K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 9 2016

Chiều qua, khi hồi trống tan trường vừa điểm tôi vội vã đi thẳng về phía nhà xe. Trên con đường quen thuộc, đôi chân tôi guồng những vòng xe mạnh mẽ hơn. Tôi đạp xe về nhà mà trong lòng háo hức. Tôi vừa xúc động lại vừa thấy vui vui. Tôi mong sao được kể thật nhanh cho cả nhà nghe câu chuyện cảm động mà tôi vừa được chứng kiến ở trường mình.

Chả là để thể hiện lòng biết ơn thực sự của các thế hệ con cháu đối với sự hy sinh của cha ông, trường tôi có mời một đoàn ca nhạc về trường biểu diễn. Điều đặc biệt là các ca sĩ đều là những người đã phải gánh chịu ít nhiều những di chứng của chất độc màu da cam. Người thì bị mất đôi chân, người thì không con đôi mắt. Đáng thương hơn khi có những người dường như chỉ còn tồn tại một vài bộ phận trong con người. Thế nhưng tất cả những con người ấy đã khiến cho cả trường chúng tôi phải vô cùng khâm phục bởi họ là những tấm gương tuyệt vời về ý chí và sự quyết lâm

Thú thực, mới đầu chúng tôi đi xem chỉ vì đứa nào cùng háo hức tò mò. Thế nhưng khi tấm màn nhung khép lại chương trình biểu diễn thì chúng tôi đứa nào đứa nấy đều cảm thấy xúc động sâu xa.

Buổi diễn bắt đầu bằng những lời giới thiệu chân thật và lay động lòng người của chú trưởng đoàn. Nó dường như là một bài diễn thuyết được chuẩn bị kỹ càng từ trước. Thế nhưng khi chính những mảnh đời đau khổ kia lên tiếng thì mọi người bắt đầu rơi nước mắt. Những cái tên, những quê quán, những cuộc đời và những lý do… Tất cả, tất cả đều bắt đầu bằng những ước mơ, những khát khao yên bình và hạnh phúc. Thế nhưng chiến tranh đã cướp đi tất cả. Chiến tranh tàn bạo đến mức không cho cả những ước mơ nhỏ nhoi nhất được hình thành. Mười ca sĩ là mười cảnh tàn tật khác nhau, mười lý do bất hạnh khác nhau. Và tất nhiên phía sau mười con người cần được cảm thông và chia sẻ ấy còn bao nhiêu người khác đang ngày đêm ngậm ngùi ôm những nỗi đau đớn xót xa.

Khác hẳn với màn giới thiệu, buổi trình diễn lại chẳng có một chút gì gợi ra cảnh đau thương. Rất nhiều và rất nhiều bài hát đã được biểu diễn bởi những chất giọng khác nhau. Thế nhưng chúng đều có chung một đặc điểm đó là đều ngợi ca những ước mơ, lòng bác ái và sự công bằng; ngợi ca những ước mơ và khát khao của tuổi thơ của những người đang sống và cả những người đã khuất. Chương trình cuốn hút tất cả người xem, thậm chí nhiều bạn, trong đó có cả tôi đã bước lên sân khấu để tặng hoa và để cùng hát lên những lời ca chia sẻ. Chúng tôi đã khóc, khóc thực sự trong niềm thân ái, trong sự yêu thương và mong ước được sẻ chia.

Buổi trình diễn nằm ngoài sự hình dung của tất cả chúng tôi. Nó thực sự khiến chúng tôi bất ngờ và xúc động. Câu chuyện được tôi kể cho gia đình nghe ngay sau khi mọi người dùng xong cơm trưa. Nhấp một chút nước trà, bố tôi vừa dặn đò vừa tâm sự: “Các con còn nhỏ hiểu được như thế là rất quý. Thế nhưng, những gì các con đã làm là chưa thật lớn đâu. Các con còn phải làm nhiều việc tốt lành hơn nữa để đền đáp công ơn của những người đã hy sinh để mang lại hạnh phúc cho cuộc  đời mình”.

18 tháng 9 2016

nhận 1 tick nha

18 tháng 12 2019

Lá vàng, đỏ rụng vào thu
Chị mây, chị gió liền ru chiếc cành.
Mùa xuân lá mọc màu xanh
Đàn chim bảo vệ lá lành của cây.
Màu xanh trải tận chân mây
Cô mưa ru lá ngủ say trên cành.
Bé lá ngủ dậy vai vươn
Thấy cây nâu xám, mình tròn, to cao.
Mùa hè bé lá gọi sao
Sao vàng cùng bé múa vào múa ra.

#chino


Thương sao mái ấm nhà em 
Gia đình đoàn tụ dưới rèm trời mưa 
Mái nhà trú nắng sớm trưa 
Tối về văng vẳng đong đưa điệu đàn 


Công cha vất vã không màng 
Nghĩa mẹ sớm tối gọn gàng trước sau 
Mở lời cất tiếng ngọt ngào 
Chăm nom dạy dỗ luôn trao nụ cười 

Đàn em học hỏi đùa chơi 
Thân bằng quyến thuộc cơ ngơi xum vầy 
Tình thân gắn kết đắp xây 
Ông bà yên dạ thân gầy tâm an 

Bà con hàng xóm trong làng 
Khác nào khúc ruột mọi đàng có nhau 
Bạn bè giữ mãi tình sâu 
Thầy cô trọng nghĩa ghi vào tim em 

Thảnh thơi giấc ngủ êm đềm 
Nhẹ nhàng mỗi bước bên thềm gần xa 
Đất trời thoáng rộng bao la 
Em vui tất dạ lời ca thăng trầm 

Đàn chim về tổ quây quần 
Bướm ong bay lượn đầu sân cạnh vườn 
Hoa cười lá vỗ khoe sương 
Gia đình nhộn nhịp tình thương ngập tràn 

Bạn vào link này tham khảo 

https:// h.vn/hoi-dap/question/ 29855.html

OK ^^

# USAS - 12 # 

18 tháng 12 2016
 
Đi học cháu về tới nhà
Được chú bộ đội cho quà rõ ngon
24 tháng 11 2016

tập lm văn màk cx có lý thuyết hảk bn?

24 tháng 11 2016

mk nghĩ là bố cục bài văn biểu cảm gồm mấy fần? đó la những fần nào? hay là lập dàn ý j đó. Mk cx hk chắc vì trg mk chỉ cho vt 1 bài văn hoy, hk có trả lời lý thuyết

30 tháng 3 2020

1.1. Các bước làm bài văn lập luận giải thích

 Cho đề bài: Nhân dân ta có câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó.

 a. Tìm hiểu đề và tìm ý 

-Đề yêu cầu giải thích câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". 

-Tìm ý: 

  - Đi một ngày đàng học một sàng khôn là gì? 

  -Vì sao đi một ngày đàng học một sàng khôn? Lợi ích của câu tục ngữ này? Nó giúp ta những bài học gì?

 b. Lập dàn bài 

-Lập dàn bài theo bố cục ba phần: 

  -Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ và ý nghĩa sâu xa của nó. 

  -Thân bài: Triển khai việc giải thích 

   -Giải thích nghĩa đen: Đi một ngày đàng nghĩa là gì? Một sàng khôn nghĩa là gì? 

   -Giải thích nghĩa bóng: Câu tục ngữ có đúc kết kinh nghiệm về nhận thức không, kinh nghiệm đó là gì? 

   -Nghĩa sâu: Liên hệ với những câu tục ngữ khác có cùng nghĩa với câu cần giải thích. 

   -Giải thích ý nghĩa khái quát của vấn đề đối với cuộc sống của con người, lí giải sâu vấn đề. 

-Kết bài: Nhấn mạnh ý nghĩa của vấn đề vừa làm sáng tỏ

c. Viết bài 

-Mở bài: 

  -Đi thẳng vào vấn đề. 

  -Đối lập hoàn cảnh với ý thức. 

  -Nhìn từ cái chung đến cái riêng. 

-Thân bài: 

  -Nên có từ liên kết đoạn mở bài với thân bài: Thật vậy, có thể nói rằng, trước hết, như ta đã biết,... 

  -Giải thích: Nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa sâu. 

  -Mở bài và thân bài phải phù hợp với nhau để tạo thành một thể thống nhất. 

-Kết bài: Có nhiều cách kết bài khác nhau, nhưng phải thâu tóm được những ý chính đã triển khai trong phần thân bài.

1.2. Ghi nhớ

-Muốn là bài văn lập luận giải thích thì phải thực hiện các bước: tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọc lại và sửa chữa.

 -Dàn bài:

  -Mở bài: Giới thiệu điều cần giải thích và gợi ra phương hướng giải thích.

  -Thân bài: Lần lượt trình bày các nội dung giải thích. Cần sử dụng các cách lập luận giải thích phù hợp.

  -Kết bài: Nêu ý nghĩa của điều được giải thích đối với mọi người.

-Lời văn giải thích cần sáng sủa, dễ hiểu. Giữa các phần, các đoạn cần có liên kết.

Chúc bạn học tốt!!!

 Các bước làm bài văn lập luận giải thích:

a) Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý

– Đề yêu cầu giải thích vấn đề gì?

Có khi vấn đề cần giải thích được nêu ra một cách trực tiếp (ví dụ: giải thích về “lòng nhân đạo”, giải thích về “lòng khiêm tốn”,…) nhưng cũng có khi đề bài gián tiếp đưa ra vấn đề bằng cách mượn hình ảnh, câu văn, câu tục ngữ, ca dao, thành ngữ, …, ví dụ: Nhân dân ta có câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn“. Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó. Trước những đề bài dạng này, khi xác định vấn đề (luận điểm) chính cần giải thích phải lưu ý:

Cắt nghĩa được hình ảnh, câu văn, câu tục ngữ, thành ngữ, … nêu ra ở đề bài. Nghĩa là phải tiến hành giải thích từ ngữ, nghĩa gốc, nghĩa chuyển,… của hình ảnh, câu văn… để nắm được nội dung của chúng từ đó mới xác định được chính xác vấn đề cần giải thích.

– Liên hệ với thực tế đời sống, với những ý kiến trong sách vở,… khác để xác định những biểu hiện cụ thể của vấn đề. Ví dụ, với yêu cầu giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn“, một mặt cần tìm những ví dụ cụ thể trong thực tế (đi tham quan để hiểu biết thêm những điều mới lạ, những khám phá của con người trước những miền đất mới, em đã từng thất bại khi làm một việc gì đó nhưng vì thế mà em có được kinh nghiệm để bây giờ có thể làm tốt được việc ấy,…), mặt khác cần liên hệ với những câu ca dao, tục ngữ tương tự (Làm trai cho đáng nên trai, Phú Xuân đã trải, Đồng Nai đã từngĐi cho biết đó biết đâyỞ nhà với mẹ biết ngày nào khôn;…) thậm chí liên hệ đến những dẫn chứng có ý nghĩa tương phản: Ếch ngồi đáy giếng,…

b) Bước 2: Lập dàn bài

Lập dàn bài theo bố cục ba phần:

– Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần giải thích hoặc giới thiệu câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao, câu văn,… và nêu ra nội dung của nó. Ví dụ: Giới thiệu câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” và ý nghĩa về sự đúc kết kinh nghiệm và thể hiện mơ ước đi nhiều nơi để mở mang hiểu biết.

– Thân bài: Giải thích vấn đề (luận điểm) đã giới thiệu ở phần Mở bài

+ Giải thích các từ ngữ, khái niệm, ví dụ: Đi một ngày đàng nghĩa là gì? Một sàng khôn nghĩa là gì? “nhân đạo” là gì? “khiêm tốn” là thế nào? “phán đoán” là gì? “thẩm mĩ” là gì?

+ Giải thích các ý nghĩa mở rộng của vấn đề, liên hệ với thực tế, với các dẫn chứng khác

+ Giải thích ý nghĩa khái quát của vấn đề đối với cuộc sống của con người, lí giải sâu vấn đề

Chú ý cân nhắc cách sắp xếp các ý giải thích để làm sáng rõ, nổi bật vấn đề

– Kết bài: Nhấn mạnh ý nghĩa của vấn đề vừa làm sáng tỏ

c) Bước 3: Viết bài

– Mở bài: Có thể viết theo các cách:

+ Giới thiệu thẳng vào vấn đề cần giải thích, ví dụ: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn là câu tục ngữ đúc kết kinh nghiệm học tập của nhân dân ta, qua đó thể hiện ước mơ vươn tới những chân trời mới để mở mang hiểu biết.

+ Đi từ vấn đề có ý nghĩa đối lập, dẫn tới vấn đề cần giải thích, ví dụ: Em cứ nhớ mãi hình ảnh một chú ếch không huênh hoang, kiêu ngạo, không chịu mở rộng tầm mắt để dẫn tới hậu quả bị chết bẹp dưới chân trâu. Thế mới thấy thấm thía lời răn dạy của cha ông ta: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Còn gì thú vị hơn khi được đi đến những chân trời mới, ở những nơi cho ta bao điều mới lạ, kì thú.

+ Đi từ cái chung đến cái riêng, dẫn dắt vào vấn đề, ví dụ: Cha ông ta để lại cho con cháu muôn đời cả một kho tàng ca dao, tục ngữ. Đó cũng là cả một kho tàng kinh nghiệm quý báu. Ta có thể tìm thấy ở đó những lời khuyên răn bổ ích về việc phải mở mang tầm hiểu biết, đi đây đi đó để trau dồi vốn sống, vốn tri thức.

– Thân bài: Mỗi ý giải thích nên viết gọn thành một đoạn. Chú ý đến việc lựa chọn cách dẫn dắt từ Mở bài đến Thân bài, từ đoạn này chuyển sang đoạn khác.

– Kết bài: Cách Kết bài phải hô ứng với cách Mở bài; thâu tóm được những ý chính đã triển khai trong phần Thân bài.

23 tháng 8 2019

Cho đến giờ đây, em vẫn không sao quên được sự việc ngày hôm đó-em đã làm bố mẹ buồn. Như thường lệ bố em đi làm tới tối mới về. Hôm đó lại là 1 ngày khá đặc biệt - sinh nhật mẹ em. Bố, em và chị thi nhau trổ tài mỗi người 1 việc để tổ chức bữa tối thật là ý nghĩa.... khi mọi việc xong xuôi, bố bảo em mang bát canh ra. Em vừa đi vừa hát, nét mặt vui mừng. Mải nghĩ đến việc được mẹ khen mà em đã giẫm phải viên bi mà lúc nãy chơi với bạn. Sau đó em bị ngã rất đau, nhưng đó ko phải là điều mà em bận tâm. Điều làm em cảm thấy có lỗi nhất là khi ngã, bắt canh em cầm trên tay đã bắn vào chiếc áo mà bố đã chọn làm quà tặng mẹ. Em vội xin lỗi mẹ. Mẹ chỉ ừ mà không mắng nhưng em biết bố mẹ đang rất buồn. Em đã làm hỏng bữa cơm ý nghĩa mà ba bố con đã mất rất nhiều công để chuẩn bị. Em thật đáng trách. Em vô cùng hối hận về việc làm hôm đó, em rất buồn vì việc làm của mình. Em muốn xin lỗi bố mẹ thật nhiều. Qua việc làm ấy em đã rút ra được 1 bài học: đi đứng phải nhẹ nhàng , không phải hấp tấp nếu không sẽ hỏng chuyện. Thật đúng là: " Sai 1 li đi 1 dăm"

23 tháng 8 2019

Cho đến giờ đây, em vẫn không sao quên được sự việc ngày hôm đó-em đã làm bố mẹ buồn.
Như thường lệ bố em đi làm tới tối mới về. Hôm đó lại là 1 ngày khá đặc biệt - sinh nhật mẹ em. Bố, em và chị thi nhau trổ tài mỗi người 1 việc để tổ chức bữa tối thật là ý nghĩa.... khi mọi việc xong xuôi, bố bảo em mang bát canh ra. Em vừa đi vừa hát, nét mặt vui mừng. Mải nghĩ đến việc được mẹ khen mà em đã giẫm phải viên bi mà lúc nãy chơi với bạn. Sau đó em bị ngã rất đau, nhưng đó ko phải là điều mà em bận tâm. Điều làm em cảm thấy có lỗi nhất là khi ngã, bắt canh em cầm trên tay đã bắn vào chiếc áo mà bố đã chọn làm quà tặng mẹ. Em vội xin lỗi mẹ. Mẹ chỉ ừ mà không mắng nhưng em biết bố mẹ đang rất buồn. Em đã làm hỏng bữa cơm ý nghĩa mà ba bố con đã mất rất nhiều công để chuẩn bị. Em thật đáng trách.
Em vô cùng hối hận về việc làm hôm đó, em rất buồn vì việc làm của mình. Em muốn xin lỗi bố mẹ thật nhiều. Qua việc làm ấy em đã rút ra được 1 bài học: đi đứng phải nhẹ nhàng , không phải hấp tấp nếu không sẽ hỏng chuyện. Thật đúng là: " Sai 1 li đi 1 dăm"

1 tháng 10 2016
                            CỘNG HOÀ XÃ HI CH NGHĨA VIT NAM
                                           Độc lp - T do - Hnh phúc


 
                                                  ………………., ngày     tháng 10  năm  2016

                          ĐƠN XIN HỌC THÊM TRONG NHÀ TRƯỜNG

 
 
        Kính gửi: Hiệu trưởng trường THCS Phan Huy Chú 
Họ và tên học sinh :…………………………......................
Ngày sinh: …………………………………………………
Học sinh lớp…………………
Nay em làm đơn này xin nhà trường cho phép em tham gia lớp học thêm trong nhà trường tổ chức, để ôn tập, củng cố kiến thức đã học, các môn học gồm:
 ..……………………………………………………..……………..………...
          Em cam kết sẽ tham gia học tập nghiêm túc, chấp hành đúng qui định của lớp học thêm và đóng tiền học đúng qui định của nhà trường.

 

Ý KIẾN CHA (MẸ) HỌC SINH
(Ký, ghi họ và tên)

 

 NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký, ghi họ và tên)
 
 

đến mùa hè , em có bài tập em liền để ngày nay sang ngày khác và cuối cùng cũng hết hè và kết quả là em ko làm đc bài tập hè vì em đã ko lên kế hoạch học tập trước đó .

5 tháng 12 2019

Bao năm lên phố, xa làng
Nhớ con bướm trắng hoa vàng lối quê
Nhớ bài tập đọc a ê
Thương cô giáo cũ mơ về tuổi thơ
Xiêu nghiêng nét chữ dại khờ
Tay cô cầm ấm đến giờ lòng em.
Vở ngày thơ ấu lần xem
Tình cô như mẹ biết đem sánh gì.
Tờ giấy nguệch ngoạc bút chì
Thấm màu mực đỏ điểm ghi bên lề
Thương trường cũ, nhớ làng quê
Mơ sao được một ngày về thăm cô!

Học tốt~

#Dũng#