Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1:
- Hoàn cảnh sáng tác: Thời kì đầu kháng chiến chống Pháp
- Vị trí đoạn văn là tâm trạng sau khi ông Hai đi ra khỏi phòng thống tin, trên đường về nhà, sau cuộc gặp gỡ, chứng kiến câu chuyện của những người phụ nữ tản dư dưới xuôi lên. Họ bảo: Làng chợ Dầu theo giặc.
Câu 2: Ngôi 3, có tác dụng:
- Đảm bảo tính khách quan, gợi cảm giác chân thực cho người đọc
- Người kể có thể linh hoạt thay đổi điểm nhìn, biết hết mọi diều diễn ra xung quanh.
Câu 3: Độc thoại và độc thoại nội tâm:
- Đoạn sử dụng “chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian…..nhục nhã thế này.”
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh nỗi đau của một người luôn tự hào về làng nhưng vỡ mộng.
+ Sự trăn trở lo lắng cho số phận những đứa trẻ
+ Sự căm phẫn đối với lũ bán nước
Câu 4:
- Câu chủ đề: Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc lúc trên đường về và khi ở nhà.
- Nêu tình huống: Bất ngờ nghe được câu chuyện của những người tản cư về làng chợ Dầu theo giặc.
- Dẫn dắt đến đoạn trích trên: Trước khi có tâm trạng này, ông Hai đã từng đau khổ khi mới hay tin chấn động này.
- Trên đường đi: Cúi gắm mặt, không dám nhìn ai à tủi hổ
- Về nhà:
+ Chán nản: Nằm vật ra giường
+ Tủi thân, trăn trở được thể hiện qua các câu hỏi tu từ, độc thoại
+ Tức giận và căm thù vì những kẻ bán nước
+ Nghi ngờ “ngờ ngợ” (từ láy diễn tả chính xác) vì trong lòng vẫn còn lòng tin với mọi người trong làng ở lại
è Đau đớn, tức giận hay xấu hổ cũng vì yêu làng và tự hào về làng.
Câu 1:
- Hoàn cảnh sáng tác: Thời kì đầu kháng chiến chống Pháp
- Vị trí đoạn văn là tâm trạng sau khi ông Hai đi ra khỏi phòng thống tin, trên đường về nhà, sau cuộc gặp gỡ, chứng kiến câu chuyện của những người phụ nữ tản dư dưới xuôi lên. Họ bảo: Làng chợ Dầu theo giặc.
Câu 2: Ngôi 3, có tác dụng:
- Đảm bảo tính khách quan, gợi cảm giác chân thực cho người đọc
- Người kể có thể linh hoạt thay đổi điểm nhìn, biết hết mọi diều diễn ra xung quanh.
Câu 3: Độc thoại và độc thoại nội tâm:
- Đoạn sử dụng “chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian…..nhục nhã thế này.”
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh nỗi đau của một người luôn tự hào về làng nhưng vỡ mộng.
+ Sự trăn trở lo lắng cho số phận những đứa trẻ
+ Sự căm phẫn đối với lũ bán nước
Câu 4:
- Câu chủ đề: Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc lúc trên đường về và khi ở nhà.
- Nêu tình huống: Bất ngờ nghe được câu chuyện của những người tản cư về làng chợ Dầu theo giặc.
- Dẫn dắt đến đoạn trích trên: Trước khi có tâm trạng này, ông Hai đã từng đau khổ khi mới hay tin chấn động này.
- Trên đường đi: Cúi gắm mặt, không dám nhìn ai à tủi hổ
- Về nhà:
+ Chán nản: Nằm vật ra giường
+ Tủi thân, trăn trở được thể hiện qua các câu hỏi tu từ, độc thoại
+ Tức giận và căm thù vì những kẻ bán nước
+ Nghi ngờ “ngờ ngợ” (từ láy diễn tả chính xác) vì trong lòng vẫn còn lòng tin với mọi người trong làng ở lại
è Đau đớn, tức giận hay xấu hổ cũng vì yêu làng và tự hào về làng.
- Về hình thức: chép chính xác câu chủ đề đã cho để tạo thành đoạn văn có dung lượng khoảng 10 câu (tối thiểu 8 câu, tối đa 12 câu), theo phương pháp quy nạp, có liên kết chặt chẽ, đủ lí lẽ và dẫn chứng, có sử dụng lời dẫn trực tiếp và câu ghép.
- Về nội dung: chỉ phân tích đoạn trích đã cho để làm rõ ý khái quát: ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế (độc thoại nội tâm rất lô-gic, đa dạng kiểu câu, giọng điệu,... ), nét mới trong tình yêu làng truyền thống của người nông dân (yêu làng kháng chiến, đặt tình yêu với đất nước lên trên,...)
- Tham khảo đoạn văn:
Trong đoạn văn được trích từ tác phẩm Làng của Kim Lân, ta thấy lời người đàn bà đi tản cư thông báo về cái tin dữ “cả làng chúng nó Việt gian theo Tây”... đã ám ảnh ông Hai, khiến ông có ý định “Hay là quay về làng?” ... (1). Đây là lời độc thoại nội tâm rất chân thực diễn tả những suy nghĩ, băn khoăn, không muốn rời xa cái làng mà mình vốn luôn hãnh diện, luôn “khoe ” (2). Thế nhưng suy nghĩ sai lầm ấy đã bị dập tắt ngay khi tác giả miêu tả một cách rất tinh tế những dòng độc thoại nội tâm của nhân vật (3). Bởi ông Hai hiểu rằng quay về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ, là chấp nhận làm nô lệ (4). Rồi ông mường tượng ra quá khứ đen tối và nhục nhã của kiếp sống trước mà còn cảm thấy “rợn cả người” (5). Trong con người ông Hai diễn ra cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt giữa sáng và tối, được và mất (6). Để rồi người nông dân tản cư ấy đi đến quyết định dứt khoát: “Không thế được! Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù” (7). Thù cái làng mà mình đã từng yêu thương, từng gắn bó như máu thịt, đó là sự hi sinh vì làng đó đã theo Tây phản bội đất nước(8). Điều đó chứng tỏ ông Hai đã đặt tình yêu kháng chiến, yêu lãnh tụ lên trên tất cả. Lòng yêu nước đã bao trùm lên tình cảm làng quê, đây là nét mới, là chuyển biến sâu sắc trong tư tưởng, tình cảm của người nông dân thời kì kháng chiến chống Pháp (9). Vậy là, với ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, Kim Lân đã khắc họa thành công nét mới trong tình yêu làng truyền thống của người nông dân kháng chiến (10).
a, Trong mẫu chuyện Người ăn xin, cả hai nhân vật, người ăn xin và cậu bé trong câu chuyện đều cảm thấy mình nhận được từ người kia một điều gì đó.
- Nhân vật “tôi” không khinh miệt người nghèo khổ, khốn khó mặc dù không có gì để cho
- Ông lão ăn xin cảm thấy được tôn trọng, chia sẻ, cả hai người đều thấy hài lòng
b, Có thể rút ra bài học quý từ câu chuyện: trong giao tiếp cần tế nhị, tôn trọng người khác
Trong câu chuyện trên người ăn xin nhận được sự kính trọng và ấm áp. Còn nhân vật tôi nhận được một nụ cười hiền hậu. Có thể rút ra một điều là ai cũng cần có sự kính trọng và yêu thương.
1. Nghề này là nghề làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu mà anh đang làm. Lí do khiến anh không nghĩ vậy nữa vì anh thấy có sự gắn bó giữa công việc của mình với bao nhiêu anh em đồng chí dưới xuôi, đồng thời công việc cũng chính là một người bạn, làm cho anh không cảm thấy cô đơn.
2. a. Họ là những người ngày đêm thầm lặng cống hiến như anh thanh niên, ông kĩ sư vườn rau, anh kĩ sư nghiên cứu bản đồ sét... Tác giả không đặt tên cho các nhân vật của mình hàm ý đó không chỉ là một con người cụ thể mà đặt tên dựa trên nghề nghiệp và giới tính đẻ lấy họ làm đại diện cho những con người đang lặng thầm cống hiến nói chung.
Viết đoạn văn rõ chú thích nhé em.
3. Cuộc sống của anh thanh niên khiến em liên tưởng tới nhân vật Rô-bin-xơn trong tác phẩm Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang (Đi-phô) cũng từng một mình chiến thắng sự gian khổ và cô đơn.