K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 1 2017

a) Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận đã tạo thành 1 mạng lưới liên kết trong văn bản nghị luật trong đó phương pháp, trong đó phương pháp lập luật là chất keo gắn các phần, các ý bố cục lại với nhau.

b) Các phương pháp lập luật trong bài văn là:

-Lập luật theo quan hệ nhân quả

-Lập luật theo quan hệ tổng-phân-hợp

-Theo suy luật tương đồng.

Học ngu đi nhé thằng Khoai.banh

30 tháng 4 2017

ai bảo mày thế

dân ta phải biết sử ta

cái j k biết phải tra google

còn non vãi

2 tháng 12 2016

vậy bạn trả lời giùm mk câu:

Cản nhận được gì về hình tượng người bà và tình cảm bà cháu trong bài thơ

1 tháng 12 2017

Câu 1:

- Cảm hứng được khơi gợi từ sự việc : trên đường hành quân xa, khi dừng chân nghỉ ngơi bên xóm nhỏ, người chiến sĩ nghe thấy tiếng gà nhà ai nhảy ổ.

- Diễn biến mạch cảm xúc : khi nghe thấy tiếng gà trưa => tiếng gà trưa gợi cho người chiến sĩ những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ => Nỗi nhớ thêm da diết với hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm => Nỗi nhớ khắc sâu hình ảnh quê hương, trở thành động lực thôi thúc người chiến sĩ cầm súng lên đường.

Câu 2: Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí của người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ:

- Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.

- Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.

- Hình ảnh người bà đầy lòng thương yêu, chắt chiu từng đàn gà, quả trứng để chăm lo cho cháu.

- Kỉ niệm về niềm vui và mong ước của tuổi thơ: được một bộ quần áo mới từ tiền bán gà (tưởng tượng ra vẻ đẹp của bộ quần áo).

Qua những dòng kỉ niệm được gợi lại, có thể nhận thấy, tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một người em nhỏ, cũng như biểu lộ tình cảm yêu quý, trân trọng người bà của đứa cháu.

Câu 3:

- Hình ảnh người bà:

+ Tay bà khum soi trứng, chắt chiu từng quả cho con gà mái ấp.

+ Mắng cháu khi xem trộm gà đẻ.

+ Bà lo lắng, mong sao thời tiết thuận lợi, để cuối năm bán được gà, mua cho cháu bộ quần áo mơi.

=> Bà là người chịu thương, chịu khó, chắt chiu từng niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan.

- Tình cảm bà cháu trong bài thơ thật sâu nặng, thắm thiết. Bà thương cháu, luôn chắt chiu, dành dụm cho cháu. Cháu luôn yêu thương, quý trọng và biết ơn bà. Khi xa quê, hình ảnh sâu đậm nhất trong tâm hồn cháu là hình ảnh bà.

Câu 4: Bài thơ này được viết theo thể ngũ ngôn (5 tiếng) nhưng rất sáng tạo và linh hoạt:

- Thường mỗi khổ trong một bài ngũ ngôn có 4 câu nhưng bài này chỉ có ba khổ 4 câu, các khổ khác có đến 5 hoặc sáu câu, riêng khổ thứ nhất có đến 7 câu.

- Cách gieo vần trong bài thơ cũng rất linh hoạt. Phần lớn vần trong bài thơ là vần cách, có khi không chú trọng đến việc đúng vần mà chỉ cần giữ âm điệu. Mực dù vậy, đọc bài thơ lên nghe vần thấy rất hài hoà trong mạch cảm xúc của tác giả.

- Các câu thơ trong bài đều gồm 5 tiếng, riêng câu thơ Tiếng gà trưa (lặp lại mở đầu các khổ thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ bảy) là chỉ có 3 tiếng. Đây là một cách để Xuân Quỳnh tạo nên điểm nhấn về cảm xúc. Sau mỗi câu thơ Tiếng gà trưa là tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm quen thuộc. Các câu thơ này giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn.

câu 5 thì................mk chịu thoi hà

23 tháng 11 2016

a) _Những yếu tố tưởng tượng, liên tưởng :

+Có một thứ âm thanh từ xa vẳng lại nghe sâu lắng lạ thường, nó trong trẻo như một tiếng hát ru: tiếng suối!

+Thứ ánh sáng dát vàng lung linh lọt qua tán cổ thụ tạo nên những khoảng sáng tối đan xen làm nền cho một bức tranh sống động. Dưới tán cổ thụ, không phải chỉ có những khoảng sáng tối, nơi ấy còn có những khóm hoa.

+Trăng cổ thụ và hoa, ba tầng không gian nhưng không tách biệt mà hòa quyện nhau hư hư thực thực làm ngây ngất con mắt thi nhân.

+Có một người đang ngồi ngắm bức tranh, nhưng người ấy không ở ngoài búc tranh. Người ấy chính là một phần của bức tranh.

+Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp ấy là phần thu nhỏ của đất nước mến yeeul.

_Những yếu tố suy ngẫm:

+Non sông hoa lệ thế nhưng còn chưa độc lập. Dân tộc còn đang lao khổ bởi ngoại xâm. Chiến tranh còn đang đe dọa cuộc sống của đồng bào.

+Nếu không phải là tầm nhìn của một vị lãnh tụ, không phải là tình cảm của một vĩ nhân, dễ gì có được cảm quan bao quát và thi hứng tinh tế đến nhường ấy.

b) Triển khai các ý:

Bộc lộ cảm xúc thông qua nội dung và nghệ thuật

 

23 tháng 11 2016

bn ghi đề ra đc chứ ?

14 tháng 9 2016

Chủ đề: Ca ngợi tấm lòng của người mẹ qua lời thư sâu lắng của bố

Trình tự:

  • Liên hệ tâm trí (nhớ lại)
  • Liên hệ thời gian
  • Liên hệ không gian. (thay gì nói trình tự thời gian thì mình nói liên hệ thời gian cx vậy nha!
10 tháng 9 2016

Chủ đề:Ca ngợi hình ảnh người mẹ

Trình tự:rõ ràng hợp lí

9 tháng 10 2016

Câu thơ như một lời chào hồ hởi thân mật vừa bộc lộ nỗi vui bất ngờ vừa tỏ ý trân trọng, quý mến bạn. Đã bấy lâu nay có nghĩa là một thời gian dài, một thời gian nhà thơ không gặp bạn, giờ đây có dịp gặp nhau làm sao mà không xúc động, không vui mừng cho được. Từ lúc cáo quan về vui sống với cảnh điền viên, ông chỉ biết lấy thiên nhiên làm bạn. Trái tim ông gửi trọn cho đất nước quê hương, nên tâm hồn luôn khắc khoải u hoài. Trong những giây phút ấy mà không ai không muốn có một người bạn để tâm sự, để an ủi. Người bạn đó đã đến với ông - Còn nỗi vui mừng nào hơn. Chính nỗi vui mừng, bất chợt mà Nguyễn Khuyên đã thốt ra lời bông đùa với bạn một cách dí dỏm cho thoả lòng trông đợi.

 

1 tháng 1 2018

Câu thơ như một lời chào hồ hởi thân mật vừa bộc lộ nỗi vui bất ngờ vừa tỏ ý trân trọng, quý mến bạn. Đã bấy lâu nay có nghĩa là một thời gian dài, một thời gian nhà thơ không gặp bạn, giờ đây có dịp gặp nhau làm sao mà không xúc động, không vui mừng cho được. Từ lúc cáo quan về vui sống với cảnh điền viên, ông chỉ biết lấy thiên nhiên làm bạn. Trái tim ông gửi trọn cho đất nước quê hương, nên tâm hồn luôn khắc khoải u hoài. Trong những giây phút ấy mà không ai không muốn có một người bạn để tâm sự, để an ủi. Người bạn đó đã đến với ông - Còn nỗi vui mừng nào hơn. Chính nỗi vui mừng, bất chợt mà Nguyễn Khuyên đã thốt ra lời bông đùa với bạn một cách dí dỏm cho thoả lòng trông đợi.
 

Tham khảo

Đề 1:

Các luận điếm cần phải làm sáng rõ về lí và có dẫn chứng sinh động.

– Lợi và hại khi ham thích trò chơi điện tử, truyền hình, ca nhạc,… một cách quá mức :

+ Lợi: tác dụng giải trí.

+ Hại:

– Dành quá nhiều thời gian làm lãng phí thời gian học tập, thời gian cho các hoạt động cần thiết.

– Hại sức khỏe: Các hoạt động trò chơi, ca nhạc hay truyền hình thường khiến người ta ngồi lì một chỗ, ít vận động, cơ thể ít được rèn luyện. Đồng thời khi chơi điện tử, xem truyền hình nhiều làm mắt phải điều tiết mạnh, liên tục.

– Trò chơi điện tử đôi khi gây “nghiện”, gây nhiều hậu quả vô cùng tai hại : bỏ bê học tập, không quan tâm người thân, bạn bè làm mất tình cảm, …

– Thiên nhiên đem lại cho ta sức khỏe, sự hiểu biết và niềm vui vô tận:

+ Thiên nhiên rất rộng lớn, có thể là đồng cỏ xanh, là bầu trời nắng gió, … Những hàng cây xanh ngày ngày thải ô-xi cho chúng ta hít thở không khí trong lành hơn. Màu xanh của cây lá, màu sắc tự nhiên tạo ra cảm giác thoải mái, tinh thần tươi khỏe, ..

+ Thiên nhiên đem cho ta những hiểu biết vô tận về thế giới, giúp ta hiểu rõ hơn về sự phong phú, đa dạng các loài động vật.

+ Khi lớn lên, kỉ niệm về tuổi thơ với thiên nhiên tươi đẹp hay với chiếc điện thoại, máy tính và những bộ phim sẽ khắc sâu hơn trong tâm trí.

– Chúng ta nên sống gần gũi thiên nhiên, yêu mến thiên nhiên, giảm bớt những trò chơi điện tử vô bổ, những bài hát, bộ phim, không quá say mê vào chúng.

Đề 2:

– Giải thích các từ Hán Việt :

+ Nhất, nhị, tam: chỉ thứ tự thứ nhất, thứ hai, thứ ba.

+ Canh: làm canh tác.

+ Trì, viên, điền: theo thứ tự là ao, vườn, ruộng.

– Ý nghĩa của câu tục ngữ:

+ Giá trị kinh tế của các mô hình lao động của nhà nông : Làm ao, tức là nuôi cá, tôm sẽ thu được lợi ích kinh tế cao, tiếp đến là làm vườn (trồng hoa quả), cuối cùng là làm ruộng (trồng lúa, hoa màu).

+ Lời khuyên: Trong kinh tế nông nghiệp, muốn làm giàu nhanh thì nên ưu tiên làm nuôi cá, tiếp làm vườn rồi làm ruộng. Hay có thể kết hợp cả ba kiểu loại. Nên lựa chọn mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện và khai thác tốt điều kiện tự nhiên.

14 tháng 2 2022

ok bạn giúp với

4 tháng 12 2016

a)1-d

2-c

3-a

4-e

5-b

b)thầm thì-vàng-chân trời

5 tháng 12 2017

theo minh thi

a, 1+d. 2+c. 3+a. 4+e. 5+b

b, thầm thì, vàng, chân trời.

tham khảo nhé.

13 tháng 1 2018

Như chúng ta đã biết, trong xã hội vai trò của người thầy đối với nền giáo dục là rất lớn. Sự học tập, tìm hiểu ở thầy là cần thiết. Nhưng chúng ta không chỉ dừng lại ở đó mà hãy biết học hỏi ở nhiều nơi, nhiều chỗ, học hỏi ở mọi phương diện để có thể bồi đắp , tu dưỡng thêm vốn kiến thức của mình. Chính vì vậy, tục ngữ Việt Nam ta đã có câu: “Học thầy không tày học bạn” để nêu lên, giải thích, làm rõ vấn đề đó.
 Câu tục ngữ trên chính là sự so sánh không cân bằng giữa người thầy và học sinh. Nó không có ý nghĩa hạ thấp giá trị của người thầy mà nó chỉ đề cao vai trò của bạn bè.
Tất nhiên là câu tục ngữ trên chỉ đúng trong một phương diện, khía cạnh nhất định. Ở trường, ở lớp thì thầy cô là người dạy dỗ, chỉ bảo cho chúng ta những điều hay lẽ phải, nhưng đó mới chỉ là cốt lõi, cái chính mà chúng ta cần tiếp nhận. Ngoài giờ học, trong cuộc sống, vui chơi, giải trí, chúng ta cần mở mang kiến thức, hiểu biết, hoàn thiện bản thân, có những việc thầy cô không thể trực tiếp mà chỉ bảo cho chúng ta. Trong những trường hợp đó thì bạn bè – những người gần gũi với mình sẽ có thể giúp đỡ mình. Những kinh nghiệm của bạn bè sẽ được trao đổi cho nhau vào những lúc vui chơi hay chính những câu chuyện hàng ngày. Hơn nữa, khi trao đổi, học hỏi với bạn bè cùng trang lứa thì trạng thái của chúng ta sẽ được thoải mái, tự tin, tránh e ngại mà có thể hỏi kĩ, đi sâu vào vấn đề để hiểu biết. Và chữ không tày, có nghĩa là không bằng đó chỉ đúng nghĩa trong những trường hợp như trên.
 Đối với chúng ta trong lứa tuổi học sinh thì cần chăm chỉ, học hỏi, cố gắng tiếp thu những điều thầy cô nói, kết hợp với khả năng, suy nghĩ, liên tưởng của bản thân để luôn được nâng cao kiến thức. Cần phải ghi nhớ công ơn mà thầy cô dạy dỗ – đó cũng là một truyền thống lâu đời của dân tộc. Cần có thái độ tự tin, tránh tự ti để được tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất. Học tập mọi lúc, mọi nơi, kể cả ở bạn bè lẫn người thân, hãy biết gắn kết mọi kiến thức để được những gì tốt nhất cho việc học tập. Phải có lòng kiên trì, cố gắng, chịu khó, học trong sách vở, học trong đời thường, cuộc sống, từ những cái nhỏ nhất để có thể hoàn thiện được chính mình. Hãy luôn là một con người học tập không có giới hạn, quan niệm rằng học tập ở bạn bè là một cái học cực kì lớn. Khi tiến lên phía trước thì chúng ta sẽ biết được giới hạn của bản thân, đừng bao giờ tự hào với những gì mà mình đã có mà hãy coi đó là nền tảng, bàn đạp để tiến cao hơn nữa.
Nói chung chúng ta cần phải biết mở rộng quan hệ, tạo ra những mối quan hệ tốt để từ đó phúc vụ cho việc học tập một cách hoàn hảo nhất. Đó chính là thông điệp mà câu tục ngữ trên muốn gửi tới. Hãy biết xác định quan niệm “học thầy”, “học bạn” thế nào là hợp lí. Hãy biết lựa chọn con đường phù hợp nhất với bản thân mình để đi đến đích một cách dễ dàng nhất.

25 tháng 1 2018

Như chúng ta đã biết, trong xã hội vai trò của người thầy đối với nền giáo dục là rất lớn. Sự học tập, tìm hiểu ở thầy là cần thiết. Nhưng chúng ta không chỉ dừng lại ở đó mà hãy biết học hỏi ở nhiều nơi, nhiều chỗ, học hỏi ở mọi phương diện để có thể bồi đắp , tu dưỡng thêm vốn kiến thức của mình. Chính vì vậy, tục ngữ Việt Nam ta đã có câu: “Học thầy không tày học bạn” để nêu lên, giải thích, làm rõ vấn đề đó.
 Câu tục ngữ trên chính là sự so sánh không cân bằng giữa người thầy và học sinh. Nó không có ý nghĩa hạ thấp giá trị của người thầy mà nó chỉ đề cao vai trò của bạn bè.
Tất nhiên là câu tục ngữ trên chỉ đúng trong một phương diện, khía cạnh nhất định. Ở trường, ở lớp thì thầy cô là người dạy dỗ, chỉ bảo cho chúng ta những điều hay lẽ phải, nhưng đó mới chỉ là cốt lõi, cái chính mà chúng ta cần tiếp nhận. Ngoài giờ học, trong cuộc sống, vui chơi, giải trí, chúng ta cần mở mang kiến thức, hiểu biết, hoàn thiện bản thân, có những việc thầy cô không thể trực tiếp mà chỉ bảo cho chúng ta. Trong những trường hợp đó thì bạn bè – những người gần gũi với mình sẽ có thể giúp đỡ mình. Những kinh nghiệm của bạn bè sẽ được trao đổi cho nhau vào những lúc vui chơi hay chính những câu chuyện hàng ngày. Hơn nữa, khi trao đổi, học hỏi với bạn bè cùng trang lứa thì trạng thái của chúng ta sẽ được thoải mái, tự tin, tránh e ngại mà có thể hỏi kĩ, đi sâu vào vấn đề để hiểu biết. Và chữ không tày, có nghĩa là không bằng đó chỉ đúng nghĩa trong những trường hợp như trên.
 Đối với chúng ta trong lứa tuổi học sinh thì cần chăm chỉ, học hỏi, cố gắng tiếp thu những điều thầy cô nói, kết hợp với khả năng, suy nghĩ, liên tưởng của bản thân để luôn được nâng cao kiến thức. Cần phải ghi nhớ công ơn mà thầy cô dạy dỗ – đó cũng là một truyền thống lâu đời của dân tộc. Cần có thái độ tự tin, tránh tự ti để được tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất. Học tập mọi lúc, mọi nơi, kể cả ở bạn bè lẫn người thân, hãy biết gắn kết mọi kiến thức để được những gì tốt nhất cho việc học tập. Phải có lòng kiên trì, cố gắng, chịu khó, học trong sách vở, học trong đời thường, cuộc sống, từ những cái nhỏ nhất để có thể hoàn thiện được chính mình. Hãy luôn là một con người học tập không có giới hạn, quan niệm rằng học tập ở bạn bè là một cái học cực kì lớn. Khi tiến lên phía trước thì chúng ta sẽ biết được giới hạn của bản thân, đừng bao giờ tự hào với những gì mà mình đã có mà hãy coi đó là nền tảng, bàn đạp để tiến cao hơn nữa.
Nói chung chúng ta cần phải biết mở rộng quan hệ, tạo ra những mối quan hệ tốt để từ đó phúc vụ cho việc học tập một cách hoàn hảo nhất. Đó chính là thông điệp mà câu tục ngữ trên muốn gửi tới. Hãy biết xác định quan niệm “học thầy”, “học bạn” thế nào là hợp lí. Hãy biết lựa chọn con đường phù hợp nhất với bản thân mình để đi đến đích một cách dễ dàng nhất.