Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đêm giao thừa, ăn mì sợi đón năm mới là phong tục tập quán của người Nhật, cho đến ngày đó công việc làm ăn của quán mì rất phát đạt. Ngày thường, đến chạng vạng tối trên đường phố hãy còn tấp nập ồn ào nhưng vào ngày này mọi người đều lo về nhà sớm hơn một chút để kịp đón năm mới. Vì vậy đường phố trong phút chốc đã trở nên vắng vẻ.
Ông chủ Bắc Hải Đình là một người thật thà chất phát, còn bà chủ là một người nhiệt tình, tiếp đãi khách như người thân. Đêm giao thừa, khi bà chủ định đóng cửa thì cánh cửa bị mở ra nhè nhẹ, một người phụ nữ trung niên dẫn theo hai bé trai bước vào. Đứa nhỏ khoảng sáu tuổi, đứa lớn khoảng 10 tuổi. Hai đứa mặc đồ thể thao giống nhau, còn người phụ nữ mặc cái áo khoác ngoài lỗi thời.
- Xin mời ngồi!
Nghe bà chủ mời, người phụ nữ rụt rè nói:
- Có thể... cho tôi một... bát mì được không?
Phía sau người phụ nữ, hai đứa bé đang nhìn chăm chú.
- Đương nhiên... đương nhiên là được, mời ngồi vào đây.
Bà chủ dắt họ vào bàn số hai, sau đó quay vào bếp gọi to:
- Cho một bát mì.
Ba mẹ con ngồi ăn chung một bát mì trông rất ngon lành, họ vừa ăn vừa trò chuyện khe khẽ với nhau. "Ngon quá" - thằng anh nói.
- Mẹ, mẹ ăn thử đi - thằng em vừa nói vừa gắp mì đưa vào miệng mẹ.
Sau khi ăn xong, người phụ nữ trả một trăm năm mươi đồng. Ba mẹ con cùng khen: "Thật là ngon! Cám ơn!" rồi cúi chào và bước ra khỏi quán.
- Cám ơn các vị! Chúc năm mới vui vẻ - ông bà chủ cùng nói.
Công việc hàng ngày bận rộn, thế mà đã trôi qua một năm. Lại đến ngày 31/12, ngày chuẩn bị đón năm mới. Công việc của Bắc Hải Đình vẫn phát đạt. So với năm ngoái, năm nay có vẻ bận rộn hơn. Hơn mười giờ, bà chủ toan đóng cửa thì cánh cửa lại bị mở ra nhè nhẹ. Bước vào tiệm là một người phụ nữ dẫn theo hai đứa trẻ. Bà chủ nhìn thấy cái áo khoác lỗi thời liền nhớ lại vị khách hàng cuối cùng năm ngoái.
- Có thể... cho tôi một... bát mì được không?
- Đương nhiên... đương nhiên, mời ngồi!
Bà chủ lại đưa họ đến bàn số hai như năm ngoái, vừa nói vọng vào bếp:
- Cho một bát mì.
Ông chủ nghe xong liền nhanh tay cho thêm củi vào bếp trả lời:
- Vâng, một bát mì!
Bà chủ vào trong nói nhỏ với chồng:
- Này ông, mình nấu cho họ ba bát mì được không?
- Không được đâu, nếu mình làm thế chắc họ sẽ không vừa ý.
Ông chủ trả lời thế nhưng lại bỏ nhiều mì vào nồi nước lèo, ông ta cười cười nhìn vợ và thầm nghĩ: "Trông bà bề ngoài khô khan nhưng lòng dạ cũng không đến nỗi nào!"
Ông làm một tô mì to thơm phức đưa cho bà vợ bưng ra. Ba mẹ con ngồi quanh bát mì vừa ăn vừa thảo luận. Những lời nói của họ đều lọt vào tai hai vợ chồng ông chủ quán.
- Thơm quá!
- Năm nay vẫn được đến Bắc Hải Đình ăn mì thật là may mắn quá!
- Sang năm nếu được đến đây nữa thì tốt biết mấy!
Ăn xong, trả một trăm năm mươi đồng, ba mẹ con ra khỏi tiệm Bắc Hải Đình.
- Cám ơn các vị! Chúc năm mới vui vẻ!
Nhìn theo bóng dáng ba mẹ con, hai vợ chồng chủ quán thảo luận với nhau một lúc lâu.
Đến ngày 31/12 lần thứ ba, công việc làm ăn của Bắc Hải Đình vẫn rất tốt, vợ chồng ông chủ quán bận rộn đến nỗi không có thời gian nói chuyện. Đến 9g30 tối, cả hai người đều cảm thấy trong lòng có một cảm giác gì đó khó tả. Đến 10 giờ, nhân viên trong tiệm đều đã nhận bao lì xì và ra về. Ông chủ vội vã tháo các tấm bảng trên tường ghi giá tiền của năm nay là “200đ/bát mì” và thay vào đó giá của năm ngoái “150đ/bát mì”. Trên bàn số hai, ba mươi phút trước bà chủ đã đặt một tờ giấy "Đã đặt chỗ". Đúng 10g30, ba mẹ con xuất hiện, hình như họ cố chờ khách ra về hết rồi mới đến. Đứa con trai lớn mặc bộ quần áo đồng phục cấp hai, đứa em mặc bộ quần áo của anh, nó hơi rộng một chút, cả hai đứa đều đã lớn rất nhiều.
- Mời vào! Mời vào! - bà chủ nhiệt tình chào đón.
Nhìn thấy khuôn mặt tươi cười của bà chủ, người mẹ chậm rãi nói:
- Làm ơn nấu cho chúng tôi... hai bát mì được không?
- Được chứ, mời ngồi bên này!
Bà chủ lại đưa họ đến bàn số hai, nhanh tay cất tờ giấy "Đã đặt chỗ" đi, sau đó quay vào trong la to: "Hai bát mì".
- Vâng, hai bát mì. Có ngay.
Ông chủ vừa nói vừa bỏ ba phần mì vào nồi.
Ba mẹ con vừa ăn vừa trò chuyện, dáng vẻ rất phấn khởi. Đứng sau bếp, vợ chồng ông chủ cũng cảm nhận được sự vui mừng của ba mẹ con, trong lòng họ cũng cảm thấy vui lây.
- Tiểu Thuần và anh lớn này, hôm nay mẹ muốn cảm ơn các con!
- Cảm ơn chúng con? Tại sao ạ?
- Chuyện là thế này: vụ tai nạn xe hơi của bố các con đã làm cho tám người bị thương, công ty bảo hiểm chỉ bồi thường một phần, phần còn lại chúng ta phải chịu, vì vậy mấy năm nay mỗi tháng chúng ta đều phải nộp năm mươi ngàn đồng.
- Chuyện đó thì chúng con biết rồi - đứa con lớn trả lời.
Bà chủ đứng bên trong không dám động đậy để lắng nghe.
- Lẽ ra phải đến tháng ba năm sau chúng ta mới nộp hết nhưng năm nay mẹ đã nộp xong cả rồi!
- Hả, mẹ nói thật đấy chứ?
- Ừ, mẹ nói thật. Bởi vì anh lớn nhận trách nhiệm đi đưa báo, còn Tiểu Thuần giúp mẹ đi chợ nấu cơm làm mẹ có thể yên tâm làm việc, công ty đã phát cho mẹ một tháng lương đặc biệt, vì vậy số tiền chúng ta còn thiếu mẹ đã nộp hết rồi.
- Mẹ ơi! Anh ơi! Thật là tốt quá, nhưng sau này mẹ cứ để con tiếp tục nấu cơm nhé.
- Con cũng tiếp tục đi đưa báo. Tiểu Thuần chúng ta phải cố gắng lên!
- Mẹ cám ơn hai anh em con nhiều!
- Tiểu Thuần và con có một bí mật chưa nói cho mẹ biết. Đó là vào một ngày chủ nhật của tháng mười một, trường của Tiểu Thuần gửi thư mời phụ huynh đến dự một tiết học. Thầy giáo của Tiểu Thuần còn gửi một bức thư đặc biệt cho biết bài văn của Tiểu Thuần đã được chọn làm đại diện cho Bắc Hải đảo đi dự thi văn toàn quốc. Con nghe bạn của Tiểu Thuần nói mới biết nên hôm đó con đã thay mẹ đến dự.
- Có thật thế không? Sau đó ra sao?
- Thầy giáo ra đề bài: “Chí hướng và nguyện vọng của em là gì?” Tiểu Thuần đã lấy đề tài bát mì để viết và được đọc trước tập thể nữa chứ. Bài văn được viết như sau: "Ba bị tai nạn xe mất đi để lại nhiều gánh nặng. Để gánh vác trách nhiệm này, mẹ phải thức khuya dậy sớm để làm việc". Đến cả việc hàng ngày con phải đi đưa báo, em cũng viết vào bài nữa. Lại còn: "Vào tối 31/12, ba mẹ con cùng ăn một bát mì rất ngon. Ba người chỉ gọi một tô mì, nhưng hai vợ chồng bác chủ tiệm vẫn cám ơn và còn chúc chúng tôi năm mới vui vẻ nữa. Lời chúc đó đã giúp chúng tôi có dũng khí để sống, khiến cho gánh nặng của ba để lại nhẹ nhàng hơn". Vì vậy Tiểu Thuần viết rằng nguyện vọng của nó là sau này mở một tiệm mì, trở thành ông chủ tiệm mì lớn nhất ở Nhật Bản, cũng sẽ nói với khách hàng của mình những câu như: "Cố gắng lên! Chúc hạnh phúc! Cám ơn!"
Đứng sau bếp, hai vợ chồng chủ quán lặng người lắng nghe ba mẹ con nói chuyện mà nước mắt lăn dài.
- Bài văn đọc xong, thầy giáo nói: anh của Tiểu Thuần hôm nay thay mẹ đến dự, mời em lên phát biểu vài lời.
- Thật thế à? Thế lúc đó con nói sao?
- Bởi vì quá bất ngờ nên lúc đầu con không biết phải nói gì cả, con nói: "Cám ơn sự quan tâm và thương yêu của thầy cô đối với Tiểu Thuần. Hàng ngày em con phải đi chợ nấu cơm nên mỗi khi tham gian hoạt động đoàn thể gì đó nó đều phải vội vả về nhà, điều này gây không ít phiền toái cho mọi người. Vừa rồi khi em con đọc bài văn thì trong lòng con cảm thấy sự xấu hổ nhưng đó là sự xấu hổ chân chính. Mấy năm nay mẹ chỉ gọi một bát mì, đó là cả một sự dũng cảm. Anh em chúng con không bao giờ quên được... Anh em con tự hứa sẽ cố gắng hơn nữa, quan tâm chăm sóc mẹ nhiều hơn. Cuối cùng con nhờ các thầy cô quan tâm giúp đỡ cho em con."
Ba mẹ con nắm tay nhau, vỗ vai động viên nhau, vui vẻ cùng nhau ăn hết tô mì đón năm mới rồi trả 300 đồng, nói câu cám ơn vợ chồng chủ quán, cúi chào và ra về. Nhìn theo ba mẹ con, vợ chồng ông chủ quán nói với theo:
- Cám ơn! Chúc mừng năm mới!
Lại một năm nữa trôi qua.
Bắc Hải Đình vào lúc 9g tối, bàn số hai được đặt một tấm giấy "Đã đặt chỗ" nhưng ba mẹ con vẫn không thấy xuất hiện.
Năm thứ hai rồi thứ ba, bàn số hai vẫn không có người ngồi. Ba mẹ con vẫn không thấy trở lại. Việc làm ăn của Bắc Hải Đình vẫn như mọi năm, toàn bộ đồ đạc trong tiệm được thay đổi, bàn ghế được thay mới nhưng bàn số hai thì được giữ lại y như cũ.
"Việc này có ý nghĩa như thế nào?" Nhiều người khách cảm thấy ngạc nhiên khi nhìn thấy cảnh này nên đã hỏi. Ông bà chủ liền kể lại câu chuyện bát mì cho mọi người nghe. Cái bàn cũ kia được đặt ngay chính giữa, đó cũng là một sự hy vọng một ngày nào đó ba vị khách kia sẽ quay trở lại, cái bàn này sẽ dùng để tiếp đón họ. Bàn số hai "cũ" trở thành "cái bàn hạnh phúc", mọi người đều muốn thử ngồi vào cái bàn này.
Rồi rất nhiều lần 31/12 đã đi qua.
Lại một ngày 31/12 đến. Các chủ tiệm lân cận Bắc Hải Đình sau khi đóng cửa đều dắt người nhà đến Bắc Hải Đình ăn mì. Họ vừa ăn vừa chờ tiếng chuông giao thừa vang lên. Sau đó, mọi người đi bái thần, đây là thói quen năm, sáu năm nay. Hơn 9g30 tối, trước tiên vợ chồng ông chủ tiệm cá đem đến một chậu cá còn sống. Tiếp đó, những người khác đem đến nào là rượu, thức ăn, chẳng mấy chốc đã có khoảng ba, bốn chục người. Mọi người rất vui vẻ. Ai cũng biết lai lịch của bàn số hai. Không ai nói ra nhưng thâm tâm họ đang mong chờ giây phút đón mừng năm mới. Người thì ăn mì, người thì uống rượu, người bận rộn chuẩn bị thức ăn… Mọi người vừa ăn, vừa trò chuyện, từ chuyện trên trời dưới đất đến chuyện nhà bên có thêm một chú nhóc nữa. Chuyện gì cũng tạo thành một chuỗi câu chuyện vui vẻ. Ở đây ai cũng coi nhau như người nhà.
Đến 10g30, cửa tiệm bỗng nhiên mở ra nhè nhẹ, mọi người trong tiệm liền im bặt và nhìn ra cửa. Hai thanh niên mặc veston, tay cầm áo khoác bước vào, mọi người trong quán thở phào và không khí ồn ào náo nhiệt trở lại. Bà chủ định ra nói lời xin lỗi khách vì quán đã hết chỗ thì đúng lúc đó một người phụ nữ ăn mặc hợp thời trang bước vào, đứng giữa hai thanh niên.
Mọi người trong tiệm dường như nín thở khi nghe người phụ nữ ấy nói chầm chậm:
- Làm ơn... làm ơn cho chúng tôi ba bát mì được không?
Gương mặt bà chủ chợt biến sắc. Đã mười mấy năm rồi, hình ảnh bà mẹ trẻ cùng hai đứa con trai chợt hiện về và bây giờ họ đang đứng trước mặt bà đây. Đứng sau bếp, ông chủ như mụ người đi, giơ tay chỉ vào ba người khách, lắp lắp nói:
- Các vị... các vị là...
Một trong hai thanh niên tiếp lời:
- Vâng! Vào ngày cuối năm của mười bốn năm trước đây, ba mẹ con cháu đã gọi một bát mì, nhận được sự khích lệ của bát mì đó, ba mẹ con cháu như có thêm nghị lực để sống. Sau đó, ba mẹ con cháu đã chuyển đến sống ở nhà ông bà ngoại ở Tư Hạ. Năm nay cháu thi đỗ vào trường y, hiện đang thực tập tại khoa nhi của bệnh viện Kinh Đô. Tháng tư năm sau cháu sẽ đến phục vụ tại bệnh viện tổng hợp của Trát Hoảng. Hôm nay, chúng cháu trước là đến chào hỏi bệnh viện, thuận đường ghé thăm mộ của ba chúng cháu. Còn em cháu mơ ước trở thành ông chủ tiệm mì lớn nhất Nhật Bản không thành, hiện đang là nhân viên của Ngân hàng Kinh Đô. Cuối cùng, ý định nung nấy từ bao lâu nay của chúng cháu là hôm nay, ba mẹ con cháu muốn đến chào hỏi hai bác và ăn mì ở Bắc Hải Đình này.
Ông bà chủ quán vừa nghe vừa gật đầu mà nước mắt ướt đẫm mặt. Ông chủ tiệm rau ngồi gần cửa ra vào đang ăn đầy miệng mì, vội vả nhả ra, đứng dậy nói:
- Này, ông bà chủ, sao lại thế này? Không phải là ông bà đã chuẩn bị cả mười năm nay để có ngày gặp mặt này đó sao? Mau tiếp khách đi chứ. Mau lên!
Bà chủ như bừng tỉnh giấc, đập vào vai ông hàng rau, cười nói:
- Ồ phải... Xin mời! Xin mời! Nào bàn số hai cho ba bát mì.
Ông chủ vội vàng lau nước mắt trả lời:
- Có ngay. Ba bát mì.
Thật ra cái mà ông bà chủ tiệm bỏ ra không có gì nhiều lắm, chỉ là vài vắt mì, vài câu nói chân thành mang tính khích lệ, động viên chúc mừng. Với xã hội năng động ngày nay, con người dường như có một chút gì đó lạnh lùng, nhẫn tâm. Nhưng từ câu chuyện này, tôi đi đến kết luận rằng: chúng ta không nên chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh xung quanh, chỉ cần bạn có một chút quan tâm dành cho người khác thì bạn có thể đem đến niềm hạnh phúc cho họ rồi. Chúng ta không nên nhỏ nhoi ích kỷ bởi tôi tin trong mỗi chúng ta đều ẩn chứa một tấm lòng nhân ái. Hãy mở kho tàng ấy ra và thắp sáng nó lên dù chỉ là một chút ánh sáng yếu ớt, nhưng trong đêm đông giá rét thì nó có thể mang lại sự ấm áp cho mọi người.
Câu chuyện này xuất hiện làm xúc động không ít độc giả Nhật Bản. Có người nhận xét rằng: "Đọc xong câu chuyện này không ai không rơi nước mắt". Đây chỉ là lời nhận xét mang tính phóng đại một chút nhưng nó không phải là không thực tế. Quả thật, nhiều người đọc xong câu chuyện đã phải rơi lệ, chính sự quan tâm chân thành và lòng nhân hậu trong câu chuyện đã làm cho họ phải xúc động.
Câu chuyện để chứng tỏ rằng trong cuộc sống tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu giúp con người sống tốt hơn , đó là câu chuyện "bức tranh của em gái tôi". Câu chuyện như sau :
Em gái tôi tên là Kiều Phương, nhưng tôi quen gọi nó là Mèo vì mặt nó luôn bị chính nó bôi bẩn. Nó vui vẻ chấp nhận cái tên tôi tặng cho nó và hơn thế, nó còn dùng xưng hô với bạn bè. Mèo rất hay lục lọi các đồ vật với một sự thích thú đến khó chịu.
-Này, em không để chúng nó yên được à ?
Nó vênh mặt :
-Mèo mà lại ! Em không phá là được...
Một hôm, tôi bắt gặp nó nhào một thứ bột gì đó đên sì, trông rất sợ, thỉnh thoảng lại bôi ra cổ tay. Trời ạ, thì ra nó chế thuốc vẽ. Thảo nào các đít xoong đều bị nó cạo trắng cả. Tôi quyết định theo dõi em gái tôi. Sau khi có vẻ hài lòng, nó lôi trong túi ra bốn lọ nhỏ, cái màu đỏ, cái màu vàng, cái màu xanh lục... đều do nó tự chế. Nó đưa mắt canh chừng rồi lại nhét tất cả vào túi sau khi cho màu đen nhọ nồi vài một cái lọ còn bỏ không. Xong, nó vui vẻ chạy đi làm những việc bố mẹ tôi phân công, vừa làm vừa hát, có vẻ vui lắm.
Nhưng mọi bí mật của Mèo cũng bị bại lộ. Hôm đó chú Tiến Lê- họa sĩ, bạn thân bố tôi - đưa theo bé Quỳnh đến chơi. Vớ được bạn gái, nó mừng quýnh lên. Hai đứa rủ nhau ra vườn chơi , Mèo đưa toàn bộ những bức tranh nó vẽ ra cho bé Quỳnh xem. Lát sau, bé Quỳnh chạy vào thì thầm gì đó với chú Tiến Lê khiến chú phải xin phép bố tôi theo bé Quỳnh ra vườn. Lúc đó, tôi đang mải mê với chiếc diều nên không biết chuyện gì xảy ra. Chỉ thấy từ ngoài vườn trở vào mặt chú Tiến Lê rạng rỡ lắm :
-Anh chị có phúc lớn rồi. Anh có biết con gái anh là thiên tài hội họa không ?
Chú trải sáu bức tranh do Mèo vẽ ra trước mặt bố tôi. Đến lượt bố tôi ngây người không tin vào mắt mình.
-Con gái tôi vẽ đây ư ? Chả lẽ lại đúng là nó, cái con Mèo hay lục lọi ấy !
Và ông cũng không kìm được, ôm thốc Mèo lên :
-Ôi, con đã cho bố một bất ngờ quá lớn.
Mẹ tôi vừa về, vừa kịp chứng kiến tất cả, cũng không kìm được xúc động.
Cho đến khi Mèo được mời tham gia trại thi quốc tế, và trước lúc đi thi, Mèo cứ hay xét nét tôi, khiến tôi rất khó chịu. Nó nhập tâm lời dạt của chú Tiến Lê : "Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc với cháu".
Một tuần sau, bức tranh của nó đạt giải Nhất, nó lao vào ôm cổ tôi nhưng tôi đang viện cớ dở việc đây nhẹ nó ra nhưng nó đã kịp thì thầm vào tai tôi.
Khi đi nhận giải cùng gia đình, tôi thấy trong tranh vẽ một chú bé đang ngồi nhìn ra cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi không chỉ suy tư mà còn rất mơ mộng nữa. Mẹ hồi hộp thì thầm vào tai tôi :
-Con có nhận ra con không ?
Tôi không muốn trả lời mẹ vì muốn khóc quá. Bởi vì nếu nói được, tôi sẽ nói : "Không phải con đâu, đây là lòng nhân hậu và tâm hồn của em con đấy".
Câu chuyện đến đay là hết , nhờ tài năng của người em mà người anh đã nhận ra phần hạn chế ở chính mình.
Ai cũng khen tôi là “đôi mắt” đẹp, trong sáng, thông minh, lanh lợi của cậu bé Hòa. Sáng nào tội cũng được lau rửa nhẹ nhàng, sạch sẽ, lại còn được soi gương nữa. Sau đó tôi ôn bài và đi đến trường. Dọc đường tôi tha hồ được ngắm cảnh đẹp, được nhìn bạn bè với đôi mắt đầy thân thiện, vui vẻ. Đến lớp tôi đọc bài, chép bài, làm bài đầy đủ. Về nhà tôi học bài, làm bài tập, xem sách báo. Thỉnh thoảng tôi cũng đi xem phim, xem ca nhạc và vui chơi ở Nhà Văn hóa Thiếu Nhi. Nhờ thế tôi được nhiều đôi mắt khác nhìn tôi với vẻ thiện cảm, thậm chí còn thán phục nữa.
Từ ngày lên học cấp II, nhất là từ đầu năm lớp 6 đến nay, cậu Hòa không còn chăm học nữa.Ở lớp cậu ta chỉ mải vẽ bậy ra vở, ghi chép đại khái, bài không chịu làm, kiểm tra thì liếc ngang liếc dọc. Về nhà cậu Hòa lại vứt sách vở bừa bãi, không chịu học bài, làm bài. Suốt ngày cậu ấy chỉ lang thang ngoài đường, la cà quán nước, rủ rê bạn bè đi chơi quên cả giờ ăn, giấc ngủ. Sách báo cậu ấy cũng chẳng thèm ngó ngàng đến một trang. Vì mải nghịch ngợm, chơi bời, thậm chí có lúc còn chửi nhau, nói tục, đánh nhau sưng cả mặt mày, nên cứ ăn cơm xong buổi tối cậu ấy lăn ra giường ngủ. Hôm nào có chương trình ở tivi mà cậu ấy thích, thôi thì cậu thức thật khuya để xem khiến tôi mỏị nhừ, sáng hôm sau dậy tôi trở nên đờ đẫn. Tôi bây giờ không còn phân biệt được cái gì là đẹp, cái gì là xấu, cái gì là tốt nữa. Dáng vẻ của tôi cũng không được đàng hoàng như xưa, lúc thì liếc ngang, lúc liếc dọc, lúc thao láo nhìn, lúc cụp xuống thẹn thùng. Cái gì hiện ra với tôi cũng chỉ Ịà đại khái. Suốt ngày tôi cứ mở ra, nhắm vào một cách thụ động, vô ý thức, luôn luôn đờ đẫn. Đôi lúc tôi lại ánh lên vẻ tinh nghịch, ranh mãnh khiến nhiều con mắt nhìn tôi ấm ức, ác cảm, xa lánh.
Khổ nhất là chủ nhật tuần trước cậu Hòa móc túi lấy trộm tiền của mẹ đi chơi điện tử. Cậu xoi mói nhìn chỗ mẹ cất tiền, đến chỗ chơi điện tử cậu bấm lia bấm lịa cả buổi chiều khiến tôi mỏi nhừ. Đã thế, lúc ra về, cậu Hòa còn cãi lộn với mấy tay “anh chị” ở quán giải khát, cậu dồn cơn tức giận vào khói thuốc làm tôi cay xè. Cậu còn đánh lộn với mấy đứa ở cùng đường phố, bị chúng nó đấm cho tới tấp vào mặt, vào người, tôi như muốn nổ đom đóm, sưng vù lên và đành chịu để cho nước từ đâu không biết chảy ra giàn giụa.
Buồn ghê! Đôi khi cậu Hòa đứng trước gương soi vào, tôi như không còn nhận ra mình nữa. Thay vào “đôi mắt” thông minh, trong sáng, lanh lợi xưa kia, bây giờ là “đôi mắt” đờ đẫn; mờ tối, ghèn đùn ra từng cục nhỏ. Khổ tâm nhất là nhìn vào cái gì cũng không được lâu vì mệt mỏi, vì lóa như bị quáng gà, cái gì hiện ra cũng chỉ mờ mờ ảo ảo. Cứ đà này thì đến lúc chỉ thấy phía trước toàn là bóng tối mà thôi. May sao, cậu của Hòa là một thầy giáo ở xa lâu ngày về chơi. Với đôi mắt tinh tường của người thầy, với đôi mắt thân thương quan tâm của người ruột thịt, cậu đã phát hiện ra sự lười biếng và có biểu hiện hư hỏng của Hòa, cậu đã phát hiện ra “bệnh tật” của “đôi mắt” Hòa. Cậu đã cùng bố mẹ Hòa và các thầy cô giáo chữa chạy, chăm sóc, động viên kịp thời. Hòa đã hối hận và sửa chữa khuyết điểm. Bây giờ Hòa lại chăm học, chăm làm, vui chơi có chừng có mực và lành mạnh, tôi lại trở nên trong sáng, thông minh, lanh lợi và đáng yêu như trước. Sung sướng biết bao, tôi lại được nhìn thẳng vào sách vở, vào cảnh vật và bè bạn mà không thấy tủi thân và hổ thẹn nữa. Trong lễ sơ kết học kì I vừa qua, tôi hãnh diện được cùng cậu Hòa nhận giây khen và phần thưởng của nhà trường, được đón nhận những cái nhìn âu yếm, thân thiết của bố mẹ, thầy cô và bè bạn. Thật vui sướng xiết bao!Truyện dân gian là kho tàng quý báu của dân tộc ta, nó luôn thu hút người đọc, luôn có sức hấp dẫn riêng của mình. Và chắc chắn rằng các bạn đã rất quen thuộc với truyện "Sơn Tinh, Thủy Tinh" rồi nhỉ. Câu chuện kể về cuộc tranh giành công chúa của hai vị thần là thần Núi và thần Nước. Cuộc chiến đã diễn ra vô cùng khốc liệt, và Sơn Tinh- Thần Núi luôn luôn chiến thắng Thần Nước hẹp hòi, si tình. Điều mà tôi thích nhất của câu chuyện là nó giúp tôi hiểu được vì sao cứ vào tháng 7, tháng 8 hằng năm ở đồng bằng Bắc Bộ nước ta lại hay xảy ra lũ lụt, hiểu thêm về ước mơ chế ngự thiên tai của nhân dân ta. Chính vì vậy, cứ vào mùa mưa, mùa bão các địa phương lại phải tu sửa đê điều để tránh các thiệt hại do cơn tức giận của Thần Nước gây ra.
XIN LỖI BẠN VÌ MÌNH KHÔNG BIẾT VIẾT GÌ THÊM CHO NÓ DÀI RA, BẠN CÓ THỂ THÊM MỘT SỐ CHI TIẾT VÀO BẠN NHÉ!!!