Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lập dàn ý cảm nghĩ của em về bài thơ Cảnh Khuya của Hồ Chí Minh
Mở bài:
- Giới thiệu về nguồn gốc và nội dung bài thơ. VD:
- Bài thơ Cảnh Khuya được chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác vào năm 1947 trong thời kì chiến tranh chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc
- Giữa cuộc kháng chiến đầy gian khổ, Bác vẫn gữ vững ung dung, tự tại, lạc quan, vẫn dành cho mình những phút giây thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên. Bác coi thiên nhiên là nguồn động viên tinh thần đối với mình.
Thân bài:
- Miêu tả cảnh đêm trang rừng êm đềm, thơ mộng (chúng ta cần giải thích các từ hán Việt của bài này):
+ Câu 1 và 2:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
- Giữa không gian tĩnh lặng của đêm khuya thì nổi bật lên tiếng suối chảy róc rách, nghe hay như tiếng hát, với nhịp thơ 2/1/4, ngắt ở từ trong, như một chút ẫm để rồi đi đến so sánh thú vị: trong như tiếng hát xa.
- Sự so sánh và liên tưởng ấy vừa làm nổi bật nét tương đồng giữa tiếng suối và tiếng hát xa, vừa thể hiện sự nhạy cảm, tinh tế của trái tim nghệ sĩ.
- Ánh trăng chiếu sáng mặt đất, soi tỏ cảnh vật. Những mảng màu sàng, tối đan xen, hòa quyện, tạo nên khung cảnh thơ mộng: Trăng lồng thụ, bóng lồng hoa. Bóng trăng, bóng cây quấn quýt, lồng vào bóng hoa một cách lung linh vàhuyền ảo,...
- Nghệ thuật miêu tả phong phú, tinh tế: có xa có gần, cao và thấp, tĩnh và động,...tạo nên bức tranh đêm trtừng tuyệt đẹp, cuốn hút hồn người.
- Miêu tả tâm trạng của Bác trong đêm trăng sáng:
+ Câu 3 và câu 4:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
- Bác say mê thưởng thức vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng của rừng núi dưới ánh trăng soi đẹp như tranh vẽ "Cảnh khuya như vẽ".
- Người chưa ngủ vì hai lí do, lí do thứ nhất là vì cảnh đẹp làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng, say đắm. Lí do thứ hai: chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà, lo về cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Cảnh thiên nhiên dù đẹp đẽ, thơ mộng nhưng không làm cho Bác quên đi trách nhiệm lớn lao của một lãnh tụ cách mạng đối với dân, với nước.
- Cả hai câu thơ cho thấy sự gắn bó giữa con ngưới thi sĩ đa cảm và con ngưới chiến sĩ kiên cường trong Bác.
Kết bài:
- Cảnh khuya là một bài thơ tứ tuyệt hay và đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa tính cổ điển (hình thức) và tính hiện đại (nội dung).
- Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tinh thần trách nhiệm cao cả của Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam; là dẫn chứng chứng minh cho phong cánh tuyệt với của người nghệ sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh.
chúc bn học tốt nha!
1/ Mở bài:
- Giới thiệu về loài cây em yêu (Cây gì? Ai trồng? Trồng ở đâu?...)
- Vì sao em yêu loài cây ấy? (gắn bó kỉ niệm, ý nghĩa của cây…)
“Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượng. em chở mùa hè của tôi đi đâu…”. Mỗi lần nghe những giai điệu du dương và quen thuộc ấy từ giọng ca ngọt ngào của mẹ, lòng tôi thấy nao nao bồi hồi nghĩ về một loài hoa mà tôi hằng yêu quý. Loài hoa tượng trưng cho tuổi học trò hồn nhiên trong sáng vô tư…
2/ Thân bài: Viết thành từng đoạn biểu cảm kết hợp miêu tả xen lẫn lời kể.
Đoạn 1: Biểu cảm về những đặc điểm tiêu biểu của cây phượng (thân, gốc rễ, lá, hoa, trái…)
- Làm sao em quên được cảm xúc lần đầu tiên vào mái trường này, hình ảnh cây phượng sừng sững xòe tán lá rộng che phủ cả một góc trường tạo cho em một ấn tượng đẹp, sâu sắc.
- Phượng đứng cao phải đến năm sáu mét, thân to khoảng vòng tay một người lớn, cành lá xanh um…
- Thích nhất là nhìn lên tán lá xòe ra như chiếc dù khổng lồ che mưa nắng…
- Những tán lá này được hình thành từ những phiến lá xanh xanh, be bé bằng móng tay, mọc đối xứng hai bên của một cọng dài dài.
- Có người nói rằng lá phượng ấy giống như đuôi của loài chim phượng nên từ đó phượng còn có tên là phượng vĩ vì vĩ là đuôi chim.
- Dưới vòm lá xanh mượt, chim chóc tha hồ làm tổ…Những chú chim hót líu lo, nhảy nhót chuyền hết cành này sang cành khác…
- Nhìn thân phượng mà thổn thức nỗi lòng trước vết cằn cỗi của thời gian khắc trên thân cây. Từ bao thế hệ học trò đến rồi đi, có mấy ai còn nhớ gốc phượng già này nhỉ?
- Đẹp nhất là vào mùa hè! Trông từ xa, cây phượng đỏ rực như một đám lửa.
- Em nhớ mãi những bông hoa đỏ thắm như những con bướm lửa. Mỗi khi có cơn gió thoảng qua, những cánh bướm lửa ấy lìa cành, chao mình trong gió, nhẹ nhàng đáp xuống mặt đất như còn lưu luyến cuộc đời tươi đẹp ngắn ngủi của một kiếp hoa.
Đoạn 2: Vai trò của phượng đối với đời sống con người:
- Em thầm cảm ơn cây phượng vì đã che bóng mát cho sân trường, tạo nên một bầu không khí trong lành, mát mẻ và thật dễ chịu cho chúng em học tập cũng như vui chơi.
- Em làm sao có thể quên những lúc cùng các bạn nhặt hoa phượng, tách từng cánh hoa ra và khéo léo dán thành hình con bướm ép vào vở. Mai sau nhìn lại sẽ nhớ ngay tới thuở học trò đầy mơ mộng…
- Đáng yêu biết mấy hình ảnh các bạn nam lại dùng nhụy hoa nhỏ hơn que tăm, làm trò chơi đá gà ngộ nghĩnh thú vị.
- Em thích nhìn những trái phượng khô, dèn dẹt, dài dài, đen như than. Đập vỏ ra lấy nhân bên trong rang lên ăn bùi bùi, thơm thơm, hấp dẫn hơn cả bắp rang.
- Em còn biết được rằng có một thành phố ở nước ta trồng phượng khắp các nẻo đường phố và khi hè về, trên cao nhìn xuống cả thành phố ngập tràn sắc đỏ màu hoa. Đó chính là Hải Phòng – Thành phố hoa phượng đỏ.
- Hình ảnh của phượng gắn liền năm tháng học trò, có lẽ thế nên phượng còn là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhạc sĩ, nhà thơ sáng tác văn chương, bài hát như mấy ai không xao xuyến khi nghe “Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng, em chở mùa hè của tôi đi đâu…”
Đoạn 3: Sự gần gũi giữa em với phượng
- Thật thú vị làm sao! Dưới tán lá phượng, em ngồi ôn bài, học bài không biết mệt.
- Những khi nắng gắt, phượng che bóng mát cho em nô đùa ngoài sân.
- Những lúc mưa to, tán lá phượng cản bớt những giọt nước mưa như thác đang ào ào trút xuống.
- Cũng dưới gốc phượng này em có một tình bạn, chúng em cùng trao đổi bài học cũng như động viên và chia sẻ cho nhau những buồn vui trong cuộc sống, chỉ tiếc một điều giờ bạn đã đi xa…
Đoạn 4: Biểu cảm trực tiếp.
- Nếu một ngày nào đó…(những ngày hè không còn dáng phượng)
- Ước mong sao thành phố mình trồng phương khắp các nẻo đường…
3/ Kết bài:
- Chẳng biết tự bao giờ, cây phượng đã trở thành người bạn thân thiết của em.
- Thật hạnh phúc biết bao khi tuổi học trò gắn liền với hình ảnh cánh hoa thắm tươi như màu máu con tim..
Mở bài:
Mỗi loài hoa đều mang trên mình vẻ đẹp riêng hoa ly kiêu hãnh , hoa hồng bạch ngây thơ hay hoa Lài của tình bạn ngát hương. Riêng tôi loài hoa mang trên mình vẻ đẹp tượng trưng cho đất trời không đâu khác đó là hoa sen lòng bộ lượng bác ái, từ bi.
Kết bài:
Sen thơm, hương lại ngan tỏa. Dù trong hoàn cảnh nào Sen cũng hàm chứa trong đó sự tinh túy, thuần khiết , cao đẹp. Nó là biểu tượng cho đất nước, phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam
Chúc bạn học tốt!
1. Mở bài: (trực tiếp hay gián tiếp) (3-4 dòng)
Giới thiệu con vật định tả là con gì, một con hay cả bầy (Con vật đang ở đâu? Em thấy con vật này vào lúc nào?)
2. Thân bài:
a. Tả đặc điểm hình dáng bên ngoài của con vật (6-8 dòng) (mỗi đặc điểm 2-3 câu)
- Tả bao quát: vóc dáng, bộ lông hoặc màu da.
- Tả từng bộ phận: đầu (tai, mắt...), thân hình, chân, đuôi.
b. Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật: (6-8 dòng) (mỗi hoạt động 2-3 câu)
- Tả một vài biểu hiện về tính nết, thói quen của con vật.
- Tả một số hoạt động chính của con vật: bắt mồi, ăn, kêu (gáy, sủa...)...
- Chú ý kết hợp tả một vài nét về cảnh hoặc người liên quan đến môi trường sống của con vật.
3. Kết luận:
Nêu ích lợi của con vật và tình cảm của người tả đối với con vật. (kết bài mở rộng hoặc không mở rộng) (3-4 dòng)
1. Dàn bài miêu tả con gà trống
1) Mở bài
- Nhà em có nuôi nhiều gà.
- Em thích nhất là chú gà trống thiến.
2) Thân bài
a) Hình dáng:
- Gà được nuôi bốn tháng tuổi, nặng gần ba kilogam.
- Bộ lông nhiều màu sắc sặc sỡ.
- Mình gà to bằng bắp đùi người lớn.
- Hai cánh to, lông cánh dài, màu cánh gián.
- Đuôi dài, cong và có nhiều màu lông xen lẫn nhau.
- Cổ gà to bằng bắp tay của em, lông cổ màu đen biếc.
- Mào gà đỏ chót, luôn lắc lư.
- Đôi mắt như hai hạt tiêu.
- Mỏ khoằm, nhọn và cứng.
- Đôi chân vàng óng, có cựa chìa ra, móng chân nhọn và sắc.
b)Hoạt động, tính nết
- Gáy đúng giờ, tiếng gáy vang dài.
- Vỗ cánh và rướn cao cổ khi gáy.
- Có mồi thì tục tục kêu gà mái đến.
- Dũng cảm chống lại đối thủ.
3) Kết bài
- Gà trống rất có ích.
- Tiếng gáy của chú như tiếng gọi mọi người dậy sớm học bài, đi làm, chuẩn bị cho ngày mới.
- Em rất yêu chú gà và không quên chăm sóc chú để chú mãi là con vật nuôi đáng yêu và có ích.
1. MỞ BÀI:
- Một năm có bốn mùa. Đó là... (kể chi tiết cụ thể đặc điểm từng mùa)
- Nhưng em yêu nhất là mùa xuân (Dẫn chứng: mùa xuân làm cây cối đâm chồi nảy lộc, mùa xuân đồng nghĩa về một sự khởi đầu mới cho tương lai, mùa xuân của gia đình, bè bạn...)
=> EM YÊU MÙA XUÂN.
2. THÂN BÀI:
Các phương diện của mùa xuân:
Mùa xuân của vạn vật
- Xuân đến như một liều thuốc trường sinh làm vạn vật trở nên tươi tốt. Những ngày héo úa, lạnh lẽo của mùa đông dần qua đi nhanh chóng mà thay vào đó là mốt màu xanh của cây cối, thiên nhiên.......(Miêu tả sự thay đổi ấy)
=> Xuân khơi dậy trong lòng em một cảm giác náo nức, lâng lâng khó tả.
Mùa xuân của đất trời
- Trời bắt đầu hửng ấm khi cận Tết. Không còn cái khô hanh và những cơn mưa xối xả ngày đêm nửa, mà mùa xuân đến một cách dịu dàng, thuỳ mị, ban cho nhân gian những tia nắng ấm áp, thật đáng yêu... Nàng tiên xuân còn mang đến cho ta những cơn mưa ngọt ngào, hay nói cách khác là mưa xuân... (Miêu tả)
=> Đã có lúc em đã thốt lên :"Xuân thật đẹp, thật diệu kì!"
Mùa xuân của tình người
- Ở các bến xe, người ra kẻ vào tấp nập. Ai ai cũng hối hả, háo hức chờ mong về lại quê hương của mình.
- Chợ bắt đầu bày bán hàng hoá....(Miêu tả) Người nào cũng vui tươi dẫu trên trán có nhiều mồ hôi.
- Ai cũng xí xoá cho nhau những chuyện không vui của năm cũ. Ngày xuân, mặt ai cũng hớn hở, tràn trề hạnh phúc, luôn nở nụ cười yêu thương
=> Nhận những tình cảm, những lời chúc tốt đẹp của mọi người, dẫu có đơn sơ cách mấy, em cũng thấy lòng mình rất vui. Yêu thương ơi, hãy dang rộng vòng tay, để ai cũng có ngày Tết, ngày xuân thật vui nhé!
Mùa xuân của phong tục gia đình
- Tối ba mươi Tết, nhà nhà sum họp bên mâm cơm ấm áp, bên bàn thờ tổ tiên khói hương nghi ngút
- Nấu bánh chưng, bánh giày.
=> Em nhận ra rằng, mùa xuân đã cho ta cơ hôi để quây quần bên bếp lửa hồng, để gần gũi nhau hơn. Cảm ơn mùa xuân nhiều lắm! Em ước sao ai ai dù xa quê hương đến muôn trùng dặm vẫn được gặp mặt, để được tận hưởng niềm vui sum vầy.
=> EM YÊU MÙA XUÂN
3.Kết bài: (đơn giản nên bn tự viết nha)
Dân tộc chúng ta có một truyền thống văn hóa dựa trên triết lý nhân bản, dân tộc đoàn kết, và trăm lòng hợp nhất của Quốc tổ Hùng Vương thể hiện qua sự tích Trăm Chứng Tiên Rồng:
Dân ta lịch sử mấy nghìn năm
Trăm trứng đua chen toả nắng hồng
Năm mươi theo Mẹ lên triền núi
Một nửa cùng cha xuống biển đông
Dù theo mẹ lên núi, hay theo cha xuống biển, dù đồng bào ta ở khắp mọi nơi, cách nhau muôn vạn thiên lý, nhưng lòng vẫn cứ ở bên nhau, vẫn nhớ mình là con Hồng cháu Lạc, giòng giống Tiên Rồng, được sinh ra từ một bọc trứng của mẹ Âu Cơ. Tinh thần ấy được tỏa khắp mọi nơi, mọi thời, từ những sinh hoạt hàng ngày cho đến những việc lớn lao như xây dựng đất nước, bảo vệ non sông, làm vẻ vang cho giống nòi.
Ðó chính là cái triết lý căn bản, là cái gốc của nền Văn minh Việt, là bản sắc của dân tộc Việt, và là những gì mà chúng vẫn luôn lấy làm tự hào. Ngày Tết Nguyên Ðán cổ truyền được hình thành ngay từ thời kỳ Hùng Vương và được truyền đến ngày hôm nay cũng mang một ý nghĩa cao cả đó. Sự tích bánh chưng, bánh dày lại tô điểm cho ý nghĩa này thêm cao đẹp.
Theo truyền thuyết, bánh dày có hình tròn, không có nhân tượng trưng cho trời, ý nghĩa là công cha; còn bánh chưng có hình vuông, gói lá xanh, trong có nhân đậu và thịt, tượng trưng cho đất, hàm ý là nghĩa mẹ (theo quan niệm thời xưa, đất có hình vuông gồm cây cối, sông ngòi, động vật, ngũ cốc... tượng trưng cho sự cưu mang của người mẹ). Bởi thế nên cứ vào dịp Tết hàng năm mọi người dân Việt dù có nghèo đến thế nào đi chăng nữa thì cũng phải có hai loại bánh truyền thống này bầy trên bàn thờ Gia Tiên để tưởng nhớ đến công lao sinh thành và dưỡng dục của bậc tiên tổ. Ðồng bào Việt ở miền Trung và miền Nam còn có bánh tét hay còn gọi là bánh đòn để thay cho bánh chưng.
Theo phong tục đồng bào Việt lấy ngày 23 tháng Chạp là ngày lễ đưa ông Táo về trời, làm ngày khởi đầu cho năm mới, đó chính là sự khởi đầu của ngày Tết. Theo quan niệm xưa, từ ngày này trở đi các thần đều về chầu Ngọc Hoàng, nên vào dịp này ma qủy thường hay đến quấy phá trần gian. Vì lẽ đó mà hầu hết mọi gia đình Việt đều dựng một câu nêu, trên ngọn treo cái khánh và cột chỉ ngũ sắc. Cái khánh này khi có gió thổi sẽ va vào nhau tạo thành âm thanh làm cho ma qủy sợ hãi không dám tới quấy phá gia đình nữa.
Ðêm cuối cùng của tháng Chạp dân Việt ta gọi là đêm Giao Thừa hay còn gọi là đêm Trừ Tịch, đêm tống cựu nghinh tân, đêm tiễn năm cũ đón năm mới, là đêm giao mùa giữa Ðông và Xuân. Theo tục lệ thì đúng 12 giờ khuya, tức vào giờ Tý, mọi gia đình đều bày mâm cơm để làm lễ cúng cúng tổ tiên, và rước tổ tiên, ông bà, những người thân yêu đã quá cố về cùng ăn Tết với gia đình, đồng thời cũng để tưởng nhờ đến những người thân yêu đã ra đi.
Theo lệ cổ sáng mồng Một, mọi người trong gia tộc đều đến nhà gia trưởng để thắp hương kính lễ tổ tiên, và xum vầy vui Xuân cùng gia quyến bên nội; ngày mồng Hai những người đã lập gia đình dắt vợ con đến chúc Tết và xum vầy cùng gia quyến bên ngoại; đến ngày mồng Ba những người có học thường đến chúc Tết thầy dạy của mình để tỏ lòng tôn sư trọng đạo. Vì thế mà tục ngữ Việt mới có câu rằng:
Mồng Một thì lễ tại gia, mồng Hai nhà vợ, mồng Ba Tết thầy
Ðối với dân tộc Việt, đón Tết là đón mừng sự trở lại của mùa Xuân, được xem như kỳ tái sinh của thiên nhiên. Ðây cũng là lúc gia đình xum họp cho những người bận công việc nơi xa xứ trong cả năm, là dịp cho mọi người trong gia đình quây quần dưới một mái nhà, không chỉ người sống mà cả người đã quá vãng. Ðối với người Việt sống ở xứ người như chúng ta, Tết còn có thêm một ý nghĩa nữa: đó là tình hoài hương. Hơn bất cứ khoảng thời khắc nào trong năm, Tết là lúc mà tâm tưởng của chúng ta tự nhiên hướng về đất nước, quê hương, thành phố, làng mạc, nơi mà cha mẹ, họ hàng và bè bạn ta vẫn còn đang sống, nơi mà tiên tổ ông bà ta bao thế hệ đã an thân.
Ði năm châu du ngoạn bốn phương trời,
vẫn nhớ tình quê,
say đắm tục truyền vùng đất Tổ
Qua bốn biển viếng thăm mười cửa Phật,
ngây ngất huyền thoại tích vua Hùng
Xin mượn đôi câu đối trên để gửi đến quý đồng bào Việt nơi quê nhà hay đang tha hương muôn dặm lời chúc Tết và năm mới Phú, Quý, Thọ, Khang, Ninh!
Sơn thủy thanh cao xuân bất tận
Thần tiên lạc thú cảnh trường sinh
I. Mở bài: giới thiệu khu vườn nhà em
Ví dụ:
Nhà em có một khu vườn, khu vườn được ông em tạo nên từ một mảnh đất trống bên nhà. Khu vườn là món quà đặc biệt mà ông đã mang lại cho tuổi thơ tôi, khiến tuổi thơ tôi trở nên tươi đẹp hơn. Em rất là yêu quý khu vườn, ku vườn như một phần cuộc sống của em, mỗi khi sáng sớm em đều ra vườn hít không khí trong lành.
II. Thân bài: nêu cảm nghĩ của em về vườn nhà em
1. Tả sơ lược về khu vườn
- Khu vườn nhà em rộng khoảng 100m2
- Khu vườn có rất nhiều hoa lá, cây cối và cây ăn trái
- Khu vườn là tâm huyết của ông
- Khu vườn rất đẹp, có rất nhiều chim và bướm đến thăm
2. Vai trò của vườn đối với em và gia đình em
- Nhà em thường ăn rau trong vườn, quả trong vườn và hái rau trong vườn để cắm
- Mỗi trưa hè nhà em đều ra vườn hóng mát
- Mẹ em và bà còn hái rau và quả trong vườn để biếu hoặc bán
3. Khu vườn qua bốn mùa
- Mỗi mùa khu vườn có một đặc điểm khác nhau
- Khu vườn rất xinh đẹp
- Mỗi mua mang mỗi màu khác nhau
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về khu vườn
Ví dụ:
Em rất yêu khu vườn. em sẽ chăm sóc khu vườn thật tốt.
Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Cảm nghĩ của em về khu vườn nhà em” chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý bạn đã có được những sự tham khảo để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công, học tập tốt. tk mn nha !
I. Mở bài: Giới thiệu mẹ em
Gia đình em có 4 người là ba, mẹ, anh của em và em. Nhà em ai cũng yêu thương nhau và chăm sóc lẫn nhau. Ba mẹ em luôn cố gắng nỗ lực làm việc để nuôi chúng em ăn học nên người. chính vì thế mà em rất yêu thương ba mẹ em. Người mà em yêu thương nhất trong gia đình là mẹ, người dù rất yêu thương em nhưng không bao giờ ba nói ra. Mẹ luôn làm tất cả mọi chuyện để chúng em được vui vẻ và no ấm.
II. Thân bài: Nêu cảm nghĩ của em về mẹ
1. Nêu cảm nghĩ về ngoại hình và tính tình
a. Nêu cảm nghĩ về ngoại hình
- Mẹ em năm nay 46 tuổi
- Mẹ em thuộc dáng người mũm mĩm
- Mẹ em có đôi mắt đen láy
- Mũi mẹ rất cao và thẳng
- Miệng mẹ cười duyên
- Mái tóc đen láy
b. Nêu cảm nghĩ về tính tình của mẹ
- Mẹ rất hiền hòa và yêu thương mọi người xung quanh
- Đôi lúc mẹ rất nghiêm khắc
- Mẹ luôn quan tâm và giúp đỡ mọi người xung quanh
- Mẹ luôn lắng nghe và thấu hiểu mỗi khi em có chuyện buồn
2. Nêu cảm nghĩ về những kỉ niệm sâu sắc với mẹ
- Mẹ thường thưởng cho em mỗi khi em học tốt
- Mỗi khi bị sốt mẹ đều thức để chăm em
3. Vai trò của mẹ đối với em
- Mẹ luôn là tấm gương sáng để em học hỏi và noi theo
- Mẹ là nguồn sống là nguồn động lực cho em nên người
- Mẹ là bờ bên yêu thương mỗi khi em buồn
III. Kết bài
Nêu tình cảm của em đối với mẹ
1. Mở bài: Mẹ là người em yêu quí nhất nhà.
2. Thân bài:
a) Hình dáng:
- Mẹ đã ngoài tuổi bốn mươi, dáng người cân đối.
- Khuôn mặt tròn, làn da trắng mịn.
- Vầng trán cao.
- Đôi mắt đen, dịu hiền. Lông mày cong như nét vẽ.
- Hàm răng trắng muốt, đều đặn.
- Đôi bàn tay xương xương, ngón tay thon, trắng trẻo.
b) Tính tình:
- Tận tụy với công việc ở cơ quan, hoà nhã với đồng nghiệp.
- Cần mẫn làm việc nhà, nấu ăn rất khéo.
- Chăm lo cho con cái rất chu đáo.
- Yêu thương mọi người.
- Giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.
- Mẹ thường dạy em về “lòng nhân ái”.
3. Kết bài:
- Em rất tự hào về mẹ.
- Mẹ là chỗ dựa vững chắc của em.
- Mẹ là nguồn động viên để em vững bước trên con đường học tập.
- Mẹ là tượng đài tráng lệ trong em.
Trong bài thơ “Cảnh khuya” thiên nhiên hiện lên sống động, bình dị mà lung linh, huyền ảo biết bao:
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ.
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà".
Mở đầu bài thơ, bằng nghệ thuật so sánh tài tình, tác giả đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên đầy ấn tượng
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa".
Tiếng suối cháy róc rách, văng vẳng mơ hồ khiến nhà thơ tưởng như có tiếng hát êm ái, ngọt ngào, trong trẻo, ngân xa của ai đó vọng lại. Cách so sánh ấy không chỉ làm cho tiếng suối lạnh lẽo, xa xôi, vô hồn bỗng trở nên sống động, trẻ trung mà còn làm cho cảnh rừng yên ắng, tĩnh mịch trở nên có hồn người, xao động. Đêm rừng chiến khu bỗng trở nên gần gũi, thân thương với con người, bỗng mang hơi ấm của sự sống con người. Có lẽ trong đêm khuya thanh vắng, Bác đang mê mải với công việc cách mạng thì tiếng suối ngân lên khiến Người rời bàn viết. Khẽ ngước lên, vẻ đẹp của đêm lại quyến rũ Người. Nét đặc sắc và rất riêng biệt của đêm chiến khu tiếp tục tạo ấn tượng cho thị giác:
"Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa".
Câu thơ vẽ nên một hình ảnh hữu tình, ấm cúng: ánh sáng của trăng bao trùm lên cây cổ thụ, bóng cây đổ xuống lại bao trùm lên hoa. Nếu câu đầu là trong thơ có nhạc (Thi trung hữu nhạc) thì câu thứ hai này là trong thơ có họa (Thi trung hữu họa). Hình ảnh thơ có vẻ đẹp của bức tranh nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối đa dạng. Các sự vật đan lồng vào nhau tạo nên một bức tranh chỉ có hai gam màu sáng tối, trắng đen như nhiều lớp lang, tầng bậc cao thấp lung linh, chập chờn, huyền ảo, sống động mà ấm áp, hòa hợp quấn quýt với hàng chục, hàng trăm sắc hình đa dạng. Trăng - cây cổ thụ - hoa, ba vật thể cách nhau ngàn trùng, cao thấp, lớn bé cùng rất khác nhau nhưng lại đan cài, ôm ấp, nâng đỡ, soi sáng, tôn lên vẻ đẹp của nhau tạo nên một bức tranh nên thơ, sống động, có hồn. Điệp từ "lồng" được nhắc đi, nhắc lại hai lần thật đắt, thật hay bởi nó đã tạo nên âm hưởng ngọt ngào cho câu thơ.
Trong bức tranh đêm hiền hòa, dịu êm như thế xuất hiện hình ảnh con người chưa ngủ. "Chưa ngủ" vì “lo nỗi nước nhà” và cũng vì thế bất chợt bắt gặp và chia sẻ với vẻ đẹp tinh tế của thiên nhiên.
Nếu như trong "Cảnh khuya", thiên nhiên hiện lên là cảnh rừng Việt Bắc chập chờn hai gam màu cơ bản trắng - đen thì trong "Rằm tháng giêng thiên nhiên hiện lên lại là vẻ đẹp lồng lộng, bát ngát trăng vàng giữa dòng sông xuân mênh mang:
"Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên.
Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền".
Bài thơ được Xuân Thủy dịch là:
"Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền"
Bài thơ vẽ nên cảnh đẹp tuyệt vời của đêm nguyên tiêu, vầng trăng mùa Xuân vừa đúng độ tròn, xinh tươi, soi sáng khắp bầu trời cao rộng, trong trẻo, thoáng đãng. Bầu trời và vầng trăng tưởng như không có giới hạn, dòng sông mùa xuân, màu nước mùa xuân nối liền với bầu trời xuân: “Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên”. Điệp từ "xuân” được nhắc đi nhắc lại ba lần mang âm điệu bay bổng, gợi cảm giác trong trẻo, rộng lớn, thảnh thơi, thanh bình, thú vị làm sao! Thủy, nguyệt, thiên vốn là những chất liệu của thi ca cổ nhưng Bác đã có sự sáng tạo đặc biệt tài hoa để làm nổi bật cái thần của bức tranh "nguyên tiêu": tươi sáng, rực rỡ, tràn đầy sức sống của vạn vật, con người.
Giống như phần lớn những bài thơ về thiên nhiên của Bác, “Nguyên tiêu” không thể thiếu vắng hình ảnh con người, và đó là người chiến sĩ cách mạng. Chỉ có khác một điều, trong “Nguyên tiêu”, hình ảnh người chiến sĩ không hiện lên đơn độc mà được thể hiện qua hình ảnh con thuyền cách mạng ấm cúng tình đồng chí, đồng đội:
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền
Hình ảnh đó mở ra cho ta một cánh cửa kỳ diệu khám phá con người Bác: nơi sâu thẳm mịt mù khói sóng rất đỗi thiêng liêng, bí mật mà đẹp như trong huyền thoại, nơi bàn chuyện hệ trọng sống còn của đất nước, vậy mà Người vẫn đắm say tận hưởng một vầng trăng đẹp, một vầng trăng viên mãn. Ở đó, cái thực và cái ảo đan xen, hài hòa: "Yên ba thâm xứ" là ảo, "đàm quân sự" là thực, "nguyện chính viên" là thực; nhưng "nguyệt mãn thuyền" là ảo. Song cái ảo đó chính là chất lãng mạn, chất trữ tình trong thơ Bác. Sau hội nghị quan trọng, quyết định những vấn đề liên quan đến vận mệnh của Đảng, của đất nước; con thuyền, con người hòa quyện với thiên nhiên, thấm đẫm, tràn trề lai láng ánh trăng.
“Cảnh khuya” và “Nguyên tiêu”, tuy hai bài thơ đều viết về trăng ở chiến khu Việt Bắc, nhưng ở mỗi bài vẻ đẹp của trăng lại được người thi sĩ cảm nhận bằng một vẻ riêng. Trăng trong “Cảnh khuya” là ánh trăng đã được nhân hoá. Trăng lồng bóng vào cây cổ thụ để giãi “hoa” (hoa trăng) trên mặt đất. Cảnh vật như hiện ra lồng lộng dưới ánh trăng. Thêm nữa, tiếng suối trong đêm trong trẻo như tiếng ai đang ngân nga hát càng làm cho trăng khuya thêm mơ mộng. Trong khi đó, trăng trong Rằm tháng riêng là trăng xuân, trăng mang không khí và hương vị của mùa Xuân. Cảnh ở đây là cảnh trăng ở trên sông, có con thuyền nhỏ trong sương khói. Nhưng điểm đặc biệt nhất phải nói đến đó là sự chan hoà của ánh trăng như tràn đầy cả con thuyền nhỏ.
Hai bài thơ này được Bác viết trong những năm đầu kháng Pháp vô cùng khó khăn gian khổ. Nhưng ở trong thơ, ta vẫn gặp một chủ thể trữ tình rất yêu thiên nhiên, vẫn ung dung làm việc, vẫn chan hoà cùng ánh trăng thơ mộng của núi rừng. Người lo lắng cho đất nước nhưng trong tâm hồn, Bác vẫn dành cho thiên nhiên những niềm ưu ái, không vì việc quân bận rộn mà Người đành hờ hững, từ chối vẻ đẹp thiên nhiên, điều này nói lên phẩm chất lạc quan và phong thái ung dung của Bác.
Trong bài thơ “Cảnh khuya” thiên nhiên hiện lên sống động, bình dị mà lung linh, huyền ảo biết bao:
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ.
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà".
Mở đầu bài thơ, bằng nghệ thuật so sánh tài tình, tác giả đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên đầy ấn tượng
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa".
Tiếng suối cháy róc rách, văng vẳng mơ hồ khiến nhà thơ tưởng như có tiếng hát êm ái, ngọt ngào, trong trẻo, ngân xa của ai đó vọng lại. Cách so sánh ấy không chỉ làm cho tiếng suối lạnh lẽo, xa xôi, vô hồn bỗng trở nên sống động, trẻ trung mà còn làm cho cảnh rừng yên ắng, tĩnh mịch trở nên có hồn người, xao động. Đêm rừng chiến khu bỗng trở nên gần gũi, thân thương với con người, bỗng mang hơi ấm của sự sống con người. Có lẽ trong đêm khuya thanh vắng, Bác đang mê mải với công việc cách mạng thì tiếng suối ngân lên khiến Người rời bàn viết. Khẽ ngước lên, vẻ đẹp của đêm lại quyến rũ Người. Nét đặc sắc và rất riêng biệt của đêm chiến khu tiếp tục tạo ấn tượng cho thị giác:
"Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa".
Câu thơ vẽ nên một hình ảnh hữu tình, ấm cúng: ánh sáng của trăng bao trùm lên cây cổ thụ, bóng cây đổ xuống lại bao trùm lên hoa. Nếu câu đầu là trong thơ có nhạc (Thi trung hữu nhạc) thì câu thứ hai này là trong thơ có họa (Thi trung hữu họa). Hình ảnh thơ có vẻ đẹp của bức tranh nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối đa dạng. Các sự vật đan lồng vào nhau tạo nên một bức tranh chỉ có hai gam màu sáng tối, trắng đen như nhiều lớp lang, tầng bậc cao thấp lung linh, chập chờn, huyền ảo, sống động mà ấm áp, hòa hợp quấn quýt với hàng chục, hàng trăm sắc hình đa dạng. Trăng - cây cổ thụ - hoa, ba vật thể cách nhau ngàn trùng, cao thấp, lớn bé cùng rất khác nhau nhưng lại đan cài, ôm ấp, nâng đỡ, soi sáng, tôn lên vẻ đẹp của nhau tạo nên một bức tranh nên thơ, sống động, có hồn. Điệp từ "lồng" được nhắc đi, nhắc lại hai lần thật đắt, thật hay bởi nó đã tạo nên âm hưởng ngọt ngào cho câu thơ.
Trong bức tranh đêm hiền hòa, dịu êm như thế xuất hiện hình ảnh con người chưa ngủ. "Chưa ngủ" vì “lo nỗi nước nhà” và cũng vì thế bất chợt bắt gặp và chia sẻ với vẻ đẹp tinh tế của thiên nhiên.
Nếu như trong "Cảnh khuya", thiên nhiên hiện lên là cảnh rừng Việt Bắc chập chờn hai gam màu cơ bản trắng - đen thì trong "Rằm tháng giêng thiên nhiên hiện lên lại là vẻ đẹp lồng lộng, bát ngát trăng vàng giữa dòng sông xuân mênh mang:
"Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên.
Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền".
Bài thơ được Xuân Thủy dịch là:
"Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền"
Bài thơ vẽ nên cảnh đẹp tuyệt vời của đêm nguyên tiêu, vầng trăng mùa Xuân vừa đúng độ tròn, xinh tươi, soi sáng khắp bầu trời cao rộng, trong trẻo, thoáng đãng. Bầu trời và vầng trăng tưởng như không có giới hạn, dòng sông mùa xuân, màu nước mùa xuân nối liền với bầu trời xuân: “Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên”. Điệp từ "xuân” được nhắc đi nhắc lại ba lần mang âm điệu bay bổng, gợi cảm giác trong trẻo, rộng lớn, thảnh thơi, thanh bình, thú vị làm sao! Thủy, nguyệt, thiên vốn là những chất liệu của thi ca cổ nhưng Bác đã có sự sáng tạo đặc biệt tài hoa để làm nổi bật cái thần của bức tranh "nguyên tiêu": tươi sáng, rực rỡ, tràn đầy sức sống của vạn vật, con người.
Giống như phần lớn những bài thơ về thiên nhiên của Bác, “Nguyên tiêu” không thể thiếu vắng hình ảnh con người, và đó là người chiến sĩ cách mạng. Chỉ có khác một điều, trong “Nguyên tiêu”, hình ảnh người chiến sĩ không hiện lên đơn độc mà được thể hiện qua hình ảnh con thuyền cách mạng ấm cúng tình đồng chí, đồng đội:
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền
Hình ảnh đó mở ra cho ta một cánh cửa kỳ diệu khám phá con người Bác: nơi sâu thẳm mịt mù khói sóng rất đỗi thiêng liêng, bí mật mà đẹp như trong huyền thoại, nơi bàn chuyện hệ trọng sống còn của đất nước, vậy mà Người vẫn đắm say tận hưởng một vầng trăng đẹp, một vầng trăng viên mãn. Ở đó, cái thực và cái ảo đan xen, hài hòa: "Yên ba thâm xứ" là ảo, "đàm quân sự" là thực, "nguyện chính viên" là thực; nhưng "nguyệt mãn thuyền" là ảo. Song cái ảo đó chính là chất lãng mạn, chất trữ tình trong thơ Bác. Sau hội nghị quan trọng, quyết định những vấn đề liên quan đến vận mệnh của Đảng, của đất nước; con thuyền, con người hòa quyện với thiên nhiên, thấm đẫm, tràn trề lai láng ánh trăng.
“Cảnh khuya” và “Nguyên tiêu”, tuy hai bài thơ đều viết về trăng ở chiến khu Việt Bắc, nhưng ở mỗi bài vẻ đẹp của trăng lại được người thi sĩ cảm nhận bằng một vẻ riêng. Trăng trong “Cảnh khuya” là ánh trăng đã được nhân hoá. Trăng lồng bóng vào cây cổ thụ để giãi “hoa” (hoa trăng) trên mặt đất. Cảnh vật như hiện ra lồng lộng dưới ánh trăng. Thêm nữa, tiếng suối trong đêm trong trẻo như tiếng ai đang ngân nga hát càng làm cho trăng khuya thêm mơ mộng. Trong khi đó, trăng trong Rằm tháng riêng là trăng xuân, trăng mang không khí và hương vị của mùa Xuân. Cảnh ở đây là cảnh trăng ở trên sông, có con thuyền nhỏ trong sương khói. Nhưng điểm đặc biệt nhất phải nói đến đó là sự chan hoà của ánh trăng như tràn đầy cả con thuyền nhỏ.
Hai bài thơ này được Bác viết trong những năm đầu kháng Pháp vô cùng khó khăn gian khổ. Nhưng ở trong thơ, ta vẫn gặp một chủ thể trữ tình rất yêu thiên nhiên, vẫn ung dung làm việc, vẫn chan hoà cùng ánh trăng thơ mộng của núi rừng. Người lo lắng cho đất nước nhưng trong tâm hồn, Bác vẫn dành cho thiên nhiên những niềm ưu ái, không vì việc quân bận rộn mà Người đành hờ hững, từ chối vẻ đẹp thiên nhiên, điều này nói lên phẩm chất lạc quan và phong thái ung dung của Bác.
Mở bài: Giới thiệu về trường THPT Chuyên Hà Nội-Ams và tình cảm, gắn bó, tự hào về trường mình.
Thân bài: Biểu cảm về ngôi trường qua các khía cạnh như.
Vẻ đẹp của ngôi trường ( khang trang, rộng lớn…)
- Hàng cây hoa sữa xanh tốt, hương thơm ngào ngạt…
Kỉ niệm sâu sắc với ngôi trường.
- Ngày đầu tiên tới trường ( bỡ ngỡ, rụt rè…)
- Kỉ niệm với bạn bè: (chia nhau cái bánh, cái kẹo, giúp đỡ nhau học tập, gắn bó như anh em…)
- Kỉ niệm với thầy cô: dạy dỗ em nên người, hình thành nhân cách, quan tâm tới học sinh, truyền đạt những kiến thức bổ ích…
Công dụng của ngôi trường:
- Cho em kiến thức bao la, rộng lớn. Ngôi nhà thứ hai của em
- Vun đắp tình bạn bè, tình thầy trò ấm áp, thiết tha.
- Nhen nhóm ước mơ và cho ta hành trang thực hiện mơ ước..
Kết bài: Khẳng định tình cảm yêu mến và dù mai sau có đi đâu thì vẫn nhớ về ngôi trường thân yêu.
Tích cực học tập để phát huy truyền thống của nhà trường.
Mở bài: Trên thế giới này,luôn có 1 người luôn luôn tin tưởng,soi sáng, đùm bọc,che chở, săn sóc , động viên tôi, và luôn luôn dõi theo từng bước chân của tôi.Đối với tôi đó là 1 người thật cao cả, thật tuyệt vời, 1 người mà tôi rất ngưỡng mộ. Mang nặng đẻ đau và nuôi tôi khôn lớn từng ngày. Người đó còn dành tất cả những tình cảm yêu thương cho tôi và sẵn sàng hy sinh mọi thứ vì tôi. Đó là 1 thứ tình cảm thiêng liêng ,cao quý. Tóm lại,người đó là mẹ . Là người thân thương nhất của đời tôi
#Nấm
Kết bài:Cảm ơn mẹ mọi thứ. Từ những điều nhỏ nhặt nhất. Công lao của mẹ chắc tôi sẽ k đền đáp nổi nhưng tôi xin hứa sẽ thật cố gắng hk giỏi,... để mẹ tự hào về tôi. Và dù mai sau có đi đâu chăng nữa thì tôi vẫn sẽ nhớ về người mẹ thân thương của tôi..Cảm ơn mẹ rất nhiều...
Tham Khảo:
a. Mở bài
- Dẫn dắt, giới thiệu về cây đa mà em muốn miêu tả:
Cây đa đó được trồng ở đâu? Đã được trồng bao lâu rồi?Cây đa có ý nghĩa, vẻ đẹp ngoại hình ấn tượng như thế nào? Gắn bó với người dân ra sao?b. Thân bài
- Miêu tả cây đa:
Cây đa cao bao nhiêu mét? (nếu không xác định được chiều cao cụ thể, có thể so sánh với các kiến trúc khác, như mái nhà, cột đèn, cổng làng…)Rễ cây đa có đặc điểm như thế nào?Thân cây lớn như thế nào? (so sánh với các sự vật khác, hoặc đo bằng bao nhiêu người ôm…)Lớp vỏ bên ngoài thân cây có màu sắc, đặc điểm như thế nào? Khi chạm vào có cảm giác ra sao?Các cành của cây đa có kích thước như thế nào? Số lượng có nhiều không?Lá cây đa có hình dáng gì? Màu sắc ra sao?- Cây đa và con người:
Cây đa có những công dụng gì giúp ích cho cuộc sống?Mọi người thường làm gì cùng với cây đa? Có những kỉ niệm gì cùng với cây đa?c. Kết bài
Tình cảm , suy nghĩ của em dành cho cây đa