Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1: Kể tóm tắt đoạn trích và cho biết:
- Dế Mèn là một thanh niên cường tráng, khỏe mạnh nhưng kiêu căng, tự phụ về vẻ đẹp và sức mạnh của mình.
- Đặc biệt, Dế Mèn rất hay xem thường và bắt nạt mọi người.
- Dế Mèn bày trò trêu chị Cốc nhưng chị Cốc lại nhầm tưởng là Dế Choắt.
– Cuối cùng, chị Cốc mổ cho Dế Choắt vài cái làm cho Dế Choắt bị chết.
- Cái chết của Choắt làm cho Dế Mèn rất ân hận, ăn năn về thói hung hăng không nghĩ đến hậu quả của mình.
a. Truyện được kể bằng nhân vật Dế Mèn.
b. Bài văn có thể chia làm hai đoàn:
- Đoạn 1: Từ đầu đến “sắp đứng đầu thiên hạ rồi” : miêu tả vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn.
- Đoạn 2: Còn lại: câu chuyện bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.
Câu 2:
Bảng đưa ra những chi tiết miêu tả hình dáng, hành động, tính cách của Dế Mèn. Các tính từ được in nghiêng trong bảng.
Ngoại hình | Hành động | Tính cách |
+ Ưa nhìn : cường tráng, càng mẫm bóng(mập mạp), vuốt cứng và nhọn hoắt, thân hình bóng mỡ (đậm) và ưa nhìn, cánh dài kín. + Dữ tợn : Đầu... to và nổi từng tảng, răng đen nhánh, râu dài và uốn cong. | + Co cẳng, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ, dáng điệu tỏ vẻ con nhà võ. + Cà khịa với bà con trong xóm. | + bướng, hùng dũng, hãnh diện, trịnh trọng, khoan thai, oai vệ, tợn(bạo), giỏi, xốc nổi(bốc đồng), ghê gớm...
|
a. Kết hợp miêu tả ngoại hình với hành động làm bộc lộ nét tính cách của Mèn.
b. Các từ đồng nghĩa nếu thay thế vào đoạn văn sẽ không biểu hiện được ý nghĩa chính xác, tinh tế như những từ được tác giả sử dụng.
c. Tính cách Dế Mèn : điệu đàng, kiêu căng, xốc nổi, hung hăng, thích ra oai.
Câu 3:
Thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt : coi thường, trịch thượng.
- Lời lẽ, giọng điệu bề trên, xưng hô “chú mày”.
- Cư xử : ích kỷ, không thông cảm, bận tâm gì về việc giúp đỡ Choắt.
Câu 4:
Tâm lí và thái độ Dế Mèn trong việc trêu Cốc :
Từ thái độ hung hăng, coi thường, sau khi chứng kiến cảnh chị Cốc đánh Choắt, Mèn đã thấy sợ hãi, khiếp đảm.
Bài học : “ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.”
Câu 5:
Hình ảnh những con vật được miêu tả trong truyện với thực tế khá giống nhau. Bởi tác giả đã miêu tả chúng qua mắt nhìn hiện thực. Tô Hoài đã sử dụng những đặc điểm của con người để gán cho chúng như : biết suy nghĩ, đi đứng, nói năng, … đây chính là biện pháp nghệ thuật nhân hóa.
Những tác phẩm viết về loài vật tương tự : Khỉ và rùa, Cây khế...
Câu 1:
Trong truyện, có đến năm lần ông lão ra biển gọi cá vàng. Đây là một biện pháp lặp lại có chủ ý của truyện cổ tích. Năm lần ông ra với năm tâm trạng khác nhau, từ bối rối, ngượng ngùng cho đến hoảng sợ. Thái độ của cá vàng và biểu hiện của biển cả cũng thay đổi, tăng dần theo lòng tham của mụ vợ. Cách kể chuyện như vậy khiến cho câu chuyện không hề đơn điệu mà trái lại, ngày càng khiến cho bạn đọc cảm thấy hấp dẫn, hứng thú. Đặc điểm tính cách của các nhân vật, đặc biệt là nhân vật mụ vợ ông lão, ngày càng được tô đậm, nổi bật hơn lên.
Câu 2: Năm lần ra biển, cảnh biển thay đổi theo những đòi hỏi của mụ vợ ông lão:
- Lần 1, mụ đòi cái máng mới: Biển gợn sóng êm ả.
- Lần 2, mụ đòi cái nhà đẹp: Biển xanh đã nổi sóng.
- Lần 3, mụ đòi làm nhất phẩm phu nhân: Biển xanh nổi sóng dữ dội.
- Lần 4, mụ đòi làm nữ hoàng: Biển nổi sóng mù mịt.
- Lần thứ năm, mụ vợ đòi làm Long Vương: Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm.
Những "phản ứng" của biển tăng dần theo những đòi hỏi ngày càng quá quắt của mụ vợ ông lão. "Nhân vật" biển tuy không trực tiếp tham gia vào cốt truyện nhưng đã thể hiện rất rõ thái độ của tác giả (và cũng là của nhân dân) trước thói tham lam vô hạn độ của con người – cụ thể ở đây là của mụ vợ ông lão.
Câu 3: Lòng tham và sự bội bạc của bà vợ là không đáy và quá quắt.
- Qua 5 lần đòi hỏi cá vàng phải đáp ứng thì lần đầu là một đòi hỏi chính đáng. Lần 2 cũng chính đáng nhưng cá vàng đã hiểu được cái xu thế tất yếu của lòng tham nên biển xanh êm ả đã nổi sóng. Ba yêu cầu sau thật là quá quắt, nó gắn với sự bội bạc vì vậy mà cảnh tượng của biển mỗi lúc một dữ dội, mù mịt, rồi ầm ầm.
- Sự bội bạc cũng tăng lên.
+ Lần đầu mụ vợ mắng chồng là đồ ngốc.
+ Lần hai mụ mắng chồng to hơn.
+ Lần ba mụ mắng như tát nước vào mặt, bắt ông lão quét dọn chuồng ngựa.
+ Lần tư mụ nổi giận lôi đình tát vào mặt ông lão, định cho người lôi ông lão ra bờ biển. Sau đó khi làm nữ hoàng mụ vợ đuổi chồng và để cho mọi người chế giễu.
+ Lần năm mụ vợ lại sai người bắt ông lão đến và ra lệnh.
- Mụ có ý định bắt cá vàng là kẻ cho mình đạt tất cả các yêu cầu giàu sang và địa vị, để phục vụ cho lòng tham, sự bội bạc không cùng của mụ. Rõ ràng lần thứ mụ không chỉ bội bạc chồng (người xứng đáng được hưởng những đặc ân của cá vàng) mà mụ vợ bội bạc với cá ân nhân (và ông lão mà trả ơn) đó chính là cá vàng.
Câu 4: Câu chuyện kết thúc bằng hình ảnh "trước mặt ông lão lại thấy túp lều nát ngày xưa, và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ". Cái kết cục ấy là tất yếu nhưng cũng đã để lại cho người đọc người nghe nhiều suy nghĩ. Với ông lão, việc trở về cuộc sống bình thường hẳn sẽ tốt hơn rất nhiều. Còn với mụ vợ, con người không có chút công lao gì với cá vàng mà lại đòi hỏi quá nhiều thì việc mất hết những gì mụ đã có (mà không phải bỏ ra chút công sức nào) là lẽ công bằng, một sự trừng phạt đích đáng cho thói tham lam vô độ và sự bội bạc của mụ đối với ông lão. Đó cũng là sự thể hiện ước mơ công lí của nhân dân và lời nhắn nhủ phải sống giàu ân tình và nhân hậu chứ không được bội bạc, có mới nới cũ.
Câu 5:
Cá vàng trừng trị mụ vợ vì hai tội: tham lam và bội bạc, trong đó lòng tham đã làm mụ mù quáng, mất hết lương tri. Tuy nhiên, ở đây, tội bội bạc có ý nghĩa quyết định khiến lòng tham trở nên vô hạn độ và dẫn đến sự trừng trị đích đáng của cá vàng với mụ vợ.
Hình tượng cá vàng chính là công lí của nhân dân, là thái độ của nhân dân với những người lương thiện, hiền lành và những kẻ tham lam bội bạc.
Bài 32 thì phải soạn nhưng bài 34 thì không cần đâu nha bạn!
Mấy bài này mình học rùi nên bít!!
Mik không có sách, nên mik soạn thử bài này. Bạn xem coi dúng không nha!
Soạn bài: Luyện nói kể chuyệnĐề 1: Tự giới thiệu về bản thân.
a. Mở bài: Lời chào và lý do kể.
b. Thân bài:
-
Giới thiệu tên, tuổi, học sinh lớp nào, trường nào? Gia đình gồm những ai? (có thể để phần này làm mở bài).
-
Sở thích của em là hát, múa…
-
Sở đoản: nấu ăn.
-
Môn học yêu thích là môn toán, ngữ văn.
-
Ước mơ
c. Kết bài: Lời kết khi giới thiệu xong.
Đề 2: Giới thiệu về người bạn thân mà em yêu quý.
a. Mở bài:
-
Bạn ấy tên là gì, quê quan địa chỉ ở đâu?
-
Lời chào và lý do kể.
b. Thân bài:
-
Lý do thích bạn ấy?
-
Bạn ấy có những phẩm chất gì?
-
Ngoại hình của bạn như thế nào?
-
Bạn là người như thế nào đối với mọi người?
-
Ước mơ
c. Kết bài: Nhấn mạnh lý do yêu quý bạn ấy và khẳng định đó là bạn thân của tôi.
Đề 3: Kể về gia đình mình.
a. Mở bài:
-
Gia đình ở đâu?
-
Gồm có mấy người?
b. Thân bài:
-
Nói về nghề nghiệp của bố, mẹ?
-
Tính cách của bố, ẹm?
-
Anh chị đang làm gì?
-
Công việc ra sao?
c. Kết bài: Khẳng định gia đình rất hạnh phúc như thế nào?
Đề 4: Kể về ngày hoạt động của mình.
a. Mở bài: Thời gian diên ra hoạt động đó, tại sao bạn tham gia vào hoạt động đó?
b. Thân bài:
-
Hoạt động đó diễn ra ở đâu.
-
Mục đích của bạn khi tham gia hoạt động này?
c. Kết bài: Hoạt động đó để lại rất nhiều bài học quý giá như thế nào?
Chúc bạn học tốt!
B
ài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" của nhà thơ Minh Huệ đã khắc họa tấm lòng vì nước vì dân của Người. Em hãy kể lại bài "Đêm nay Bác không ngủ" để thấy tấm lòng bao la rộng lớn của Người.
Sau những ngày hành quân vất vả, đơn vị dừng chân ở một cánh rừng và nghỉ lại trong túp lều tranh trống trải, đơn sơ.
Hôm đấy trời mưa lâm thâm, những hạt mưa dày phủ lên trên mái lều. Gió lùa qua khe cửa, rút từng hồi, hú từng cơn. Không gian lạnh tái tê, thỉnh thoảng có những làn gió thôi vào lạnh buốt như cứt da cắt thịt, Đêm tối sâu thăm thẳm, đêm đã khuya, các anh chiến sĩ đều đã ngủ sau.
Bên bếp lửa, Bác vẫn thao thức chưa ngủ. Ánh lửa bập bùng, ngọn lửa hồng cháy rực sưởi ấm, xua tan đi cái lạnh giá của mùa đông. Dáng Bác ngồi trầm ngâm, vẻ mặt suy tư nghĩ ngợi. Bác mặc bộ quần áo xanh đã sờn, bạc màu theo thời gian.
Người đã già đi nhiều, đôi mắt sáng như sao đã có nhiều nếp nhăm, thâm quầng trũng sâu của những đêm thao thức không ngủ.
Bác cho thêm củi vào lửa, tiếng nổ lách tách, , bếp lử hồng rực lên. Rồi Bác đứng lên đến chố các anh ân cần, nhẹ nhàng đặp lại chăn cho từng người. Bác nhón chân nhẹ nhàng sợ các anh thức giấc. Bác yêu thương, lo lắng cho các anh bộ đội như tình cảm của người Cha đối với các con. Chợt, một anh đội viên thức dậy, thấy Bác vẫn chưa ngủ thổn thức cả nỗi lòng anh hỏi nhorL "Bác ơi, sao bây giờ Bác vẫn chưa ngủ, ngoài trời vẫn mưa, Bác có lạnh không?"
Giọng Bác ấm áp, hiền từ nói: "Chú cứ việc ngủ ngon, ngày mai còn đi đánh giặc, chú không phải lo đâu!".
Anh nhỏ nhẻ: "Vâng ạ, nhưng trong lòng vẫn bồn chồn.
Được ở bên Bác anh bộ đội cảm nhận tình yêu thương bao lao vô bở bến còn ấm hơn mọi ngọn lửa.
Chiến dịch vốn còn dài, còn nhiều gian khổ, khó khăn, đường đi thì hiểm trở, lắm dốc, lắm ụ. Bác không ngủ lấy sức đâu mà đi? Cuộc kháng chiến còn trường kì, vì vậy Bác không thể ngủ được.
Gà đã gáy canh ba, rừng khuya sâu thăm thẳm, vắng lặng, vậy mà Bác vẫn chưa ngủ. Thức dây sau lần thứ ba, anh bội viên hốt hoảng giật mình vì Bác vẫn chưa ngủ. Bác vẫn ngồi đó, vẻ mặt đinh ninh, chòm sâu im phăng phắc. Anh đội viên quá lo lắng, nằng nặc mời Bác ngủ: "Mời Bác ngủ Bác ơi, trời sắp sáng rồi"
Lần này, Bác mới thổ lộ rõ tâm tình của mình: " Chú cứ việc ngủ ngon đi, Bác thức thì mặc Bác, Bác mà ngủ thì thấy không anh lòng, Bác lo cho dân, cho nước, lo cho các anh đối mặt với nhiều khó khăn" "Bác lo cho đoàn dân công phải ngủ ngoài rừng không đủ chăn chiếu, trời thì mưa rét làm sao cho khỏi ướt" Bác chỉ mong trời mau sáng để các anh đỡ lạnh. Giọng nói của Người xót xa đầy yêu thương.
Anh đội viên cảm động, thức luôn cúng Bác. Bên ngoài, trời sắp sáng, bếp lửa cũng sắp tàn. Vậy là trọn cả một đêm Bác không ngủ.
Tấm lòng của Bác bao la, rộng lơn như biển cả mệnh mông. Suốt một đời Bác vì dân vì nước, hi sinh hết thảy chỉ quên mình. Em rất yêu quý và kính trọng Bác - vị cho già kính yêu của dân tộc.
Đêm nay chỉ là một trong vô số đêm Bác không ngủ nên đối với Bác chỉ là lẽ thường tình.
Trong cuộc đời tôi, những ngày tháng đẹp nhất là những ngày tôi được sống và chiến đấu bên cạnh Bác. Những ngày ấy thực sự đã để lại trong tôi những kỷ niệm không thể nào quên.
Lúc ấy, tôi là một anh lính mới (người chiến sĩ khi đó thường được gọi là đội viên). Đơn vị tôi vừa mới hành quân ra mặt trận thì cũng vừa lúc Bác trực tiếp ra chiến trường để chỉ đạo tiến quân. Đêm đó Bác ngủ lại cùng anh em ở đơn vị. Và cũng trong đêm đó, Bác đã để lại trong niềm yêu kính của tôi một ấn tượng khó phai.
Khoảng quá nửa đêm khi tất cả anh em chiến sĩ đã say sưa trong giấc ngủ thì không hiểu sao tôi lại bỗng nhiên chợt thức. Tôi chưa kịp nhổm dậy nhưng đã nhìn thấy khuôn mặt Bác. Bác còn thức và hình như Bác chưa hề ngủ. Bác ngồi trầm ngâm lặng yên bên bếp lửa. Ngoài trời mưa đã lác đác rơi. Tôi nhìn dáng Bác, càng nhìn tôi lại càng thương. Bác đang khơi ngọn lửa. Người cha già tóc bạc đang đốt lửa sưởi ấm cho tôi.
Tôi vẫn lặng yên và quan sát. Tôi thấy Bác đứng dậy. Bác đi dém lại những mảnh chăn một cách nhẹ nhàng. Nhìn Bác, tôi mơ màng như đang nằm trong giấc mộng. Bác mênh mông quá! Ấm nóng và cao quý quá! Tôi thổn thức và thì thầm hỏi nhỏ:
- Bác ơi! Bác chưa ngủ! Bác có lạnh lắm không?
Bác quay lại nhìn tôi trìu mến:
- Chú cứ việc ngủ ngon. Ngày mai đi đánh giặc.
Tôi vâng lời Bác nhắm mắt nhưng không sao ngủ được. Tôi bồn chồn, nằm và lo Bác ốm. Chiến dịch vẫn còn dài và bao khó khăn vẫn đợi chờ phía trước.
Lần thứ ba tôi tỉnh giấc. Tôi hốt hoảng giật mình khi thấy Bác vẫn ngồi đinh ninh, chòm râu im phăng phắc. Tôi vội vàng luống cuống:
- Bác ơi! Trời sắp sáng mất rồi, Bác nghỉ đi một lát.
Bác vẫn nhẹ nhàng như lần trước:
- Chú cứ việc ngủ ngon. Ngày mai đi đánh giặc.
Bác ngủ không ngon vì Bác không thấy an lòng. Trời mưa như vậy không biết các cô chú dân công ăn ngủ làm sao. Ở trong rừng mà có mỗi manh áo mồng thì chắc là ướt mất. Bác thấy nóng ruột quá. Bác mong sao trời sáng thật mau.
Tôi nhìn Bác, lòng tôi ấm áp và vui sướng mênh mông. Đêm ấy, tôi thức luôn cùng Bác. Tôi cảm thấy hạnh phúc vô cùng bởi tôi đã nhận ra một điều dường như đã trở thành chân lý: Bác của chúng ta vĩ đại bởi Bác đã dành trọn cuộc đời cho những lo lắng và yêu thương.
https://koreanupdates.com/kuawards2018/?fbclid=IwAR3wBWvlQ8qlZD77LO95Obs-jRWAsJcaYR-tC9COJJZoJYeZRpUeAfY_VEs
Vào ủng hộ BTS Hộ <3
I. Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ của câu
Câu 1 (trang 92 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Ở bậc tiểu học các thành phần câu đã học: trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ.
Câu 2 (trang 92 sgk ngữ văn 6 tập 2):
- Trạng ngữ: chẳng bao lâu
- Chủ ngữ: tôi
- Vị ngữ: đã trở thành một tràng dế thanh niên cường tráng.
Câu 3 (trang 92 sgk ngữ văn 6 tập 2):
- Chủ ngữ và vị ngữ là thành phần bắt buộc phải có trong câu để câu hoàn chỉnh về ý nghĩa
- Trạng ngữ là thành phần có thể có hoặc không.
II. Vị ngữ
Câu 1 (trang 92 sgk ngữ văn 6 tập 2):
- Vị ngữ có thể kết hợp với phó từ, trợ từ
+ Trong ví dụ a: vị ngữ kết hợp với phó từ “đã”
- Vị ngữ thường trả lời cho câu hỏi: làm gì? là gì? như thế nào?
Câu 2 (trang 92 sgk ngữ văn 6 tập 2):
a, Vị ngữ: ra đứng cửa hang như mọi khi, xem hoàng hôn xuống
- Vị ngữ này gồm các cụm động từ “ra đứng cửa hang” và “ xem hoàng hôn xuống”
b, Vị ngữ: nằm sát bên bờ sông ồn ào, đông vui, tấp nập
- Vị ngữ là cụm động từ
c, Vị ngữ: là người bạn thân của nông dân Việt Nam
- Vị ngữ là cụm danh từ
→ Vị ngữ thường là từ hoặc cụm từ,
III. Chủ ngữ
Câu 1 (trang 93 sgk ngữ văn 6 tập 2):
- Chủ ngữ là thành phần chính của câu nêu tên sự vật, hiện tượng có hoạt động, đặc điểm, trạng thái… được miêu tả ở vị ngữ.
Câu 2 (Trang 93 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Chủ ngữ thường trả lời cho câu hỏi Ai? Con gì? Cái gì?
Câu 3 (trang 93 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Chủ ngữ:
a, Tôi
b, Chợ Năm Căn
c, Cây tre
IV. Luyện tập
Bài 1 (Trang 94 sgk ngữ văn 6 tập 2):
- Chủ ngữ là:
+ Là đại từ “tôi”
+ Là các cụm danh từ: Đôi càng tôi, những cái vuốt ở chân, ở khoeo; Những ngọn cỏ
- Vị ngữ:
+ Là tính từ: mẫm bóng
+ Là động từ: gãy rạp
+ Là cụm động từ: co cẳng lên, đạp phanh phách
+ Là cụm tính từ: cứ cứng dần, nhọn hoắt
Bài 2 (trang 94 sgk ngữ văn 6 tập 2):
a, Hôm qua, em giúp mẹ nấu cơm và dọn dẹp nhà cửa.
b, Hải là cậu bạn thông minh, hài hước nhất lớp em.
c, Dế Mèn là nhân vật em yêu thích nhất trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí.
Bài 3 (trang 94 sgk ngữ văn 6 tập 2):
a, Chủ ngữ: em trả lời cho câu hỏi: Ai giúp mẹ nấu cơm và dọn dẹp nhà cửa?
b, Chủ ngữ: Hải- trả lời cho câu hỏi: Ai là cậu bạn thông minh, hài hước nhất lớp em.
c, Chủ ngữ: Ai là nhân vật em yêu thích trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí.
Ở bậc tiểu học các thành phần câu đã học: trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ.
Câu 2 (trang 92 sgk ngữ văn 6 tập 2):
- Trạng ngữ: chẳng bao lâu
- Chủ ngữ: tôi
- Vị ngữ: đã trở thành một tràng dế thanh niên cường tráng.
Câu 3 (trang 92 sgk ngữ văn 6 tập 2):
- Chủ ngữ và vị ngữ là thành phần bắt buộc phải có trong câu để câu hoàn chỉnh về ý nghĩa
- Trạng ngữ là thành phần có thể có hoặc không.
II. Vị ngữ
Câu 1 (trang 92 sgk ngữ văn 6 tập 2):
- Vị ngữ có thể kết hợp với phó từ, trợ từ
+ Trong ví dụ a: vị ngữ kết hợp với phó từ “đã”
- Vị ngữ thường trả lời cho câu hỏi: làm gì? là gì? như thế nào?
Câu 2 (trang 92 sgk ngữ văn 6 tập 2):
a, Vị ngữ: ra đứng cửa hang như mọi khi, xem hoàng hôn xuống
- Vị ngữ này gồm các cụm động từ “ra đứng cửa hang” và “ xem hoàng hôn xuống”
b, Vị ngữ: nằm sát bên bờ sông ồn ào, đông vui, tấp nập
- Vị ngữ là cụm động từ
c, Vị ngữ: là người bạn thân của nông dân Việt Nam
- Vị ngữ là cụm danh từ
→ Vị ngữ thường là từ hoặc cụm từ,
III. Chủ ngữ
Câu 1 (trang 93 sgk ngữ văn 6 tập 2):
- Chủ ngữ là thành phần chính của câu nêu tên sự vật, hiện tượng có hoạt động, đặc điểm, trạng thái… được miêu tả ở vị ngữ.
Câu 2 (Trang 93 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Chủ ngữ thường trả lời cho câu hỏi Ai? Con gì? Cái gì?
Câu 3 (trang 93 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Chủ ngữ:
a, Tôi
b, Chợ Năm Căn
c, Cây tre
IV. Luyện tập
Bài 1 (Trang 94 sgk ngữ văn 6 tập 2):
- Chủ ngữ là:
+ Là đại từ “tôi”
+ Là các cụm danh từ: Đôi càng tôi, những cái vuốt ở chân, ở khoeo; Những ngọn cỏ
- Vị ngữ:
+ Là tính từ: mẫm bóng
+ Là động từ: gãy rạp
+ Là cụm động từ: co cẳng lên, đạp phanh phách
+ Là cụm tính từ: cứ cứng dần, nhọn hoắt
Bài 2 (trang 94 sgk ngữ văn 6 tập 2):
a, Hôm qua, em giúp mẹ nấu cơm và dọn dẹp nhà cửa.
b, Hải là cậu bạn thông minh, hài hước nhất lớp em.
c, Dế Mèn là nhân vật em yêu thích nhất trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí.
Bài 3 (trang 94 sgk ngữ văn 6 tập 2):
a, Chủ ngữ: em trả lời cho câu hỏi: Ai giúp mẹ nấu cơm và dọn dẹp nhà cửa?
b, Chủ ngữ: Hải- trả lời cho câu hỏi: Ai là cậu bạn thông minh, hài hước nhất lớp em.
c, Chủ ngữ: Ai là nhân vật em yêu thích trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí.
sách gì vậy bạn !