K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 12 2019

     Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra .

     Một lòng thờ mẹ kính cha 

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con .

chắc chắn ai cũng từng nghe qua

20 tháng 11 2016

Chúng em là những chồi non

Nếu không chăm bẵm chỉ còn cay khô

May mà có các thầy cô

Không quản khó nhọc chăm li cho chồi

Nay em đã lớn khôn rồi

Cong cô em sẽ trọn đời không quên

23 tháng 11 2016

ậu có chép mạng ko đấy

nói thật nha!!

13 tháng 12 2020

Tham khảo nhé !

Thành công nhờ có thầy cô

Đỗ Trạng bởi có ông đồ ngày xưa

Dù ai từng trải nắng mưa

Không thầy dạy dỗ thì chưa nên người

 

Con ông Tướng hay ông Trời

Tất cả đều phải vâng lời thầy cô

Nếu không muốn mình ngây ngô

Chậm chạp, yếu đuối, hồ đồ, hư thân,...

 

Muốn hay phải học dần dần

Muốn giỏi thì phải chuyên cần, hăng say

Nền tảng là chữ cô thầy

Mở mang tri thức dựng xây cuộc đời

7 tháng 12 2021

Giỏi 🏆👍🥇☝🏆🏆🏆🏆🏆🏆🏆🏆🏆👍👍👍👍👍👍👍👍👍👍👍👍👍👍👍🤩🤩🤩🤩🤩

30 tháng 10 2017

Lạ thật! Chẳng hiểu chiếc xe đạp có duyên nợ gì mà từ thời thơ ấu đến bây giờ cứ gắn với hắn như hình với bóng. Khi còn nhỏ, đám trẻ con nhà quê đâu có xe đạp, tự cắp sách tới trường đi bộ tới vài cây số. Chẳng bao giờ chúng đi đường thẳng cả mà cứ tìm đường mòn, đường tắt mà đi. Thấp thoáng đâu đó có mấy cu cậu nhấp nhô trên những bờ ruộng lúa xanh mơn mởn vào tháng giêng hay tháng sáu khi những người nông dân mới cấy vụ mới. Cũng đôi khi thấy chúng nhễ nhại vã mồ hôi bước vội qua các bờ mương vào những ngày tháng 5 oi bức hay tháng 8 hiu hiu gió với màu lúa chín vàng khắp nơi nơi trên những ruộng bậc thang. Cũng có khi, mấy đứa đi bộ qua con đường mòn trên đồi, không chỉ được hưởng sự dễ chịu, mát mẻ nhờ bóng cây to mà còn có cơ hội ‘ghé thăm’ vườn ổi hay trèo hái me ở khu rừng nào đó. Đó cũng là thời gian và không gian lý tưởng cho bọn nhóc tụ hợp lại chơi vòng, chơi khăng đợi về đúng khi bữa cơm trưa đã được bố mẹ dọn sẵn. Từng đoàn, từng nhóm cứ đi bộ mãi với nhau, chơi mấy trò trẻ con  thật ngộ nghĩnh. Lúc sắm vai này, lúc sắm vai kia để ‘phân công lao động’ xem ai phải mang túi xách cho ai. Rồi chúng nó cũng có khi bất hòa và bắt đầu tìm kiếm đồng minh, loại trừ một thành viên nào đó vì trái ý hoặc có những hành vi không mong đợi. Lớn hơn một chút rồi, mấy đứa bắt đầu đi xe đạp…

Ở nhà, hắn hý hửng tập xe, vòng quanh sân, ngã siêu, ngã vẹo. Thế mà hắn cũng biết đi cơ đấy. Thật may thời đó có chiếc xe đạp thống nhất kiểu dáng nữ  nên việc tập xe cũng dễ dàng hơn. Mọi người vẫn hay gọi xe nam thường dành cho nam giới (là loại xe đạp có khung hình tam giác) và xe nữ dành cho phái còn lại (kiểu xe đạp mini).  Ấy nhưng cũng có khi oái oăm mượn được chiếc xe đạp khung Xuân Hòa, hắn cũng lôi ra tập. Nhìn bộ dạng khom lưng, cong mông, gồng chân và nghiêng người cố gắng đạp mà chẳng nhịn được cười. Thấp bé vậy làm sao cu cậu trèo lên yên xe được. Giải pháp là thò chân qua một bên, eo áp vào khung xe, cứ lổm nghổm đạp và đạp. Hắn toàn đứng đạp xe chứ có bao giờ ngồi đi xe đạp. Cứ nhìn bạn bè có xe đạp đi học là hắn thèm lắm, nhưng chỉ dám mặc cả với mẹ rằng khi nào mẹ sửa xe cũ cho con đi học mà thôi. Thế rồi ước mong đó cũng trở thành hiện thực. Bố mẹ đem chiếc xe ‘thồ’ đi sửa. Gọi là xe thồ vì đó là một chiếc xe rất khỏe, khung dày, chắc nên có thể trở nặng được. Ngoài việc sử dụng cho những hoạt động đi lại hàng ngày thì chiếc xe có khi còn được cải tiến làm xe chở lúa, chở củi. Gọi là xe thồ vì xe có hai cái vành với nan hoa rất to cộng thêm cái lốp kết xù để không dễ bị hỏng hay bị mòn nhanh chóng. Mỗi lần cu cậu leo dốc là mệt nhoài vì phải kéo thêm một khối sắt nặng chịch, chưa kể vào những ngày nắng hè nhà nhà rải rơm phơi khắp trên đường. Hắn phải cố gắng hơn để đạp chiếc xe khi mà nó cứ bám chặt vào đường vì lực ma sát lớn.

Một lần, hắn quyết định thay đổi để đi chiếc xe nhẹ hơn. Nghe đâu hắn mượn được của nhà chị hắn khi anh chị qua chơi. Thế là quyết định rủ thêm người bạn cùng lớp cùng đi trên chiếc xe đó. Hý hửng hai thằng đèo nhau đi được nửa đường qua giữa cánh đồng ít nhà dân gần đó thì ‘đoàng’! nghe như tiếng pháo nổ. Ngây thơ đến mức hai thằng còn hỏi nhau tiếng nổ ở đâu nghe vang quá rồi mới phát hiện xe mình vừa nổ, đành xuống xe dắt bộ. Phát hiện ra xe đi mượn mà lại bị nổ lốp giữa đường, trời nắng chang chang, một người dắt xe, một người sách cặp. Đi được một đoạn thì cũng tìm thấy quán vá săm, thay lốp. Anh chủ quán nghe thấy tiếng nổ cũng ngó ra xem, thấy hai cu cậu dắt xe tới cũng cười hềnh hệch hỏi: “nổ lốp hả?”. Cũng may có mấy nghìn lẻ để dành nên hôm đó sửa được xe và đi tiếp, về nhà mãi mới dám thú nhận về vụ xe hỏng dọc đường… Lại nói về anh thợ sửa xe hồi ấy! Là người bị què cả hai chân nên vẫn cứ phải bò để di chuyển, sống một mình ở căn nhà tạm ngay góc cánh đồng cạnh ngã ba đường. Anh  sửa xe đạp và bán mấy hàng tạp hóa sống qua ngày. Nhưng đổi lại anh cũng được trời phú cho khả năng chơi đàn bầu rất giỏi. Cũng chính lần tình cờ trên đường đi học về thấy anh ấy chơi đàn cho bọn trẻ con ngồi nghe mà về sau cu cậu tự chế được một chiếc đàn tương tự bằng ống tre, vỏ hộp sữa và dây phanh xe đạp. Mãi đến năm lớp 4, lớp 5 gì đó, cu cậu cũng tự tìm được cách chơi đàn bầu bằng việc quan sát bố và ông cậu gẩy đàn chơi vài lần trước mặt.

Chiếc xe thồ gắn bó với hắn từ tiểu học cho đến khi học hết cấp 2 trường xã…

Lên cấp 3, do trường học ở xa, cách nhà hơn chục cây số thế nên bố mẹ hắn lại đầu tư cho một chiếc xe đạp second hand khác, những mới và nhẹ hơn. Thế rồi ba năm học cấp ba, chiếc xe đều gắn bó với hắn hàng ngày đến lớp. Nào là những sáng sớm tinh mơ cùng bạn bè đạp xe tới trường, cứ nghĩ lại những mùa đông lạnh giá mà thấy hai bàn tay cóng lại. Rồi thì những ngày hè oi ức, cứ từng đoàn đạp xe, vừa đạp vừa nói chuyện. Thách thức nhất là năm học cuối cấp, học cả sáng, cả chiều nên có những hôm sáng đi học, trưa về ăn cơm rồi chiều lại đạp xe đi. Việc ở lại qua trưa mãi về sau mới được bố mẹ cho phép. Sau gần 10 năm trời, chiếc xe vẫn còn đó, những cũ kỹ và han gỉ hết cả…

Khi vào đại học, do ở trọ ngay sau trường nên năm đầu hắn chẳng cần tới xe đạp. Mãi sau khi đi làm gia sư một thời gian thì mới mua một chiếc xe cũ. Chiếc xe đó trở lên thân thuộc vì nó theo hắn đi dạy gần, dạy xa. Có khi ở loanh quanh thành phố, nhưng cũng không ít lần hắn đạp 30 phút ra ngoài thành phố, qua chiếc cầu treo để đi dạy cho mấy đứa nhỏ ở tận xã bên. Chỉ vì cảm giác được làm ông ‘giáo làng’ mà cuối tuần nào cũng hăm hở đi dạy. Được một điều là học sinh nông thôn vẫn trọng thầy, cầu học hơn những con em thành phố. Chính điều đó cũng làm cho hắn vui, làm hắn phấn khởi để mà đi dạy hơn nữa năm trời. Thế rồi chiếc xe đó cũng bị hỏng, hắn cứ để ngoài hiên khu nhà trọ sinh viên. Thế rồi một hôm nhớ ra thì không thấy chiếc xe thân yêu đâu nữa cả. Kẻ nào đó đã lấy mất! Buồn mất thời gian và hắn lại phải mua chiếc xe đạp khác!

Tốt nghiệp ra trường, đi dạy ở một trường Đại học, mặc dù có xe máy nhưng hắn vẫn thỉnh thoảng đi xe đạp. Mỗi lần đạp xe lại làm cho hắn thấy gắn bó, cảm thấy cuộc sống trôi chậm hơi, không quay cuồng vội vã. Chiếc xe đạp cũ đó là một món đồ cũ ít khi dùng đến của bác chủ nhà. Mỗi khi căng thẳng, mệt mỏi, hắn lôi chiếc xe đạp qua những làng quê, xa khu thành thị. Chẳng hiểu sao, cứ về tới những miền quê, thư thả ngắm nhìn cảnh hoàng hôn là trong hắn lại luôn có một cảm giác nhẹ nhàng khác lạ. Có những lần hắn về quê, lấy chiếc xe đạp cũ ngày nào đi thăm đồng, mọi người trong làng lại ngạc nhiên hỏi lớn: ‘ấy thầy giáo, sao lại đi xe đạp thế?” Cứ mỗi lần như thế hắn phì cười tưởng tượng cảnh ông giáo làng trong một bộ phim cũ khi phụ huynh hay gặp và nói ‘chào ông giáo!” (giống y như cách học sinh, sinh viên hay chào trên lớp vậy: Good morning, Teacher = chào buổi sáng ông giáo)

Và giờ đây, ở một nơi xa xôi, đi học xa nhà, hắn lại gắn bó với một chiếc xe đạp cũ. Chiếc xe đạp được một anh trong hội sinh viên Việt Nam cho mượn vì anh có một chiếc xe khác không cần dùng tới. Chiếc xe cũ nhưng lại làm cho hắn thấy vui vẻ vì có những lần để xe qua đêm ở ngoài sân trường khi đi ô tô về cũng các bạn mà hôm sau vẫn thấy nó ở nguyên chỗ cũ. Mỗi ngày đến trường qua hai con dốc, chiều tối đạp xe về thì hình ảnh những chiếc xe đạp cũ lại hiện về trong tâm trí hắn và chính những chiếc xe đạp luôn nhắc nhở hắn phải tự đạp xe bằng chính đôi chân của mình…

30 tháng 10 2017

Đừng chép mạng bạn ak , nếu c rảnh , c có thể viết hộ mk dduocj k , mình đg rất bí 

Thanks

6 tháng 12 2016

Đẹp sao đất nước VN

Non sông hùng vĩ Bắc Nam đẹp giàu

Ninh Bình nơi đất cờ lau

Vua Đinh dẹp loạn , mai sau vững bền .

6 tháng 12 2016

hay đó Nguyễn Phương Thảo

Trái đất lâm nguy

Mọi người hãy nghĩ

Hành động của mình

Xã rác bừa bãi

Làm cho bây giờ

Mọi nơi có rác

Hãy cùng chung tay

Làm cho Trái đất

Ngày càng đẹp hơn

Đây là lần đầu mik làm nên các bn đừng cười nhé

Bạn " Lê Đỗ Phương Linh " ơi : Bạn hình như đang lạc đề thì pk. Đề ghi là làm thơ lục bát đề tài bất kì chứ đâu pk đề làm thơ bốn chữ đâu, mà sao bn làm thơ bốn chữ. Bạn làm lại đi , ko mn cũng đc.

5 tháng 12 2018

                                Việt nam đất nước ta ơi 

                       Mênh mông biển lứ đâu trời đẹp hơn

5 tháng 12 2018

       Em vẽ làng xóm

       Tre xanh, lúa xanh

       Sông máng lượn quanh

       Một dòng xanh mát 

                  hk tốt      Châu Giang

7 tháng 12 2018

      Gió đưa cành trúc la đà

vừa đi ngắm gái lao bà xuống sông 

7 tháng 12 2018

Thương sao mái ấm nhà em 
Gia đình đoàn tụ dưới rèm trời mưa 
Mái nhà trú nắng sớm trưa 
Tối về văng vẳng đong đưa điệu đàn 


Công cha vất vã không màng 
Nghĩa mẹ sớm tối gọn gàng trước sau 
Mở lời cất tiếng ngọt ngào 
Chăm nom dạy dỗ luôn trao nụ cười 

Đàn em học hỏi đùa chơi 
Thân bằng quyến thuộc cơ ngơi xum vầy 
Tình thân gắn kết đắp xây 
Ông bà yên dạ thân gầy tâm an 

Bà con hàng xóm trong làng 
Khác nào khúc ruột mọi đàng có nhau 
Bạn bè giữ mãi tình sâu 
Thầy cô trọng nghĩa ghi vào tim em 

Thảnh thơi giấc ngủ êm đềm 
Nhẹ nhàng mỗi bước bên thềm gần xa 
Đất trời thoáng rộng bao la 
Em vui tất dạ lời ca thăng trầm 

Đàn chim về tổ quây quần 
Bướm ong bay lượn đầu sân cạnh vườn 
Hoa cười lá vỗ khoe sương 
Gia đình nhộn nhịp tình thương ngập tràn