Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo:
Chúng ta thường đồng nhất 2 khái niệm này với nhau nhưng:
Biện pháp nghệ thuật hiểu một cách đơn giản là toàn bộ những cái hay, cái đẹp về cách sử dụng từ ngữ, cách miêu tả, biểu cảm, cách khắc hoạ nhân vật... trong một tác phẩm.
Phép tu từ là những biện pháp làm tăng sức gợi hình gợi tả cho sự diễn đạt, như so sánh, nhân hoá, ẩn dụ...
Biện pháp nghệ thuật bao gồm cả phép tu từ
Biện pháp tu từ ẩn dụ được vận dụng tài tình, vẽ nên một cảnh sắc tuyệt đẹp: “mặt gương Tây Hồ” Hồ Tây tĩnh lặng, bao la, nước trong xanh, phẳng như một tấm gương khổng lồ. Hồ Tây là một thắng cảnh của thành Thăng Long. Hình ảnh mặt gương Tây Hồ làm bừng sáng cả bài ca dao. Mặt trời lên xua tan sương mù, tỏa sánh sáng xuống mặt nước. Hồ Tây trở thành một mặt gương khủng lồ sáng long lanh, vô cùng đẹp đẽ.
a. Biện pháp tu từ: "Qua đình ngả nón trông đình". Giá trị hoán dụ: Biện pháp này sử dụng hình ảnh đình (nhà thờ cúng) như một biểu tượng để đại diện cho sự khó khăn, công việc trong cuộc sống. Ngả nón trông đình ám chỉ việc phải vượt qua những trở ngại trước khi đạt được thành công. Đồng thời, câu thơ cũng tuyên bố sự công bằng, vì đồng bằng ngôi đình phải phù hợp với công sức và đóng góp mà chúng ta bỏ ra.
b. Biện pháp tu từ: "Áo nâu liền với áo xanh". Giá trị hoán dụ: Biện pháp này sử dụng áo nâu và áo xanh làm tượng trưng cho hai yếu tố khác nhau, nhưng cùng tồn tại và hòa hợp với nhau. Nó cũng ám chỉ sự đồng lòng, sự thống nhất giữa nông thôn và thị thành. Một cách khác, câu thơ cũng biểu thị sự thống nhất và sự liên kết giữa các thành phần xã hội khác nhau trong xã hội đồng quê hoặc xã hội đồng thành.
c. Biện pháp tu từ: "Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng". Giá trị hoán dụ: Biện pháp này sử dụng hình ảnh tượng trưng của hàng râm bụt và lửa hồng để miêu tả sự tôn kính và sự kính trọng đối với Bác Hồ. Hàng râm bụt thường được coi là một biểu tượng của tôn giáo và tâm linh, trong khi lửa hồng đại diện cho lòng kính yêu và kiêu hãnh. Câu thơ gợi lên sự ngưỡng mộ và lòng hiếu thảo khi về thăm quê Bác Hồ làng Sen.
Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ "nước/nguồn" ẩn dụ cho những công ơn, thành quả tốt đẹp mà con người được tận hưởng và phải có ý thức biết ơn và đền đáp những công ơn, thành quả đó. Tác dụng: làm cho tư tưởng của câu tục ngữ được sinh động và giàu tính biểu cảm.
Tham khảo
Biện pháp tu từ:Ẩn dụ công mài sắt với sự kiên trì
ngày nên kim với thành quả
Tác dụng:Cho thấy nếu kiên trì,cố gắng thì sẽ đạt được sự thành công như mong muốn.
# Tk :
Tu từ :)) : công mài sắt với kiên trì , ngày nên kim với thành quả
Tác dụng : Kiên trì , cố gắng sẽ đạt được kết quả mong muốn :^
- BPTT: Ẩn dụ
- Tác dụng: thể hiện tình cảm yêu thương, sự quan tâm, lo lắng của Bác đối với anh chiến sĩ như tình cảm của người cha đối với những đứa con của mình. Qua đó cũng thể hiện được tình cảm yêu thương, sự kính trọng của anh đội viên đối với Bác.
Người Cha mái tóc bạc : phép ẩn dụ
Tác dụng : ví Bác Hồ như người Cha
Hướng dẫn học sinh cách làm dạng bài về biện pháp tu từ
Trước hết cần lưu ý: Không phải nên tưởng rằng cứ gọi đúng tên các
biện pháp nghệ thuật (như ẩn dụ, hoán dụ, so sánh…) là đã chỉ ra được đặc sắc nghệ thuật của lời văn, thơ. Với các nhà văn, nhà thơ, các thủ pháp ấy hầu như đã có sẵn một cách độc đáo, không giống bất cứ ai để nói được một cách đích đáng nhất, sâu sắc nhất, truyền cảm nhất điều mình muốn nói. Do đó, việc tìm hiểu, phân tích văn thơ không thể chỉ dừng lại ở chỗ chỉ ra những yếu tố nghệ thuật mới lạ, khác thường. Điều quan trọng hơn là phải từ đó tiến lên đánh giá xem sáng tạo nghệ thuật đó đã có tác dụng đến mức nào trong việc biểu hiện những ý tưởng và tình cảm của nhà văn, nhà thơ trong việc làm giàu thêm kiến thức và tâm hồn của người đọc.
Dạng bài tìm, phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong thơ văn vốn rất quen thuộc, thường được sử dụng trong kiểm tra, thi cử. Để làm tốt dạng bài này, học sinh cần nhớ và vận dụng các bước như sau:
Bước 1:
+ Đọc kĩ đề, gạch chân các từ ngữ quan trọng để xác định rõ yêu cầu của đề bài.
+ Tìm nội dung chính của câu, đoạn văn thơ chứa phép tu từ.
Bước 2:
+ Tìm những phép tu từ được sử dụng trong câu, đoạn thơ văn.
+ Xác định từ ngữ có phép tu từ đó.
( Ví dụ: ẩn dụ được thể hiện ở từ, cụm từ nào? Nhân hoá thể hiện ở từ ngữ nào?)
Bước 3:
+ Chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ trong việc thể hiện nội dung tư tưởng của đoạn văn, thơ.
+ Trong đó, phân tích kĩ biện pháp nào là hay, đặc sắc nhất, gợi nhiều ấn tượng, cảm xúc cho người đọc.
Vận dụng vốn sống, vốn cảm thụ của bản thân về Ngữ văn liên quan đến nội dung văn bản và kiến thức về biện pháp tu từ để phân tích, trình bày những suy nghĩ, liên tưởng cảm nhận của riêng mình về giá trị biểu đạt, biểu cảm....của biện pháp tu từ, hiệu quả việc sử dụng các phép tu từ của tác giả để diễn đạt thành công một nội dung cụ thể nào đó trong văn bản.
Chú ý: Có thể đặt các câu hỏi để tìm ý như sau:
Nếu câu, đoạn văn thơ sử dụng phép so sánh:
- Tác giả so sánh sự vật, hiện tượng nào với sự vật hiện tượng nào? Giữa hai đối tượng có nét gì giống nhau? (nét tương đồng).
- Phép so sánh có tác dụng gì trong việc miêu tả sự vật, sự việc: làm cho sự vật, sự việc hiện lên cụ thể sinh động như thế nào?
So sánh có tác dụng gì trong việc thể hiện tư tưởng tình cảm của người viết, trong việc khơi gợi liên tưởng, tưởng tượng hay tình cảm, cảm xúc nơi người đọc.
- So sánh trong câu, đoạn văn thơ ấy hay, độc đáo, đặc sắc, mới lạ ở chỗ nào?
Nếu câu, đoạn thơ văn sử dụng phép nhân hóa:
- Biện pháp nhân hóa làm cho sự việc, hiện tượng vốn không phải là người trở nên giống người như thế nào?
- Nhân hóa còn khiến cho sự vật, hiện tượng không phải là người trở nên sống động, gần gũi với con người ra sao?
- Nhân hóa giúp câu, đoạn thơ (văn) biểu thị những suy ng
Bước 4:
Viết đoạn văn, hoặc bài văn ngắn phân tích tác dụng của biện pháp tu từ.
Hình thức: Trình bày thành một đoạn văn hay bài văn tùy theo yêu cầu của đề.
* Viết đoạn văn:
Đoạn văn có thể được triển khai theo một trong các cách mà các em đã học: diễn dịch, qui nạp, tổng- phân - hợp...
* Viết bài văn ngắn:
Bài văn ngắn có bố cục ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
Cách viết
a, Mở đoạn (hoặc mở bài): Giới thiệu đoạn văn thơ có chứa phép tu từ, nội dung chính của đoạn. ( Có thể viết 1 đến 2 câu)
b, Phát triển đoạn( hoặc thân bài):
Gồm các câu tiếp theo, số câu tùy người viết hoặc theo yêu cầu của đề bài.
- Chỉ ra, phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong việc thể hiện nội dung tư tưởng của đoạn thơ(văn). Làm theo gợi ý ở bước 2, 3 .
- Có thể so sánh, liên tưởng với những trường hợp tương tự khác để thấy rõ hơn nét riêng, độc đáo, sáng tạo của tác giả trong văn bản đó.
c, Kết đoạn(hoặc kết bài):
Khẳng định lại giá trị của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ (văn), ấn tượng, cảm xúc của người viết. Có thể viết 1 đến 2, 3 câu tùy đó là đoạn hay bài)
Ví dụ minh họa:
Lớp 6
Viết đoạn văn phân tích tác dụng của phép nhân hóa trong đoạn thơ sau:
“ Ông trời
Mặc áo giáp đen
Ra trận
Muôn nghìn cây mía
Múa gươm
Kiến
Hành quân
Đầy đường”
( Mưa - Trần Đăng Khoa - Ngữ văn 6 tập 2 trang 78)
Bước 1. Đọc, xác định nội dung chính của đoạn thơ: Cảnh vật khi trời sắp mưa.
Bước 2. Xác định phép tu từ:
Các sự vật được nhân hóa:
-Bầu trời được gọi là “ông”, có hành động “ mặc áo giáp”, “ra trận”.
- Mía “múa gươm”.
- Kiến “hành quân”.
Bước 3. Phân tích tác dụng:
- Biện pháp nhân hóa kết hợp với sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú đó tái hiện cảnh trời sắp mưa ở làng quê giống như cảnh tượng một cuộc ra trận của con người với khí thế mạnh mẽ, khẩn trương:
+ Bầu trời đầy mây đen trở thành vị tướng mặc áo giáp đen đang dẫn quân xuất trận.
+ Vườn mía với muôn nghìn cây lá dài, sắc nhọn quay cuồng, ngả nghiờng trong giú được hình dung thành những lưỡi gươm khua lên trong tay các chiến sĩ của một đội quân đang múa gươm, chuẩn bị ra trận.
+ Kiến đi tránh mưa từng hàng dài, có hàng lối thành đoàn quân đang hành quân vội vó.
Phép nhân hóa cùng sức tưởng tượng và khả năng liên tưởng độc đáo của nhà thơ trẻ khiến cho cảnh vật thiên nhiên bình dị ở làng quê trở nên sống động, có hồn, gần gũi với con người. Đoạn thơ cho thấy cách cảm nhận thiên nhiên hồn nhiên tinh tế, trong sáng, rất trẻ thơ của tác giả, qua đó khơi gợi tình yêu thiên nhiên làng quê, yêu cuộc sống nơi bạn đọc.
Bước 4. Viết đoạn văn .
Với học sinh lớp 6 cần hướng dẫn để các em hiểu cách viết một đoạn văn đơn giản đó là cần có câu mở đoạn hoặc có cả câu kết đoạn; đoạn văn được bắt đầu bằng chữ cái viết hoa lùi đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng.
Lớp 7:
Phân tích tác dụng của các phép tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau:
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“ Cục…cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”
( Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh - Ngữ văn 7 tập 1 trang 148)
Bước 1.
Đọc, xác định nội dung chính của đoạn thơ: Tâm trạng của ng¬ười chiến sĩ khi nghe âm thanh tiếng gà trên đ¬ường hành quân.
Bước 2. Xác định phép tu từ:
- Điệp ngữ: “Nghe”
- Liệt kê: “Nghe xao động nắng trưa, Nghe bàn chân đỡ mỏi, Nghe gọi về tuổi thơ”
- ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: “Nghe xao động nắng trưa, Nghe bàn chân đỡ mỏi, Nghe gọi về tuổi thơ”
Bước 3. Phân tích tác dụng:
- Điệp ngữ cách quãng : “ nghe” lặp lại 3 lần ở đầu câu thơ liên tiếp thể hiện nỗi xúc động từng đợt trào dâng trong lòng ngư¬ời chiến sĩ khi nghe âm thanh quen thuộc của quê hư¬ơng.
- Liệt kê + ẩn dụ chuyển đổi cảm giác : Nghe...
Ngư¬ời chiến sĩ không chỉ nghe âm thanh tiếng gà bằng thính giác mà còn lắng nghe cảm nhận bằng thị giác, bằng cảm giác, cảm xúc của tâm hồn, bằng hồi ức. Tiếng gà đánh thức những kỉ niệm tuổi thơ với bà, gia đình, quê hư¬ơng. Tiếng gà như sợi dây vô hình nối liền quá khứ với hiện tại.
- Đoạn thơ ngắn nh¬ưng khắc họa đ¬ược tâm hồn nhạy cảm cùng tình cảm làng quê thắm thiết sâu nặng, tình yêu quê h¬ương đất nư¬ớc của ngư¬ời lính.
Lớp 8:
Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các phép tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau :
“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió” (Quê hương – Tế Hanh Ngữ văn 8 tập 2 trang )
Bước 1: Đọc, xác định nội dung chính của đoạn thơ:
Nội dung đoạn thơ: Hình ảnh con thuyền trong chuyến ra khơi
Bước 2:
- So sánh: Chiếc thuyền – con tuấn mã.
- So sánh: Cánh buồm- mảnh hồn làng.
- Nhân hóa: Rướn thân trắng
Bước 3: Phân tích tác dụng
+Hình ảnh con thuyền: so sánh với “con tuấn mã”- con ngựa khỏe, đẹp, kết hợp động từ mạnh “hăng”, “phăng”, “vượt” làm nổi bật vẻ đẹp, sự mạnh mẽ, đầy sức sống của con thuyền.
+ Hình ảnh cánh buồm: so sánh với “ mảnh hồn làng”, so sánh sự vật cụ thể hữu hình với khái niệm trừu tượng vô hình tuy không làm cho sự vật được miêu tả trở nên cụ thể nhưng khiến cho hình ảnh “Cánh buồm” trở nên đẹp, nên thơ, gợi vẻ đẹp bay bổng, lãng mạn có ý nghĩa trang trọng lớn lao, là biểu tượng của làng chài, mang hơi thở, nhịp đập, hồn vía quê hương.
Cánh buồm được nhân hóa “ rướn thân trắng” gợi tả sức sống mạnh mẽ, sức vóc tung toả của cánh buồm no gió đang thẳng tiến ra khơi.
- Hình ảnh con thuyền gợi người đọc liên tưởng tới hình ảnh con người với khí thế phấn khởi, tự tin.
- Đoạn thơ bộc lộ tình cảm yêu mến, gắn bó với làng chài của đứa con xa quê
Bước 1:
+ Đọc kĩ đề, gạch chân các từ ngữ quan trọng để xác định rõ yêu cầu của đề bài.
+ Tìm nội dung chính của câu, đoạn văn thơ chứa phép tu từ.
Bước 2:
+ Tìm những phép tu từ được sử dụng trong câu, đoạn thơ văn.
+ Xác định từ ngữ có phép tu từ đó.
( Ví dụ: ẩn dụ được thể hiện ở từ, cụm từ nào? Nhân hoá thể hiện ở từ ngữ nào?)
Bước 3:
+ Chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ trong việc thể hiện nội dung tư tưởng của đoạn văn, thơ.
+ Trong đó, phân tích kĩ biện pháp nào là hay, đặc sắc nhất, gợi nhiều ấn tượng, cảm xúc cho người đọc.
Vận dụng vốn sống, vốn cảm thụ của bản thân về Ngữ văn liên quan đến nội dung văn bản và kiến thức về biện pháp tu từ để phân tích, trình bày những suy nghĩ, liên tưởng cảm nhận của riêng mình về giá trị biểu đạt, biểu cảm....của biện pháp tu từ, hiệu quả việc sử dụng các phép tu từ của tác giả để diễn đạt thành công một nội dung cụ thể nào đó trong văn bản.
Chú ý: Có thể đặt các câu hỏi để tìm ý như sau:
Nếu câu, đoạn văn thơ sử dụng phép so sánh:
- Tác giả so sánh sự vật, hiện tượng nào với sự vật hiện tượng nào? Giữa hai đối tượng có nét gì giống nhau? (nét tương đồng).
- Phép so sánh có tác dụng gì trong việc miêu tả sự vật, sự việc: làm cho sự vật, sự việc hiện lên cụ thể sinh động như thế nào?
So sánh có tác dụng gì trong việc thể hiện tư tưởng tình cảm của người viết, trong việc khơi gợi liên tưởng, tưởng tượng hay tình cảm, cảm xúc nơi người đọc.
- So sánh trong câu, đoạn văn thơ ấy hay, độc đáo, đặc sắc, mới lạ ở chỗ nào?
Nếu câu, đoạn thơ văn sử dụng phép nhân hóa:
- Biện pháp nhân hóa làm cho sự việc, hiện tượng vốn không phải là người trở nên giống người như thế nào?
- Nhân hóa còn khiến cho sự vật, hiện tượng không phải là người trở nên sống động, gần gũi với con người ra sao?
- Nhân hóa giúp câu, đoạn thơ (văn) biểu thị những suy ng
Bước 4:
Viết đoạn văn, hoặc bài văn ngắn phân tích tác dụng của biện pháp tu từ.
Hình thức: Trình bày thành một đoạn văn hay bài văn tùy theo yêu cầu của đề.
* Viết đoạn văn:
Đoạn văn có thể được triển khai theo một trong các cách mà các em đã học: diễn dịch, qui nạp, tổng- phân - hợp...
* Viết bài văn ngắn:
Bài văn ngắn có bố cục ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
Cách viết
a, Mở đoạn (hoặc mở bài): Giới thiệu đoạn văn thơ có chứa phép tu từ, nội dung chính của đoạn. ( Có thể viết 1 đến 2 câu)
b, Phát triển đoạn( hoặc thân bài):
Gồm các câu tiếp theo, số câu tùy người viết hoặc theo yêu cầu của đề bài.
- Chỉ ra, phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong việc thể hiện nội dung tư tưởng của đoạn thơ(văn). Làm theo gợi ý ở bước 2, 3 .
- Có thể so sánh, liên tưởng với những trường hợp tương tự khác để thấy rõ hơn nét riêng, độc đáo, sáng tạo của tác giả trong văn bản đó.
c, Kết đoạn(hoặc kết bài):
Khẳng định lại giá trị của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ (văn), ấn tượng, cảm xúc của người viết. Có thể viết 1 đến 2, 3 câu tùy đó là đoạn hay bài)
Ví dụ minh họa:
Lớp 6
Viết đoạn văn phân tích tác dụng của phép nhân hóa trong đoạn thơ sau:
“ Ông trời
Mặc áo giáp đen
Ra trận
Muôn nghìn cây mía
Múa gươm
Kiến
Hành quân
Đầy đường”
( Mưa - Trần Đăng Khoa - Ngữ văn 6 tập 2 trang 78)
Bước 1. Đọc, xác định nội dung chính của đoạn thơ: Cảnh vật khi trời sắp mưa.
Bước 2. Xác định phép tu từ:
Các sự vật được nhân hóa:
-Bầu trời được gọi là “ông”, có hành động “ mặc áo giáp”, “ra trận”.
- Mía “múa gươm”.
- Kiến “hành quân”.
Bước 3. Phân tích tác dụng:
- Biện pháp nhân hóa kết hợp với sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú đó tái hiện cảnh trời sắp mưa ở làng quê giống như cảnh tượng một cuộc ra trận của con người với khí thế mạnh mẽ, khẩn trương:
+ Bầu trời đầy mây đen trở thành vị tướng mặc áo giáp đen đang dẫn quân xuất trận.
+ Vườn mía với muôn nghìn cây lá dài, sắc nhọn quay cuồng, ngả nghiờng trong giú được hình dung thành những lưỡi gươm khua lên trong tay các chiến sĩ của một đội quân đang múa gươm, chuẩn bị ra trận.
+ Kiến đi tránh mưa từng hàng dài, có hàng lối thành đoàn quân đang hành quân vội vó.
Phép nhân hóa cùng sức tưởng tượng và khả năng liên tưởng độc đáo của nhà thơ trẻ khiến cho cảnh vật thiên nhiên bình dị ở làng quê trở nên sống động, có hồn, gần gũi với con người. Đoạn thơ cho thấy cách cảm nhận thiên nhiên hồn nhiên tinh tế, trong sáng, rất trẻ thơ của tác giả, qua đó khơi gợi tình yêu thiên nhiên làng quê, yêu cuộc sống nơi bạn đọc.
Bước 4. Viết đoạn văn .
Với học sinh lớp 6 cần hướng dẫn để các em hiểu cách viết một đoạn văn đơn giản đó là cần có câu mở đoạn hoặc có cả câu kết đoạn; đoạn văn được bắt đầu bằng chữ cái viết hoa lùi đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng.