Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
PTĐT- Sau khi ngăn đập, hồ Thượng Long hay còn gọi (hồ Ly) trở thành một trong 10 hồ có trữ lượng nước lớn nhất tỉnh, hồ có khả năng tưới cho trên 500ha lúa và cung cấp nước sinh hoạt cho hàng ngàn người dân ở xã Thượng Long, Nga Hoàng, Hưng Long, Phúc Khánh, Đồng Thịnh và thị trấn Yên Lập. Đập ngăn nước đã tạo nên một hồ nước xanh như viên ngọc giữa núi rừng.
Sáng sớm tinh mơ, tiếng gà gáy trong không gian yên tĩnh đánh thức chúng tôi dậy với cái se lạnh đầu đông. Thượng Long, một xã của huyện Yên Lập vẫn giữ được nét đẹp hoang sơ của cảnh vật và bản sắc văn hóa dân tộc của người Dao, người Mường bản địa.
Vượt dốc Đá Thờ mời anh đến quê em
Yên Lập đây, núi rừng xanh ngút ngát
Khe Cháu, Khỉ Dòm… ẩn ào con thác
Tiếng của đại ngàn ca hát đã ngàn năm.
Đập Thượng Long, hồ Ly trong đêm trăng
Quê hương em đẹp bồng bềnh hư ảo
Xúng xính Mường, Dao khoe sắc màu váy áo
Điệu múa sênh tiền bao du khách nao nao
Hồ Ly được tạo từ hai khe nước là khe Ly và khe Chanh. Người dân địa phương đã lấy tên khe Ly đặt tên gọi cho hồ. Hồ Ly có vẻ đẹp non nước hữu tình mà thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho nơi đây với cảnh đẹp yên bình thu hút nhiều bạn trẻ đến tham quan, chụp hình và trải nghiệm thú vị khi khám phá văn hóa dệt thổ cẩm, thưởng thức những đặc sản của bà con dân tộc người Dao, Mường tại địa phương. Buổi chiều hôm trước chúng tôi đến đây khi mặt trời chuẩn bị khuất núi. Đứng trên mặt đập, ngắm nhìn cây cầu treo dài 117m rộng 2m như một sợi tơ chùng vắt qua mặt hồ xanh thẳm, mùi quế thơm ngào ngạt từ những chồng cành quế khô trên những chiếc thuyền máy đang được người dân vác chất lên xe tải bán cho cơ sở sản xuất tinh dầu quế. Men theo bờ đập lên cầu, có thể ngắm nhìn khung cảnh hùng vĩ của núi rừng, vẻ đẹp hiền hòa của mặt hồ phẳng lặng. Một bác nông dân đang dong đàn trâu thong thả qua cầu sau một ngày lên nương. Cuộc sống về chiều nơi đây diễn ra bình dị đến vậy, là chốn an yên, bình lặng sau cái xô bồ, nhộn nhịp của nơi phố xá đông đúc. Tất cả những điều đó, đều làm chúng tôi và bất cứ ai lưu luyến khi tới với hồ Ly. Tạm gác lại những suy nghĩ miên man, dạo một vòng quanh hồ, chúng tôi bắt gặp những đứa trẻ đi lấy củi trở về, trên tay cầm một vài cành lá quế tươi, những nụ cười hồn nhiên trên gương mặt ngây thơ của chúng gợi lại ký ức tuổi thơ không dễ gì có được.
Bước xuống thuyền du ngoạn lòng hồ mới có thể cảm nhận hết được vẻ đẹp tiềm ẩn của hồ Ly. Nơi đây được tạo hóa ban tặng, cùng với những nét sơ khai, chưa có sự can thiệp nhiều của con người như vẽ lên một bức tranh thủy mặc sống động. Xung quanh hồ là những cánh rừng keo, quế bạt ngàn, hun hút của đồng bào dân tộc Dao và Mường kết hợp với màu xanh trong vắt của nước hồ khiến bất cứ ai cũng có cảm giác như được hòa mình vào thiên nhiên mà tức cảnh sinh tình. Phóng tầm mắt ra xa, có thể thấy những dãy núi ẩn hiện sau làn mây mờ. Thuyền chúng tôi rẽ qua những khe hồ, bắt gặp những người dân bản địa hoặc du khách đang ngồi câu cá. Khung cảnh mới yên bình, thư thái làm sao!. Trong tiết chớm đông, một chiếc thuyền nan nhỏ rẽ nước phía trước thuyền của chúng tôi, người đàn ông bơi thuyền như một lữ khách đang chia đôi trời, nước về hai phía đẹp như một bức tranh mà bất kỳ ai cũng phải trầm trồ. Trên dãy núi, đồi là bạt ngàn rừng quế. Ông Trần Đình Xuyên, Phó Chủ tịch UBND xã Thượng Long chia sẻ: Ngoài vai trò rất quan trọng trong đời sống nông nghiệp, thiên nhiên xung quanh hồ chưa có sự can thiệp của con người, hồ Ly đang được xem là điểm đến đầy tiềm năng của địa phương, đặc biệt vào ngày thứ 7 và chủ nhật đã có rất nhiều lượt khách tới tham quan, chụp hình. Diện tích mặt nước rộng và có nơi độ sâu trên dưới 15m khu vực hồ Ly còn có tiềm năng về thủy sản thích hợp phát triển thành khu du lịch sinh thái của tỉnh.
Nhìn mặt trời dần lùi sau những dãy núi, tôi nhận ra hồ Ly có một gam màu đậm rất cổ kính không phải vì màu của trời chiều. Đó chính là màu từ những cánh rừng quế, đồi keo xanh mướt, hơi nước bốc lên từ mặt hồ, làn khói chiều lan tỏa từ những mái nhà sàn trên các đảo nhỏ trên hồ.
Thuyền quay lại bờ, chúng tôi trở về con đường cũ để chuẩn bị cho buổi giao lưu với đồng bào địa phương. Buổi tối, không khí thật tuyệt vời, người dân trong bản đều đến nhà văn hóa thôn Móc. Mọi người giao lưu vui vẻ, cụng ly rượu ấm và thưởng thức món xôi nếp thơm, cá rán được câu từ hồ... và xem điệu múa dân tộc do bà con tự thể hiện. Sẽ không có ai nỡ từ chối trước sự hiếu khách của người dân nơi đây với những món đặc sản địa phương thơm ngon dân giã. Với tiềm năng khai thác du lịch sinh thái hồ của địa phương. Nếu được đầu tư, xây dựng, khu vực hồ Ly có thể trở thành khu du lịch sinh thái, cùng với du lịch khám phá, trải nghiệm bằng các hoạt động: Bơi thuyền, câu cá, tham quan các bản làng dân tộc Dao, Mường ven hồ. Và những món ăn đặc sắc, cùng với các sản phẩm núi rừng, các mặt hàng thổ cẩm của bà con nơi đây. Những phong tục của người bản địa bao đời đã tạo nên văn hóa đặc sắc là những điều khó quên.
Đến hồ Ly vào mỗi mùa sẽ có những cảm nhận thú vị khác nhau nhưng có một điểm chung là màu xanh của núi đồi phản chiếu mặt nước xanh trong và phẳng lặng, khiến cảnh quan rất dễ mê hoặc những ai nặng lòng với thiên nhiên. Giữ vai trò rất quan trọng trong đời sống nông nghiệp của tỉnh, với cảnh quan trữ tình thơ mộng của mình hồ Ly cũng được xem là điểm đến đầy tiềm năng cho ngành du lịch. Ai đã từng một lần đi thuyền trên hồ, thưởng lãm cảnh sắc thiên nhiên mới có thể cảm nhận được hết về nơi này. Trong khi chưa có các dự án nuôi trồng thủy sản và du lịch nào được triển khai, cảnh quan hồ Ly vẫn là nơi lý tưởng cho những ai ưa thích du lịch sinh thái và thưởng thức không khí yên bình thư thái giữa những cánh rừng quế thơm ngát.
Lứa tuổi nhi đồng rất hiếu kì, chúng cần phát triển toàn diện về mọi mặt. Điều kiện ăn uống cũng là một phần để giúp các em ở lứa tuổi này nạp năng lượng dinh dưỡng.Một trong những món đó là Cơm gà , món này tốt cho sức khỏe, làm nhanh và cực kỳ hấp dẫn.
Đầu tiên chúng ta cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây để món ăn ngon và hấp dẫn hơn : Gà ta 1 con khoảng dưới 1,5 kg,Gừng, tỏi, ớt, chanh, muối đường, dầu hào,Gạo bắc thơm (hoặc gạo tám thơm) Tiếp theo Làm gà sạch rồi cho vào nồi luộc. Khi luộc cho vài lát gừng, chút muối và nhánh hành vào. Gừng, hành có tác dụng làm khử mùi cho gà và nồi nước dùng. Khi nồi luộc sôi được khoảng 10 phút thì bạn tắt bếp và cứ để ngâm gà như thế khoảng 30 – 40 phút là gà chín dừ mà không bị nát. Trong thời gian đó chúng ta chế biến nước tương để rút ngắn tgian lại . Nước tương bao gồm 2 thìa mắm, nửa thìa đường, 1/4 thìa chanh, 2 nhánh tỏi to băm nhuyễn, gừng 1 nhánh băm nhuyễn, 2 thìa súp tương ớt, 1/2 thìa nước sôi nguội. Đánh tan số gia vị này lên bạn sẽ có một bát súp chấm gà ngon tuyệt. Sau khi gà chín vừa ngon , ta Vớt gà ra để ráo. Cho 4 nhánh tỏi vào phi thơm cùng với mỡ gà, cho thêm chút dầu hào cho có màu và thơm. Phi xong đổ nước luộc gà vào vừa đủ để nấu cơm. Cho gạo vào và nấu cơm đến khi chín. Cuối cùng Chặt gà theo thớ ngang, chặt dứt khoát để thịt gà không bị nát. Phần nước gà còn lại bạn cho hành lá vào là được một bát canh ngọt và ngon . Món cơm gà không chỉ đơn thuần là một món ăn ngon, kích thích vị giác mà nó còn chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng rất cao.
Như vậy là món cơm gà đã xong. Nó không hề khó đúng không nào? Ngược lại khi ăn cơm gà, bạn sẽ bị cuốn hút bởi vị ngọt đậm đà từ cơm cho đến gà và nước canh luộc. Nước chấm sột sệt cay cay làm cho miếng thịt gà ngon đều và ngọt lịm
#like cho mik na
Thuyết minh về chiếc đồng hồ treo tường
- Mở bài:
Đồng hồ là một vật dụng rất phổ biến trong đời sống con người. Nhờ có đồng hồ mà mọi hoạt động của xã hội loài người diễn ra chính xác và đều đặn.
- Thân bài:
Đồng hồ là một công cụ dùng để đo đạc những mốc thời gian nhỏ hơn một ngày; đối lập với lịch, là một công cụ để đo thời gian dài hơn một ngày. Những loại đồng hồ dùng trong kĩ thuật thường có độ chính xác rất cao và cấu tạo rất phức tạp. Đồng hồ treo trên tường gọi là đồng hồ treo tường.
Phân loại đồng hồ:
– Theo cách hiển thị thời gian: đồng hồ cơ, đồng hồ âm thanh, đồng hồ chữ, đồng hồ điện tử.
– Theo cách đếm thời gian: đồng hồ cơ học, đồng hồ điện, đồng hồ tinh thể, đồng hồ phân tử, đồng hồ xung, đồng hồ radio, đồng hồ mặt trời…
– Theo chỗ để: đồng hồ treo tường, đồng hồ đeo tay, đồng hồ để bàn,…
Nguồn gốc, lịch sử ra đời:
Chúng ta tính thời gian bằng giây, phút, giờ, ngày, tháng, năm, thập kỷ, thế kỷ và thiên niên kỷ. Trước khi chưa có phát minh về đồng hồ, con người sử dụng nhiều thứ khác nhau để tính thời gian như: nhang, đèn cầy, lịch. Con người còn sử dụng mặt trời, cát để chia một ngày ra thành nhiều giờ.
Đồng hồ như chúng ta biết đến ngày nay được phát triển bởi những người sùng đạo ở châu Âu vào thế kỷ thứ 17. Họ cần biết thời gian chính xác để gặp nhau tại nhà thờ nên đã nghĩ đến việc chế tạo một thiết bị đo đếm thời gian. Chiếc đồng hồ treo tường ra đời thời kì đó đã chính xác đến từng giây.
Người Trung Quốc phát minh ra đồng hồ nước vào thế kỷ thứ 17, nhưng người Ai Cập cổ đại đã có chúng trước đó lâu rồi. Từ đó đến nay, chiếc đồng hồ đã qua rất nhiều lần cải tiến ngày càng trở nên tiện dụng và chính xác hơn.
Đồng hồ treo tường được du nhập vào Việt Nam theo con đường truyền giáo do người Pháp mang sang vào cuối thế kỉ 18, đầu thế kỉ 19. Nó xuất hiện đầu tiên và nhiều nhất ở các vùng ven biển của nước ta, nơi có rất nhiều nhà thờ thánh đường của người dân công giáo.
Đặc điểm và cấu tạo:
Một chiếc đồng hồ treo tường thường bao gồm: thân hộp đựng, mặt số, tổ hợp kim, trục, hệ thống truyền động, nguồn năng lượng, chuông báo…
+ Thân hộp bảo vệ bộ máy đồng hồ, gồm thân chính, vành tròn, mặt kính và đáy hoặc nắp phía sau . Những yếu tố này tạo dáng và phong cách cho chiếc đồng hồ. Hộp đựng được làm bằng gỗ hoặc kim loại, có chạm khắc tỉ mĩ để làm tăng vẻ đẹp và tính thẩm mỹ cho đồng hồ. Hộp được đóng thành khối vuông, khố hình chữ nhật, có móc gắn ở phía lưng. Một vài chiếc đồng hồ có hộp rất lớn, thường dùng để đặt trên các tòa nhà. Một vài đồng hồ treo tường giảm đi phần hộp, chỉ còn giữ lại mặt số.
+ Mặt số thường là một tấm kim loại hoặc vật liệu khác như sợi carbon, nhựa, thuỷ tinh, chất dẻo… trên đó có các vạch (dấu) chỉ giờ, phút và giây. Mặt số có nhiều kiểu dáng, hình thức trang trí và cách thể hiện thời gian khác nhau, có thể hiển thị bằng con số, bằng các dấu hoặc vạch… Những đồng hồ treo tường điện tử không có mặt chia vạch và kim sẽ hiển thị thời gian bằng bộ đếm số.
+ Tổ hợp kim gồm: kim giờ, kim giây, kim phút, kim báo thức…Kim giờ chỉ giờ, là kim to và ngắn nhất trong các kim. Kim phút chỉ số phút trong một giờ, dài và nhỏ hơn kim chỉ giờ. Kim giây chỉ số giây trong một phút, dài và nhỏ nhất. Ngoài ra còn có kim báo thức có chức năng rung chuông báo thức khi được cài đặt. tổ hợp kim được gắn vào các trụng đồng tâm. Các trục này được gắn với các bánh răng tương ứng của bộ máy truyền động.
+ Bộ máy truyền động gồm: Bộ động lực (dùng để tích trữ năng lượng); bộ chuyển động (gồm các banh răng trung tâm, bánh răng trung gian, bánh răng giây và bánh răng gai, dùng để nhận năng lượng của bộ động lực truyền cho bộ chỉnh động); bộ chỉnh động (gồm bánh răng gai, ngựa và chân kính lá trang); bộ điều hòa (gồm có vành tóc và dây tóc. Dưới tác dụng đàn hồi của dây tóc theo vòng xoắn Acsimet, vành tóc lại truyền ngược chuyển động lại cho ngựa làm ngựa tháo mở từng răng bánh răng gai một); bộ truyền kim truyền các chuyển động của kim phút, giờ, giây
+ Hệ thống truyền động bao gồm nhiều bánh răng hoặc trục quay dùng để truyền năng lượng làm quay tổ hợp kim hiển thị thời gian. Hệ thống truyền động hay bánh răng truyền năng lượng được lưu trữ trong hộp tang trống đến bánh răng hồi . Khi dây cót nhả, hộp tang trống quay và vận hành các bánh răng.
+ Nguồn năng lượng: có thể dùng dây cót lên dây cho đồng hồ hoặc dùng pin tích điện để duy trì hoạt động của máy.
+ Chuông báo: là chuông nhắc giờ hoặc chuông báo thức. Chuông nhắc giờ thường báo đều đặn theo khoảng thời gian cố định, thường là 15 phút một lần. Chuông báo thường là tiếng tích tắc, reng chuông hoặc một đoạn nhạc đơn âm. Chuông báo thức chỉ báo khi được cài đặt.
Nguyên lý hoạt động:
Năng lượng được nạp vào đồng hồ bằng cách vặn cót, bộ quay trên đồng hồ tự động hoặc từ nguồn pin. Năng lượng sau đó được truyền qua ổ cót tới các bánh răng. Các bánh răng quay và truyền động cho nhau. Để ngăn các bánh răng chuyển động xoay tròn hỗn loạn, đồng hồ cần có một bộ thoát (hồi). Bộ thoát này chạy theo nhịp, liên tục khóa và mở bánh thoát để bánh răng chạy theo nhịp.
Trục của các bánh răng được nối với các kim chỉ thời gian (giờ, phút hoặc giây). Khi đặt các kim này lên mặt đồng hồ, chúng ta sẽ biết được thời gian. Với cơ chế hoạt động đã đề cập ở trên, có thể nói một chiếc đồng hồ cơ đơn giản nhất cũng có rất nhiều “máy móc” thú vị ở bên trong và được cấu tạo từ những bộ phận rất tinh xảo. Đó là chưa kể đến những cỗ máy đồng hồ phức tạp hơn như tourbillon, chronograph… Những chiếc đồng hồ phức tạp nhất có thể tốn tới hàng trăm giờ công để thực hiện.
Những đồng hồ chạy bằng năng lượng dự trữ từ pin sẽ tự hoạt động đều đặn, cho đến khi nguồn năng lượng pin hết người ta sẽ thay pin khác. Còn những chiếc đồng hồ lên dây cót thì phải thường xuyên lên dây để chúng hoạt động chính xác.
Vai trò, ý nghĩa của đồng hồ trong đời sống:
– Đồng hồ là thiết bị đo đếm thời gian, đảm bảo mọi hoạt động trong xã hội diễn ra chính xác và đều đặn. Ở vai trò này có thể ví chiếc đồng hồ giống như vị thần canh giữ thời gian.
– Đồng hồ là vật trang trí làm đẹp thêm không gian. Nhiều chiếc đồng hồ được sản xuất tỉ mỉ rất đắt tiền trở thành vật trang trí cho các tòa nhà sang trọng và công trình tôn giáo.
– Có chiếc đồng hồ sẽ giúp chúng ta chủ động sử dụng thời gian làm việc hiệu quả, mang lại nhiều lộ ích cho cuộc sống.
– Nhờ công nghệ sản xuất hàng loạt khiến cho giá thành đồng hồ rất rẻ từ vài trăm nghìn đến vài triệu một chiếc. Có thể nói ở đâu có con người, ở đó có đồng hồ.
Sử dụng và bảo quản chiếc đồng hồ:
– Treo đồng hồ ở nơi cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát.
– Nên treo đồng hồ ở gần lối đi, nơi có nhiều ánh sáng để dễ dàng quan sát.
– Không nên treo đồng hồ ở nơi ẩm thấp, nơi có nhiệt độ cao hoặc bụi bẩn sẽ làm mau hư thiết bị.
– Môi trường có nhiều đồ dùng điện phát ra nhiều song từ trường cũng gây ảnh hưởng đến bộ truyền động bằng từ trường của máy làm đồng hồ chạy không ổn định,
– Không được để luồng khí lạnh của các loại máy điều hoà thổi trực tiếp vào đồng hồ.
– Khi đồng hồ bị hư phải sữa chữa đúng cách. Thường xuyên lau bụi bẩn, bôi dầu và bảo quản cẩn thận để sử dụng đồng hồ được bền lâu.
- Kết Bài:
Có thể nói đồng hồ gần như điều khiển toàn bộ các hoạt động của con người trên trái đất. Chúng ta sẽ không thể làm việc hiệu quả mà không cần có đồng hồ. Thật không thể hình dung cuộc sống loài người sẽ khó khăn thế nào nếu một ngày không còn nhìn thấy chiếc đồng hồ nào trong cuộc sống này nữa.
- Mở bài:
Đồng hồ là một vật dụng rất phổ biến trong đời sống con người. Nhờ có đồng hồ mà mọi hoạt động của xã hội loài người diễn ra chính xác và đều đặn.
- Thân bài:
Đồng hồ là một công cụ dùng để đo đạc những mốc thời gian nhỏ hơn một ngày; đối lập với lịch, là một công cụ để đo thời gian dài hơn một ngày. Những loại đồng hồ dùng trong kĩ thuật thường có độ chính xác rất cao và cấu tạo rất phức tạp. Đồng hồ treo trên tường gọi là đồng hồ treo tường.
Phân loại đồng hồ:
– Theo cách hiển thị thời gian: đồng hồ cơ, đồng hồ âm thanh, đồng hồ chữ, đồng hồ điện tử.
– Theo cách đếm thời gian: đồng hồ cơ học, đồng hồ điện, đồng hồ tinh thể, đồng hồ phân tử, đồng hồ xung, đồng hồ radio, đồng hồ mặt trời…
– Theo chỗ để: đồng hồ treo tường, đồng hồ đeo tay, đồng hồ để bàn,…
Nguồn gốc, lịch sử ra đời:
Chúng ta tính thời gian bằng giây, phút, giờ, ngày, tháng, năm, thập kỷ, thế kỷ và thiên niên kỷ. Trước khi chưa có phát minh về đồng hồ, con người sử dụng nhiều thứ khác nhau để tính thời gian như: nhang, đèn cầy, lịch. Con người còn sử dụng mặt trời, cát để chia một ngày ra thành nhiều giờ.
Đồng hồ như chúng ta biết đến ngày nay được phát triển bởi những người sùng đạo ở châu Âu vào thế kỷ thứ 17. Họ cần biết thời gian chính xác để gặp nhau tại nhà thờ nên đã nghĩ đến việc chế tạo một thiết bị đo đếm thời gian. Chiếc đồng hồ treo tường ra đời thời kì đó đã chính xác đến từng giây.
Người Trung Quốc phát minh ra đồng hồ nước vào thế kỷ thứ 17, nhưng người Ai Cập cổ đại đã có chúng trước đó lâu rồi. Từ đó đến nay, chiếc đồng hồ đã qua rất nhiều lần cải tiến ngày càng trở nên tiện dụng và chính xác hơn.
Đồng hồ treo tường được du nhập vào Việt Nam theo con đường truyền giáo do người Pháp mang sang vào cuối thế kỉ 18, đầu thế kỉ 19. Nó xuất hiện đầu tiên và nhiều nhất ở các vùng ven biển của nước ta, nơi có rất nhiều nhà thờ thánh đường của người dân công giáo.
Đặc điểm và cấu tạo:
Một chiếc đồng hồ treo tường thường bao gồm: thân hộp đựng, mặt số, tổ hợp kim, trục, hệ thống truyền động, nguồn năng lượng, chuông báo…
+ Thân hộp bảo vệ bộ máy đồng hồ, gồm thân chính, vành tròn, mặt kính và đáy hoặc nắp phía sau . Những yếu tố này tạo dáng và phong cách cho chiếc đồng hồ. Hộp đựng được làm bằng gỗ hoặc kim loại, có chạm khắc tỉ mĩ để làm tăng vẻ đẹp và tính thẩm mỹ cho đồng hồ. Hộp được đóng thành khối vuông, khố hình chữ nhật, có móc gắn ở phía lưng. Một vài chiếc đồng hồ có hộp rất lớn, thường dùng để đặt trên các tòa nhà. Một vài đồng hồ treo tường giảm đi phần hộp, chỉ còn giữ lại mặt số.
+ Mặt số thường là một tấm kim loại hoặc vật liệu khác như sợi carbon, nhựa, thuỷ tinh, chất dẻo… trên đó có các vạch (dấu) chỉ giờ, phút và giây. Mặt số có nhiều kiểu dáng, hình thức trang trí và cách thể hiện thời gian khác nhau, có thể hiển thị bằng con số, bằng các dấu hoặc vạch… Những đồng hồ treo tường điện tử không có mặt chia vạch và kim sẽ hiển thị thời gian bằng bộ đếm số.
+ Tổ hợp kim gồm: kim giờ, kim giây, kim phút, kim báo thức…Kim giờ chỉ giờ, là kim to và ngắn nhất trong các kim. Kim phút chỉ số phút trong một giờ, dài và nhỏ hơn kim chỉ giờ. Kim giây chỉ số giây trong một phút, dài và nhỏ nhất. Ngoài ra còn có kim báo thức có chức năng rung chuông báo thức khi được cài đặt. tổ hợp kim được gắn vào các trụng đồng tâm. Các trục này được gắn với các bánh răng tương ứng của bộ máy truyền động.
+ Bộ máy truyền động gồm: Bộ động lực (dùng để tích trữ năng lượng); bộ chuyển động (gồm các banh răng trung tâm, bánh răng trung gian, bánh răng giây và bánh răng gai, dùng để nhận năng lượng của bộ động lực truyền cho bộ chỉnh động); bộ chỉnh động (gồm bánh răng gai, ngựa và chân kính lá trang); bộ điều hòa (gồm có vành tóc và dây tóc. Dưới tác dụng đàn hồi của dây tóc theo vòng xoắn Acsimet, vành tóc lại truyền ngược chuyển động lại cho ngựa làm ngựa tháo mở từng răng bánh răng gai một); bộ truyền kim truyền các chuyển động của kim phút, giờ, giây
+ Hệ thống truyền động bao gồm nhiều bánh răng hoặc trục quay dùng để truyền năng lượng làm quay tổ hợp kim hiển thị thời gian. Hệ thống truyền động hay bánh răng truyền năng lượng được lưu trữ trong hộp tang trống đến bánh răng hồi . Khi dây cót nhả, hộp tang trống quay và vận hành các bánh răng.
+ Nguồn năng lượng: có thể dùng dây cót lên dây cho đồng hồ hoặc dùng pin tích điện để duy trì hoạt động của máy.
+ Chuông báo: là chuông nhắc giờ hoặc chuông báo thức. Chuông nhắc giờ thường báo đều đặn theo khoảng thời gian cố định, thường là 15 phút một lần. Chuông báo thường là tiếng tích tắc, reng chuông hoặc một đoạn nhạc đơn âm. Chuông báo thức chỉ báo khi được cài đặt.
Nguyên lý hoạt động:
Năng lượng được nạp vào đồng hồ bằng cách vặn cót, bộ quay trên đồng hồ tự động hoặc từ nguồn pin. Năng lượng sau đó được truyền qua ổ cót tới các bánh răng. Các bánh răng quay và truyền động cho nhau. Để ngăn các bánh răng chuyển động xoay tròn hỗn loạn, đồng hồ cần có một bộ thoát (hồi). Bộ thoát này chạy theo nhịp, liên tục khóa và mở bánh thoát để bánh răng chạy theo nhịp.
Trục của các bánh răng được nối với các kim chỉ thời gian (giờ, phút hoặc giây). Khi đặt các kim này lên mặt đồng hồ, chúng ta sẽ biết được thời gian. Với cơ chế hoạt động đã đề cập ở trên, có thể nói một chiếc đồng hồ cơ đơn giản nhất cũng có rất nhiều “máy móc” thú vị ở bên trong và được cấu tạo từ những bộ phận rất tinh xảo. Đó là chưa kể đến những cỗ máy đồng hồ phức tạp hơn như tourbillon, chronograph… Những chiếc đồng hồ phức tạp nhất có thể tốn tới hàng trăm giờ công để thực hiện.
Những đồng hồ chạy bằng năng lượng dự trữ từ pin sẽ tự hoạt động đều đặn, cho đến khi nguồn năng lượng pin hết người ta sẽ thay pin khác. Còn những chiếc đồng hồ lên dây cót thì phải thường xuyên lên dây để chúng hoạt động chính xác.
Vai trò, ý nghĩa của đồng hồ trong đời sống:
– Đồng hồ là thiết bị đo đếm thời gian, đảm bảo mọi hoạt động trong xã hội diễn ra chính xác và đều đặn. Ở vai trò này có thể ví chiếc đồng hồ giống như vị thần canh giữ thời gian.
– Đồng hồ là vật trang trí làm đẹp thêm không gian. Nhiều chiếc đồng hồ được sản xuất tỉ mỉ rất đắt tiền trở thành vật trang trí cho các tòa nhà sang trọng và công trình tôn giáo.
– Có chiếc đồng hồ sẽ giúp chúng ta chủ động sử dụng thời gian làm việc hiệu quả, mang lại nhiều lộ ích cho cuộc sống.
– Nhờ công nghệ sản xuất hàng loạt khiến cho giá thành đồng hồ rất rẻ từ vài trăm nghìn đến vài triệu một chiếc. Có thể nói ở đâu có con người, ở đó có đồng hồ.
Sử dụng và bảo quản chiếc đồng hồ:
– Treo đồng hồ ở nơi cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát.
– Nên treo đồng hồ ở gần lối đi, nơi có nhiều ánh sáng để dễ dàng quan sát.
– Không nên treo đồng hồ ở nơi ẩm thấp, nơi có nhiệt độ cao hoặc bụi bẩn sẽ làm mau hư thiết bị.
– Môi trường có nhiều đồ dùng điện phát ra nhiều song từ trường cũng gây ảnh hưởng đến bộ truyền động bằng từ trường của máy làm đồng hồ chạy không ổn định,
– Không được để luồng khí lạnh của các loại máy điều hoà thổi trực tiếp vào đồng hồ.
– Khi đồng hồ bị hư phải sữa chữa đúng cách. Thường xuyên lau bụi bẩn, bôi dầu và bảo quản cẩn thận để sử dụng đồng hồ được bền lâu.
- Kết Bài:
Có thể nói đồng hồ gần như điều khiển toàn bộ các hoạt động của con người trên trái đất. Chúng ta sẽ không thể làm việc hiệu quả mà không cần có đồng hồ. Thật không thể hình dung cuộc sống loài người sẽ khó khăn thế nào nếu một ngày không còn nhìn thấy chiếc đồng hồ nào trong cuộc sống này nữa.
BÀI NÀY HAY BN THAM KHẢO NHÉCao Thị Hương Giang
Hồ Gươm, Hồng Hà, Hồ Tây
Đây lắng hồn núi sông ngàn năm...
Câu thơ trên cứ âm vang mãi trong lòng em. Nó gợi lên niềm tự hào, yêu thương da diết một vùng đất ngàn năm văn hiến: Thăng Long – Hà Nội. Mảnh đất có bao nhiêu di tích lịch sử, cảnh đẹp làm say đắm lòng người. Nhưng gần gũi, thân thương với em nhất chính là Hồ Gươm – viên ngọc xanh long lanh giữa lòng thành phố.
Hồ Gươm nằm ở chính giữa trung tâm Thủ đô Hà Nội. Buổi sáng, ánh nắng mặt trời chiếu rọi xuống mặt hồ trông như dát vàng. Giữa hồ, trên thảm cỏ xanh rờn, Tháp Rùa nổi lên uy nghiêm cổ kính. Xa xa, cầu Thê Húc màu đỏ son, cong cong như con tôm dẫn vào đền Ngọc Sơn. Đền Ngọc Sơn linh thiêng, bên trong đền chứa những đồ cổ được lưu giữ từ hàng nghìn năm trước. Nhìn qua khung cửa kính bên trong đền là tượng của cụ Rùa hay được gọi là thần kim Quy – vị thần giúp vua Lê Lợi đánh tan quân Minh, cứu giúp nước nhà. Trong đó, trên các bàn thờ thả hương khói nghi ngút được đặt tượng của các vị thần thánh rất trang nghiêm. Mỗi lần đi qua cầu, em và chị em lại thả những hạt thức ăn xuống cho đàn cá vàng đang bơi lội tung tăng. Mỗi khi trời đổ mưa, mặt hồ lại lăn tăn gợn sóng gợi cho em nhớ cảnh cá đớp mồi. Ven hồ, những chị liễu rủ mái tóc dài thướt tha xuống mặt nước như đang chải chuốt. Xung quanh hồ đặt những bồn hoa tỏa hương thơm ngát khắp mọi phía. Trên những bồn hoa còn được khắc những hình ảnh rất bắt mắt, sinh động. Lan tỏa đâu đây, mùi hương dìu dịu của những bông hoa sữa đậu xuống vai áo người đi đường. Mỗi khi hè về, tiếng ve râm ran hòa lẫn tiếng chim trong các lùm cây tạo thành một bản hòa tấu kéo dài. Không chỉ như vậy, tiếng nói cười của người đi đường cùng tiếng ồn ào của dòng xe cộ cũng tạo nên một bản nhạc vô cùng sôi động, hào hứng. Ban đêm, Tháp Rùa cùng với những sợi dây đèn điện làm sáng rực cả một khoảng không giữa hồ. Vào những dịp lễ Tết, mọi người thường tập trung rất đông quanh Hồ Gươm để đón xem màn pháo hoa đầy mầu sắc đêm giao thừa. Không chỉ vào những dịp lễ Tết Hồ Gươm lại đông mà vào những ngày thường mọi người cũng đều đi quanh hồ để hóng mát, ăn kem, tập thể dục,...
Em rất yêu quý Hồ Gươm. Hồ Gươm là một trong số những hồ đẹp nhất Hà Nội. Em sẽ cùng mọi người giữ gìn, không xả rác bừa bãi ra hồ để hồ luôn sạch đẹp, trong xanh hơn. Em mong rằng du khách nước ngoài khi đặt chân tới Thủ đô Hà Nội sẽ đến thăm Hồ Gươm và cảm nhận được nét đẹp thanh lịch, văn minh của nó.
Hồ Hoàn Kiếm, hồ Gươm, là một di tich lịch sử, một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của cả nước nhưng phải đến khi mười tuổi em mới được đến thăm hồ lần đầu tiên. Phong cảnh của hồ đã khiến em vô cùng ngỡ ngàng.
Trong những bài học về những địa danh của đất nước, cô giáo em nói rằng Hồ Gươm là viên ngọc giữa lòng Thủ đô Hà Nội. Được tận mắt nhìn thấy hồ Gươm em thấy quả đúng như vậy. Nước hồ trong xanh soi bóng những cây lộc vừng, những hàng liễu rủ trên bờ. Lộc vừng và liễu quanh hồ như một hàng mi cong vút, yếu điệu. Em thích nhất là hình ảnh những cây lộc vừng trổ hoa: thân cây đổ nghiêng như muốn sà xuống nước, hoa lộc vừng màu đỏ, những bông hoa li ti chạy dài theo một dây, mỗi cây lại có hàng chục, hàng trăm dây hoa như thế thả lững lờ từ cành cây xuống nước. Hình ảnh ấy sao mà thi vị! Hàng liễu rủ cũng điệu đà không kém. Các nàng vốn được ban cho vẻ đẹp lơ thơ, mong manh nên chỉ chờ những làn gió lướt qua là khoe ra hết nét duyên dáng, dịu dàng. Những cành liễu lướt thướt khẽ nghiêng theo chiều gió. Bao nhiêu năm qua, mặt hồ Gươm vẫn lung linh in sắc mây trời và phản chiếu vẻ đẹp thơ mộng ấy của cây cối quanh bờ.
Đi một vòng quanh hồ ta sẽ nhanh chóng bắt gặp hình ảnh Đài Nghiên, Tháp Bút, cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn. Đó là những hình ảnh từng xuất hiện trong bài ca dao "Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ":
“Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?”
Cụm di tích này quả không hổ với sự ngợi ca và niềm tự hào của cha ông ta. Trên đường vào đền Ngọc Sơn, ta nhận ngay ra Tháp Bút và Đài Nghiên. Tháp Bút đứng sừng sững trên một mô đất lớn, dọc theo thân tháp có ba từ "Tả thiên thanh" được viết bằng chữ Hán. Dáng tháp đứng thẳng như muốn viết lên trời xanh những nét đẹp của văn hóa Hà Nội. Qua Tháp Bút, Đài Nghiên, ta đi vào đền bằng cầu Thê Húc. "Cầu Thê Húc cong cong như con tôm dẫn vào đền Ngọc Sơn", nhà văn Ngô Quân Miện đã hình dung về cầu Thê Húc như vậy. Riêng em, em thấy đó như một chiếc cầu vồng mà sắc đỏ đã bừng lên át cả những màu sắc khác. Cầu khá rộng đủ cho nhiều người đi lại một lúc. Cầu được làm bằng bê tông và sơn màu đỏ tươi. Qua cầu Thê Húc, ta bước vào đền Ngọc Sơn. Đền được xây trên một hòn đảo - đảo Ngọc - trên hồ. Hòn đảo nhỏ um tùm cây cối xanh tươi, đền Ngọc Sơn nằm yên ả dưới những vòm cây ấy. Trong nhà lưu niệm của đền còn có xác một cụ rùa rất lớn. Trước cửa đền là đình Trấn Ba – chắn sóng. Từ đình, ta có thể nhìn thấy Tháp Rùa bao đời nay vẫn soi bóng giữa lòng hồ.
Tháp Rùa là một hình ảnh đẹp gắn liền với hồ Gươm. Tháp có ba tầng, nhỏ nhắn rêu phong nằm giữa mênh mông sóng nước. Phần đất nhô lên làm nơi xây tháp cỏ đã mọc xanh rì. Nhiều lần người ta bắt gặp những cụ rùa Hồ Gươm lên đó nằm nghỉ ngơi.
Trước khi ra về, em còn cố gắng chạm tay vào nước Hồ Gươm. Làn nước mát dịu và trong xanh thăm thẳm. Hình ảnh Hồ Gươm, cảm giác bồi hồi khi bàn tay chạm nước em sẽ giữ mãi trong lòng để niềm tự hào về Thủ đô, về đất nước sống mãi trong em.
-Chúc pn hk tốt!
Tham khảo ở đây:
https://scr.vn/thuyet-minh-ve-ba-na-hill.html
Đất nước ta được thiên nhiên ưu đãi có rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, ở mỗi vùng miền mỗi tỉnh đều có những danh lam nổi tiếng và mang những nét đặc trưng riêng, một trong những danh lam thắng cảnh đẹp của nước ta là Hồ Gươm, bất kì ai đến thành phố Hà Nội du lịch đều không thể bỏ qua Hồ Gươm, Hồ Gươm không chỉ đẹp bởi cảnh vật, có mực nước hồ xanh biếc, bóng liễu thướt tha mà Hồ Gươm còn gắn liền lịch sử đấu tranh anh hùng bất khuất của nhân dân ta, là một danh lam thắng cảnh tự hào của người Hà Nội.
Điểm đặc biệt của Hồ Gươm ngoài là danh lam thắng cảnh đẹp Hồ Gươm còn là di tích lịch sử của đất nước ta, truyền thuyết kể rằng thời giặc Minh đô hộ nước ta, chúng rất hung ác, gây ra nhiều tội ác với nhân dân ta, làm cho nhân dân sống trong cảnh khổ cực, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, cuộc khởi nghĩa ban đầu lực lượng mỏng, yếu thế nên thường bị thua, Đức Long quân đã quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để đánh giặc, và từ lúc có gươm thần, Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn đánh đâu thắng tới đó, đánh tan quân sâm lược, giúp nước ta thoát khỏi ách đô hộ của giặc Minh, một năm sau Lê Lợi trả lại gươm thần cho Thần Kim Quy, từ đó hồ Tả Vọng được đổi tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.
Có hai hòn đảo trên hồ là đảo Ngọc và đảo Rùa, đầu thế kỷ 19 người ta đã cho xây dựng một ngôi chùa trên đảo Ngọc, và goi là Chùa Ngọc Sơn, không lâu sau đó Chùa Ngọc Sơn không thờ phật nữa mà chuyển sang thờ thánh Văn Xương và Trần Văn Đạo nên đổi tên là Đền Ngọc Sơn, năm 1864 Tháp Bút được xây dựng trên gò Ngọc Bội đối diện với Đảo Ngọc.
Chúng ta sẽ được tận hưởng những không gian cảnh vật thiên nhiên tuyệt đẹp, trong Hồ Gươm có cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn, cầu có một đoạn ngắn, cong cong trông rất đẹp và là lối duy nhất để du khách có thể vào đền Ngọc Sơn.
Quanh hồ Hoàn Kiếm những cảnh vật xunh quanh cũng rất đẹp, rặng liễu màu xanh rủ xuống hồ, quanh hồ có những ghế đá để du khách ngồi nghĩ ngơi, tiếng chim hót líu lo, mặt hồ xanh biếc, cảnh vật thật đẹp, không chỉ đắm chìm trong không khí hơi thở của lịch sử mà thiên nhiên quanh hồ cũng rất đẹp.
Đến Hồ Gươm ta thấy còn thấy những bà lão đứa trẻ ngồi ghế đá nghỉ ngơi, những cặp tình nhân tay trong tay đi dạo phố, những cô bật nhạc tập thể dục… họ đều tận hưởng cảnh đẹp của Gươm theo cách riêng của họ, những hoạt động đó làm cho Hồ Gươm trở lên tấp nập sinh động hơn.
Hồ Gươm không chỉ mang những nét đẹp cổ kính mà còn mang nét đẹp hiện đại, là danh lam thắng cảnh đẹp của đất nước ta, trải qua bao chặng đường phát triển của đất nước Hồ Gươm vẫn đẹp và trở thành điểm du lịch hấp dẫn đối với các du khách trong và ngoài nước