K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 4 2018

Soạn bài: Tập đọc: Kì diệu rừng xanh

Nội dung chính

Vẻ đẹp bí ẩn của rừng thẳm hiện lên qua mỗi bước chân. Những cây nấm đầy màu sắc như một lâu đài kiến trúc. Rừng chuyển động bởi những con vượn, con chồn sóc chuyền cành. Rừng lại từ âm u chuyển sang vàng rực bởi cây khộp. Rừng thật kì bí.

Câu 1 (trang 76 sgk Tiếng Việt 5): Những cây nám rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì? Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật đẹp thêm như thế nào?

Trả lời:

- Tác giả đã thấy vạt nấm rừng như một thành phố nấm, mỗi chiếc nấm nhỏ một lâu đài kiến trúc tân kì, bản thân mình như một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon với những đền đài, miếu mạo, cung điện lúp xúp dưới chân.

- Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh đẹp trở nên huyền hoặc, kì ảo như một thế giới cổ tích.

Câu 2 (trang 76 sgk Tiếng Việt 5): Những muông thú trong rừng được miêu tả như thế nào? Sự có mặt của chúng mang lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng?

Trả lời:

- Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp. Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo. Mấy con mang vàng hệt như mùa lá khộp đang ăn cỏ non. Những chiếc chân vàng giẫm trên thảm lá vàng và sắc nắng cũng rực vàng trên lưng nó.

- Sự xuất hiện của chúng thoắt ẩn, thoắt hiện làm cho cảnh rừng trở nên sinh động, làm cho rừng đầy những bất ngờ và thú vị.

Câu 3 (trang 76 sgk Tiếng Việt 5): Vì sao rừng khộp được gọi là "giang sơn vàng rợi"?

Trả lời:

"Vàng rợi": màu vàng ngời sáng, rực rỡ, đều khắp, rất đẹp mắt. Rừng khộp được gọi là "giang sơn vàng rợi" vì có sự hòa quyện của rất nhiều sắc vàng trong một không gian rộng lớn. Lá úa vàng như cảnh mùa thu. Những sắc vàng động đậy; mấy con mang vàng, chân vàng giẫm lên thảm lá vàng và sắc nắng cũng rực vàng trên lưng nó…

Câu 4 (trang 76 sgk Tiếng Việt 5): Hãy nói cảm nghĩ của em khi đọc bài văn trên.

Trả lời:

- Vẻ đẹp của rừng qua cái nhìn của tác giả thật kì diệu.

- Bài văn hay và đẹp khiến em yêu mến hơn những cánh rừng và mong muốn mọi người chung sức bảo vệ thiên nhiên.

- Khu rừng mà tác giả miêu tả đẹp như một khu vườn cổ tích, em ao ước một lần mình được lạc vào thế giới diệu kì ấy.

15 tháng 4 2019

vô link đó đi

15 tháng 4 2019

trả lời

https://h.vn/hoi-dap/question/232102.html

hok tốt

9 tháng 4 2018

Lập dàn ý:
Phần 1.Mở bài:. Giới thiệu cây non + quang cảnh nơi trồng cây non
- Nơi em trồng cây non em có rộng không? trồng những cây gì?
- Cây non nằm ở đâu? Nó ở đó bao lâu rồi?
Phần 2. Thân bài:

  1. Miêu tả bao quát cây no
    - Cao đến đâu, nó nhỏ như thế nào?
    - Thân cây có dài không?
  2. Lá của cây thế nào? có màu gì?Ngày qua ngày, cây có thay đổi gì không? 
  3. Em chăm sóc cho cây như thế nào?
  4. Phần 3. Kết bài: Kỉ niệm với cây non và cảm nghĩ của em về cây.

Bài này mik tự làm, đúng yêu cầu,nếu đc bạn k cho mik nha.

CHÚC BẠN HOK TỐT!

4 tháng 4 2018

1. Mở bài

Giới thiệu về cây định tả (cây gì?, được trồng ở đâu?, ai trồng?...).

- Tình cảm, suy nghĩ của em về loài cây đó (yêu thích, yêu quý, ấn tượng sâu sắc,…)

Tham khảo: Sân trường em (Sân vườn em) có trồng rất nhiều loài cây (che bóng mát, cây ăn quả, cây cho hoa…) nào là cây…. Nhưng trong đó, em thích nhất là…

2. Thân bài: Viết thành từng đoạn (miêu tả kết hợp với so sánh, nhân hóa)

Lập dàn ý tả loại trái cây mà em thích

Đoạn 1: Tả bao quát

+ Nhìn từ xa, cây… (như thế nào? giống với sự vật gì?...)

+ Tả chiều cao của cây (so sánh…).

+ Tả thân cây…(to, không to lắm, khoảng chừng…), có nhiều cành…

Đoạn 2: Tả chi tiết

+ Lá: hình dáng, màu sắc (khi lá non, trưởng thành, lá già; khi mùa thay đổi…)

+ Hoa, nụ hoa, cánh hoa: hình dáng, màu sắc, hương thơm, ong bướm bay đến hút mật…

+ Qủa: hình dáng, màu sắc (khi trái non, trái già, trái chín), hương thơm, mùi vị...(tả thêm hạt nếu có…).

+ Vỏ cây: sần sùi hay trơn láng…

+ Rễ cây: hình dáng, màu sắc (ngoằn ngoèo, cong cong, uốn lượn, như những chú rắn, có màu nâu…).

Đoạn 3: Tả bổ sung

+ Tả công dụng, lợi ích của cây đối với em, mọi người…

+ Tả sự gần gũi, chăm sóc giữa em với cây…

+ Tả các con vật liên quan đến cây (chim chóc, ong bướm…).

3. Kết bài:

- Khẳng định tình cảm của em đối với cây (vô cùng…).

- Nêu lời hứa hoặc ước mong của em về loài cây đó…

Tham khảo: Em vô cùng yêu quý cây…Ước mong sao cây luôn mãi…(Hoặc nêu lời hứa của mình: Chăm sóc, tưới nước, bón phân...)

4 tháng 4 2018

I. Mở bài: giới thiệu cây ăn quả
Mỗi dịp hè đến là em lại được ba mẹ cho về quê thăm ông bà. Cảnh dưới quê thật yên bình và hiền hòa. Những cánh diều lã lơi cùng mây gió như thướt tha đến lạ. em thishc mọi cảnh vật dưới quê, nó làm em cảm thấy thư thái và yên bình. Nhưng em thích nhất là vườn cây ăn quả của ông em, khu vườn có biết bao nhiêu là quả thơm ngon. Và trong đó, em thishc nhất là cây cam. những quả cam trĩu nặng khiến em không thể kìm lòng được.

II. Thân bài
1. Tả bao quát

- Nhìn ta xa cây như thế nào?
Nhìn từ xa cây giống như một cái nấm tròn, chi chit cành và lá nhìn trông thật xinh đẹp.
- Tả chiều cao của cây: cây cao bao nhiêu?, so sánh với một vật gì đó.
Cây cao khoảng 2m, chi chit lá và cành.
- Tả thân cây: thân cây to hay không, nhiều cành hay không, tán lá như thế nào?
2. Tả chi tiết
- Lá: hình dáng của lá, màu sắc lá như thế nào?
+ khi lá non
+ khi lá trưởng thành
+ khi lá già
+ lá ra sao khi đổi mùa
- Hoa: hình dáng, màu sắc của hoa như thế nào? mùi hương có thu hút ong bướm không
+ nụ hoa
+ cánh hoa
- Quả: miêu tả hình dáng, màu sắc, mùi vị của quả như thế nào?
+ khi trái non
+ khi trái già
+ khi trái chin
- Vỏ cây: vỏ cây sần sùi, láng bóng hay nó khác
- Rễ cây: ngoằn nghèo, sần sùi, có nhô kên mặt đất, to hay nhỏ,….
3. Tả bổ sung
- Lợi ích, công dụng của cây ăn quả mà em tả đối với e và mọi người
- Em có chăm sóc cây và yêu quý nó nhu thế nào
- Có những con vật hay bất kì ai lien quan đến cây ăn quả mà em tả

III. Kết bài
- Nêu tình cảm và cảm nghĩ với cây ăn quả mà em tả
- Thể hiện lời nhắc nhở, lời hứa của em với cây ăn quả đó 

1. Mở bài: Giới thiệu bao quát:

- Mấy ngày nay trời oi bức. Cả thành phố chìm trong không khí ngột ngạt, nóng nực. Bỗng đâu một luồn gió mát lạnh thổi qua báo hiệu trời sắp mưa to.

2. Thân bài: Tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian.

*Lúc sắp mưa:

- Mây đen bao phủ khắp bầu trời.

- Gió mang hơi nước mát lạnh.

*Lúc bắt đầu mưa:

- Mưa bắt đầu rơi lẹt đẹt, xiên xẹo theo làn gió.

- Mưa nặng hạt dần, tuôn xối xả, trắng xóa.

- Sấm chớp liên hồi trên bầu trời đen kịt.

- Nước chảy lênh láng, ngập sân, ngập ngõ, ngập đường phố.

- Cây cối đu đưa, tha hồ tắm mưa.

- Người đi đường chạy vào mái hiên trú mưa.

- Những người mặc áo mưa chạy xe vút qua.

- Lũ chim ướt lướt thướt, đứng dưới tán lá lớn trú mưa.

*Lúc mưa tạnh:

- Mưa ngớt rồi tạnh hẳn. Bầu trời quang đãng.

- Mặt trời chiều tỏa những tia nắng vàng nhè nhẹ.

- Lũ chim lại nô đùa, bay ra bay vào.

- Cây lá sạch bóng, xanh mát như có ai vừa lau chùi.

- Đường phố lại bắt đầu huyên náo. Tiếng xe chạy ầm ầm.

- Mọi người lại tiếp tục công việc của mình.

+ Cửa hàng, cửa hiệu mở cửa, bày bán. Tiếng loa đài rộn vang.

3. Kết bài :

- Cơn mưa xua đi cái nóng ngột ngạt, làm con người cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn nhiều.

- Cơn mưa thật đáng yêu phải không các bạn?

1. Mở bài: Giới thiệu cơn mưa cuối mùa:

- Mưa vào ban đêm, khi mọi người đang ngủ say bỗng giật mình vì tiếng ì ầm.

2. Thân bài:

*Tả cơn mưa theo trình tự thời gian: diễn biến của cơn mưa.

- Mưa xối xả, dữ dội.

- Cây cối trong vườn ngả nghiêng trong ánh chớp nhoáng nhoàng sáng lòa và tiếng sấm ì ầm lúc gần lúc xa.

- Dòng nước mưa từ trên cao trút xuống lấp lánh như bạc.

- Tiếng mưa lộp độp trên mái nhà.

- Mưa mỗi lúc một to, gió thổi tung tấm ván và lay giật các cửa sổ và cửa ra vào…

- Hơi nước mát lạnh phả ngập vào gian phòng.

*Sau cơn mưa:

- Tiếng mưa vừa yên ắng thì tiếng ếch nhái kêu ộp oạp… ộp oạp… nổi lên rộn ràng, rền vang khắp nơi nghe thật là vui tai.

- Lá vàng rơi đầy sân.

- Sáng ra, trời trong veo không một gợn mây.

- Cơn mưa đêm hôm qua là cơn mưa cuối mùa.

3. Kết bài:

- Em rất thích thú khi trời đổ mưa.

-  Em tiếc nuối vì đây là cơn mưa cuối cùng để bắt đầu chuyển sang mùa khô.

29 tháng 10 2017

1.   MỞ BÀI: Giới thiệu cảnh em định tả (bình minh trên biển)

2.   THÂN BÀI:

a.   Tả bao quát:

-     Làng chài quê em là một eo biển nhỏ của huyện, bình minh trên biển bao giờ cũng đến sớm. Đồng hồ chỉ năm giờsáng là vừng đông đã rạng ánh hồng.

b.   Tả cảnh chi tiết:

-     Bãi cát trắng phơi mình dưới nắng mai, triền cát thoai thoải mịn như dải lụa.

Mặt trời ló ra trên mặt biển như một quả bóng hồng.

-     Mặt biển nhuộm màu hồng trên từng ngọn sóng nhấp nhô nhưng nước biển lại có màu xanh lơ.

-     Thuyền đánh cá cập bãi, ngư dân bận rộn đem cá vào bờ.

-     Xa xa, rặng dừa dần dần hiện rõ trong nắng mai, tàu lá dừa vươn tay đón nắng.

-     Trên bờ, lưới đánh cá giăng phơi trải dài dưới nắng.

-     Mùi gió biển mặn nồng thoảng trong mùi lưới cá một vị tanh quen thuộc của làng chài. Đó chính là “mùi vị” của quê hương em, nơi em đã sinh ra và lớn khôn.

3.   KẾT BÀI: Nêu cảm xúc của em trước cảnh bình minh của biển.

29 tháng 10 2017

. Mở bài

Giới thiệu chung

-  Em được nhìn thấy cảnh mặt trời mọc ở đâu? (Trên biển Đông.)

-  Vào dịp nào? (Tập thể dục buổi sáng trên bờ biển.)

2. Thân bài:

Tả cảnh mặt trdi mọc :

+ Trước khi mọc:

-  Đêm tàn, trời sáng dần, không gian yên ắng...

+ Lúc đang mọc:

-    Phía Đông, bầu trời màu xám trắng chuyển dần sang màu hồng nhạt. Mặt trời như một chiếc lòng đỏ trứng gà khổng lồ nhô lên từ lòng biển.

+ Sau khi mọc:

-     Mặt trời như một quả cầu lửa sáng chói toả ánh vàng lấp lánh trên mặt biển.

-  Bầu trời quang đãng, gió sớm mát lành.

-  Mặt nước mênh mông, xanh thẳm...

-  Bà con ngư dân tấp nập chuyển cá từ thuyền xuống bến.

3. Kết bài:

Cảm tưởng của em :

-  Vô cùng say mê, thích thú.

-    Cảnh mặt trời mọc trên biển như một bức tranh thiên nhiên lộng lẫy, để lại ấn tượng khó quên.


 

24 tháng 7 2018

             I. Mở bài: giới thiệu về cây cao su
Trong thời kì, kho học và công nghệ kĩ thuật phát triển thì kinh tế cũng phát triển theo. Chính vì thế mà nền lâm nghiệp cũng phát triển không nhừng, một trong những loại cây mang lại hiệu quả kinh tế cao là cây cao su. Cây cao su mang lại nhiều lợi ích kinh tế và có những đặc trưng phổ biến, ta cùng đi tìm hiểu về cây cao su.

           II. Thân bài: thuyết minh về cây cao su
           1. Nguồn gốc cây cao su:

- Cây cao su ban đầu chỉ có tại khu vực rừng Amadon
- Người ta lấy mũ của cao su để làm nên quần áo
- Nhờ vào sự phát triển thì người ta đã tìm ra cách trồng cây cao su ở mọi nơi trên thế giới
           2. Đặc tính của cây cao su:
- Cây cao su chỉ thu hoạch được 9 tháng, vào những than lá rụng thì cũng không thể thu hoạch được
- Cây cao su cao khoảng 20m, rễ cây đâm sâu dưới đất để giữ vững cây, vỏ cây nhẵn và màu nâu nhạt, lá cây rụng mỗi năm 1 lần và lá cây cao su là lá kép, cây cao su có hạt hình bầu dục hay bình cầu.
- Cây phát triển ở rừng nhiệt đới ẩm, nhiệt độ thấp và mưa nhiều
- Cây chỉ dược trồng từ hạt
- Cây cao su là cây có mủ độc, mủ của cây có thể gây ô nhiễm nguồn nước,….
            3. Vai trò cây cao su:
- Nhựa mủ của cây cao su được dùng để sản xuất cao su tự nhiên là chủ yếu
- Cây cao su còn được sản xuất mủ dạng nước.
- Gỗ cây cao su được sử dụng làm gỗ, vật dụng bằng gỗ

          III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về cây cao su
- Đây là một loại cây có hiệu quả kinh tế cao

hok tốt nhé
- Chúng ta nên tận dụng đặc trưng của cây cao su để phát triển tốt hơn
 

23 tháng 2 2018

1) Mở bài: Chiếc cặp được bố mua cho vào đầu năm học mới.

2) Thân bài:

a) Bao quát:

- Chiếc cặp hình khối hộp chữ nhật.

- Chất liệu là một loại vải bố rất dày.

b) Chi tiết:

• Bên ngoài:

- Các cạnh của cặp được viền bằng một loại vải da màu nâu sẫm.

- Nắp cặp màu xanh, viền xung quanh.

- Khoá cặp bằng sắt bóng loáng.

- Mặt trước cặp có trang trí hình chú gấu Misa ngộ nghĩnh.

- Mặt sau màu xanh thẫm hơn mặt trước.

- Có vân chìm, sờ vào nghe ram ráp.

- Hai quai đeo được lót xốp rất êm, mỗi đầu quai có khoen sắt.

- Phía trên nắp cặp là một quai xách cong cong như chiếc cầu vồng bé tí.

• Bên trong:

- Có ba ngăn, một ngăn rộng, hai ngăn nhỏ.

- Ngăn lớn nhất đựng sách vở, ngăn nhỏ đựng đồ dùng học tập.

- Các ngăn được lót bằng vải ni lông rất bền.

3) Kết bài:

- Chiếc cặp là bạn đồng hành với em.

- Cặp giúp em bảo quản sách vở, đồ dùng.

- Em giữ gìn cặp cẩn thận để dùng được bền lâu

23 tháng 2 2018

mở bài :

- giới thiệu chung về chiếc cặp( trong hoàn cảnh nào, chất lượng,...)

thân bài :

- tả bao quát chiếc cặp

-tả hình dáng chiếc cặp( từ xa đến gần, có thể dùng hình ảnh so sánh )

-Tả đặc điểm

+ bộ phận

+ chức năng

+ chất lượng cặp

- thường hay đựng sách, bút,...

- công dụng của chiếc cặp giúp mang đồ, bảo quản,...

- sự gắn bó đối với chiếc cặp 

kết bài :

-cảm nghĩ về chiếc cặp

+ hứa sẽ luôn giữ gìn và bảo về cặp

+ Coi như người bạn

-

14 tháng 11 2017

mau lên nhoa mọi người.

5 tháng 3 2019

Bạn tham khảo bài này nhoa! Chúc bạn một buổi tối vui vẻ ~! ❤‿❤

I. Mở bài

-Trong số những đồ dùng học tập em yêu thích nhất là đồ dùng nào? (Cái cặp sách)

-Cái cặp đó là ai mua cho? Nhân dịp nào? (Mẹ mua cho em một chiếc cặp nhân dịp năm học mới).

II. Thân bài

  1. Tả khái quát về hình dáng bên ngoài của chiếc cặp sách

-Chiếc cặp có hình chữ nhật

-Cặp có màu xanh nước biển. Được làm bằng vải rất dày

    1. Tả từng bộ phận của cặp.

a. Bên ngoàii

-Các viền xung quanh của cặp có màu xanh

-Nắp cặp cũng có in hình siêu nhân, được bọc bên ngoài bằng một lớp nilon dày

-Khóa cặp được làm bằng nhựa có màu xanh

-Phía bên dưới khóa cặp có ghi dòng chữ “Haimi”

-Quai cặp được lót xốp rất êm, mỗi đầu quai có khoen sắt

-Trên nắp cặp có một quai xách màu xanh cong cong trông rất đẹp

-Hai bên cạnh của cặp có hai cái túi lưới nhỏ, màu đen

b. Bên trong

-Cặp có ba ngăn

+Ngăn nhỏ nằm ngoài cùng, có khóa để kéo

+Còn hai ngăn to

-Vải lót bên trong mỗi ngăn có màu đen

-Ngăn ngoài cùng dùng để đựng dụng cụ học tập như: bút, thước, tẩy,…

-Hai ngăn to dùng để đựng sách vở

  1. Cách em sử dụng và bảo quản cặp sách

-Mỗi lần đi học về em thường để cặp vào bàn học một cách cẩn thận

-Em luôn giữ cho cặp được sạch sẽ

-Em luôn xếp sách vở vào cặp một cách cẩn thận. Chiếc cặp sách như người bạn ngày ngày cùng em tới lớp.

III. Kết bài

-Em rất thích chiếc cặp của em

-Em sẽ luôn giữ gìn chiếc cặp cẩn thận vì đó là chiếc cặp mẹ mua cho em

5 tháng 3 2019

1) Mở bài: Chiếc cặp được bố mua cho vào đầu năm học mới.

2) Thân bài:

a) Bao quát:

- Chiếc cặp hình khối hộp chữ nhật.

- Chất liệu là một loại vải bố rất dày.

b) Chi tiết:

• Bên ngoài:

- Các cạnh của cặp được viền bằng một loại vải da màu nâu sẫm.

- Nắp cặp màu xanh, viền xung quanh.

- Khoá cặp bằng sắt bóng loáng.

- Mặt trước cặp có trang trí hình chú gấu Misa ngộ nghĩnh.

- Mặt sau màu xanh thẫm hơn mặt trước.

- Có vân chìm, sờ vào nghe ram ráp.

- Hai quai đeo được lót xốp rất êm, mỗi đầu quai có khoen sắt.

- Phía trên nắp cặp là một quai xách cong cong như chiếc cầu vồng bé tí.

• Bên trong:

- Có ba ngăn, một ngăn rộng, hai ngăn nhỏ.

- Ngăn lớn nhất đựng sách vở, ngăn nhỏ đựng đồ dùng học tập.

- Các ngăn được lót bằng vải ni lông rất bền.

3) Kết bài:

- Chiếc cặp là bạn đồng hành với em.

- Cặp giúp em bảo quản sách vở, đồ dùng.

- Em giữ gìn cặp cẩn thận để dùng được bền lâu