Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Các bộ phận cuả lá: Phiến lá, gân lá, cuống lá.
- Chức năng quan trọng nhất của lá là quang hợp.
- Phiến lá rộng và mỏng giúp cho việc tiếp nhận ánh sáng tốt hơn.
Trả lời:
+ Đặc điểm bên ngoài của lá:
- Phiến lá: mỏng, có màu lục, dạng bản dẹt, là phần rộng nhất của lá để hứng được nhiều ánh sáng.
- Gân lá: trải rộng khắp mặt lá để nâng đỡ phiến lá và vận chuyển các chất.
- Cuống lá: đính lá vào thân, cành cây để lá được nâng lên và nhận được ánh sáng.
#hok tốt#
Cấu tạo trong của phiến lá gổm 3 phần: biểu bì bao bọc bên ngoài, thịt lá ở bên trong, các gân lá xen giữa phần thịt lá.
* Biểu bì của phiến lá được cấu tạo bởi một lớp tế bào không màu trong suốt, xếp sít nhau; trên biểu bì có những lỗ khí, lỗ khí thông với các khoang chứa không khí ớ bên trong phiến lá.
Biểu bì có chức năng bảo vệ phiến lá và cho ánh sáng chiếu vào những tế bào bên trong.
* Thịt lá gồm rất nhiều tế bào có vách mỏng, có nhiều lục lạp ở bên trong. Lục lạp là bộ phận chính thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây. Các tế bào thịt lá được chia thành nhiều lớp có cấu tạo và chức năng khác nhau.
Chức năng chủ yếu của phần thịt lá là chế tạo chất hữu cơ cho cây.
* Gân lá nằm xen giữa phần thịt lá, gồm các bó mạch gỗ và mạch rây. Các bó mạch của gân lá nối với các bó mạch của cành và thân có chức năng dẫn truyền các chất.
Câu 1. Sự biến dạng của lá có ý nghĩa gì ? Lá của một sô loại cây xương rồng biến thành gai có ý nghĩa gì ?Trả lời: Chức năng chính của lá là chế tạo chất dinh dưỡng cho cây.Tuy nhiên, một số loại cây có lá biến dạng để thực hiện những chức năng khác giúp cây thích nghi với điều kiện sống của chúng. Lá một số loại cây như xương rồng lá lại biến thành gai là vì: Chúng thường sống trong những điều kiện khô hạn. khắc nghiệt, nên lá biến thành gai giúp cây giảm bớt sự thoát hơi nước.Câu 2. Có những loại lá biến dạng phổ biến nào ? Chức năng của mỗi loại là gì ?Trả lời: * Lá biến thành cơ quan bắt mồi như lá cây nắp ấm: gân chính của một số lá kéo dài và phát triển thành hình có nắp đậy. Trong bình có chất dịch hấp dẫn sâu bọ, khi sâu bọ chui vào nắp đậy lại, con mồi sẽ chết và bị tiêu hóa bới dịch tiêu hóa.* Lá biến thành cơ quan dự trữ chất dinh dưỡng như lá cây hành, tỏi. Phân bẹ lá dày lên trớ thành cơ quan dự trữ chất dinh dưỡng cho cây.* Lá biến thành gai như lá cây xương rồng, do sống ở những nơi khô cằn thiếu nước, lá biến thành gai để giảm sự thoát hơi nước của cây thì mới tồn tại được.* Lá biến thành vảy như lá cây dong ta, lá có dạng vảy mỏng che chở cho thân rễ sống ở dưới đất.
HỌC TỐT !
Miền sinh trưởng có chức năng dẫn truyền.
Các cây có rễ cọc: cây đa, cây bàng, cây dừa,...
Các cây có rễ chùm: lúa, ngô, khoai tây, các cây hoa, cỏ, mía,...
"Rễ cây mọc trong nước khác rễ cây mọc trong đất như thế nào?" thì mình ko biết nhé.
Trong phiến lá, gân lá vận chuyển các chất.
Trong phiến lá, lục lạp có nhiều ở tế bào thịt lá mặt trên.
Phần thịt lá có 2 chức năng:
- Tế bào thịt lá mặt trên: thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ.
- Tế bào thịt lá mặt dưới: chứa và trao đổi khí.
Đã hiểu chưa nhỉ? Chúc bạn học tốt nhé!
Lá thực hiện các chức năng quang hợp, trao đổi khí và hô hấp. Ngoài ra lá cây còn có chức năng sinh sản sinh dưỡng, dự trữ hoặc tự vệ ở thực vật.
Phiến lá có dạng bản dẹt, có màu lục, là phần rộng nhất của lá. Lá xếp trên cây theo 3 kiểu, lá trên các mấu thân xếp so le nhau.