K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 3 2018

Tại Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ nhất tổ chức ở Hà Nội tháng 4 năm 1955, Bác Hồ có nói: “Đoàn kết là sức mạnh vô địch”. Câu nói tuy ngắn gọn nhưng để hiểu chính xác và đầy đủ thì không đơn giản chút nào.

Theo em, đoàn kết là tập hợp các phần tử lẻ tẻ hoặc các bộ phận thành một khối thống nhất. Song thống nhất không có nghĩa là không đấu tranh với những biểu hiện sai trái của mỗi thành viên. Ví như ở lớp, ở trường chúng em đoàn kêt chính là yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, cùng hướng mục tiêu phấn đấu tốt; đồng thời biết góp ý, phê phán những khuyết điểm của bạn để bạn tiến bộ. Đoàn kết được thể hiện bằng động cờ, mục đích đúng đắn vì lợi ích tập thể, phù hợp với sự phát triển chung của xã hội. Nếu tập hợp lại chỉ vì lợi ích nhỏ hẹp của tập thể mà đỉ ngược lại sự phát triển chung của xã hội thì đó là tư tưởng cục bộ, là chủ nghĩa cá nhân.

Nhung tại sao đoàn kết là một sức mạnh vô địch? Có lẽ vì đoàn kết sẽ tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát huy khả năng tiềm tàng của mình, tạo nên một sức mạnh tổng hợp, vĩ đại, không ai địch nổi. Trước hết, đoàn kết làm táng số lượng của cải, vật chất của con người. Có đoàn kết con người mới có sức lao động, có đủ khả năng để xây dựng những công trình lớn. Nhà máy thủy điện Hòa Bình là một minh chứng rõ nhất. Với sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô (cũ) những công nhân Việt Nam và cả những cống nhân Liên Xô cùng chung sức, đồng lòng xây dựng nên nhà máy, mang ánh sầng kì diệu của điện đến nhiều nơi trên đất nước chúng ta. Cũng như vậy, sự đoàn kết các dân tộc trên đất nước Việt Nam đã khiến chúng ta thời nào cũng đương đầu và chiến thắng những lực lượng xâm lược to lớn hơn, được trang bị vũ khí và phương tiện hiện đại hơn.

Đoàn kết còn làm tăng sức mạnh trí tuệ. Chính sự đoàn kết trong nghiên cứu khoa học là nguồn gốc của biết bao thành tựu kĩ thuật. Nhổm kiến trúc sư trẻ do kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào làm trưởng nhóm đã được giải thưởng thế giới năm 1994 về quy hoạch đổi mới làng gốm Bát Tràng. Trong một lần phỏng vấn, nhóm trưởng Hoàng Thúc Hào có nói: “Một trong những nguyên nhân thành công cơ bản là sự thương yêu đoàn kết của toàn nhóm”. Quả thật không sai.

Muốn đoàn kết được các dân tộc trong một nước thì các dân tộc, không phân biệt là dân tộc lớn hay dân tộc nhỏ, đều phải tôn trọng, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau. Nhà nước cần phải ưu tiên tiền của, cơ sở vật chất kĩ thuật cho các dân tộc vùng xa vùng sâu để họ phát triển kinh tế, văn hóa, tiến kịp các dân tộc vùng xuôi. Các dân tộc vùng xuôi cũng dần góp phần xây dựng miền núi, các dân tộc sống trên cùng một nước phải hòa nhập với nhau để xây dựng đất nước vững mạnh. Nhưng một đất nước dù lớn mạnh đến đâu, sống trên cùng hành tinh này cũng không thể tách rời nhân loại mà có thể phát triển phồn vinh mãi được. Các nước cứ tranh chấp nhau liên miên thì trái đất này cũng chẳng có hòa bình hạnh phúc. Cho nên các nước phải đoàn kết với nhau.

Hiểu được câu nói của Bác Hồ, học sinh chúng ta cần phải áp dụng câu nói đó vào thực tiễn rèn luyện thường xuyên. Riêng em, em thấy mình phải luôn có ý thức rèn luyện tinh thần đoàn kết trong công việc của lớp, của trường, cùng nhau xây dựng một tập thể vững mạnh. Trong cuộc sống ở gia đình, phường xóm cũng vậy, phải luôn luôn có ý thức đoàn kết đúng đắn.

Tuy Bác Hồ nói câu nói này vào năm 1955 nhưng tới nay, nó vẫn cồn giá trị hiện thực sâu sắc. Muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội chúng ta phải luôn nhớ thực hiện những lời Bác Hồ dạy.

Ôi ước gi, tất cả các nước trên toàn thế giới biết đoàn kết lại với nhau như năm ngón tay trên một bàn tay thì trái đất này sẽ tươi đẹp biết bao, yên vui, hạnh phúc biết bao!

30 tháng 3 2018

Đối với thanh thiếu niên chúng ta, Bác Hồ luôn luôn yêu cầu chỉ bảo, dìu dắt với thái độ bao dung, trìu mến, nâng đỡ. Bác rất mong muốn thế hệ trẻ luôn rèn luyện mình để thành người toàn diện. Bác khuyên chúng ta phải tu dưỡng, trau dồi cả đức lẫn tài. Trong một cuộc nói chuyện với học sinh, Bác nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.

Chúng ta hiểu lời dạy trên đây của Bác như thế nào và thực hiện lời dạy quý báu đó ra sao?

Tài là gì? Đức là gì?

Tài hay tài năng chính là sự nổi bật về một lãnh vực nào đó, một phần nhờ năng khiếu bẩm sinh kết hợp với phần lớn là sự chăm chỉ học tập và chuyên cần rèn luyện. Có tài nghĩa là có kiến thức, có kĩ năng, kinh nghiệm, sáng kiến đểhoàn thành công việc được giao trong một thời gianngắn nhất, có hiệu quả nhất, dù trong hoàn cảnh khó khăn, tình huống nan giải hay phức tạp dường nào. Trong lãnh vực nào, cũng có người đầy tài năng. Trong y học, người bác sĩ phẫu thuật dùng đường dao tài hoa của mình giành lại sinh mệnh của bệnh nhân từ tay thần chết trong các ca cấp cứu hiểm nguy. Trong học tập, một học sinh có thểdùng tài trí của mình để giải bài toán, bài tập một cách ngắn gọn, nhanh chóng và hiệu quả nhất. Còn biết bao lĩnh vực nữa, không thể kể hết được.

Còn đức là gì? Đức chính là tư cách, là phẩm chất, là giá trị của con người trong cuộc sống. Đức theo quan niệm hiện nay là hết lòng phục vụnhân dân, có tư cách đạo đức, tác phong tốt, biết tôn trọng, bảo vệ nguyên tắc, chân lí, dũng cảm đấu tranh cho sự trung thực, kiên quyết đâu tranh phê phán những sai lầm tiêu cực trong đời sống xã hội. Nói về đức hay đạo đức, không những riêng người Việt Nam ta mà cả thếgiới đều khâm phục đạo đức Hồ Chí Minh. Bác Hồ đói với mọi người là một tâm gương đạo đức vĩ đại: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Cả một đời Bác hi sinh quên mình vì độc lập tự do của dân tộc vì hạnh phúc của giống nòi, Bác sống vì Tổ quốc, vì mọi người. Học tập Bác, noi theo gương sáng của Người, trong cuộc sống chung quanh ta không thiếu các tấm gương hi sinh của các chiến sĩ bộ đội, công an dũng cảm chiến đấu tiêu diệt kẻ thù, kẻ gian, cứu người lâm nạn, quên cả bản thân mình. Gần gũi hơn, trong lớp của em cũng không ít bạn là gương sáng về đạo đức của người học sinh, xứng đáng là cháu ngoan của Bác Hồ. Các em luôn giữ đúng mẫu mực, lễ độ với thầy cô giáo, khiêm tốn giúp đỡ bạn hữu trong học tập và sinh hoạt, sẵn sàng mạnh dạn góp ý phê bình xây dựng các. bạn yếu kém, biếng lười.

Tài và đức vừa giải thích trên chính là phẩm chất và năng lực, hai mặt của giá trị một con người. Hai mặt này đều cần thiết không thểthiếu được. Đúng như lời Bác Hồ đã dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng”. Vì sao? Bởi lẽ có tài mà giấu kín không đem ra phục vụ nhân dân đất nước thì đúng là không dùng được rồi chứ gì. Hơn thế nữa, có tài mà làm việc tiêu cực, xấu xa vô đạo đức thì chẳng những vô dụng mà còn có tội đối với đất nước và nhân dân nữa. Người càng có tài mà vô đạo đức bao nhiêu thì tác hại đối với xã hội càng lớn lao bấy nhiêu. Một cán bộ nhà nước, tổchức và quản lí giỏi, nhưng tư túi, tham ô, hối lộ thì thiệt hại lớn tài sản xã hội chủ nghĩa, tài sản nhân dân, ngẫm lại đâu có ích gì. Một học sinh có khả năng học tập những hỗn láo, ý thức tổchức kỉ luật yếu kém thì trước sau gì cũng đi đến chỗ hư hỏng, chẳng có tác dụng tích cực gì đến bạn hữu trong lớp.

Trái lại, có đức mà không có tài thì đúng như Bác Hồ đã dạy: làm việc gì cũng khó. Bởi vì công việc hàng ngày đòi hỏi con người phải có kiến thức chuyên môn, phải thông minh, nhạy bén nhận định công việc đểnhanh chóng giải quyết một cách có hiệu quả nhất, không có tài nhất định không làm được, công việc tất yếu sẽ đình trệ, gâythiệt lớn cho sản xuất và đời sống. Rõ ràng là dù có đức sẵn lòng làm việc tốt nhưng không có tài, thiếu năng lực làm việc thì mọi ý định tốt đẹp cũng đều không thểtrở thành hiện thực được. Một công nhân tác phong đạo đức tốt nhưng kĩ thuật, nghiệp vụ không am tường thấu đáo, thì dẫn tới năng suất công việc thụt lùi. Cùng vậy, một học sinh hạnh kiểm tốt nhưng học kém thì làm sao phát huy tác dụng của mình đến với bạn khác được.

Đức và tài hai mặt giá trị của một con người có quan hệ bổ sung hỗ trợ chặt chẽ cho nhau. Có đức lẫn tài thì con người toàn diện, hiệu quả công tác mới cao. Trong hai mặt đức và tài, đức là yếu tố quyết định, nhưng đức không phải là cái gì trừu tượng, mơ hồ mà phải được thể hiện cụ thể trong việc hoàn thành tốt công việc với năng suất chất lượng và hiệu quả cao.

Thấm nhuần lời dạy của Bác, chúng ta phải suy nghĩ và hành động như thế nào để làm theo lời dạy đó.

Ngày nay, trong nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước theo hướng dân giàu nướcmạnh của công việc đổi mới do Đảng lãnh đạo, đòi hỏi chúng ta phải chăm lo rèn luyện toàn diện cả đức lẫn tài. Không thểthờ ơ trách nhiệm, chạy theo lối sống hưởng thụ, sa đọa, thiếu đạo lí. Thanh thiếu niên Việt Nam chúng ta phải không ngừng nuôi dưỡng phẩm chất đạo đức: “Điều gì phải thì cố làm cho kĩđược, dù là việc nhỏ. Điều gì trái thì hết sức tránh, dù là một điều trải nhỏ” (Bác Hồ). Ngoài ra, chúng ta còn phải đặc biệt tích cực học tập, học văn hóa, khoa học kĩ thuật và tiếng nước ngoài để đủ khả năng tiếp cận với trình độ tiên tiến của thời đại ngày nay.

Lời dạy của Bác thật vô cùng quý báu và sâu sắc. Qua đó, chúng ta hiểu Bác quan tâm đến thế hệ cách mạng của đời sau biết nhường nào!

Là mầm non của cách mạng, em thấy mình cần phải không ngừng tu dưỡng phẩm chất đạo đức, rèn luyện nhân cách, cố gắng để luôn luôn là một con ngoan trò giỏi, một đội viên tốt. Chỉ có thể làm như thế mới xứng đáng với tình thương yêu, sự quan tâm sâu sắc vô vàn của Bác đối với thiếu niên nhi đồng chúng em.

Bài tập: Lập dàn ý chi tiết cho các đề sau:a. Nhân dân ta thường khuyên nhau:Anh em như chân với tayRách lành đùm bọc, dở hay đỡ đầnHãy giải thích câu ca dao đó?b. Ca dao xưa có câu:Bầu ơi thương lấy bí cùngTuy rằng khác giống nhưng chung một giànHãy giải thích câu ca dao đó?c. Nói về lòng yêu nước, nhà văn I-li-a Ê-ren-bua có câu nói nổi tiếng:“Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải...
Đọc tiếp

Bài tập: Lập dàn ý chi tiết cho các đề sau:
a. Nhân dân ta thường khuyên nhau:
Anh em như chân với tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần
Hãy giải thích câu ca dao đó?
b. Ca dao xưa có câu:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Hãy giải thích câu ca dao đó?
c. Nói về lòng yêu nước, nhà văn I-li-a Ê-ren-bua có câu nói nổi tiếng:
“Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-
ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ
quốc”
Em hiểu câu nói trên như thế nào? Theo em, khi ngồi trên ghế nhà trường, ta nên
thể hiện tình yêu quê hương, đất nước như thế nào?
d. Bài thơ “Quê hương” của Đỗ Trung Quân có đoạn:
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
Em hãy giải thích ý nghĩa những câu thơ trên và nêu rõ vai trò, tác dụng của tình
yêu quê hương, đất nước đối với cuộc sống tâm hồn của mỗi con người?
e. Chủ tịch Hổ Chí Minh có nói: Đoàn kết là sức mạnh vô địch. Em hiếu thế
nào là đoàn kết? Tại sao đoàn kết lại có sức mạnh vô địch ? Em phải làm gì để

6

thực hiện lời dạy đó ?
f. Tục ngữ xưa có câu :
Đất rắn trồng cây khẳng khiu,
Những người thô tục nói điều phàm phu.
Em hãy giải thích câu tục ngữ đó và nêu giá trị của nó trong việc nhắc nhở
thanh thiêu niên xây dựng phong cách sống văn minh trong thời đại ngày nay
g. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
Hãy giải thích và làm rõ ý nghĩa của câu tục ngữ trên bằng một số bài học bổ
ích mà Dế Mèn (nhân vật chính trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài)
học được trong quá trình phiêu lưu đó đây.
h. Giải thích về sức mạnh của niềm tin
i. Giải thích câu tục ngữ “Giấy rách phải giữ lấy lề”
j. Giải thích câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn".
k. Bác Hồ dạy chúng ta: “Điều gì phải thì cố làm cho kì được, dù là việc
nhỏ. Điều gì trái thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ”. Em hiểu lời dạy trên
đây của Bác như thế nào?
l. Ông cha ta thường nói: “Có học phải có hành” Em có ý kiến gì về lời dạy tren

0
20 tháng 2 2018

DÀN Ý

I. Mở bài

– Giới thiệu Hồ Chủ tịch

– Giới thiệu câu Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết

II. Thân bài

A. Giải thích

– Ý nghĩa cua câu nói là gì?

– Tại sao đoàn kết sẽ thành công?

B. Chứng minh: 

– Hội nghị Diên Hồng đời Trần

– Toàn dân và Trần Quốc Toản

– Thế kỉ 20

+ Toàn dân chống Pháp 

+ Kháng chiến chống Mĩ

+ Xây dựng thủy điện Trị An, Sông Đà, dầu khí Vũng Tàu, nông trường cao su Lộc Ninh

+ Các công trình xây dựng kinh tế mới.

III. Kết bài

– Lời khuyên của Bác vẫn còn giá trị trong thời đại mới

Tham khảo nha ! 

19 tháng 12 2016

1.Mở bài:
- Giới thiệu chung
- Giới thiệu khái quát cảm nghĩ của mình
2.Thân bài:
*Dựa trên sự phân tích giá trị nghệ thuật, giá trị nội dung bằng các từ biểu cảm để bộc lộ tình cảm, cảm xúc
- Câu thơ đầu: Tiếng suối trong như tiếng hát xa
+ Trong sự yên tĩnh của rừng đêm, tiếng suối vọng lại càng trong trẻo và vang xa hơn.
+ Cách Bác so sánh "tiếng suối" với "tiếng hát" thật mới mẻ, làm cho tiếng suối gần gũi với con người lại trẻ trung, đầy sức sống
- Câu thơ thứ 2: Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
+ Câu thơ là 1 bức trnh tuyệt đẹp: ánh trăng bao trùm lồng vào vòm cây cổ thụ, bóng trăng bóng cây lại lồng vào bóng hoa tạo nên 1 hình ảnh lung linh, chập chờn với muôn hình nét đa dạng
+ Với điệp từ "lồng", nghệ thuật đan kết, bức tranh chỉ có 2 màu sắc: sáng và tối, 7 chữ trong câu thơ mà vẽ ra đc 1 cảnh có nhìu đg` nét, hình khối, tầng lớp. Những hình ảnh ấy quấn quít bởi âm hưởng của hai từ "lồng" trong 1 câu thơ.
- Hai câu cuối:
" Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"
+ Diễn tả trực tiếp tâm trạng của nhà thơ trước cảnh đêm trăng đẹp như bức tranh ấy.Nhà thơ làm sao có thể hờ hững đc. Nhà thơ đã hòa tâm hồn mình với tiếng suối với ánh trăng
+ Từ chưa ngủ đc lặp lại mở ra 1 chiều sâu mới cho tâm trạng của Bác - con người đang thao thức trong đêm khuya này vẫn còn 1 nỗi niềm lớn lao: nỗi lo cho nc, cho dân những ngày đầu đầy khó khăn, gian khổ của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
3.Kết bài
- Khẳng định lại cảm nghĩ 1 lần nữa
- Nêu tình cảm, cảm xúc của em đối với Bác.

19 tháng 12 2016

Dàn ý cảm nghĩ bài thơ "RẰM THÁNG GIÊNG "
I/Mở bài : - Giới thiệu những hiểu biết về Bác Hồ
- Giới thiệu bài thơ " Rằm tháng giêng " và cảm nghĩ khái quát về bài thơ

II/Thân bài :
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài thơ
Rằm xuân lồng lộng trang soi
- Thời gian và không gian trong 2 câu thơ đầu tràn ngập vẻ đẹp và sức xuân
- Rằm xuân -> mặt trăng tròn đầy , ánh trăng bao trùm vạn vật trong đêm nguyên tiêu -> có cảm giác ánh trăng chưa bao giờ đẹp và tròn như thế

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
- Dưới ánh trăng , điệp từ "xuân" gợi hình ảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống của mùa xuân : cây cối , sông nước , bầu trời , mây gió ,... trong đêm rằm đầu năm .
- Cảnh vừa có chiều cao của ánh trăng vừa có chiều rộng của sông nước " tiếp" giáp với bầu trời -> tạo ra không gian bao la vô tận - 2 câu thơ không tả mà giàu sức gợi hình ảnh , gợi màu sắc dù nó là bức tranh về cảnh khuya có 2 gam màu trắng và đen , sáng tối -> người đọc thích thú khi hình dung cảnh đêm xuân đẹp bao nhiêu thì càng cảm phục cái tài thơ của Bác bấy nhiêu ...

Giữa dòng bàn bạc việc quân
- Chuyển ý
- Trong khung cảnh nên thơ ấy , giữa nơi mịt mù khói sóng Bác Hồ đang làm gì ? Ánh trăng tuyệt đẹp kia không thể làm Bác xao lãng việc nước , việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

- Khuya rồi vậy mà trăng vẫn " mãn thuyền" vẫn ngân nga đầy thuyền , trăng tràn ngập khắp nơi , tràn cả không gian rộng lớn , vẫn chờ , vẫn đợi cho dù Bác có bận đến đâu - Thuyền lờ lững xuôi dòng trong đêm co trăng đồng hành như một người bạn chung thủy sâu sắc -> thật hạnh phúc
- Trăng gắn bó với người nghệ sĩ biết thưởng lãm , biết trân trọng vẻ đẹp của trăng - Trong hoàn cảnh đất nước còn khó khăn gian khổ , ta vẫn cảm nhận sự hòa hợp kì diệu giữa cảnh và người -> thể hiện phong thái ung dung , tinh thần lạc quan của Bác về tương lai đât nước tươi sáng -> kính yêu Bác hơn

III/ Kết bài :
Bài thơ "Rằm tháng giêng" giúp em hình dung một cách cụ thể bức tranh đêm trăng trên sông nước thật đẹp , hiểu thêm tấm lòng yêu dân , yêu nước , yêu thiên nhiên sâu sắc của vị lãnh tụ vĩ đại , vị cha già kính yêu của dân tộc

2 tháng 4 2020

DÀN Ý CHI TIẾT BÀN VỀ TINH THẦN ĐOÀN KẾT

I. Mở bài

- Đoàn kết là sức mạnh, tinh thần đoàn kết là truyền thống quý báu của ông cha ta để lại và được thế hệ sau tiếp nối, sự đoàn kết đã nhiều lần giúp đất nước vượt qua cảnh hiểm nghèo.

II. Thân bài

1. Giải thích

- Đoàn kết là tập hợp của nhiều lực lượng khác nhau tạo thành một khối vững chãi, từ đó thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ riêng để đi đến thành công. Sự đoàn kết chính là tập thể vững mạnh, khối thống nhất sẽ tạo nên sức mạnh to lớn.

Tinh thần đoàn kết là sự gắn kết, sự liên kết bền chặt giữa các cá nhân trong một tập thể để trải qua hoặc hoàn thành những giai đoạn khác nhau của cuộc sống.

2. Biểu hiện tình đoàn kết

* Khi có chiến tranh

- Đất nước và người dân cùng đồng lòng đồng sức đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ vững biên cương bờ cõi (nêu ra thêm các cuộc đấu tranh của dân tộc từ thời phong kiến và lịch sử hiện đại nhân dân chống Pháp, Mỹ).

* Khi hòa bình

- Khôi phục đất nước bị tàn phá sau chiến tranh, cả về mặt kinh tế lẫn xã hội.

- Chung tay xây dựng đất nước, kinh tế xã hội, văn hóa phát triển và hội nhập với quốc tế sâu rộng.

- Khi có thiên tai, dịch bệnh, lũ lụt người dân trong cả nước ủng hộ, quyên góp sức người sức của khôi phục cuộc sống người dân trong cả nước.

- Đảng và nhân dân cùng nhau xây dựng khối đại đoàn kết, ngăn chặn các thế lực thù địch chống phá, bảo vệ độc lập chủ quyền biển đảo quê hương.

3. Ý nghĩa, sức mạnh của tinh thần đoàn kết

– Đoàn kết không chỉ là tập hợp lực lượng thành một khối thống nhất mà phải thống nhất về tư tưởng, hành động, mục tiêu cụ thể.

– Đoàn kết là các thành viên phải tương trợ, giúp sức lẫn nhau cùng nhau giải quyết các khó khăn, thử thách để đi đến thành công.

– Đoàn kết là sức mạnh to lớn, chất keo gắn kết còn người tạo nên sức mạnh vượt trội.

- Tinh thần đoàn kết giúp cho con người cảm thấy bản thân mình không bị lạc lõng, luôn có động lực để phấn đấu tới những điều tốt đẹp hơn.

- Tinh thần đoàn kết giống như một tấm lá chắn lớn giúp con người vững bước vượt qua những khó khăn, thách thức trong cuộc sống.

4. Bài học nhận thức và hành động

- Làm sao có được sự đoàn kết ?

+ Mỗi cá nhân nên đặt lợi ích chung hàng đầu, phấn đấu cống hiến hết mình vì tổ chức.

+ Hiểu rõ sức mạnh đoàn kết và cố gắng phát huy tinh thần đó trong tổ chức, tập thể.

- Lên án người không có sự đoàn kết:

+ Phê phán các cá nhân sống ích kỉ, hẹp hòi, chỉ nghĩ cho bản thân mình, tự tách mình khỏi xã hội.

+ Phê phán những kẻ âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc với mục đích xấu, trục lợi cho cá nhân.

III. Kết bài

- Đoàn kết là giá trị tinh thần quý báu mà cha ông ta đã để lại cho thế hệ sau, mỗi chúng ta phải biết kế thừa và phát huy tinh thần đoàn kết sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, chông gai và đi đến thành công.

Tham Khảo

30 tháng 11 2016

*Mở bài:

- Giới thiệu bài thơ " Cảnh khuya" của Hồ Chis Minh

Viết năm 1957 tại chiến khu Việt Bắc

- Trong hoàn cảnh kháng chiến gian khổ, Bác Hồ vẫn tràn đầy cảm hứng trước đêm trăng huyền ảo

*Thân bài:

-Cảm nhận về cảnh đêm trăng rừng thơ mộng nơi núi rừng Việt Bắc

+Hình ảnh tiếng suối chảy văng vẳng khi gần, khi xa ... trong đêm thanh tĩnh

+Ánh sáng lọt qua kẽ lá tạo nên một khung cảnh huyền ảo

+Nghệ thuật so sánh, điệp từ, lấy động để tả tĩnh , bức tranh có cả chiều rộng, chiều dài, chiều xa

-Tâm trạng của nhà thơ trong đêm trăng đệp đó

+Say sưa với cảnh thiên nhiên trong trẻo, kì diệu

+Ý thức trách nhiệm cao với đất nước, với cuộc kháng chiến

-Cảm xúc của em về cảnh thiên nhiên tươi đẹp và tâm tình của nhà thơ trong tác phẩm

*Kết bài:

-Khẳng định " Cảnh khuya" là một bài thơ đặc sắc, ở đó có sự kết hợp hài hòa giữa cảnh và tình, kết hợp giữa màu sắc cổ điển và màu sắc trung đại

-Bài thơ bộc lộ tâm hồn tinh tế nhạy cảm, ý thức trách nhiêm của vị lãnh tụ đối với đất nước trong hoàn cảnh gian nan

30 tháng 11 2016

I. Mở bài phân tích bài thơ Cảnh khuya

– Dẫn dắt:
+ Bác Hồ là nhà thơ lớn của dân tộc. Bác vừa đánh giặc vừa làm thơ.
+ Trong kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954) Hồ Chủ tịch sống và hoạt động tại chiến khu Việt Bắc. Người có viết một số bài thơ chữ Hán (Thu dạ, Nguyên tiêu, Báo tiệp,…) và thơ tiếng Việt (Cảnh rừng Việt Bắc, cảnh khuya, Đi thuyền trên sông Đáy…).
Thu đông 1947, chiến dịch Việt Bắc diễn ra vô cùng ác liệt. Trong hoàn cảnh lịch sử hào hùng ấy, Bác Hồ đã viết “Cảnh khuya”.
-Trích dẫn:
“cảnh khuya” là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”.
– Chủ đề:
Bài thơ tả cảnh khuya suối rừng Việt Bắc, thể hiện niềm thao thức “lo nỗi nước nhà” của nhà thơ Hồ Chí Minh.

II. Thân bài phân tích bài thơ Cảnh khuya

Hai câu đầu: Bức tranh thiên nhiên cảnh khuya suối rừng.
– Câu 1 tả tiếng suối chảy trong đêm khuya, tiếng suối rì rầm nghe rất “trong”, rất êm đềm. So sánh tiếng suối với tiếng hát xa, nhà thơ đã làm cho cảnh khuya không hoang vắng mà mang sức sống ấm áp của con người. Nghệ thuật lấy động để tả tĩnh, lấy tiếng suối chảy để làm nổi bật cảnh khuya thanh vắng. Đó là thủ pháp nghệ thuật của Đường thi: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”.
Liên tưởng mở rộng:
+ “Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”
(‘‘Côn Sơn ca” – Nguyễn Trãi)
+ “Cũng có lúc chơi nơi dặm khách
Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo”
(“Khóc Dương Khuê” – Nguyễn Khuyến)
– Câu 2 tả trăng, cổ thụ và hoa. Cảnh khuya núi rừng Việt Bắc đẹp thơ mộng, hữu tình. Chữ “lồng” được điệp lại hai lần gợi lên sự giao hòa, quấn quýt giữa cảnh vật. Thiên nhiên tạo vật được nhân hóa mang tình người. Cách tả, cách nhìn của nhà thơ đối với thiên nhiên tạo vật rất ấm áp, âu yếm yêu thương. Câu thơ trăng tràn ngập ánh sáng. Nghệ thuật lấy tối (bóng cổ thụ) để tả sáng (trăng, hoa) cũng là bút pháp Đường thi rất điêu luyện, tinh tế:
“Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”
Liên tưởng mở rộng:
“Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm
Nguyệt lồng lioa, hoa thắm từng bông.
Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu !”
(“Chinh phụ ngâm”)
Cảnh khuya chiến khu Việt Bắc với bốn nét vẽ (suối, trăng, cổ thụ, hoa) chấm phá, tả ít gợi nhiều làm hiện lên cái hồn cảnh vật núi rừng một đêm thu về khuya hơn 50 năm về trước, “cảnh khuya” mang vẻ đẹp cổ điển. Nó biểu hiện một tâm hồn thanh cao, một phong thái ung dung tự tại, một tình yêu thiên nhiên chan hòa, dào dạt của nhà thơ Hồ Chí Minh trong kháng chiến gian khổ.
Hai câu thơ 3, 4 thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình của thi nhân:
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”.
– Hai chữ “chưa ngủ” là nỗi thao thức, là tâm trạng. “Chưa ngủ” vì “cảnh khuya như vẽ” đã dẫn hồn thi nhân vào cõi mộng say trăng, say thiên nhiên. “Chưa ngủ” còn vì một nỗi sâu xa hơn vì “lo nỗi nước nhà”. Hai câu cuối bài “cảnh khuya” đã diễn tả một cách bình dị mà thấm thía tình yêu thiên nhiên thiết tha, tình yêu nước sâu nặng của Bác Hồ. Ở đây tâm hồn thi sĩ đã chan hòa với lí tưởng chiến sĩ như Bác đã nói: “Một ngày mà Tổ quốc chưa được thống nhất, đồng bào còn chịu khổ, là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên”.
– Hai chữ “chưa ngủ” cuối câu 3 được điệp lại ở đầu câu 4, trong thi pháp cổ gọi là biện pháp liên hoàn, có tác dụng làm cho thơ liền mạch, giàu nhạc điệu, đồng thời diễn tả âm điệu “chưa ngủ” triền miên, nhịp nhàng như dòng chảy của cảm xúc, của tâm tình giữa cảnh khuya suối rừng.
-Tâm trạng “lo nỗi nước nhà” là tình cảm “ưu ái” của Hồ Chủ tịch, rất sâu sắc mãnh liệt, được nói đến nhiều trong thơ văn của Người thời kháng chiến:
“Lòng riêng riêng những bàn hoàn
Lo sao khôi phục giang san Tiên Rồng”
(“Đi thuyền trên sông Đáy” – 1949)

III. Kết bài phân tích bài thơ Cảnh khuya

– “Cảnh khuya” là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất, hay nhất của chủ tịch Hồ Chí Minh.
– Vẻ đẹp màu sắc cổ điển kết hợp tài tình với tính thời đại.
– Cảm hứng thiên nhiên trữ tình hòa hợp, chan hòa với cảm hứng yêu nước.
– Bài thơ phản ánh một tâm hồn thanh cao, một phong thái ung dung tự tại của một nhà thơ chiến sĩ suốt đời hy sinh phấn đấu cho độc lập, tự do của đất nước
và hạnh phúc của nhân dân. “Cảnh khuya” là bài tứ tuyệt kiệt tác mênh mông, bái ngát tình.

28 tháng 4 2019

Để trở thành người có ích cho xã hội, chúng ta cần phải có những phẩm chất nào? Có trí tuệ siêu việt hay là phải có đạo đức tuyệt vời cao cả? Trong một cuộc nói chuyện với học sinh, những người đang ra sức rèn luyện để trở thành công dân có ích cho xã hội, Hổ Chủ tịch đã nói: Có tài mà không có đức là người vô dụng. Cô đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.

giai thich cau noi co tai ma khong co duc la nguoi vo dung

giai thich cau noi co tai ma khong co duc la nguoi vo dung

Cậu nói của HỒ Chủ tịch đã khẳng định giá trị cơ bản của một con người là tài và đức. Trong ý kiến của Bác, tài chính là tài năng, là kiến thức, là hiểu biết, là kĩ năng kĩ xảo, là kinh nghiệm sống để con người có thể hoàn thành công việc của mình một cách tốt nhất, đặc biệt là trong những hoàn cảnh khó khăn, những tình huống phức tạp.

Đức chính là đạo đức, là tư cách tác phong, là lòng nhiệt tình, là những khát vọng chân thiện, mĩ… Người có đức biết tôn trọng và bảo vệ chân lí, dám đấu tranh với sai lầm, sẵn sàng hi sinh quyển lợi cá nhân cho quyền lợi của tập thể.

Tài và đức là những phạm trù khác nhau nhưng gắn bó chặt chẽ không thể tách rời. Có tài mà không có đức là người vô dụng, bởi vì tài năng đó không được sử dụng để phục vụ nhân dân mà chỉ để mưu cầu lợi ích cho cá nhân thì cũng trở thành vô ích. Người ta không thể sống một mình, càng không thể tách rời giạ đình, bạn bè, giai cấp, dân tộc và đồng loại.

Giá trị của một con người được xem xét trên cơ sở những đóng góp hữu ích đối với cộng đồng. Người ích kỉ là người không quan tâm đến quyền lợi củà người khác. Nếu có tài, họ cũng chỉ tìm cách sao cho có lợi cho mình. Người có tài mà phản bội Tổ quốc, đi ngược lại lợi ích của nhân dân thì chẳng những vô dụng mà còn cố tội. Người càng có tài mà kém đạo đức thì tác hại gây ra cho gia đình và xã hội càng lớn.

Nhưng nếu chỉ có đức mà không có tàj thì làm việc gì cũng khó. Có đức, tức là có khát vọng hành động, cống hiến vì lợi ích của mọi người nhưng kiến thức ít ỏi và năng lực kém thì những ý định dù tốt đến đâu cũng khó trở thành hiện thực. Tài năng giúp cho con người lao động có hiệu quả. Thiếu tài năng, người ta phải làm việc rất vất vả mà chất lượng công việc lại không cao.

Rõ ràng là giá trị của con người phải bao gồm cả tài và đức. Đức và tài bổ sung, hỗ trợ cho nhau để con người trở thành toàn diện, đạt hiệu quả cao trong quá trình làm việc và cống hiến. Nhưng trong ý kiến của Hổ Chủ tịch, rõ ràng vị trí của đức được coi là hàng đầu, là yếu tố quyết định. Chính vì thế, thiếu đức con người trở thành vô dụng, thiếu tài người ta làm việc gì cũng khó.

Cách nói của Bác rất giản dị và cụ thể, giúp ta nhận thức đúng đắn hơn về vai trò quan trọng của đức trong phẩm chất của mỗi con người.

Để trở thành công dân hữu ích, chủ nhân xứng đáng của đất nước trong tương lai, ngay từ tuổi học sinh, chúng em phải không ngừng học tập, tu dưỡng. Như vậy mới có đủ đức và tài – tiêu chuẩn của con người mới như Bác Hồ hằng mong ước.

2 , 

Nhắc đến M. Gorki ta không chỉ nhắc đến sự vĩ đại của một nhà văn hiện thực xã hội Chủ nghĩa mà còn nhớ đến một tấm gương sáng chói trong việc tự học thành tài. Trên con đường tự học đầy gian khổ của nhà văn, sách là người bạn lớn thân thiết và gắn bó. Nhà văn từng nói: "Sách mở rộng ra trước mắt tôi những chân trời mới". Câu nói vô cùng giản dị mà chứa đựng những ý nghĩa sâu xa.

Sách là kiến thức của con người đã được tích luỹ, chọn lọc, tổng hợp, là kho tàng vô tận chứa biết bao nhiêu điều có ích. Sách là những suy nghĩ, những ước mơ, hoài bão, những tình cảm mà con người muốn được cùng chia sẻ. Sách thật sự kỳ diệu và từ xa xưa, con người đã biết đến sự kỳ diệu đó.

Khi nền văn hoá chưa tiến bộ, máy in chưa ra đời, thậm chí cả giấy bút cũng chưa có, con người đã nghĩ ra một điều gì đó tương tự như "sách". Người Ai Cập cổ đại cũng dùng đất sét để ghi những lưu trữ cần thiết. Người Trung Quốc thì dùng mực viết lên các thẻ tre. Người Pháp thì lại dùng các tấm da dê... Đó chính là những hình thức đầu tiên của sách. Người ta đã nhận thấy tầm quan trọng của sách, họ cần sách để giữ lại những kinh nghiệm sống, những câu chuyện lịch sử... để truyền lại cho đời sau.

Ngày nay, khi nghề in đã vô cùng phát triển, hàng ngàn cuốn sách ra đời nhưng con người vẫn không mất đi hứng thú khi lật lại những trang sách cổ. Họ tìm tòi ý nghĩa của các hình vẽ, các loại chữ cổ để biết được thêm về đời sống ngày xưa. Bây giờ, ngôn ngữ của các nước khác nhau đều được mọi người biết đến, yêu thích và học hỏi; thì các cuốn sách lại càng được quý trọng. Không phải vì ngẫu nhiên mà một quyển sách lại được dịch ra nhiều thứ tiếng, đó là để mọi người hiểu nhau hơn, biết đến các tập tục, các kinh nghiệm... của nước bạn. Dường như sách đã vượt qua mọi không gian, mọi thời gian gắn kết mọi người với nhau.

Sách đã mở ra trước mắt ta một chân trời mới! Thật vậy, khi đọc những cuốn sách khoa học thì ta mới biết được ngoài trái đất thân yêu của chúng ta là một vũ trụ bao la rộng lớn. Những công nghệ khoa học hiện đại ở các nước tiên tiến cũng đều được viết vào sách, không chỉ có sách khoa học mà còn rất nhiều thể loại sách nữa như: sách văn học, sách xã hội, sách kinh tế, sách lịch sử... Chúng giúp ta trả lời các câu hỏi: Đỉnh núi nào cao nhất trên thế giới? Tại sao người Ai Cập biết ướp xác? Có phải từ mặt trăng ta có thể nhìn thấy Vạn lý trường thành hay không? Hay như trái đất có hình gì? Tại sao bóng đèn lại phát sáng?... Sách xã hội giúp ta hiểu biết được phong tục tập quán, dân số và rất nhiều điều kì lạ của một đất nước rất nhỏ bé hay cả một châu lục nào đó. Còn sách văn học thì làm chúng ta tìm lại chính mình, biết được những suy nghĩ riêng của mình. Qua những trang sách văn học, ta cảm nhận được một thứ tình cảm đẹp trong sáng và cả những nỗi khổ, hạnh phúc của những con người trong những hoàn cảnh khác nhau. Sách văn học luôn luôn biến đổi một cách kỳ ảo, dẫn con người từ tác phẩm này sang tác phẩm khác, giúp con người hiểu thêm về nhau, về hoàn cảnh, tập tục của nhau. Họ cùng chia sẻ những tình cảm vui buồn. Con người tìm được sự đồng cầm sâu sắc trong mỗi trang sách, quan trọng hơn nữa họ có thế tìm thấy chính mình ẩn đâu đây trong những áng văn thơ bất tận. Con người chợt thấy mình lãng mạn hơn, hay hiện thực hơn.

Trên thực tế, có những trang sách được cả triệu triệu người biết đến. Đó là những trang sách của Galilê giúp con người hiểu biết thêm về trái đất. Sách của Đácuyn càng làm rõ hơn về các loài sinh vật, sách của Êđixơn nói vể các hiện tượng vậy lý, về bóng đèn, đầu xe hoả... mà sau này ứng dụng rất nhiều trong thực tế. Sách của Mác, Lênin đã giúp cho con người nhận thức được tầm quan trọng của tự do, đã phần nào đóng góp trong những cuộc cách mạng nổ ra giành lại hòa bình dân tộc. Ta đọc thơ V. Hugô, Lý Bạch. Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du... để biết được cuộc sống xưa kia và tâm tư tình cảm của tác giả. Đọc truyện cổ Grim, truyện cổ tích Anđécxen, truyện ngụ ngôn La Phôngten để thấy được cách suy nghĩ của con người đổng thời rút ra bài học quý giá.

Học sinh ngày nay, bạn đồng hành đi học là sách vật lý, sách văn học, sách toán, sách kỹ thuật... đủ để cho thấy sách không thể thiếu trong đời sống. Sách cho con người tri thức, sách là hành trang cho con người bước vào đời. Có sách vật lý thì học sinh mới biết đến Galilê, Ampe, biết được vận tốc, gia tốc, có sách địa lý mới biết được các nước trên thế giới. Có sách lịch sử mới biết được nguồn gốc con người... Niềm vui khi được đi học của mỗi học sinh đã cho thấy sách đã mở rộng những chân trời mới mà ai cũng muốn được khám phá.

Sách là ước mơ, là khát vọng của con người. Sách đã trả lời biết bao nhiêu câu hỏi: Ta là ai? Ta là gì? Ta có quan hệ gì với hàng triệu con người khác? Ta ước mơ gì? Ta có khát vọng gì? Sách nói lên mơ ước của con người, giúp người đọc hiểu được cái sai, cái đúng, biết được đâu là hạnh phúc, đâu là bất hạnh, chỉ dạy cho con người cách sống sao cho có nghĩa, dạy cho con người mơ ước đến những điều tốt đẹp hơn cho mình và cho cả cộng đồng.

Vậy là những cuốn sách đã rất có ích cho con người. Và điều mà M. Gorki muốn gửi gắm qua câu nói đó là hãy không ngừng đọc sách vì sách là kho báu vô cùng kỳ diệu của con người.

Trước khi đọc một cuôn sách ta phải quý trọng, nâng niu từng trang sách. Từ một cuốn sách bị quăn mép cho đến cả một tủ sách không bị quăn một cuốn nào đều là thái độ cùa người đọc với cuốn sách. Một con người mà không đọc sách hay không ham mê đọc sách là một điều không thể được, có những người biết đọc, biết viết thì lại không hề có hứng thú với những cuốn sách, còn những con người không biết đọc, biết viết thì lại nâng niu từng trang sách mà họ mơ ước sẽ đọc được. Đọc sách thì cũng phải biết tập trung, đừng đọc khi đầu còn đang suy nghĩ vẩn vơ về những thứ khác. Phải tập trung thì ta mới hiểu một cuốn sách. Đọc sách thì phải biết hành động theo sách chứ chỉ đọc thì hàng trăm, hàng nghìn cuốn cũng đều trở nên vô dụng. Ta thấy rằng đọc sách là một cách tự bồi dưỡng kiến thức, một thú vui tinh thần cho mọi người. Nhưng cũng cần lưu ý đến cách chọn sách. Phải chọn những cuốn sách tốt, sách hay, chớ nên đọc những cuốn sách xấu.

Thế nào là sách tốt? Đó là một cuốn sách có thể giúp con người hiểu biết thật đúng đắn về cuộc sống để chúng ta hiểu biết mà có thái độ yêu ghét đúng đắn. Những cuốn sách đó phải khiến con người gần lại với nhau hơn. Chúng ươm mầm cho những tài năng tương lai. Chúng nuôi dưỡng, khích lệ những khát vọng vô cùng cao thượng. Sách còn khiến cho tâm hồn con người ngày càng phong phú và trong sáng như bầu trời xanh ngắt không gợn mây. Đó mới là sách tốt.

Còn sách xấu? Những cuốn sách này đã đưa ra những lời lẽ xảo trá để con người không thể biết được cuộc sống tươi đẹp xung quanh. Chúng đề cao dân tộc này nhưng lại bôi nhọ các dân tộc khác. Đó còn là những cuốn sách phản động, gây chia rẽ nội bộ trong một đất nước, một tập thể lớn. Như hồi kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Để lừa bịp dân chúng, những tên trùm đế quốc đã tung ra rất nhiều cuốn sách phản động gây mất lòng tin trong xã hội. Thừa cơ đó chúng có thể đục nước béo cò, bắt được những cán bộ cách mạng của ta. Vì vậy khi đọc những cuốn sách này, con người ta không hề tăng thêm sự hiểu biết mà chỉ tăng thêm lòng ghen ghét, đố kị lẫn nhau. Tâm hồn người đọc sẽ bị hoen ố bởi những điều độc hại được viết ra trong những cuốn sách này.

Sách là kiến thức, đọc sách là một cách bồi dưỡng kiến thức, một thú vui tinh thần, một việc mà ta nên làm. Nhưng không phải sách nào cũng đọc được, ta phải biết chọn sách cho phù hợp với mình, phải biết chọn sách tốt để đọc. Nếu chọn đúng loại sách, sách sẽ đem lại những điều ta cần biết, cần học hỏi, giúp ta sống đẹp hơn. Đọc sách là để rút ra những kinh nghiệm. Ngoài biết cách chọn sách, ta còn phải biết cách đọc. Vậy đọc như thế nào cho đúng? Đọc mà khòng biết vận dụng thì cũng chẳng có ích gì. Vì thế không chỉ đọc, ta còn phải biết ứng dụng những điều đó vào cuộc sống hàng ngày. Như thế đọc sách mới có ý nghĩa.

Lênin nói: "Không có sách thì không có tri thức, không có tri thức thì không có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản". Sách đã trở thành vô cùng quan trọng đối với con người. Không có sách thì con người sẽ không có kiến thức, văn minh nhân loại sẽ lụi tàn. Sách có giá trị to lớn và gắn liền với sự phát triển của đời sống hàng ngày.

3 , Câu ca dao được cha ông ta đúc kết từ hàng nghìn năm nay nhưng đến tận bây giờ, nó vẫn là bài ca hay nhất về công lao của cha mẹ dành cho con cái.
 
"Cha sinh mẹ dưỡng", nuôi nấng con nên người. Cha mẹ đà phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn, vất vả để mang đến cho con tiếng cười, niềm hạnh phúc. Dân gian xưa đã lấy hình ảnh ngọn núi Thái Sơn để ví như công lao của người cha. Đây là một hình ảnh so sánh vừa chân thực, vừa cụ thể. Núi Thái Sơn là một trong những ngọn núi cao và hùng vĩ nhất Trung Quốc. Công lao nuôi dưỡng của người cha cũng vậy, không thể nào cân đong đo đếm được. Trong quan niệm phong kiến xưa, người cha được coi là trụ cột của gia đình, là người lo toan gánh vác những công việc to lớn, nặng nhọc. Dân gian ta có câu: "Con có cha như nhà có nóc". Nóc đối với ngôi nhà là vô cùng quan trọng. Nóc nhà che mưa, gió, bão giúp cho ngôi nhà được chắc chắn. Ngôi nhà không có nóc cũng như những đứa trẻ bất hạnh mồ côi cha, không có một chỗ dựa tinh thần vững chắc. Có thể nói vai trò của người cha trong xã hội "trọng nam khinh nữ" xưa hay trong cuộc sống hiện đại ngày nay cũng vô cùng quan trọng.
 
Công lao sinh dưỡng của mẹ lại càng to lớn: "Nghĩa mẹ như mức trong nguồn chảy ra". Đây là một hình ảnh so sánh rất đẹp, rất hay. Bởi lẽ, nước trong nguồn không bao giờ chảy hết cũng như tình cảm mẹ dành cho cũng không bao giờ vơi cạn. Mẹ mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày rồi cho con bú mớm, rồi nuôi dưỡng con nên người. Nước trong nguồn chảy ra cũng ngọt ngào, dịu mát như dòng sữa mẹ vậy. Dòng sữa trắng trong chứa đựng biết bao tình cảm, sự hy sinh của mẹ dành cho con.
 
Công cha nghĩa mẹ đối với con cái thật to lớn. Chúng ta sinh ra được sống trong vòng tay đầy âu yếm, đầy tình thương, đầy những lo toan, vất vả mà cha mẹ đã phải chịu đựng: Nuôi con cho được vuông tròn / Mẹ thầy dầu dãi xương mòn gối cong”. Vậy chúng ta với trách nhiệm là những người con phải làm tròn chữ hiếu để đền đáp công lao của cha mẹ: "Một lòng thờ mẹ kính cha / Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con". Trong xã hội xưa có biết bao nhiêu câu chuyện cảm động về lòng hiếu thảo: Chuyện về một người con đã lấy thịt mình làm thuốc cho mẹ; Chuyện về Lão Lai Tử người nước Sở lúc bảy mươi tuổi còn mặc áo ngũ sắc nhảy múa để mua vui cho cha mẹ. Chữ hiếu được thể hiện ngay trong hành động, ngay trong tình cảm mà chúng ta dành cho cha mẹ. Bổn phận của người làm con trước hết là tu dưỡng học hành, đỗ đạt thành tài để làm cha mẹ vui lòng. Sau đó tận tình chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ khi đau ốm, lúc tuổi già. Đạo làm con không phải một sớm một chiều mà phải làm trọn vẹn chữ "hiếu", dành trọn cả tấm lòng để đền đáp công lao sinh thành của cha mẹ.
 
Tình cảm cha mẹ dành cho con cái thật thiêng liêng biết bao. Công cha, nghĩa mẹ vô bờ bến, suốt đời con không thể trả hết:
 
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
 
Câu ca dao từ mấy nghìn năm trước nhưng vẫn luôn vang vọng trong suy nghĩ của rất nhiều thế hệ. Câu ca dao không chỉ ngợi ca tình cảm cha mẹ bao la, rộng lớn mà còn muốn nhắn nhủ người làm con phải giữ trọn bổn phận, giữ trọn chữ hiếu. Đối với riêng cá nhân tôi, trước hết là phải vâng lời cha mẹ, tu dưỡng đạo đức, học hành chăm chỉ để làm cho cha mẹ vui lòng.

Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được. Suy cho cùng, chân lí, những chân lí lớn của nhân dân ta cũng như của thời đại là giản dị: " Không có gì quý hơn độc lập, tự do", "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có...
Đọc tiếp

Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được. Suy cho cùng, chân lí, những chân lí lớn của nhân dân ta cũng như của thời đại là giản dị: " Không có gì quý hơn độc lập, tự do", "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy ko bao giờ thay đổi"... Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng

Nội dung của đoạn trích trên là gì?

A. Sức mạnh của lòng yêu nước

B. Chủ nghĩa anh hùng cách mạng

C. Chân lí tự do của thời đại

D. Đức tính giản dị của Bác Hồ

 

5

D. Đức tính giản dị của Bác Hồ

7 tháng 3 2019

C chứ bạn