Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
+ Tính trạng trội là tính trạng được biểu hiện khi kiểu gen ở trạng thái đồng hợp tử trội (AA) hoặc dị hợp (Aa)
+ Tính trạng lặn là tính trạng được biểu hiện khi kiểu gen ở trạng thái đồng hợp tử lặn (aa)
+ So sánh trội hoàn toàn và trội ko hoàn toàn
Đặc điểm | Trội hoàn toàn | Trội không hoàn toàn |
Kiểu hình F1 (Aa) | KH giống bố hoặc mẹ | KH trung gian khác bố và mẹ |
Tỉ lệ KH ở F2 | 3 trội : 1 lặn |
1 trội : 2 trung gian : 1 lặn |
Phép lai phân tích được dùng trong trường hợp | Trội hoàn toàn vì trội hoàn toàn chưa xác định được KG của bố hoặc mẹ là đồng trội hay dị hợp |
Phân biệt tính trạng trội và tính trạng lặn là:
-Tính trạng trội là tính trạng biểu hiện khi có kiểu gen ở dạng đồng hợp tử trội hoặc dị hợp tử. Thực tế có trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn.
-Tính trạng lặn là tính trạng chỉ xuất hiện khi kiểu gen ở trạng thái đồng hợp lặn.
Phân biệt trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn là:
Đặc điểm | Trội hoàn toàn | Trội không hoàn toàn |
Kiểu hình F1 (Aa) |
100% kiểu hình mang tính trạng trội(VD: hoa đỏ)
|
100% kiểu hình mang tính trạng trung gian(VD: hoa hồng) |
Tỉ lệ kiểu hình ở F2 | 3 trội : 1 lặn | 1 trội: 2 tính trạng trung gian: 1 lặn |
Phép lai phân tích được dùng trong trường hợp |
Kiểu gen mang tính trạng trội là đồng hợp (AA) | Kiểu gen mang tính trạng trội là dị hợp(Aa) |
A: cao a: thấp B: đỏ b:vàng
P: AAbb x aaBB -> F1 có dạng AaBb
_ Đề cho biết khi cho F1 lai với cây nào đó ta được tổ hợp kiểu hình là 3 3 1 1 đây là tích tổ hợp của (3:1) (1:1) và ta cũng có F1 là AaBb là tổ hợp giao tử Aa và Bb(dị hợp) nên cây kia sẽ có tổ hợp tính trạng là Aa và bb hoặc Bb và aa.( vì mình học 1 năm trước rồi nên từ ngữ nó cũng có chỗ sai bạn thông cảm), còn câu B mik đọc không hiểu nha)
+ B: mắt lồi, b: mắt dẹt gen nằm trên NST thường
a. P: Đực mắt lồi x cái mắt dẹt (bb)
F1: 50% mắt lồi : 50% mắt dẹt = 1 : 1
\(\rightarrow\) KG của con đực ở P là Bb
+ Sơ đồ lai:
P: đực mắt lồi x cái mắt dẹt
Bb x bb
F1: 1Bb : 1bb
1 mắt lồi : 1 mắt dẹt
b. F1 lai với nhau, sơ đồ lai có thể có là:
+ Bb x Bb
F2: 1BB : 2Bb : 1bb
KH: 3 lồi : 1 dẹt
+ Bb x bb
F2: 1Bb : 1bb
KH: 1 lồi : 1 dẹt
+ bb x bb
F2: 100% bb
KH: 100% mắt dẹt
Kiểu gen của P: Thân cao, quả đỏ:AABB
Thân lùn, quả vàng:aabb
SĐL P: AABB.aabb
G:AB ab
F1: AaBb(100%Thân cao, quả đỏ)
F1 lai phân tích : AaBb.aabb
G: AB,Ab,aB,ab ab
Fa: 1AaBb:1Aabb:1aaBb:1aabb
1 Thân cao quả đỏ: 1 Thân cao quả vàng: 1 Thân lùn quả đỏ:1 Thân lùn quả vàng
Cơ thể mang tính trội không thuần chủng (Aa) lai phân tích cho kết quả kiểu hình ở con lai là: 1 trội : 1 lặn (1Aa : 1aa)
Đáp án cần chọn là: D
Quy ước: alen A: bình thường; alen a: máu khó đông
- Do chưa biết giới tính của người mắc bệnh máu khó đông nên xét 2TH:
*)TH1: Nếu người mắc bệnh là nam: => Kiểu gen là: XaY
Mà có người em trai bình thường (kiểu gen là : XAY) => Người mẹ có kiểu gen là: XAXa (Bình thường) còn bố mang alen gây bệnh (kiểu gen là: XaY)
*)TH2: Nếu người mắc bệnh là nữ: => Kiểu gen là: XaXa => Người mẹ vẫn có kiểu gen là: XAXa (Bình thường) còn bố vẫn mang alen gây bệnh (k.gen là: XaY)
===>Nói chung là mặc dù xét cả 2TH thì kiểu gen, kiểu hình người mẹ là như nhau thôi
Cho mình hỏi, Do mình chưa học nên ko biết Alen có nghĩa là gì? Mong bạn giúp cho
Dùng phép lai phân tích ta có thể xác định 2 gen nào đó là phân li độc lập hay liên kết với nhau. Nếu kết quả lai phân tích cho tỉ lệ phân li kiểu hình 1 : 1 : 1 : 1 thì hai gen quy định hai tính trạng nằm trên 2 cặp NST khác nhau, còn nếu tỉ lệ phân li kiểu hình là 1 : 1 thì 2 gen liên kết hoàn toàn với nhau. Trường hợp kết quả lai phân tích cho ra 4 kiểu hình với tỉ lệ không bằng nhau trong đó có 2 loại kiểu hình chiếm đa số (trên 50%) thì 2 gen cùng nằm trên 1 NST và đã có hoán vị gen xảy ra.
Cụ thể luôn nha: K/N:Là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn .
Cá thể mang tính trạng lặn (do kiểu gen đồng hợp lặn quy định) khi giảm phân chỉ cho 1 loại giao tử mang gen lặn
→ Do vậy, số loại kiểu hình ở đời con phụ thuộc vào số loại giao tử do cá thể mang kiểu hình trội tạo ra.
+Nếu 2 gen phân li độc lập thì số loại kiểu hình thu được trong phép lai phân tích sẽ là 22=4 loại.
+ Nếu 2 gen liên kết thì số loại kiểu hình thu được trong phép lai phân tích sẽ nhỏ hơn 22=4 loại.
- Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp, còn kết quả phép lai là phân tích thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp.
<> ví dụ như:
(1) P : hoa đỏ x hoa trắng
KG : AA x aa
GP: A ; a
F1 : Aa => 100% hoa đỏ <=> đồng tính
=> kiểu gen cá thể mang tính trạng trội là đồng hợp.
(2) P : hoa đỏ x hoa trắng
KG : Aa x aa
GP:a, A ; a
F1: 1Aa : 1aa <=> phân tính
=>kiểu gen cá thể mang tính trạng trội là dị hợp.
(2) là phép lai phân tích
- Trội không hoàn toàn là hiện tượng di truyền trong đó kiểu hình của cơ thể lai F1 biểu hiện tính trung gian giữa bố và mẹ, còn ở F2 có tỉ lệ kiểu hình là 1:2:1