K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Lăng Khải Định Huế - đỉnh cao kiến trúc lăng tẩm thời NguyễnĐến xứ Huế mộng mơ đừng bỏ qua lăng Khải Định Huế - điểm check-in sống ảo tuyệt đẹp, nổi bật với kiến trúc được thiết kế công phu, tinh xảo, mang vẻ đẹp đầy tính nghệ thuật.

Lăng Khải Định Huế, công trình kiến trúc cuối cùng của triều Nguyễn là một trong những lăng tẩm đẹp, độc đáo nhất trong hệ thống lăng tẩm ở Huế, gây ấn tượng với nhiều trường phái kiến trúc ngoại quốc khác nhau. Cùng https://kientrucxinh.net/ tìm hiểu về Lăng Khải Định kiến trúc đẹp như thế nào nhé!

1. Giới thiệu lăng Khải Định 

Lăng Khải Định - một trong những địa điểm du lịch xứ Huế hấp dẫn bạn không thể bỏ qua còn có tên gọi khác là Ứng Lăng. Nơi đây là 1 trong 7 hệ thống lăng tẩm đẹp nhất xứ Huế, và là lăng mộ của vua thứ 12 nhà Nguyễn – Khải Định. Lăng Khải Định Huế ở đâu? Lăng vua Khải Định Huế nằm ở xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, tọa lạc trên núi Châu Chữ, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 10km.

Để lịch trình tham quan lăng Khải Định được trọn vẹn, nhiều tín đồ xê dịch chia sẻ kinh nghiệm là lựa chọn nơi nghỉ dưỡng ngay trung tâm thành phố, thuận tiện di chuyển. 

Xem thêm bài viết về Lăng Khải Định: https://kientrucxinh.net/lang-khai-dinh-dia-chi-mang-ve-dep-nghe-thuat-tinh-te/

Gợi ý nhiều nhất từ các tín đồ xê dịch là đặt phòng tại Melia Vinpearl Hue, các hạng phòng tại đây đa dạng tiện ích, dịch vụ, chất lượng phục vụ tốt, đặc biệt, để di chuyển đến du lịch lăng Khải Định Huế chỉ mất khoảng 20 phút, vừa dễ dàng di chuyển đến nhiều địa điểm tham quan nổi tiếng khác ở Huế. 

2. Quá trình xây dựng và kiến trúc lăng Khải Định 2.1. Quá trình xây dựng lăng Khải Định ở Huế

Lăng Khải Định ở Huế được khởi công xây dựng từ 4/9/1920, quá trình xây dựng lăng tẩm đẹp bậc nhất xứ Huế này kéo dài trong 11 năm. Tuy lăng vua Khải Định ở Huế là lăng tẩm có diện tích nhỏ (diện tích lăng Khải Định là 117m × 48,5m), nhưng lại tiêu tốn thời gian hoàn thành lâu, và tốn nhiều công sức, tiền bạc nhất. Lăng Khải Định là sự kết hợp tinh tế của kiến trúc, văn hoá Đông và Tây, được thiết kế công phu, tinh xảo, lộng lẫy. 

2.2. Kiến trúc lăng Khải Định Huế

Lăng Khải Định Huế lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, là minh chứng cho sự giao thoa văn hóa Việt Nam với các nước phương Tây nổi bật một thời. Tổng thể lăng Khải Định Huế là một khối nổi hình chữ nhật, gồm có 127 bậc thang, qua 37 bậc đầu tiên là cổng Tam Quan, tiếp đến là Nghi Môn và sân Bái Đính, trên cao là hai tầng sân, mỗi tầng cách nhau 13 bậc, Cung Thiên Định nằm ở vị trí cao nhất.

Lăng Khải Định có lối kiến trúc giao thoa hài hòa giữa phong cách Á - Âu, cổ điển và hiện đại, ngoài ra, lăng tẩm triều Nguyễn này còn tọa lạc ở khu vực thiên nhiên phong phú, đa dạng, có núi đồi, khe suối bao quanh, tạo khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ… Những điều này giúp cho lăng Khải Định trở thành lăng tẩm độc đáo nhất trong các lăng mộ ở nước ta.

3. Các khu vực tham quan nổi bật bên trong lăng Khải Định Huế?

3.1. Cổng Tam Quan 

Cổng Tam Quan nổi bật với lối kiến trúc uy nghiêm, bề thế, là lối dẫn vào tham quan lăng Khải Định Huế, bạn sẽ cần bước qua 37 bậc đầu tiên để đến nơi. Các trụ tại khu vực cổng Tam Quan được xây dựng theo phong cách Ấn Độ giáo, cho thấy sự giao thoa văn hóa, kiến trúc Việt Ấn độc đáo.

3.2. Nghi Môn và sân Bái Đính 

Từ cổng Tam Quan, bạn đi tiếp 29 bậc để đến khu vực Nghi Môn và sân Bái Đính, ở đó, bạn sẽ choáng ngợp khi được chiêm ngưỡng tượng các cận thần và binh lính xếp thành bốn hàng đối xứng, các tượng đều được trạm trổ những họa tiết vô cùng tinh xảo.

3.3. Khám phá Cung Thiên Định tại lăng Khải Định 

Sau khi đi qua tầng chuyển cấp (tầng 3 và 4) bên trong lăng Khải Định Huế, bạn sẽ đến được Cung Thiên Định, nằm ở tầng thứ 5 cao nhất, là nơi chôn cất thi thể của vua Khải Định, và cũng là khu vực tham quan độc đáo nhất, cho thấy sự sáng tạo, phá cách và yêu nghệ thuật của vị vua triều Nguyễn Khải Định.

3.4. Trải nghiệm kiến trúc độc đáo ở Điện Khải Thành trong lăng Khải Định 

Điện Khải Thành là một phần trong Cung Thiên Định, là nơi đặt án thờ và thi hài vua Khải Định, phía dưới điện đặt thi hài vua, bên trên là tượng đồng vua Khải Định. Kiến trúc ở Điện Khải Thành cho thấy sự công phu và tinh xảo. Giữa Điện Khải Thành là chính tẩm, có Bửu Tán nặng 1 tấn làm từ bê tông cốt thép, nhưng nhìn vào vô cùng thanh thoát, mềm mại.

3.5. Chiêm ngưỡng tượng đồng vua Khải Định trong lăng 

Lăng Khải Định Huế được nhận định là lăng tẩm phá cách, đi theo lối thiết kế riêng, bên trong có hai pho tượng bằng đồng tạc hình nhà vua với tỷ lệ 1:1: (các lăng tẩm khác không có tượng vua ở trong lăng).

2 pho tượng bên trong lăng Khải Định Huế gồm 1 tượng ngồi trên ngai vàng trong Điện Khải Thành, một pho tượng đứng:

 

Pho tượng trên ngai vàng ở Điện Khải Thành do hai người Pháp tạc và đúc tượng vào năm 1920, và nghệ nhân người Huế thực hiện phần dát vàng. Pho tượng đứng do một lính thợ, quê ở Quảng Nam đúc tại Huế, ban đầu tượng được đặt ở Cung An Định, đến năm 1975 mới chuyển vào Cung Thiên Định4. Hướng dẫn tham quan lăng Khải Định chi tiết 4.1. Thời gian nên tới lăng Khải Định ở Huế

Để chuyến tham quan lăng Khải Định Huế hoàn hảo, bạn nên đi đến Huế vào khoảng tháng 1 đến tháng 2, lúc này thời tiết ở Huế khá đẹp, không mưa cũng không quá nắng, rất thích hợp để tham quan các điểm di tích lịch sử.

4.2. Cách di chuyển tới lăng vua Khải Định

Lăng Khải Định Huế nằm ở khu vực khá gần trung tâm thành phố Huế, chỉ khoảng 9km, nên việc đi lại khá thuận tiện, mất khoảng 20 phút di chuyển. Từ trung tâm thành phố Huế, bạn di chuyển về hướng Tây lên đường Hà Nội, sau đó đi đến phía đường Ngô Quyền, tiếp tục đi theo hướng đường Điện Biên Phủ và Minh Mạng sẽ đến được lăng Khải Định Huế.

Lăng KHải Định Huế là công trình kiến trúc nổi bật trong quần thể di tích Cố đô Huế, được nhận định là một trong những thành tựu rực rỡ nhất của nền kiến trúc cổ Việt Nam, là điểm đến hấp dẫn bạn không thể bỏ qua khi đi du lịch Huế. 

 
1
7 tháng 10 2023

Nào có tiền sẽ đi -...-

26 tháng 5 2019

Đáp án D
Nhận thấy thời cơ chiến lược đến nhanh và hết sức thuận lợi, ngay khi chiến dịch Tây Nguyên còn đang tiếp diễn, Bộ chính trị quyết định mở chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng để phát huy thế tiến công từ Tây Nguyên, và do trong thời điểm đó lực lượng bảo vệ Sài Gòn còn mạnh, quân Giải phóng khó có thể giành thắng lợi nhanh chóng nên cần tạo thêm một hướng uy hiếp Sài Gòn.

3 tháng 2 2019

Đáp án C
Sau thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên và Huế - Đà Nẵng, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam nhận định: “thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam”; từ đó đi đến quyết định “Phải tập trung nhanh nhất lực lượng, binh khí kĩ thuật và vật chất giải phóng miền Nam trước mùa mưa” (trước tháng 5-1975)

24 tháng 6 2018

ĐÁP ÁN C

30 tháng 1 2017

Đáp án C

25 tháng 4 2019

Đáp án: B

26 tháng 4 2018

Đáp án: D

9 tháng 1 2022

D

Sau sự tan rã của trật tự thế giới hai cực Ianta (1991), lịch sử thế giới hiện đại đã bước sang một giai đoạn phát triển mới, thường được gọi là giai đoạn sau Chiến tranh lạnh. Nhiều hiện tượng mới và xu thế mới đã xuất hiện.Một là, sau Chiến tranh lạnh hầu như tất cả các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm, bởi ngày nay kinh...
Đọc tiếp

Sau sự tan rã của trật tự thế giới hai cực Ianta (1991), lịch sử thế giới hiện đại đã bước sang một giai đoạn phát triển mới, thường được gọi là giai đoạn sau Chiến tranh lạnh. Nhiều hiện tượng mới và xu thế mới đã xuất hiện.

Một là, sau Chiến tranh lạnh hầu như tất cả các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm, bởi ngày nay kinh tế đã trở thành nội dung căn bản trong quan hệ quốc tế. Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia là dựa trên một nền sản xuất phồn vinh, một nền tài chính vững chắc, một nền công nghệ có trình độ cao cùng với một lực lượng quốc phòng hùng mạnh.

Hai là, sự điều chỉnh quan hệ giữa các nước lớn theo chiều hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp nhằm tạo nên một môi trường quốc tế thuận lợi, giúp họ vươn lên mạnh mẽ, xác lập một vị trí ưu thế trong trật tự thế giới mới. Mối quan hệ giữa các nước lớn hiện nay mang tính hai mặt, nổi bật là: mâu thuẫn và hài hòa, cạnh tranh và hợp tác, tiếp xúc và kiềm chế,…

Ba là, tuy hòa bình và ổn định là xu thế chủ đạo của tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh, nhưng ở nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột. Những mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ và nguy cơ khủng bố thường có những căn nguyên lịch sử sâu xa nên việc giải quyết không dễ dàng và nhanh chóng.

Bốn là, từ thập kỉ 90, sau Chiến tranh lạnh, thế giới đã và đang chứng kiến xu thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Toàn cầu hóa là xu thế phát triển khách quan. Đối với các nước đang phát triển, đây vừa là thời cơ thuận lợi, vừa là thách thức gay gắt trong sự vươn lên của đất nước.

Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia được xây dựng trên những nền tảng nào?

A. Quân sự - kinh tế - khoa học kĩ thuật. 

B. Kinh tế - tài chính - khoa học công nghệ. 

C. Quốc phòng - kinh tế - tài chính - khoa học công nghệ. 

D. Kinh tế - tài chính - khoa học công nghệ - quốc phòng.

1
19 tháng 12 2019

Đáp án D
Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia được xây dựng dựa trên một nền sản xuất kinh tế phồn vinh, một nền tài chính vững chắc, một nền công nghệ có trình độ cao cùng với một lực lượng quốc phòng hùng mạnh.

26 tháng 9 2019

Đáp án: A