Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Vương triều Mô-gôn (1526 - 1707) là thời kì cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ.
- Vương triều Mô-gôn cũng có vị trí nhất định trong lịch sử Ấn Độ, nhất là giai đoạn của vua A-cơ-ba trị vì. Ông đã thi hành một số chính sách tích cực làm cho xã hội Ấn Độ ổn định, kinh tế phát triển, văn hoá có nhiều thành tựu mới.
- Nhiều công trình kiến trúc đã trở thành di sản văn hoá của nhân loại như lăng Ta-giơ Ma-han, lâu đài Thành đỏ.
+ xây dựng chính quyền mạnh dựa trên liên kết quý tộc,không phân biệt nguồn gốc
+ xây dựng khối hòa hợp dân tộc,hạn chế sự phân biệt chủng tộc và tôn giáo,hạn chế sự bóc lột của chủ đất và quý tộc
+ đo đạc lại ruộng đất để định ra mức thuế đúng đắn và hợp lí,thống nhất đơn vị đo lường
+ khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hóa nghệ thuật.
1. Vai trò của Vương triêu Hồi giáo Đê- li:
- Vương triều Hồi giáo Đê-li tồn tại và phát triển hơn 300 năm (1206 - 1526).
- Vương triều này có vai trò to lớn trong việc truyền bá và áp đặt Hồi giáo vào những cư dân theo Hinđu giáo. Mở ra sự tiếp xúc, giao lưu văn hóa phương Tây mà người A-rap mang đến. Bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hóa Đông - Tây.
- Đây cũng là thời kì mà các thương nhân Ấn Độ du nhập Hồi giáo đến một số nơi, một số nước ở Đông Nam Á.
2. Vai trò của Vương triều Mô-gôn:
- Vương triều Mô-gôn (1526 - 1707) là thời kì cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ.
- Vương triều Mô-gôn cũng có vị trí nhất định trong lịch sử Ấn Độ, nhất là giai đoạn của vua A-cơ-ba trị vì. Ông đã thi hành một số chính sách tích cực làm cho xã hội Ấn Độ ổn định, kinh tế phát triển, văn hoá có nhiều thành tựu mới.
- Nhiều công trình kiến trúc đã trở thành di sản văn hoá của nhân loại như lăng Ta-giơ Ma-han, lâu đài Thành đỏ.
Nguyễn Huệ-Quang Trung đã có công lao to lớn trong việc góp phần gây dựng đất nước, đứng lên kháng chiến chống giặc xâm lược và bảo vệ chủ quyền tổ quốc
Ông được coi là anh hùng của dân tộc
Vai trò của Nguyễn Huệ- Quang Trung :
`-` Có công lớn trong việc lật đổ Trịnh - Nguyễn
`-` Thống nhất đất nước
`-` Tiêu diệt quân Thanh - Xiêm
`-` Lập nên vương triều Tây Sơn
`-` Là nhà lãnh đạo xuất sắc của dân tộc.
Quang Trung Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, người đã lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào cuối thế kỷ thứ 18.
Nguyễn Huệ là nhà quân sự thiên tài. Trong hoạt động quân sự, ông chủ động tập trung lực lượng đánh vào những mục tiêu chiến lược trọng yếu nhất và hành động liên tục, bất ngờ, chớp nhoáng, quyết liệt làm cho đối phương không kịp đối phó.
Nguyễn Huệ còn là nhà chính trị sáng suốt. Từ mục tiêu trước mắt của phong trào nông dân là đánh đổ chế độ áp bức Trịnh - Nguyễn, Nguyễn Huệ đã vươn lên nhận thức được nhiệm vụ dân tộc là thống nhất đất nước và đánh đuổi ngoại xâm.
Thành công của Nguyễn Huệ về chính trị còn ở việc ông được nhân tài trong nước ủng hộ. Về võ tướng có Trần Quang Diệu, Vũ Văn Dũng, Đặng Tiến Đông, Ngô Văn Sở... Ra Thăng Long, Nguyễn Huệ thu phục được Ngô Thì Nhậm, Phan Huy ích, Nguyễn Thế Lịch, Đoàn Nguyễn Tuấn, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp... là những kẻ sĩ đất bắc chí có thực tài, biết thời thế. ở Phú Xuân, Nguyễn Huệ được sự cộng tác hết ḷòng của Trần Văn Kỳ, một bậc danh sĩ nổi tiếng ở đất Đàng Trong, người có công lớn giúp Nguyễn Huệ tổ chức bộ máy cai trị và giới thiệu cho Nguyễn Huệ những nhân tài trong nước.
Trong 17 năm hoạt động sôi nổi, liên tục, khởi nghĩa Tây Sơn đã thu được nhiều thắng lợi rực rỡ, lập nên những công lao hiển hách:
- Lật đổ các chính quyền phong kiến phản động Nguyễn- Trịnh - Lê.
- Xoá bỏ sự chia cắt đất nước, bước đầu lập lại nền thống nhất quốc gia.
- Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ được nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.
Có được thắng lợi trên, trước hết là do sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân. Nỗi bất bình cao độ, ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột và tinh thần yêu nước cao cả đã thôi thúc nhân dân ta vùng lên chống chính quyền phong kiến phản động trong nước và quân xâm lược hung bạo. Tiêu biểu nhất là sự gia nhập nghĩa quân của các tầng lớp nhân dân, các địa phương trong nước. Đây là sức mạnh vô địch lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
Trong đó, không thể phủ nhận vai trò lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. Quang Trung đã phát huy cao độ truyền thống yêu nước của nhân dân, ý chí quyết chiến quyết thắng của quân sĩ. Trong cuộc đấu tranh chống các tập đoàn Nguyễn - Trịnh - Lê, các thủ lĩnh Tây Sơn đã có những hoạt động phù hợp với mong muốn của dân nghèo, có những đường lối chiến lược, chiến thuật đấu tranh đúng đắn tập hợp được các tầng lớp xã hội. Trong cuộc kháng chiến chống Xiêm, chống Thanh, Quang Trung đã phát huy lòng dũng cảm của quân lính, nắm vững thời cơ, lợi dụng được nhược điểm của giặc. Từ đó, ông đã chủ động mở những trận quyết chiến nhanh chóng, bất ngờ khiến cho quân địch không kịp đối phó.
Quang Trung là lãnh tụ nông dân kiệt xuất, là nhà quân sự, chính trị thiên tài. Là anh hùng dân tộc vĩ đại của nhân dân ta trong thế kỉ XVI, góp phần, mở đầu cho việc thống nhất lại đất nước sau hơn 200 năm chia cắt.
Tên cuộc kháng chiến | Niên đại | Vương triều | Người lãnh đạo | Kết quả |
Chống quân xâm lược Tần | 218 TCN - 209 TCN | Thục Phán | Năm 209 TCN, Hiệu uý Đồ Thư bị quân ta giết, quân Tần rút về nước. | |
Chống quân xâm lược Triệu Đà | 207 TCN - 179TCN | An Dương Vương | Thục Phán | Năm 179 TCN, quân ta nhanh chóng thất bại. Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của nhà Triệu. |
Chống quân xâm lược Hán | 42 - 43 | Trưng Vương | Trưng Trắc, Trưng Nhị | Tháng 3/43, Hai Bà Trưng hy sinh trên núi Cấm Khê, nhưng cuộc kháng chiến vẫn tiếp tục tới tháng 11/43 mới kết thúc. |
Chống quân xâm lược Lương | 542 - 550 | Lý Nam Đế |
Lý Bí |
- Năm 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế, đặt tên nước là Vạn Xuân. - Năm 550, quân ta giành thắng lợi. Triệu Quang Phục lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Triệu Việt Vương, nước Vạn Xuân kết thúc. |
Dương Đình Nghệ chống quân xâm lược Nam Hán | 930 - 931 | Dương Đình Nghệ | Dương Đình Nghệ | Năm 931, tướng giặc bị giết tại trận, quân ta giành thắng lợi. Dương Đình Nghệ xưng là Tiết độ sứ, tiếp tục xây dựng nền tự chủ. |
Chiến thắng Bach Đằng năm 938 | Năm 938 | Ngô Quyền | Hoằng Tháo bị giết tại trận, vua Nam Hán hoảng sợ rút quân về nước. | |
Chống quân Tống thời Tiền Lê | Năm 981 | Tiền Lê | Lê Hoàn | Quân ta nhanh chóng giành thắng lợi. |
Chống quân Tống thời Lý | 1075 - 1077 | Thời Lý | Lý Thường Kiệt | Năm 1077, quân giặc mười phần chết đến năm sáu phần. Quách Quỳ chấp nhận giảng hoà và rút quân về nước. |
Chống quân Mông - Nguyên | 1258 - 1288 | Thời Trần |
- Lần thứ I: vua Trần. - Lần thứ II: Trần Hưng Đạo. |
Cả ba lần kháng chiến đều giành thắng lợi. |
Chống quân xâm lược Minh | 1406 - 1407 | Thời Hồ | Hồ Quý Ly | Tháng 6/1407, cha con Hồ Quý Ly bị bắt. |
Phong trào đấu tranh chống quân Minh và khởi nghĩa Lam Sơn | 1407 - 1427 |
- Khởi nghĩa Trần Ngỗi (1407 - 1409) - Khởi nghĩa Trần Quý Khoáng (1409 - 1414) - Khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi và Nguyễn Trãi Lãnh đạo (1418 - 1427) |
- Năm 1427, đạo quân Liễu Thăng và Mộc Thạnh bị tiêu diệt. - Ngày 10/12/1427, Vương Thông xin hoà và mở hội thề Đông Quan để được an toàn rút về nước. |
|
Chống quân xâm lược Xiêm | Năm 1785 | Tây Sơn | Nguyễn Huệ | Đánh tan 5 vạn quân Xiêm. |
Chống quân xâm lược Thanh | Năm 1789 | Tây Sơn | Quang Trung - Nguyễn Huệ | Đánh tan 29 vạn quân Thanh |
Niên đại |
Vương triều |
Người lãnh đạo |
Kết quá |
981 |
Tiền Lê |
Lê Hoàn |
Kháng chiến chống xâm lược Tống thắng lợi |
1075 - 1077 |
Lý |
Lý Thường Kiệt |
Đánh tan 30 vạn quân xâm lược Tống |
1258,1285, 1287- 1288 |
Trần |
Các vua Trần và các tướng lĩnh, tiêu biểu là Trần Hưng Đạo |
Ba lần đánh bại quân xâm lược Mông - Nguyên |
1407 |
Hổ |
Hồ Quý Ly |
Thất bại trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Minh |
1785 -1789 |
Tây Sơn |
Nguyễn Huệ - Quang Trung |
Đánh bại cuộc xâm lược của quân Xiêm, Thanh |
Các chính sách áp bức dân tộc của triều Thanh làm mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt, các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra ở khắp nơi làm cho chính quyền nhà Thanh suy yếu. Sự suy yếu của nhà Thanh tạo điều kiện cho các nước phương Tây xâm lược Trung Quốc.
Tháng 10 năm Kỷ Dậu (1009), Lý Công Uẩn được quần thần tôn lên làm vua, sáng lập vương triều Lý. Nhà Lý trị vì thiên hạ được 216 năm, trải 9 đời vua (từ Lý Công Uẩn đến Lý Chiêu Hoàng). Thời gian ở ngôi báu của các Đức vua tuy dài ngắn khác nhau, song các vua nhà Lý đều dốc lòng vì vương triều, vì nước, vì dân và đều để lại dấu ấn của vương triều mình trong quá trình đấu tranh giữ nước, xây dựng và kiến thiết đất nước nói chung Thăng Long nói riêng… Chính vì vậy các sử gia của nước Việt đều đồng lòng đánh giá cao vương triều Lý: là một vương triều đã đóng góp nhiều thành tựu cho lịch sử nước nhà ở một số lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, kiến trúc…
==>Vương triều Lý đã mở ra một kỷ nguyên văn minh mới trong lịch sử dân tộc - kỷ nguyên văn minh Đại Việt. Đó là thời kỳ cả dân tộc vươn lên trong khí thế rồng bay, xây dựng lại đất nước sau hơn nghìn năm Bắc thuộc. Nước Đại Việt nhanh chóng trở thành một quốc gia độc lập, thống nhất và văn minh thịnh đạt ở Đông Nam Á, mà Thăng Long là một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của đất nước, nơi hội tụ và toả chiếu ánh sáng của tâm hồn và trí tuệ dân tộc.