Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Năm 1771 | Năm 1773 - 1783 | Năm 1785 | Năm 1786 | Năm 1789 | Năm 1791 | Năm 1792 | ||||||
|
|
|
|
|
Quang Trung chuẩn bị một cuộc tấn công lớn vào Gia Định nhằm tiêu diệt thế lực Nguyễn Ánh được tư bản Pháp ủng hộ mà ông coi là “cái thây ma Gia Định” và tuyên bố “đánh bại quân giặc dễ như bẻ gãy cành khô củi mục”, thu hồi lại các vùng đất phía nam “trong nháy mắt” (Hịch gửi quan lại và quân dân hai phủ Quảng Ngãi, Quy Nhơn). Ngày 10-7 năm Quang Trung thứ 5 (27-8- 1792), Quang Trung đã truyền hịch kêu gọi nhân dân hai phủ Quảng Ngãi, Quy Nhơn tham gia, hưởng ứng cuộc tiến công qui mô lớn này, nhưng chiến dịch chưa kịp thực hiện thì ngày 29-7 năm đó (giờ tý tức nửa đêm ngày 15 sang ngày 16 tháng 9 năm 1792) Quang Trung từ trần đột ngột. Thời gian canh tân dựng nước quá ngắn ngủi (1789- 1792) nên sự nghiệp của người anh hùng đành dang dở, để lại một tổn thất lớn lao cho lịch sử Tây Sơn và cho cả dân tộc. |
https://hoc24.vn/hoi-dap/question/215364.html
Ủa mk tưởng tl câu này cho pn r` màk
Theo nội dung này bạn tự lập bằng nha:
Năm 1777, Nguyễn Huệ đem quân vào Gia Định đánh tan sào huyệt của quân Nguyễn, bắt giết được Nguyễn Phúc Dương và Nguyễn Phúc Thuần.
Năm 1785 Quân Xiêm kéo vào Rạch Gầm và Xoài Mút (phía tây Mỹ Tho) bị phục binh Tây Sơn ở các mặt cùng đổ ập ra tiến công bất ngờ,quyết liệt. 5 vạn quân thuỷ bộ cùng 300 chiến thuyền bị đánh tan tác, chỉ còn vài nghìn tên sống sót chạy trốn về nước theo đường núi.
Đại phá 20 vạn quân Thanh đầu năm 1789: Ngày 21 tháng 12 năm 1788, nhận được tin báo khẩn cấp của Ngô Văn Sở, ngay ngày hôm sau, tại Phú Xuân, Nguyễn Huệ làm lễ lên ngôi Hoàng Đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, rồi lập tức thống lĩnh đại quân tiến ra bắc.
Đêm 30 Tết, quân chủ lực Tây Sơn vượt sông Đáy tiêu diệt đồn tiền tiêu của địch, mở đầu cuộc tiến công. Ngày 3 Tết vây đồn Hạ Hồi, uy hiếp buộc địch đầu hàng. Ngày 5 Tết, mở trận quyết chiến ở đồn Ngọc Hồi. Bằng trận Ngọc Hồi - Đầm Mực, quân Tây Sơn đã đập tan cứ điểm then chốt nhất của địch. Sau đó đồn Khương Thượng nhanh chóng bị tiêu diệt, tướng Sầm Nghi Đống tự tử, Tôn Sĩ Nghị bỏ chạy. Trưa ngày 5 Tết Kỷ Dậu, vua Quang Trung cùng tướng sĩ chiến bào nhuộm đen hói súng tiến vào Thăng Long.
Nguyễn Huệ còn là nhà chính trị sáng suốt. Từ mục tiêu trước mắt của phong trào nông dân là đánh đổ chế độ áp bức Trịnh - Nguyễn, Nguyễn Huệ đã vươn lên nhận thức được nhiệm vụ dân tộc là thống nhất đất nước và đánh đuổi ngoại xâm. Ông phê phán tội ác chia cắt đất nước : "Mỗi họ tự ý gây dựng bờ cõi riêng mình, kỷ cương, trời đất một phen đổ nát không dựng lên được ... " (Chiếu lên ngôi).
Năm 1786, Nguyễn Huệ đem quân ra bắc với khẩu hiệu "Phù Lê diệt Trịnh", cô lập triệt để quân Trịnh nên lấy được Bắc Hà một cách dễ dàng. Nguyễn Huệ nói với Nguyễn Hữu Chỉnh : "Ta đem mấy vạn quân ra đây, chỉ đánh một trận mà dẹp yên được cả thiên hạ ... Ví phỏng ta muốn xưng đế, xưng vương, gì mà chẳng được. Sở dĩ ta nhường nhịn không ở những ngôi ấy, là hậu đãi nhà Lê đó thôi !" (Hoàng Lê nhất thống chí). Nhưng Nguyễn Huệ cũng biết trong nhân dân và nho sĩ Bắc Hà còn nhiều người luyến tiếc nhà Lê nên ông bằng lòng lấy công chúa Ngọc Hân nhà Lê rồi lui về Thuận Hoá. Năm 1787, sau khi sai Vũ Văn Nhậm đem quân ra bắc giết Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Huệ vẫn để cho Lê Duy Cẩn làm giám quốc bù nhìn. Nguyễn Huệ chỉ chính thức lên ngôi Hoàng Đế thay nhà Lê khi Lê Chiêu Thống lộ rõ bộ mặt phản quốc, rước quân Thanh vào giày xéo đất nước.
Thành công của Nguyễn Huệ về chính trị còn ở việc ông được nhân tài trong nước ủng hộ. Về võ tướng có Trần Quang Diệu, Vũ Văn Dũng, Đặng Tiến Đông, Ngô Văn Sở ... Ra Thăng Long, Nguyễn Huệ thu phục được Ngô Thì Nhậm, Phan Huy ích, Nguyễn Thế Lịch, Đoàn Nguyễn Tuấn, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp ... là những kẻ sĩ đất bắc có thực tài, biết thời thế. ở Phú Xuân, Nguyễn Huệ được sự cộng tác hết lòng của Trần Văn Kỳ, một bậc danh sĩ nổi tiếng ở đất Đàng Trong, người có công lớn giúp Nguyễn Huệ tổ chức bộ máy cai trị và giới thiệu cho Nguyễn Huệ những nhân tài trong nước.
Về mặt đối ngoại, Nguyễn Huệ rất khôn khéo trong cách ứng xử với bọn phong kiến phương Bắc. Tuy đã :
Đánh cho nó chích luân bất phản,
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Nhưng sau chiến thắng, Nguyễn Huệ vẫn chủ động cầu hoà, bề ngoài xin thần thuộc để dập tắt ý đồ phục thù của nhà Thanh và buộc chúng phải chính thức công nhận Quang Trung làm "quốc vương", từ bỏ dã tâm thu nạp bọn lưu vong phản quốc, lấy cớ xâm lược nước ta một lần nữa.
Năm 1789, khi cuộc Kháng Chiến vừa kết thúc, Quang Trung đã ban bố Chiếu khuyến nông nhằm phục hồi dân phiêu tán, khai khẩn ruộng đất bỏ hoang. Đồng thời ra lệnh bãi bỏ nhiều thứ thuế công thương nghiệp nặng nề trước đây, mở rộng việc buôn bán làm ăn cho thương nhân và thợ thủ công. Quan hệ buôn bán với nước ngoài được mở mang.
Quang Trung cũng ra sức xây dựng và phát triển nền văn hoá dân tộc, ban bố Chiếu lập học, khuyến khích các xã mở trường học. Tiếng nói dân tộc được coi trọng. Quang Trung muốn đưa chữ Nôm lên địa vị chữ viết chính thức của quốc gia. Lập Viện Sùng chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm. Các văn kiện của Nhà nước dần dần viết bằng chữ Nôm.
Năm 1771 – Dựng cờ khởi nghĩa, trở thành một trong ba lãnh tụ cao nhất của phong trào Tây Sơn.
Năm 1775 – Tổng chỉ huy xuất sắc trận đánh Phú Yên, tạo ra bước ngoặt quan trọng cho toàn bộ quá trình phát triển mạnh mẽ sau đó của phong trào.
Năm 1777 – Tổng chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ hai, lật đổ cơ đồ thống trị của họ Nguyễn.
Năm 1782 – Chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ tư, đánh cho Nguyễn ánh đại bại.
Năm 1783 – Tổng chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ năm, đuổi tập đoàn Nguyễn ánh ra khỏi bờ cõi.
Năm 1785 – Tổng chỉ huy trận Rạch Gầm – Xoài Mút, đánh tan 5 vạn quân Xiêm xâm lược.
Năm 1786 – Tổng chỉ huy các đợt tấn công tiêu diệt chính quyền họ Trịnh.
Ngày 22/12/1788 – Lên ngôi Hoàng đế tại Núi Bân (Phú Xuân – Huế). Niên hiệu Quang Trung bắt đầu xuất hiện từ đây.
Năm 1789 – Tổng chỉ huy trận Ngọc Hồi – Đống Đa, quét sạch 29 vạn quân Thanh và bè lũ tay sai phản quốc Lê Chiêu Thống ra khỏi bờ cõi.
Từ 1789 đến 1792 – Ban bố Chiếu khuyến nông, Chiếu lập học, tiến hành những cải cách tích cực và táo bạo.
Ngày 15/9/1792 – Quang Trung đột ngột qua đời, để lại niềm thương tiếc khôn nguôi cho lớp lớp những thế hệ người Việt Nam yêu nước.
- Năm 1771 - 18 tuổi, cùng 2 anh em chuẩn bị khởi nghĩa ở Tây Sơn.
- Năm 1775 - 22 tuổi, đánh thắng trận Phú Yên, mở đầu một binh nghiệp bách chiến bách thắng.
- Năm 1777 - 24 tuổi, 1782 - 29 tuổi, 1783 - 30 tuổi, chỉ huy tham gia những cuộc tiến công vào Gia Định, đánh đổ chế độ chúa Nguyễn.
- Năm 1785 - 35 tuổi, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Xiêm, lập nên chiến công Rạch Gầm - Xoài Mút.
- Năm 1786 - 33 tuổi, đưa phong trào Tây Sơn phát triển lên quy mô toàn quốc, chấm dứt tình trạng đất nước bị chia cắt thời Trịnh - Nguyễn, đặt cơ sở lập lại nền thống nhất quốc gia.
- Năm 1789 - 36 tuổi, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Thanh, lập nên chiến công Ngọc Hồi - Đống Đa hiển danh muôn đời.
- Năm 1789 - 1792, 36 - 39 tuổi, thiết lập một vương triều mới, ra sức xây dựng lại đất nước, củng cố độc lập dân tộc.
- Từ 1771 - 1792, từ 18 tuổi đến tuổi 38, trong 21 năm liền, Quang Trung Nguyễn Huệ đã cống hiến tất cả tài năng và nghị lực cho cuộc đất tranh vì lợi ích của nhân dân, "Tưới mưa dầm kẻo cùng dân sa chốn lầm than" (Hịch đánh Trịnh), "Quét trừ loạn lạc, cứu dân trong vòng nước lửa" (Chiếu lên ngôi), vì độc lập dân chủ và chủ quyền quốc gia, "Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ" (Hiệu dụ quân sĩ).
Năm 1771, 18 tuổi, cùng với anh là Nguyễn Nhạc phất cờ khởi nghĩa, xây dựng căn cứ đầu tiên ở Tây Sơn thượng đạo.
- Từ năm 1773 đến năm 1783, với chức vụ Tây Sơn hiệu Tiền phong tướng quân rồi Phụ chính, rồi Long Nhượng tướng quân trong bộ chỉ huy nghĩa quân, đã lập nhiều chiến công oanh liệt trong cuộc đấu tranh lật đổ chế độ chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Đó là trận Phú Yên năm 1775 - 22 tuổi, các trận tiến công vào Gia Định năm 1777 - 24 tuổi, năm 1782 - 29 tuổi, năm 1783 - 30 tuổi.
- Năm 1785, 32 tuổi, lãnh đạo cuộc phản công chiến lược quét sạch 5 vạn quân xâm lược Xiêm ra khỏi Gia Định, lập nên chiến công Rạch Gầm - Xoài Mút nổi tiếng, trong một ngày tiêu diệt gần 4 vạn quân Xiêm cùng hàng ngàn quân Nguyễn Ánh.
- Năm 1786, 33 tuổi, chỉ huy cuộc tiến công ra Đàng Ngoài, phế bỏ chế độ vua Lê chúa Trịnh, chấm dứt tình trạng chia cắt kéo dài trên hai thế kỷ, bước đầu lập lại nền thống nhất quốc gia.
-Năm 1789, 36 tuổi, với cương vị Hoàng đế Quang Trung, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Thanh, đại phá 29 vạn quân xâm lược Thanh cùng vài vạn quân Lê Chiêu Thống, lập nên chiến công Ngọc Hồi - Đống Đa vang dội
-Năm 1791, một âm mưu chống phá của Lê Duy Chỉ ở Cao Bằng được phong kiến Xiêm và Nguyễn Ánh hỗ trợ bị đập tan.
-Năm 1792, Quang Trung chuẩn bị một cuộc tấn công lớn vào Gia Định nhằm tiêu diệt thế lực Nguyễn Ánh được tư bản Pháp ủng hộ mà ông coi là “cái thây ma Gia Định” và tuyên bố “đánh bại quân giặc dễ như bẻ gãy cành khô củi mục”, thu hồi lại các vùng đất phía nam “trong nháy mắt” (Hịch gửi quan lại và quân dân hai phủ Quảng Ngãi, Quy Nhơn). Ngày 10-7 năm Quang Trung thứ 5 (27-8- 1792), Quang Trung đã truyền hịch kêu gọi nhân dân hai phủ Quảng Ngãi, Quy Nhơn tham gia, hưởng ứng cuộc tiến công qui mô lớn này, nhưng chiến dịch chưa kịp thực hiện thì ngày 29-7 năm đó (giờ tý tức nửa đêm ngày 15 sang ngày 16 tháng 9 năm 1792) Quang Trung từ trần đột ngột.
->KL: Thời gian canh tân dựng nước quá ngắn ngủi (1789- 1792) nên sự nghiệp của người anh hùng đành dang dở, để lại một tổn thất lớn lao cho lịch sử Tây Sơn và cho cả dân tộc.
Câu hỏi của tràn thị trúc oanh - Lịch sử lớp 7 | Học trực tuyến
___Tham khảo ____