ngắn hay mà nhà văn Nam Cao đã viết tặng người nông dân. Qua tác phẩm này tác giả muốn tố cáo tội ác của chế độ phong kiến.
Thân bài:
– Phác họa về hình ảnh Lão Hạc một người đàn ông hơn 60 tuổi cũng như bao người đàn ông nông dân Việt Nam
– Hoàn cảnh gia đình của nhân vật Lão Hạc như thế nào? Ông có những đặc điểm tính cách như thế nào?
– Cuộc sống đói khổ lão ăn khoai, ăn hết khoai lão ăn củ chuối cái gì có thể ăn mà không chết thì lão ăn. Nhưng lão vẫn cầm cự được dù cái đói cái khổ luôn bủa vây xung quanh lão
– Phân tích tình cảm của Lão Hạc dành cho con chó của mình như thế nào? Lão thường gọi con chó bằng những tình cảm thương mến như cha đối với con.
– Lão Hạc lại là mẫu người chuẩn mực về đạo đức trong xã hội lúc bấy giờ. Một xã hội tha hóa về đạo đức, và lối sống người ta thờ ơ với nỗi đau của người xung quanh mình.
Hình ảnh Lão Hạc trong tác phẩm của Nam Cao – Phản ánh tội ác của xã hội, một xã hội mà bọn cường hào ác bá, bọn địa chủ chỉ nhăm nhăm vơ vét cho bản thân mình tìm cách cướp đoạt của người dân khốn khổ để thỏa mãn mình.
– Phân tích nguyên nhân cái chết của Lão Hạc, cần nói rõ được cái chết của lão là do xã hội xô đẩy lão đến bước đường cùng. Tố cáo tội ác của chế độ một lần nữa.
– Phân tích về con đường tìm cách chất của Lão Hạc trước lúc chết lão đi tìm bả chó lão tìm đến Binh Tư một tên chuyên trộm cắp vặt của người khác, để xin bả chó tự giải thoát mình.
– Khái quát nhân vật Lão Hạc cũng là người cha điển hình trong văn học Việt Nam bởi lão là người yêu thương con trai mình hết mực. Lão làm gì thì làm vẫn luôn nhớ tới đứa con đang ở nơi xa.
– Lão Hạc còn là người có lòng tự trọng, tự tôn rất cao, cũng là người biết tiên đoán mọi việc trước khi chết lão còn sang nhà thầy giáo gửi gắm thư từ giấy tờ nhà và tiền bạc.
– Tác giả Nam Cao đã viết một cách rất chân thành, mộc mạc, chính lối viết giản dị mộc mạc đó đã xây dựng hình tượng Lão Hạc vừa gần gũi người dân vừa không kém phần bi tráng. Bi tráng trong cốt cách của nhân vật, còn giản dị trong lối sống. Từ ngữ nhà văn sử dụng trong tác phẩm sinh động, ấn tượng, giàu tính tạo hình và hết sức gợi cảm.
Kết bài:
– Qua nhân vật lão Hạc, nhà văn muốn lên án tội ác của chế độ cũ của chiến tranh đã làm con người Việt Nam khi đó một cổ hai tròng quá đáng thương .
– Đồng thời nó cũng thể hiện cái nhìn nhân sinh quan của tác giả với cuộc sống đó là một cái nhìn giàu lòng nhân văn, nhân đạo biết chia sẻ với nỗi khốn khổ của người dân xung quanh mình.

27 tháng 2 2019

Mở bài

-Kim Lân là một trong số những nhà văn trưởng thành từ trước Cách mạng tháng 8, truyện ngắn của ông rất mộc mạc, chân chất và gần guic với làng quê Việt Nam.

-Gắn bó với làng quê với người nông dân, từ rất lâu ông đã hiểu được người nông dân.

-Truyện ngắn Làng được viết năm 1948 thể hiện được tình yêu nước của người nông dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

-Đặc biệt qua nhân vật ông Hai Kim Lân đã khắc họa được chân dung người nông dân hiền lành, chất phác và có tình yêu Tổ quốc thiêng liêng bất diệt.

Thân bài

- Truyện ngắn Làng đã thể hiện một tình cảm dung dị, chân chất nhưng không kém phần nồng cháy của nhân vật ông Hai. - Với người nông dân tình cảm ấy là tình cảm thiêng liêng bất diệt, đó vừa là tình cảm truyền thống vừa có bước chuyển biến mới.

1.Tình cảm yêu nước của Ông Hai được nhà văn Kim Lân diễn tả hết sức chân thật qua diễn biến tâm lý của ông Hai trong từng giai đoạn diễn biến tâm lý. Ở ông Hai tình cảm chung đó mang màu sắc độc đáo, chỉ riêng ông mới có được.

a. Tình yêu làng – bản chất máu thịt có trong ông Hai

– Ông Hai hay khue làng, đi đâu ông cũng kể về làng chợ Dầu của ông như máu thịt thể hiện được niềm tự hào về làng quê của ông.

– Đối với ông Hai cái làng chiếm một phần lớn trong đời sống tình cảm của ông.

b. Sau khi theo Cách mang đi sơ tán về kháng chiến ông Hai đã có những chuyển biến mới trong tình cảm.

- Ông Hai luôn tự hào về truyền thống cách mạng của quê hương, về truyền thống xây dựng làng kháng chiến.

- Ông cùng những người anh em trong làng xây hào, đắp lũy kháng chiến. Khi xa làng ông nhớ da diết nhớ những kỷ niệm “ đào đường, đắp u, xẻ hào, khuân đá”…

- Ông yêu quê hương, yêu đất nước, luôn sát sao theo dõi tin tức kháng chiến, thích bình luận với những thắng lợi mọi nơi của quân và dân ta “Cứ thế, chỗ này giết một tí, chỗ kia giết một tí, cả súng cũng vậy, hôm nay dăm khẩu, ngày mai dăm khẩu, tích tiểu thành đại, làm gì mà thằng Tây không bước sớm”, ông tự hào khi giết được nhiều giặc, thắng lợi ở mọi nơi.

c. Tình yêu làng sâu sắc làng của ông Hai bị nghi ngờ theo giặc thể hiện qua diễn biến tâm lý.

– Khi nghe được tin dữ, ông sững sờ, bàng hoàng và chưa tin vào tai mình.

- Khi người ta kể, ông xấu hổ, đau đớn và lảng ra về. Nghe những lời chì chiết của làng xóm ông chỉ biết cúi gầm mặt mà đi.

– Ông còn thương cho đàn con của mình, nghĩ tủi hổ vì chúng nó cũng bị người ta “rẻ rúng, hắt hủi”.

- Ông điểm lại nhưng gương mặt, từng người một và không tin họ lại đổ đốn hư vậy, nhưng càng nghĩ ông càng đau lòng, không có lửa làm sao có khói, thật khó chấp nhận sự thật, vì nó làm ông cảm thấy đau đớn vô cùng.

– Xấu hổ, nhục nhã ông chẳng dám ra ngoài. Không khí trong căn nhà cũng trở nên vô cùng nặng nề.

– Tình cảm yêu nước sâu sắc còn được bộc lộ ở sự xung đột nội tâm hết sức gay gắt: có lúc ông muốn về làng, vì bị người ta hắt hủi, coi kinh. Nhưng lý trí lại không cho phép yêu làng nhưng làng theo Tây thì ông phải thù. Tâm lý giằng co gay gắt khiến lòng ông đau như cắt.

– Ông chỉ biết bộc lộ nỗi lòng qua lời tâm sự với đứa con út ngây thơ. Thực chất đó là lời thanh minh của ông với cụ Hồ, đứa con bé tí cũng biết thề: “ Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm!”

*Qua những tình tiết trên chúng ta có thể thấy rõ:

-Tình yêu sâu nặng của ông Hai đối với làng chợ Dầu

-Sự trung thành tuyệt đối với Đảng, cách mạng và Bác Hồ. Tình cảm ấy vô cùng bền vững, sâu nặng mà không gì có thể lay chuyển được.

d. Niềm vui của ông Hai khi tin làng thoe giặc được cải chính.

-Cái cách ông đi từng nhàm gặp từng người chỉ để nói với họ tin cải chính ấy đã thể hiện được tinh thần yêu nước son sắt của ông Hai, cái tình cảm chân thành của người nông dân chất phác.

-Ông kể cho mọi người nghe về trận chống càn quét ở làng chợ Dầu với niềm tự hào khôn tả.

2. Nghệ thuật

– Tác giả đã xây dựng tình huống vô cùng đặc biệt và đã khắc họa được diễn biến tâm lý của nhân vật

– Miêu tả cụ thể các diễn biến tâm lý nội tâm của nhân vật qua diễn biến hành động, ngôn ngữ nhân vật.

– Ngôn ngữ vừa mang phong cách riêng vừa mang phong cách chung của người nông dân.

Kết bài:

-Qua nhân vật ông Hai chúng ta đã cảm nhận được tình yêu nước, yêu làng rất mộc mạc mà vô cùng sâu nặng, cao quý trong những người lao động bình thường.

-Truyện ngắn Làng của Kim Lân tiêu biểu cho văn học trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp

27 tháng 2 2019

1. Mở Bài

- Giới thiệu tác giả: Kim Lân là một trong những cây bút hiện thực tiêu biểu trong nền văn học Việt Nam, có sở trường về truyện ngắn, ông am hiểu về đời sống sinh hoạt của người nông dân và được mệnh danh là "người một lòng đi về với đất, với người, với thuần hậu nguyên thủy nông thôn".

- Giới thiệu tác phẩm: Truyện “Làng" được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, đăng lần đầu trên tạp chí Vàn nghệ năm 1948; là một trong những truyện ngắn thành công nhất của Kim Lân.

- Giới thiệu vấn đề cân nghị luận: Truyện kể về nhân vật ông Hai, một nông dân cắn cù, chất phác, có tình yêu làng, yêu nước, yêu cách mạng thủy chung, son sắt. Đoạn trích cuộc đối thoại giữa ông Hai và đứa con út sau khi ông nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc đã thể hiện cảm động những phẩm chất tốt đẹp của ông.

2. Thân bài

a) Tóm tắt tác phẩm và nêu tình huống truyện

- Truyện kể về ông Hai - người nông dân yêu làng tha thiết nhưng phải đi tản cư. Ngày ngày ông đều chăm chỉ nghe đọc báo trên đài phát thanh để nắm bắt thông tin về cái làng của mình. Nhưng thật không may, ông phải đối diện với thông tin làng mình theo giặc nên vô cùng đau khổ, tủi nhục, giằng xé, sợ hãi. Ông lo lắng không biết rồi sẽ phải đi đâu về đâu? ông nghĩ đến việc về làng rồi lập tức loại bỏ suy nghĩ đó: "Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù"...

-Đoạn trích là cuộc đối thoại giữa hai cha con ông lão sau khi đưa ra quyết định đó.

b) Phân tích nhân vật ông Hai trong đoạn trích

* Nỗi đau đớn của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc

- Mấy hôm liền ông chỉ ru rú ở xó nhà, không dám đi đâu vì tủi hổ, nhục nhã, sợ người ta biết ông là người Chợ Dầu.

- Ông lão ôm đứa con trai út vào lòng, trò chuyện với nó như để giải tỏa nỗi lòng: "Những lúc buổn khổ quá chẳng biết nói cùng ai, ông lão lại thủ thỉ với con như vậy. Ổng nói như để ngỏ lòng mình, như để mình lại minh oan cho mình nữa"

- Chuyện về làng Chợ Dầu như một nỗi ám ảnh, xoắn chặt lấy tâm can ông. Dù đau đớn và tủi nhục, ông vẫn không khỏi hướng về làng nên đã hỏi con:“Thế nhà con ở đâu?... Thế con có thích về làng Chợ Dầu không?", ông hỏi nó nhưng là hỏi chính lòng mình và câu trả lời của đứa trẻ chính là nỗi lòng của ông.

- Ông lão khóc, nước mất giàn giụa “chảy ròng ròng hai bên má". Đó là giọt nước mắt của biết bao cay đắng, tủi nhục ê chề mà chỉ những người giàu lòng tự trọng như ông mới có được.

-Tinh yêu cách mạng, lòng tin yêu cụ Hồ của ông lão đã truyền sang cho cả đứa con. Cả hai bố con ông đều một lòng "ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!".

-Tinh cảm đó còn thể hiện rõ qua những câu văn nửa trực tiếp - lời văn như lời độc thoại nội tâm của nhân vật: “Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đâu trên cổ xét soi cho bố con ông. Cái lòng bố con ông là như thế đây, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết, có bao giờ dám đơn sai". Lời văn rất mộc mạc, giản dị nhưng thấm đẫm tình cảm chân thành và dường như thấm cả những giọt nước mắt của ông lão. ông lão nói với con chính là để giãi bày tiếng lòng và minh oan cho mình vậy. Mỗi lời của ông như một lời thể sắt đá, cả cái chết cũng không làm ông thay đổi!

=> Tinh yêu làng, yêu nước, yêu cách mạng nơi ông thật sâu sắc, mãnh liệt!

- Nhà văn Kim Lân đã tạo dựng một tình huống thử thách tâm lí nhân vật rất đặc sắc, qua đó, tính cách, phẩm chất của nhân vật nổi lên thật rõ ràng. Lối kể, chuyện giản dị, tự nhiên, gẩn gũi; ngòi bút phân tích tâm lí sắc sảo; sự kết hợp hài hòa giữa ngôn ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm cũng góp phần tạo nên một hình tượng chân thực và đẹp đẽ về người nông dân Việt Nam.

- Đoạn trích đã cho ta thấy sự phát triển trong nhận thức của người nông dân Việt Nam: tình yêu làng là cơ sở của tình yêu nước, yêu cách mạng song tình yêu nước vẫn bao trùm lên tất cả và là định hướng hành động cho họ.

3. Kết Bài

- Khẳng định lại vẻ đẹp của người nông dân Việt Nam và tấm lòng của nhà văn đối với họ.

21 tháng 1 2018

Hiện nay khi mạng lưới Internet đã phủ sóng một cách rộng rãi thì các dịch vụ giải trí, thư giãn được cập nhật thường xuyên và liên tục. Trong đó có mạng facebook đang gây bão đối với nhiều người sử dụng Internet. Facebook thực chất cũng chỉ là kênh giao lưu, trò chuyện như Yahoo, Skype, Twitter,Blog nhưng nó lại có khả năng gây nghiện đối với người dùng. Nghiện facebook thời đại ngày nay đang trở thành “hiện tượng” cần phải kiềm chế và điều chỉnh, bởi nó gây ra nhiều hậu quả không đáng có.

Trước hết chúng ta cần tìm hiểu xem facebook là gì? Tại sao có thể nghiện? Và nghiện sẽ gây ra tác hại như thế nào đối với người dùng. Facebook chính là mạng lưới xã hội, nơi trò chuyện, thư giãn, giải trí, chia sẻ, thổ lộ tâm trạng. Có thể nói facebook chính là một thế giới “bạn ảo”, ở đó chúng ta tha hồ chát chít, chém gió, và cũng có rất nhiều nổi tiếng được biết đến thông qua hệ thống mạng lưới này. Facebook cũng chính là một trong những hình thức giải trí và nhiều bạn trẻ tìm đến để giải tỏa căng thăng,tìm sự đồng cảm, chia sẻ cảm xúc với những người xung quanh. Nó khiến cho chúng ta có thể biết được tâm trạng, cảm xúc của những người xung quanh mình mà không cần gặp gỡ. Chỉ cần một status là chúng ta có thể kiểm soát và hiểu được người khác đang nghĩ gì. Thật đơn giản và tiện ích.

Tuy nhiên facebook lại là mạng lưới dễ gây nghiện đối với người dùng nếu như không biết kiểm soát thời gian, kiểm soát bản thân. Facebook có những thứ mà chúng ta không thể tìm thấy ở bên ngoài. Nhất là đối với nhiều bạn ham mê tự sướng và thích phô ra cho mọi người thấy thì facebook chính là một công cụ hữu ích để làm việc này. Chỉ cần một cú post bài đăng, hình ảnh của bạn đã được hiện lên mạng và được nhiều người biết. Bạn chờ một nút like, một nút comment hay một nút share. Như thế cũng khiến cho bản thân bạn thấy vui. Tuy nhiên chính những điều này sẽ cuốn vào vào thế giới mạng ảo này nhanh chóng nhất. Và nghiện facebook là một trong những cái khó có thể dứt bỏ ra, vì nó đã trở thành thói quen cần phải làm hằng ngày, check in thường xuyên.

Nhiều bạn trẻ hiện nay đã giành thời gian quá nhiều để lướt face book mỗi ngày: đi học cũng face, đi làm cũng face, đi chơi với bạn bè cũng face, ngồi với bố mẹ cũng face. Hình như thiếu đi face nhiều người cảm thấy tẻ nhạt và vô vị. Có nhiều người nói rằng facebook cũng giống như ăn cơm, không thể thiếu. Bạn có thấy nực cười với suy nghĩ ngớ ngẩn như thế hay không.

Vào facebook chỉ để check in hôm nay đi những đâu, làm những gì, ăn những gì và xem tụi bạn có gì khác mọi ngày không. Thế giới ảo luôn mang đến cho chúng ta cảm giác thích thú và tò mò như vậy. Bạn đã đánh đổi thời gian chỉ để vào facebook mỗi ngày. Nhưng bạn đâu có biết rằng chính facebook là con dao hai lưỡi khiến cho bạn trở nên ích kỉ, hẹp hòi hơn.

Nhiều bạn học sinh cấp 2, cấp 3 hiện nay cũng đang bị lôi cuốn vào hiện tượng facebook. Chiếc điện thoại là vật bất di thân và các em dành thời gian vào đó quá nhiều, thời gian cho học hành thì không có. Điểm kém, ý thức kém và kết quả học tập kém. Điều này thật đáng buồn.

Không phải bất cứ chuyện gì cũng có thể đưa lên facebook. Bạn có một cô bạn ăn chơi sa đọa, chẳng may cô bạn đó đi chơi qua đêm với bạn trai và bạn bắt gặp cảnh nóng của họ. Bạn thấy thích thú và muốn để mọi người biết chuyện đó. Chỉ một cú post, bạn nhận lại nhiều like, nhưng hai người bạn kia sẽ xấu hổ như thế nào, sẽ coi bạn là bạn nữa không. Face đang khiến bạn mất dần đi những người xung quanh.

Bạn cứ tưởng danh sách bạn bè có tới mấy nghìn người bạn, ban thích thú khoe với mọi người nhưng bạn có biết rằng bạn đang thu hẹp rất nhiều mối quan hệ xung quanh mình để ‘đầu tư” vào những người bạn chưa bao giờ gặp mặt đó hay không.

Nghiện facebook để lại hậu quả không đáng có và không nên xảy ra như vậy. NHững mối quan hệ thân thiết trở nên dãn ra, không gian giành cho bạn bè cũng không có, thời gian học hành cũng bị gián đoạn và tâm trí của bạn cũng dần mất dần cảm xúc vì những thứ “ảo” đó.

Để hạn chế hiện tượng nghiện facebook thì đòi hỏi nhận thức của người dùng, họ phải tự ý thức được rẳng facebook chỉ là một công cụ giải trí đơn thuần, đừng để nó thành người bạn bám rễ, đeo đẳng suốt ngày. Chính sức khỏe của bạn cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.

Bởi vậy mỗi chúng ta, không kể lứa tuổi nào cũng cần có nhận thức đúng đắn về việc chơi facebook hiện nay. Chơi và biết điểm dừng như thế nào để khiến tâm trí mình thoải mái hơn chứ không phải u mị đi.

21 tháng 1 2018

I. Mở bài: giới thiệu về hiện tượng Facebook
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu xã hội và giải trí ngày càng cao. chính vì thế mà thế giới ảo nhanh chóng ra đời, trong đó không thể không kể đến Facebook. Facebook là mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay, chi phối rất nhiều người và gây ảnh hưởng rất lớn đến con người. tình trạng thanh thiếu niên nghiện Facebook ở nước ta ngày càng nhiều và tình trạng này càng nguy hiểm. chính vì thế mà chúng ta nên kịp thời hạn chế hiện tượng này.

II. Thân bài:
1. facebook là gi?

- Facebook là một mạng xã hội được truy cập miễn phí, là nơi mà con người có thể giao lưu, kết bạn và học hỏi
- Facebook có thể dung dưới các mạng lưới được tổ chức theo thành phố, nơi làm việc, trường học hoặc khu vực để liên kết và giao tiếp với người khác.
- bên cạnh những mặt hại thì facebook cũng có mặt tịc cực riêng
2. hiện trạng sử dụng facebook ở nước ta hiện nay?
Theo số liệu thống kê năm 2015 thì:
- hơn 20 triệu người dùng facebook hàng ngày, 2,5 giờ trung bình mỗi ngày được dành ra để sử dụng Facebook
- Mỗi tháng ở Việt Nam có tới 30 triệu người dùng Facebook
- ¾ người dung facebook ở Việt Nam từ độ tuổi 18 đến 35 tuổi
3. Lợi ích của việc sử dụng facebook?
- Facebook là cầu nối, giúp kết nối con người với con người lại gần nhau hơn, bất kể bạn ở khắp mọi nơi, kể cả trong nước và trên thế giới bạn đều có thể giao lưu kết bạn. Bạn có thể dễ dàng làm quen với những người bạn mới mà bạn chưa từng biết nhờ tính năng chat miễn phí và không giới hạn của facebook.
- Facebook giúp con người học hỏi được nhiều kiến thức bổ ích từ những lớp học online.
- Facebook giúp cập nhật thông tin bạn bè, người thân một cách nhanh chóng, kịp thời.
- Facebook là phương tiện giúp bạn bày tỏ quan điểm và ý kiến của bản thân như: quan niệm sống, phong cách thời trang…
- Nơi quảng cao, kinh doanh buôn bán của các doanh nghiệp
- Giúp bạn làm việc nhóm dễ dàng hơn
- Là nới bạn có thể trút giận và chia sẻ vui buồn
4. Tác hại của facebook
- Lâm vào tình trạng nghiện facebook, làm lãng phí thờ gian của con người
- Bạn có thể bị lấy cắp thông tin khi tham gia facebook
- Nhiều người sử dụng facebook với mục đích xấu như: nói xấu, bôi nhọ danh phẩm người khác,….
- Làm con người càng tin vào thế giới ảo, không quan tâm đến thế giới ảo
- Làm con người lâm vào các trạng thái tiêu cực như: ghen tỵ, mặc cảm, đua đòi,….
5. Biện pháp giảm thiểu tình trạng sử dụng facebook thường xuyên
- Nhà nước: đưa ra các biện pháp sử dụng facebook lành mạnh, có hình phạt cho những hành vi xấu trên facebook
- Nhà trường: quan tâm đến học sinh, hướng dẫn học sinh sử dụng facebook một cách có hiệu quả
- Bản thân: có ý thức đúng đắn khi sử dụng facebook

III. Kết bài
Nêu cảm nghĩ của em về hiện trạng sử dụng facebook.

26 tháng 1 2018

giúp mình về phần tìm hiểu đề tìm ý lập dàn bài vs T.T

11 tháng 5 2019

Thời gian qua, tai nạn đuối nước ở trẻ em đang có chiều hướng tăng mạnh vào mùa hè ở nhiều địa phương. Khác với trẻ em ở các đô thị có nhiều điều kiện tiếp cận với các khu vui chơi hiện đại, trẻ em ở vùng nông thôn hiện nay đang thiếu chỗ chơi an toàn và lành mạnh, nên các em thường tìm đến các nơi như sông suối, ao hồ, kênh mương… thiếu sự kiểm soát của người lớn nên đã dẫn đến nhiều vụ đuối nước đau lòng.

Năm 2010, tại đập ngăn mặn Việt Yên đã xảy ra vụ đuối nước làm 3 em học sinh nữ học sinh lớp 5, Trường Tiểu học số 2 Triệu Độ, huyện Triệu Phong tử vong. Kỳ nghĩ hè cuối cấp cũng là lúc các em vĩnh viễn xa rời tuổi thơ, xa rời vòng tay yêu thương của bố mẹ chỉ vì một tai nạn không đáng có. Mùa hè năm nay, chúng tôi có dịp về thăm gia đình em Nguyễn Thị Thảo, một trong 3 nạn nhân bị tử vong trong vụ đuối nước nói trên. Sự việc đã xảy ra khá lâu, nhưng khi nhắc lại, bố mẹ em Thảo không thể kìm được nước mắt vì quá đau xót mất đi đứa con gái đầu lòng một cách oan uổng. Một điều làm bố mẹ Thảo day dứt và tiếc thương mãi đó là Thảo vốn học rất giỏi và chăm ngoan, trước đây em chưa bao giờ đi tắm sông, không ngờ trong một lần nghe theo sự rủ rê của bạn bè nên tai họa đã ập đến. Chị Nguyễn Thị Hảo, mẹ em Thảo ở thôn Quy Hà, xã Triệu Độ nghẹn ngào kể lại: “Khi nghe tin mọi người báo, tôi chạy ra thì thấy có 3 cái thau với 3 đôi dép để trên bờ nhưng không có người mô hết. Lúc đó, tôi không tin con bé đi tắm, cứ nghĩ đi bắt óc trên bờ sông thôi. Đến khi thấy họ vớt lên được một cháu, lúc đó đã quá bàng hoàng, hoảng hốt. Tôi lao mình xuống dòng sông để cứu con nhưng đã quá muộn…”.

Nguy cơ đuối nước từ hoạt động tắm ao, hồ, mương

Hay, vụ đuối nước của cháu Nguyễn Nhật Huy, 5 tuổi, con trai của anh Nguyễn Văn Lào và chị Nguyễn Thị Thiện, ở thôn Ngô Xá Tây, xã Triệu Trung. Trong một lần chơi đùa đã bất cẩn rơi xuống hồ cá của gia đình và tử vong. Chị Thiện ngậm ngùi nói: “Vợ chồng tôi day dứt mãi về chuyện này. Giá như, giá như chúng tôi chú ý hơn đến cháu thì đã không xảy ra chuyện. Chỉ vì một phút lơ là mà ân hận suốt đời”.

Lo lắng về thực trạng này, thầy giáo Nguyễn Diệp, hiệu trưởng Trường Tiểu học Triệu Đông nói: “Về phía nhà trường cũng đã thường xuyên tổ chức các buổi nói chuyện, tuyên truyền về sự nguy hiểm đến tín mạng của việc tắm biển, sông, suối, ao, hồ…cho các em học sinh khi không có sự giám sát của người lớn. Tuy nhiên, mới chỉ dừng lại ở mức độ đó thôi, chứ hiện nay vẫn chưa có một chương trình cụ thể nào về dạy bơi trong trường học. Hầu hết các em tự học bơi ở ao, hồ gần nhà. Do đó, mùa hè đã đến, chúng tôi cũng đang rất bất an”.

Được biết, đuối nước là nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở trẻ em từ sơ sinh đến vị thành niên. Theo thống kê của Phòng LĐTB & XH huyện Triệu Phong, trong vòng 5 năm trở lại đây, trên địa bàn huyện đã xảy ra khoảng 15 vụ đuối nước, nhiều nhất ở các xã vùng biển, vùng có nhiều sông ngòi chảy qua như Triệu An, Triệu Vân, Triệu Trung, Triệu Độ, Triệu Thành…Trong đó, năm 2013 xảy ra 2 vụ, 2014: 3 vụ và 2015: 4 vụ. Phần lớn các em thường rủ nhau đi tắm mà không có sự giám sát của người lớn hoặc đùa giỡn, nghịch ngợm không may sẩy chân rơi xuống ao hồ dẫn đến tử vong. Vào dịp hè hàng năm, tỷ lệ trẻ em chết đuối tăng cao ở nhiều địa phương.

Nói về thực trạng và nguyên nhân của việc đuối nước, ông Hoàng Đức, Phó Trưởng Phòng LĐTB &XH huyện Triệu Phong cho biết: “Triệu Phong là địa bàn có hệ thống sông ngòi dày đặc, có hệ thống thủy lợi Nam Thạch Hãn nên tình trạng đuối nước diễn ra khá nhiều. Nguyên nhân do các em chưa thực sự có ý thức về sự nguy hiểm của việc tắm biển, tắm sông; khi không may đuối nước lại không bảo vệ được bản thân vì chưa có kỹ năng bơi lội; các bậc phụ huynh không quản lý chặt chẽ việc vui chơi của con em, do bận bịu đồng áng, buôn bán làm ăn, nên đã dẫn đến nhiều cái chết thảm”.

Một nghịch lý đang tồn tại là các vùng ở nông thôn mặc dù có nhiều quỹ đất nhưng vẫn thiếu sân chơi cho trẻ em. Trong khi cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn thì những hạ tầng sẵn có như nhà văn hóa xã, tủ sách…lại đang bị lãng phí vì xuống cấp hoặc chưa được khai thác hiệu quả, không đáp ứng được nhu cầu vui chơi, giải trí của các em. Thực trạng này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về nâng cao nhận thức trong việc bảo vệ sự an toàn cho con trẻ. Các cấp, các ngành cần phối hợp với địa phương, trường học xây dựng các sân chơi bổ ích, lành mạnh; tổ chức các lớp dạy bơi và kỹ năng cứu hộ cho học sinh; tăng cường cắm biển báo nguy hiểm ở khu vực có nguy cơ xảy ra đuối nước để các em có một mùa hè an toàn và vui tươi./.