Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
bạn tham khảo nha
Từ lâu, tinh thần tương thân tương ái đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Bởi vậy mà ông cha ta mới có câu “Lá lành đùm lá rách” như một lời khuyên nhắc nhở con cháu phải giữ gìn truyền thống này.
Câu tục ngữ đã sử dụng hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của người dân Việt Nam. Chúng ta thường sử dụng lá để gói bánh hay các loại đồ ăn khác. Nhưng chúng khá mỏng nên thường phải dùng nhiều lớp lá để không bị rách, giữ cho đồ ăn ở bên trong còn nguyên vẹn. Nếu xét theo nghĩa bóng, “lá lành” chỉ người có cuộc sống khá giả, “lá rách” chỉ người có cuộc sống khó khăn. Với hình ảnh “Lá lành đùm lá rách”, ông cha ta muốn nhắn nhủ con người phải biết chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau.
Mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh riêng. Có người sống sung sướng, hạnh phúc. Cũng có người phải chịu khó khăn, khổ cực. Và trong một xã hội, chúng ta cần phải biết sẻ chia với nhau. Bởi con người không thể sống một mình, mà cần có sự chia sẻ với những người xung quanh. Bởi vậy mà dân tộc Việt Nam vẫn luôn phát huy tinh thần tương thân tương ái. Những chính sách của Đảng và Nhà nước hỗ trợ người nghèo, nạn nhân chất độc màu da cam hay người khuyết tật vẫn luôn được thực hiện. Các chương trình ý nghĩa như “Trái tim cho em”, “Cặp lá yêu thương”... đã giúp đỡ được rất nhiều mảnh đời bất hạnh. Nhưng đôi khi, tinh thần đó được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày, từ những hành động rất nhỏ như sự chia về vật chất (cơm ăn, áo mặc, tiền bạc…) hay sẻ chia về tinh thân (những lời nói động viên, ánh mắt an ủi…).
Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn rất nhiều người có lối sống vô cảm. Họ thờ ơ với cuộc sống khó khăn của người khác. Họ chỉ biết nghĩa đến lợi ích cá nhân của bản thân mình, thậm chí có những hành động gây hại đến cuộc sống của những người xung quanh. Những người như vậy sẽ chỉ sống trong sự cô đơn, không có được tình yêu thương của những người xung quanh. Chắc chắn khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn, họ cũng sẽ không nhận được sự giúp đỡ của người khác.
Đối với một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, nhờ có sự dạy dỗ của cha mẹ và thầy cô mà tôi luôn giữ cho mình một trái tim biết sẻ chia, yêu thương. Trao đi yêu thương để lan tỏa yêu thương rộng hơn.
Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” chính là một lời khuyên quý giá cho mỗi người chúng ta. Thế giới sẽ ngày một tốt đẹp hơn nếu con người biết sẻ chia, yêu thương.
chúc bạn học tốt nha
a. Mở bài: Giới thiệu về câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách.
b. Thân bài:
- Giải thích:
+ Lá lành: những chiếc lá nguyên vẹn → Chỉ những người có cơ thể đầy đủ, có hoàn cảnh sống đủ đầy, không gặp thiếu thốn hay bất hạnh+ Lá rách: những chiếc lá đã bị tổn thương, không còn nguyên vẹn → Chỉ những người có cuộc sống khó khăn, bất hạnh, gặp phải nguy nan→ Câu tục ngữ khuyên nhủ chúng ta nên biết quan tâm, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, gặp điều không may trong cuộc sống
- Vì sao cần phải quan tâm giúp đỡ người khác?
+ Vì có những người khi sinh ra đã kém may mắn hơn người khác, thiếu thốn về vật chất, tinh thần, thể xác… cần được giúp đỡ, chia sẻ+ Có những người trong cuộc sống không may gặp điều xui xẻo, cũng rất cần được hỗ trợ, sẻ chia+ Có những người đôi khi chỉ là có những lúc buồn bã, cảm thấy trống vắng, thiếu thốn và chênh vênh cần được tâm sự, giãi bày→ Ai cũng có lúc yếu lòng, khó khăn cần được giúp đỡ, nên hãy chia sẻ với người khác khi họ cần đến chúng ta
- Ý nghĩa của việc quan tâm, giúp đỡ người khác:
+ Giúp những người đang gặp khó khăn, mệt mỏi được giúp đỡ vượt qua giờ phút nguy khốn+ Giúp chúng ta cảm thấy thoải mái, vui vẻ khi đã làm được việc tốt+ Giúp chúng ta trở thành người được mọi người yêu quý, kính trọng+ Giúp cộng đồng trở nên đoàn kết và hạnh phúc hơn- Mở rộng vấn đề:
+ Phê phán những người sống vô cảm, không biết quan tâm, giúp đỡ người khác+ Phê phán những người lợi dụng lòng tốt của người khác để trục lợi cho bản thân- Liên hệ bản thân:
+ Em đã từng được ai giúp đỡ khi gặp khó khăn? Cảm xúc của em khi đó?+ Em đã từng giúp đỡ ai chưa? Vì sao em lại làm như vậy?+ Em đã từng khuyên nhủ, nhắn nhủ bài học Lá lành đùm lá rách cho ai quanh mình chưa?c. Kết bài: Suy nghĩ, đánh giá của em về tính đúng đắn của câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách
refer
Tục ngữ đúc kết nhiều kinh nghiệm quý giá của dân tộc Việt Nam. Một trong số đó là câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” gửi gắm bài học về tinh thần tương tương ái.
Xét về nghĩa đen, câu tục ngữ gợi ra hình ảnh dễ dàng được bắt gặp hình các bà, các mẹ khi gói bánh hay đồ ăn, sẽ thường bọc nhiều lớp lá lên nhau, lá rách xếp trước, lá lành xếp sau. Xét về nghĩa bóng, “lá lành” chỉ những con người có cuộc sống tốt đẹp, “lá rách” chỉ những con người có cuộc sống khốn khổ, vất vả. Qua đó, câu tục ngữ muốn khuyên răn con người phải có tình yêu thương, biết đùm bọc và giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.
Chúng ta sinh ra đều có những hoàn cảnh khác nhau. Cuộc sống của mỗi người có sung sướng, hạnh phúc nhưng cũng có nghèo khổ, bất hạnh. Chính vì vậy, sự đùm bọc và chia sẻ thực sự cần thiết. Bởi điều đó sẽ giúp cuộc sống của mỗi người trở nên tốt đẹp hơn. Người cho cảm thấy hạnh phúc, còn người nhận sẽ cảm thấy ấm lòng hơn. Lời khuyên nhủ được gửi gắm qua câu “Lá lành đùm lá rách” giúp chúng ta hiểu được điều đó.
Bên cạnh câu tục ngữ trên, còn có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ khác răn dạy cách sống đó:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Hoặc là:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Dân tộc ta đã cùng nhau vượt qua những năm tháng chiến tranh gian khổ. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, nhân dân ta vẫn luôn biết đoàn kết, sẻ chia và đùm bọc lẫn nhau để vượt qua. Đến ngày hôm nay, chúng ta bắt gặp được tinh thần đó từ những hành động rất đơn giản trong cuộc sống. Những chuyến thiện nguyện của các bạn trẻ đến với các vùng núi xa xôi để mang áo ấm, con chữ đến cho trẻ em vùng cao. Trong dịch bệnh, con người ta chia sẻ cho nhau lương thực, thực phẩm… Tất cả đều sáng ngời vẻ đẹp của con người Việt Nam.
Kết bài :
Trong thời đại mới dù đất nước phát triển như thế nào, con người có thay đổi ra sao thì câu tục ngữ"Lá lành đùm lá rách" vẫn giữ nguyên giá trị nhân văn của nó. Nhiệm vụ của thế hệ trẻ là kế thừa và phát huy tinh thần tương thân tương ái, đùm bọc lẫn nhau của dân tộc Việt Nam ta.
Dàn ý
Bài văn nghị luận: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Bài văn có đầy đủ kết cấu 3 phần, hành văn lưu loát, sinh động. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:
A. Mở bài:
Giới thiệu câu tục ngữ và nêu ngắn gọn nội dung: khuyên con người biết đoàn kết, yêu thương, sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh hơn mình.
B. Thân bài:
- Giải thích:
+ Nghĩa đen: Lá lành bao bọc chiếc lá rách.
+ Nghĩa bóng:
Lá lành: người có cuộc sống đủ đầy, may mắn, tốt đẹp.
Lá rách: người có cuộc sống khó khăn, vất vả.
Lá lành đùm lá rách: người có hoàn cảnh đủ đầy chia sẻ, giúp đỡ người có cuộc sống khó khăn.
→ Câu tục ngữ muốn khuyên răn nên yêu thương con người, đùm bọc họ khi người khác khó khăn, gian khổ.
- Phân tích - chứng minh:
+ Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng đúc kết kinh nghiệm sống, ứng xử quý báu giữa người với người.
+ Nhắc nhở chúng ta không nên chê bai, ghẻ lạnh đối với những người khó khăn, mà nên yêu thương, giúp đỡ họ khi họ gặp khó khăn, đó mới là điều tốt đẹp.
+ Trong cuộc sống có không ít những mảnh đời bất hạnh. Cuộc đời sẽ tươi đẹp hơn nếu ta biết chia sẻ, dang rộng vòng tay giúp đỡ những hoàn cảnh đó để họ có động lực vươn lên nghịch cảnh. Giúp đỡ người hoạn nạn phải xuầt phát từ lòng cảm thông chân thành chứ không bằng thái độ ban ơn, bố thí. Ngược lại người được giúp đỡ cũng không nên ỷ lại mà phải chủ động vượt qua khó khăn.
+ Giúp đỡ nhau có thể bằng nhiều cách (vật chất hay tinh thần) và tuỳ theo hoàn cảnh của mình.
+ Cuộc sống khi êm đềm, khi sóng gió; việc chia sẻ, giúp đỡ người khác sẽ khiến tâm hồn ta trở nên thanh thản và yêu đời hơn.
+ Chứng minh qua truyền thống văn chương “Thương người như thể thương thân”, qua các hành động thực tế: hoạt động ủng hộ người nghèo, Góp đá xây dựng Trường Sa, các hoạt động tình nguyện gom góp vật chất lên vùng cao của các đoàn thiện nguyện…
- Bình luận:
+ Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng là bài học đúng đắn, khuyên nhủ con người sống đúng mực, có đạo đức, biết chia sẻ để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
+ Liên hệ, nêu bài học dành cho bản thân: biết yêu thương, giúp đỡ, chia sẻ những hoàn cảnh bất hạnh hơn.
C. Kết bài: Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ.
Một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam đó là tình yêu thương, đồng cảm giữa con người với nhau. Điều đó đã được khẳng định qua câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”.
Ý nghĩa của câu tục ngữ xuất phát từ một thực tế trong cuộc sống hàng ngày. Chúng ta thường sử dụng những chiếc lá để gói bánh hoặc gói đồ ăn... Nhưng chiếc lá lại mềm mỏng, dễ rách. Vì vậy người ta mới dùng nhiều lớp lá bọc lại, lớp lá lành bọc lấy lớp lá rách để không giữ cho đồ ở bên trong nguyên vẹn. Ông cha ta đã mượn hình ảnh trên để nói về cách ứng xử trong cuộc sống của con người. Người có hoàn cảnh tốt đẹp hơn sẽ giúp đỡ những người khó khăn.
Câu tục ngữ xuất phát từ tấm lòng yêu thương đồng loại:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Hay:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Đó cũng chính là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ xa xưa cho đến hôm nay.
Lịch sử dân tộc Việt Nam đã chứng minh cho câu tục ngữ trên. Quá khứ vẻ vang đã khắc tên dân tộc Việt Nam. Nhân dân ta đã đoàn kết lại, đùm bọc lẫn nhau để đánh bại hai kẻ thù xâm lược là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Một ví dụ cụ thể nhất là trong năm 1945, khi cả nước phải đối mặt với nạn đói kinh hoàng. Hưởng ứng lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh với động phong trào “Một nắm khi đói, bằng một gói khi no”. Các hũ gạo cứu đói đó đã thể hiện tinh thần tương thân tương ái của người dân Việt Nam. Trở về với hiện tại, tinh thần “Lá lành đùm lá rách” lại càng được nâng cao. Nhiều chương trình từ thiện đã thể hiện được tinh thần nhân ái giữa con người. Có thể kể đến những cái tên quen thuộc như “Cặp lá yêu thương” - mỗi câu chuyện về một cặp lá chưa lành sẽ nhận được sự giúp đỡ từ những cặp lá lành trên khắp cả nước. Ngay trong năm 2020 - một năm đầy biến động khi đất nước phải chịu ảnh hưởng của làn sóng đại dịch Covid-19 thì tinh thần ấy lại càng lớn mạnh. Những chính sách hỗ trợ từ Đảng và Nhà nước đến những người nghèo, thất nghiệp chịu ảnh hưởng của dịch bệnh. Hàng trăm tấn nông sản của bà con nông dân được người dân cứu trợ thành công. Hay những y bác sĩ nguyện xung phong lên tuyến đầu chống dịch. Họ không ngại phải đối mặt với nguy cơ nhiễm bệnh để có thể cứu chữa cho bệnh nhân của mình… Mỗi người dân đều đã đóng góp một phần nhỏ để giúp đỡ “những chiếc lá chưa lành” với tinh thần “không ai bỏ lại phía sau”.
Bên cạnh đó, vẫn có không ít những cá nhân sống vô cảm, thờ ơ với nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác. Họ chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân của bản thân. Các doanh nghiệp làm hàng giả, hàng kém chất lượng mà không nghĩ đến sức khỏe của người tiêu dùng. Nhiều người lợi dụng dịch bệnh để tăng giá bán khẩu trang, các mặt hàng nhu yếu phẩm… Đó là những hành vi đáng lên án, cần tránh xa. Vậy nên, bản thân mỗi học sinh hãy biết sống yêu thương mọi người xung quanh. Những hành động nhỏ bé như ủng hộ các bạn học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn, giúp đỡ những người già neo đơn… cũng đã thể hiện được tấm lòng nhân ái.
Như vậy, câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” đã đem đến những ảnh hưởng tích cực đến suy nghĩ của mỗi người. Hãy coi đó là một lời khuyên để bản thân cố gắng rèn luyện và trở nên ngày một tốt đẹp hơn.
hững câu tục ngữ được xem là "túi khôn" của nhân loại. Sau những câu văn ngắn gọn, có vần điệu, có lớp nghĩa hiển ngôn hiển hiện rõ ràng là lớp nghĩa hàm ẩn sâu xa. Ở đó, nhân dân ta đã thể hiện kinh nghiệm, tư tưởng, quan điểm, hay đơn giản hơn là những điều quan sát được trong thiên nhiên và sự liên tưởng qua việc quan sát đó. Sự kiện ấy đã xuất hiện trong nhiều câu tục ngữ và nổi bật là câu: "Lá lành đùm lá rách".
Với những hình ảnh gần gũi, giản dị, câu tục ngữ này dễ dàng tạo nên một ấn tượng riêng trong lòng người đọc. Ngắn gọn thế nhưng câu tục ngữ lại chứa đựng những ba nghĩa chính. Xét về nghĩa đen có người bảo "Lá lành đùm lá rách" là để chỉ một hiện tượng tự nhiên. Trên cây, những chiếc lá lành lặn, mạnh mẽ bao giờ cũng vươn lên và cũng luôn ỏ phía trên những chiếc lá có đôi chút rách nát, yếu ớt như để che chở, bao học. Tuy đó chỉ là một cái nhìn chủ quan của dân gian xưa về một hiện tượng tự nhiên nhưng nó cũng đã thể hiện tình cảm của họ thời đó. Còn có một cách giải thích khác được lưu truyền. Cách giải thích ấy cho rằng "Lá lành đùm lá rách" là để chỉ những lớp lá khi gói luôn là những chiếc lá không mấy lành lặn rồi mới đốn những chiếc lá lành lặn, đẹp đẽ. Cái cách gói ấy đã có từ muôn đời, đến nay đã thành cái lệ, cái tập tục, cái thói quen của những người làm bánh.
Nhưng dù lớp nghĩa đen nay có là gì đi nữa thì ẩn sâu trong nó vẫn là một lớp nghĩa bóng đẹp đẽ, sâu xa. Câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách" đã thể hiện tinh thần tương thân tương ái, bao bọc, che chở những con người khó khăn hơn, và cả những chiếc lá rách nát, xấu xí để cuộc sống sẽ như một cái cây tươi tốt, đâm chồi nảy lộc. Những ý nghĩ sâu sắc ấy đã dạy cho chúng tôi một bài học về cách làm người, về cách ứng xử trong xã hội, trong cuộc sống này. Qua đó mỗi người cũng đã tự thấy được bổn phận, trách nhiệm của mình là phải bao bọc, chở che cho những con người bất hạnh hơn. Nói đúng ra là phải biết thương yêu, chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau để cuộc sống bớt khổ đau, đói nghèo và bất hạnh. Có vậy, mối quan hệ giữa con người trong xã hội mới đúng nghĩa "đồng bào" mà cha ông xưa đã răn dạy.
Những câu tục ngữ luôn như vậy, ngắn gọn mà chứa đựng một bài học sâu sắc. Hi vọng rồi đây, vốn kiến thức của em sẽ ngày một dày hơn lên, có thêm nhiều những câu ca dao, tục ngữ hay như vậy. Chắc chắn em sẽ cố gắng hết mình để nghe lời và thực hiện tốt những gì đã được đúc kết từ mỗi lời dạy đó.
Dân tộc Việt Nam với lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong suốt chiều dài lịch sử ấy có những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Một trong số đó là truyền thống yêu thương con người tinh thần tương thân tương ái được thể hiện qua câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách”.
Như đã nói ở trên, truyền thống yêu thương con người, tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau lúc khó khăn là một trong những truyền thống lâu đời nhất của dân tộc ta.
Về câu tục ngữ, câu này có hai lớp nghĩa, xét về lớp nghĩa đen là lớp nghĩa mà ta có thể thấy nó hiện ngay trong từng chữ mà chúng ta không cần phải suy luận gì. Lớp nghĩa này có thể hiểu là trong một cây, những chiếc lá lành có thể “che chở” cho những chiếc lá rách nát không lành lặn để cùng nhau vượt qua một trận mưa bão mà chiếc lá rách kia không bị rụng xuống. Từ lớp nghĩa đen này, ta có thể suy ra lớp nghĩa bóng của câu tục ngữ – là lớp nghĩa không hiển thị trực tiếp và người đọc phải tự suy luận ra dựa trên lớp nghĩa đen. Với câu tục ngữ này ta có thể hiểu nghĩa bóng của nó là nói về tình yêu thương, tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ nhau lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Những người giàu thì giúp đỡ người nghèo, người đầy đủ thì giúp đỡ người túng thiếu. Cũng có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về tinh thần này như câu: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”, hay “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
Câu tục ngữ đã trở thành một lối sống cao đẹp của nhân dân ta từ xưa đến nay và luôn được gìn giữ, phát huy qua từng thế hệ. Điều này được thể hiện qua những hành động thiết thực và ý nghĩa như chương trình “Vì người nghèo”, “Lục lạc vàng”, “Vượt lên chính mình” với nội dung đều là giúp đỡ những người nghèo vượt qua khó khăn, thử thách.
Trường em cũng có rất nhiều hoạt động với nội dung này như là khuyên góp quần áo, sách vở ủng hộ những bạn có hoàn cảnh khó khăn ở những vùng dân tộc khó khăn hay vùng sâu vùng xa. Mỗi dịp Tết đến xuân về thì học sinh trong trường và các thầy cô góp tiền để mua quà Tết cho những bạn thuộc diện khó khăn của trường. Đây đều là những hành động nhỏ nhưng rất thiết thực, giúp đỡ một phần nào khích lệ động viên tinh thần giúp họ vững tin hơn trong cuộc sống.
Câu tục ngữ có ý nghĩa rất sâu sắc, đó là tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn, đây là một truyền thống tốt đẹp cần được gìn giữ và phát huy.
Dân tộc Việt Nam với lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong suốt chiều dài lịch sử ấy có những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Một trong số đó là truyền thống yêu thương con người tinh thần tương thân tương ái được thể hiện qua câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách”.
Như đã nói ở trên, truyền thống yêu thương con người, tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau lúc khó khăn là một trong những truyền thống lâu đời nhất của dân tộc ta.
Về câu tục ngữ, câu này có hai lớp nghĩa, xét về lớp nghĩa đen là lớp nghĩa mà ta có thể thấy nó hiện ngay trong từng chữ mà chúng ta không cần phải suy luận gì. Lớp nghĩa này có thể hiểu là trong một cây, những chiếc lá lành có thể “che chở” cho những chiếc lá rách nát không lành lặn để cùng nhau vượt qua một trận mưa bão mà chiếc lá rách kia không bị rụng xuống. Từ lớp nghĩa đen này, ta có thể suy ra lớp nghĩa bóng của câu tục ngữ – là lớp nghĩa không hiển thị trực tiếp và người đọc phải tự suy luận ra dựa trên lớp nghĩa đen. Với câu tục ngữ này ta có thể hiểu nghĩa bóng của nó là nói về tình yêu thương, tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ nhau lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Những người giàu thì giúp đỡ người nghèo, người đầy đủ thì giúp đỡ người túng thiếu. Cũng có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về tinh thần này như câu: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”, hay “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
DÀN Ý:
1. MỞ BÀI:
+ Dẫn vào vấn đề: " Tinh thần đoàn kết , yêu thương giúp đỡ lẫn nhau là 1 truyền thống tốt đẹp của nguười Việt Nam. Tinh thần ấy được ông cha ta nhắc nhở qua câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách.
2. THÂN BÀI:
-Giair thích câu tục ngữ :
+ Nghĩa đen: khi gói bánh lá lành đùm lá rách để bảo vệ lớp nhân bánh bên trong
+ Nghãi bóng: yêu thương giúp đỡ nhau trong hoạn nạn , khó khắn
- Dẫn chứng các biểu hiện của tinh thần đoàn kết:
+ Từ xưa , nhân dân ta đã biết giúp đỡ nhau khi gặp thiên tai , nhường cơm xé áo , ủng hộ tiền để giúp đỡ ...........
+Trong những năm kháng chiến chống ngoại xâm , nhân dân vẫn tự do sẵn sàng nhường nhà cửa, đất công tác cho đồng bào tản cư để đảm bảo cuộc sống hay ủng hộ tiền cho đồng bào bị hoạn nạn
+ngày nay, tinh thần yêu thương được phát huy mạnh mẽ hơn bao giờ hết như các hoạt động : nối vòng tay lớn, hiến máu nhân đạo , tết vì người nghèo ...
+ Ngoài nước có tổ chức hội chữ thập đỏ luôn kề vai sát cánh với nhân dân bị nghèo " Một miếng khi đói bằng 1 gói hi no "
3. KẾT BÀI: Hoạt động tinh thần ấy là 1 nét đẹp văn hóa , liên hệ bản thân
Lá lành đùm lá rách là một bài học sâu sắc về đạo lí làm người mà mỗi người chúng ta cần thực hiện tốt
Từ hình ảnh trên ta liên tưởng đến con người. Chiếc lá lành tượng trưng cho người có cuộc sống đầy đủ, ấm no. Còn chiếc lá rách là hình ảnh của người không may mắn, có cuộc sống thiếu thốn… Nếu chiếc lá lành biết đùm bọc che chở cho chiếc lá rách không may mắn, có cuộc sống thiếu thốn thì lẽ nào ta là con người mà không biết giúp đỡ, yêu thương những kẻ gặp hoạn nạn sao? Là người sống trong xã hội, ai cũng muốn có cuộc sống sung sướng đầy đủ nhưng mấy ai được như ý muốn của mình, có người gặp những điều không may này nối tiếp những điều không may khác. Trước hoàn cảnh đó, cùng là anh em sống trong một đất nước ta phải hết lòng giúp đỡ họ. Sự giúp đỡ từ những tấm lòng của người may mắn sẽ an ủi được phần nào mất mát đau thương của kẻ gặp khó khăn. Đùm bọc, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau là một tình cảm thiêng liêng quý báu, là đạo lí làm người. Sống trên một lãnh thổ, nói cùng thứ tiếng, cùng một tổ tiên, một lịch sử, như vậy là anh em trong một nhà. Lá lành hay lá rách cũng là lá, cũng như nghèo hay giàu, sang hay hèn đều là con người, thì ta đối xử với nhau cho ra cái đạo lí làm người. Lời dạy trên là một bài học sâu sắc về đạo lí làm người mà mỗi người chúng ta cần thực hiện tốt. Có được như thế thì mọi người sẽ yêu thương nhau, đùm bọc lẫn nhau trong cơn hoạn nạn khó khăn và xã hội sẽ tốt đẹp biết dường nào. Lời nhắc nhở của cha ông sẽ là phương châm cho hành động của mỗi chúng ta khi sống trong cõi đời này.