Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đề 2: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm.
Dàn ý: Nghị luận về sự vô cảm trong đời sống.
a. Mở bài
Giới thiệu về vấn đề nghị luận: sự vô cảm trong đời sống.
b. Thân bài
*Giải thích:
- Vô cảm là gì? Vô là không, cảm là cảm xúc. Vô cảm chính là không có cảm xúc, không bày tỏ thái độ, tình cảm trước bất cứ vấn đề nào trong cuộc sống.
- Biểu hiện của sự vô cảm:
+ Không quan tâm, giúp đỡ, yêu thương, chia sẻ với người khác.
+ Có thái độ dửng dưng, không quan tâm trước mọi vấn đề.
+ Chỉ sống với cảm xúc, suy nghĩ của bản thân mình.
*Thực trạng của sự vô cảm trong xã hội.
- Ngày một nhiều, đặc biệt ở bộ phận thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên.
- Sống ỷ lại, hưởng thụ, không quan tâm, không có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.
*Nguyên nhân của sự vô cảm
+ Do lối sống ích kỷ, thiếu tình thương.
+ Mất lòng tin từ sự bất công xã hội.
+ Ảnh hưởng của phim, trò chơi bạo lực.
+ Do phụ huynh quá nuông chiều.
*Tác hại của sự vô cảm
+ Làm cho con người suy giảm nhân cách.
+ xã hội không có tình người, thiếu sự đoàn kết, thân ái.
+ Con người thiếu niềm vui và hạnh phúc.
*Liên hệ, vận dụng
- Lên án các hành động vô cảm.
- Biết chia sẻ, yêu thương với mọi người.
+ Tham gia các hoạt động xã hội có tính nhân văn.
c.Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề.
- Nêu cảm nghĩ về sự vô cảm trong xã hội.
*Mở bài:
Go-rơ-ki đã nói “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương”. Quả thật là như vậy, tình yêu sự, sự chia sẻ luôn là một điều có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Nhưng thật đáng buồn, khi xã hội ngày càng phát triển thì kéo theo vô số những hệ lụy. Trong số đó sự vô cảm trong xã hội là một điều báo động và cần quan tâm.
Đề 3: Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học.
a.Mở bài
- Nêu tên nhân vật em lựa chọn.
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm xuất hiện nhân vật em lựa chọn.
- Nêu ấn tượng về nhân vật
b. Thân bài
Phân tích đặc điểm nhân vật.
*Giới thiệu khái quát về nhân vật
- Sự xuất hiện.
- Tên nhân vật, hình dáng, đặc điểm ngoại hình.
*Đặc điểm của nhân vật
- Các chi tiết miêu tả nhân vật, hành động nhân vật.
- Ngôn ngữ của nhân vật.
- Những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật.
- Mối quan hệ của nhân vật với các nhân vật khác.
c.Kết bài
Đánh giá về nhân vật.
Mở bài:
Em đã đọc rất nhiều câu chuyện hay và ý nghĩa: đó là hình ảnh cô Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám, là anh Khoai trong truyện Cây tre trăm đốt hay là giáo sư A-rô-nắc trong truyện Dòng sông đen, ông Quơn-cơ trong “Xưởng socola”,...Nhưng có lẽ nhân vật để lại nhiều ấn tượng với em nhất chính là nhân vật Đan-kô trong văn bản “Trái tim Đan-kô” của Mác-xim Go-rơ-ki. Đay là một nhân vật anh hùng để lại nhiều suy nghĩ trong em.
Đề 1: Viết bài văn bày tỏ cảm xúc về một người bạn tốt mà đã lâu em chưa gặp lại
Dàn ý:
1. Mở bài
- Giới thiệu về người bạn thân đó của em.
- Nêu cảm xúc của em khi gặp lại người bạn thân đó.
2. Thân bài
- Biểu cảm kết hợp với miêu tả vài nét nổi bật trong ngoại hình, tính cách của người bạn đó.
- Kể lại ngắn gọn một kỉ niệm sâu sắc nhất về tình bạn giữa em và người đó, có thể là kỉ niệm vui hay buồn; qua đó bộc lộ suy nghĩ, tình cảm của người bạn dành cho em cũng như của em dành cho bạn.
3. Kết bài
- Khẳng định lại tình bạn thân thiết giữa em và người đó.
- Cảm nghĩ của em về người bạn.
Mở bài: Tôi may mắn có cho mình một cô bạn thân rất đáng yêu tên là Lan Anh. Sau đó vì cuộc sống mà gia đình bạn ấy chuyển đi nơi khác. Hôm nay, sau 1 năm được gặp lại Lan Anh, cảm xúc của tôi thật sự rưng rưng khó tả.
Đề 2: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm.
1. Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu hiện tượng trong xã hội hiện nay. Khái quát suy nghĩ, nhận định của bản thân về vấn đề này (nghiêm trọng, cấp thiết, mang tính xã hội,…)
2. Thân bài
- Giải thích hiện tượng.
- Thực trạng:
- Nguyên nhân:
- Hậu quả:
- Lời khuyên:
3. Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề.
- Đúc kết bài học kinh nghiệm, đưa ra lời kêu gọi, nhắn nhủ.
Mở bài: Cuộc sống con người ngày càng phát triển với những thiết bị tiện ích để phục vụ cho cuộc sống con người. Cùng với đó, máy tính hay điện thoại ra đời như một phần quan trọng và gần như không thể thay thế với chúng ta. Bên cạnh lợi ích mà đang mang lại, những thiết bị này cũng gây không ít những ảnh hưởng và phiền toái, nhất là với học sinh. Hiện tượng nghiện game điện tử ở học sinh ngày nay đang ở mức đáng báo động.
Yêu cầu về nội dung | Yêu cầu về hình thức | |
Nghị luận về một vấn đề trong đời sống | - Nêu rõ sự việc có vấn đề cần nghị luận: Cần tập trung giới thiệu và nêu rõ vấn đề chính cần nghị luận và tập trung vào vấn đề này. - Phân tích đúng – sai : Là cách thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá của mình về vấn đề cần nghị luận. Phải chỉ ra được những việc đúng – sai, lợi – hại, tiêu cực – tích cực trong hiện tượng đó. - Chỉ ra nguyên nhân: Khi đã phân tích những điểm đúng – sai về hiện tượng hay sự việc đó thì các bạn cần đưa ra các nguyên nhân và lý giải được đó là nguyên nhân chủ quan hay khách quan tác động. - Bày tỏ thái độ: Bày tỏ về tư tưởng, ý kiến riêng của chính mình về vấn đề đó nhưng phải dựa trên cơ sở khách quan là lý lẽ và dẫn chứng phải thuyết phục được người đọc, người nghe. | - Bố cục phải mạch lạc: Bài nghị luận phải chia rõ bố cục gồm 3 phần mở bài, thân bài, kết bài và các ý phải sắp xếp theo trình tự hợp lý. - Luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực: Luận cứ là những dẫn chứng, lý lẽ mà mình đưa ra để chứng minh cho luận điểm đó. Dẫn chứng phải có tính xác thực hay được trích dẫn từ những nguồn tin đáng tin cậy. - Lập luận hợp lý: Có thể sử dụng nhiều phương pháp lập luận như chứng minh, so sánh, đánh giá… để tạo được hiệu quả cao nhất. - Lời văn chính xác, sống động: Lời văn phải chính xác, đanh thép, mạnh mẽ nhưng văn nghị luận là phải nói lý, nhưng trong lý cần phải có tình. Có thể diễn đạt một cách khéo léo như sử dụng thêm các biện pháp tu từ, hình ảnh để giúp bài văn thêm sinh động. |
Văn biểu cảm về con người | - Giới thiệu chung về đối tượng biểu cảm, cảm nghĩ, ấn tượng của em về người đó. - Hình dung về đặc điểm gợi cảm của đối tượng để bộc lộ cảm xúc: hình dáng, mái tóc, làn da, nụ cười, giọng nói… qua quan sát, liên tưởng, suy ngẫm hoặc hồi tưởng đặc điểm để gợi cảm xúc (nếu người đó đang ở xa, đi xa). - Bộc lộ tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ qua việc làm, hành động, cử chỉ, tính cách của người đó thông qua quan hệ đối xử với mọi người xung quanh, với bản thân người viết. - Sự gắn bó của người ấy với bản thân em: - Bộc lộ tình cảm với đối tượng qua một tình huống nào đó: liên tưởng ,tưởng tượng hướng đến tương lai. | - Bố cục phải mạch lạc: Bài nghị luận phải chia rõ bố cục gồm 3 phần mở bài, thân bài, kết bài và các ý phải sắp xếp theo trình tự hợp lý. - Văn bản được thể hiện dưới dạng tùy bút, ghi lại những cảm nhận của tác giả. - Biểu cảm kết hợp miêu tả. |
(1) Xác định câu chủ đề của đoạn.
- Câu chủ đề của đoạn : “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”.
(2) Câu chủ đề của phần mở đầu văn bản chính là câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận của cả bài văn. Từ việc xác định chủ đề của đoạn văn, hãy cho biết, văn bản trên nghị luận về vấn đề gì?
- Bài văn này nghị luận vấn đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
b) Tìm bố cục của bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài. Sử dụng sơ đồ để thể hiện dàn ý của bài văn.
Bài văn có bố cục ba phần:
- Mở bài (từ đầu đến "lũ bán nước và lũ cướp nước") nêu lên vấn đề nghị luận: Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta.
- Thân bài (tiếp theo đến "lòng nồng nàn yêu nước"): Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và trong cuộc kháng chiến hiện tại.
- Kết bài (phần còn lại): Nhiệm vụ phát huy tinh thần yêu nước trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
2. Tìm hiểu văn bản.
(1) Xác định câu chủ đề của đoạn.
(2) Câu chủ đề của phần mở đầu văn bản chính là câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận của cả bài văn. Từ việc xác định chủ đề của đoạn văn, hãy cho biết, văn bản trên nghị luận về vấn đề gì?
b) Tìm bố cục của bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài. Sử dụng
Khi viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống:
– Nêu được vấn đề cần bàn luận.
– Trình bày được ý kiến tán thành, phản đối với vấn đề cần bàn luận.
– Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến.
– Bố cục đảm bảo: 3 phần
Tham khảo nha em:
A, MB
- giới thiệu chủ đề: là những thể loại văn học dân gian được ông cha ta lưu truyền lại để nhắn nhủ những tình yêu, thông điệp và bài học cho con cháu mình.
- Khái quát:Ta tìm thấy những phẩm chất và lối sống đạo đức đẹp mà ông cha ta đúc kết từ bao đời nay. Những giá trị trong ca dao, tục ngữ mãi trường tồn theo năm tháng và trở thành túi khôn của nhân dân VN, của các thế hệ con cháu sau này.
B, TB
1, Tục ngữ
- chính là những bài học kinh nghiệm được ông cha ta đúng rút qua những kinh nghiệm sống của mình. Con cháu đời sau được thừa hưởng những kinh nghiệm dự báo thời tiết như "Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa", "Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa",....
- Qua thời gian, ông cha ta đúc rút được những câu tục ngữ về phòng chống thiên tai như "Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ", "Tháng 7 kiến bò chỉ lo lại lụt". Nhờ những câu tục ngữ đúc rút như vậy mà con cháu có thêm những bài học để chủ động phòng chống thiên tai và xây dựng nhà cửa.
Hơn nữa, có những câu tục ngữ dạy cho con người những giá trị và bài học tốt đẹp như "Thương người như thể thương thân" (về tình yêu thương); "Đói cho sạch, rách cho thơm (bài học về lòng tự trọng);...
2, Ca dao
là những câu nói êm ái về những chủ đề khác nhau được ông cha ta đúc rút lại. Nếu như ca dao về đất nước ca ngợi vẻ đẹp của quê hương đất nước thì ca dao than thân gợi lên những số phận khốn khổ của những con người xưa trong xã hội.
Ca dao châm biếm thì lên tiếng phê phán mạnh mẽ những thói hư tật xấu của con người,...
Đọc ca dao dường như ta thấy được những giá trị tốt đẹp của đất nước, dân tộc và con người VN với những sắc thái khác nhau.
C, KB