Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Khởi nghĩa Bắc Sơn (27/9/1940)
- Nguyên nhân: Ngày 22/9/1940 quân Nhật đánh chiếm Lạng Sơn, quân Pháp thua to phải rút chạy về Thái Nguyên qua châu Bắc Sơn. Nhân cơ hội đó, Đảng bộ Bắc Sơn lãnh đạo nhân dân đứng lên khởi nghĩa.
- Diễn biến:
+ Đêm ngày 27/9/1940, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương, nhân dân Bắc Sơn đã nổi dậy chặn đánh quân Pháp. Chính quyền địch ở Bắc Sơn tan rã, nhân dân thành lập chính quyền cách mạng. Đội Du kích Bắc Sơn ra đời.
- Kết quả: Pháp - Nhật câu kết với nhau đàn áp khốc liệt cuộc khởi nghĩa.
- Ý nghĩa: Mở đầu cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc sau khi Đảng ta chuyển hướng đấu tranh. Để lại nhiều bài học quý báu về khởi nghĩa vũ trang, chọn thời cơ khởi nghĩa.
b) Khởi nghĩa Nam Kì (23/11/1940)
- Nguyên nhân:
+ Tháng 11/1940, thực dân Pháp và Thái Lan xảy ra xung đột. Thực dân Pháp bắt binh lính Việt Nam ra trận chết thay cho chúng. Nhân dân ta rất căm phẫn, phản đối việc làm đó của thực dân Pháp.
+ Trước tình hình đó, tháng 11/1940 Xứ ủy Nam Kì quyết định khởi nghĩa, trong bối cảnh lệnh hoãn khởi nghĩa của Trung ương không về kịp.
- Diễn biến:
+ 11-1940 Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đình Bảng - Từ Sơn- Bắc Ninh, xác định kẻ thù chính là đế quốc Pháp - Nhật; duy trì đội du kích Bắc Sơn, lập căn cứ du kích và đình chỉ cuộc khởi nghĩa Nam Kì vì thời cơ chưa chín muồi.
+ Kế hoạch bị lộ nhưng lệnh khởi nghĩa của Xứ ủy đã đến các địa phương, nên khởi nghĩa vẫn nổ ra đêm 22 rạng sáng 23/11/1940.
+ Khởi nghĩa bùng nổ từ miền Đông đến miền Tây Nam Bộ: Biên Hòa, Gia Định, Chợ Lớn, Mỹ Tho, Vĩnh Long,... Chính quyền cách mạng thành lập ở nhiều nơi, lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện trong cuộc khởi nghĩa này.
- Kết quả: Pháp cho máy bay ném bom tàn sát nhân dân những vùng nổi dậy và bắt nhiều người. Nghĩa quân còn lại rút về Đồng Tháp và U Minh để củng cố lực lượng.
- Ý nghĩa: Cuộc khởi nghĩa đã chứng tỏ truyền thống yêu nước của nhân dân Nam Kì, sẵn sàng đứng lên đấu tranh giành độc lập.
c) Binh biến Đô Lương (13/01/1941)
- Nguyên nhân: Binh lính người Việt trong quân đội Pháp hết sức bất bình vì bị bắt sang Lào làm bia đỡ đạn cho quân Pháp.
- Diến biến:
+ Ngày 13/1/1941 binh lính đồn Chợ Rạng (Nghệ An) dưới sự chỉ huy của Đội Cung đã nổi dậy với mục tiêu chiếm đồn Đô Lương rồi kéo về Vinh kết hợp với binh lính ở đây chiếm thành. Nhưng kế hoạch bị bại lộ, thực dân Pháp đàn áp dã man.
- Kết quả: toàn bộ binh lính nổi dậy đều bị bắt. Đội Cung với 10 đồng chí của ông bị xử bắn, nhiều người bị tù đày.
- Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta nói chung và binh lính người Việt trong quân đội Pháp nói riêng.
a) Khởi nghĩa Bắc Sơn (27/9/1940)
- Nguyên nhân: Ngày 22/9/1940 quân Nhật đánh chiếm Lạng Sơn, quân Pháp thua to phải rút chạy về Thái Nguyên qua châu Bắc Sơn. Nhân cơ hội đó, Đảng bộ Bắc Sơn lãnh đạo nhân dân đứng lên khởi nghĩa.
- Diễn biến:
+ Đêm ngày 27/9/1940, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương, nhân dân Bắc Sơn đã nổi dậy chặn đánh quân Pháp. Chính quyền địch ở Bắc Sơn tan rã, nhân dân thành lập chính quyền cách mạng. Đội Du kích Bắc Sơn ra đời.
- Kết quả: Pháp - Nhật câu kết với nhau đàn áp khốc liệt cuộc khởi nghĩa.
- Ý nghĩa: Mở đầu cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc sau khi Đảng ta chuyển hướng đấu tranh. Để lại nhiều bài học quý báu về khởi nghĩa vũ trang, chọn thời cơ khởi nghĩa.
b) Khởi nghĩa Nam Kì (23/11/1940)
- Nguyên nhân:
+ Tháng 11/1940, thực dân Pháp và Thái Lan xảy ra xung đột. Thực dân Pháp bắt binh lính Việt Nam ra trận chết thay cho chúng. Nhân dân ta rất căm phẫn, phản đối việc làm đó của thực dân Pháp.
+ Trước tình hình đó, tháng 11/1940 Xứ ủy Nam Kì quyết định khởi nghĩa, trong bối cảnh lệnh hoãn khởi nghĩa của Trung ương không về kịp.
- Diễn biến:
+ 11-1940 Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đình Bảng - Từ Sơn- Bắc Ninh, xác định kẻ thù chính là đế quốc Pháp - Nhật; duy trì đội du kích Bắc Sơn, lập căn cứ du kích và đình chỉ cuộc khởi nghĩa Nam Kì vì thời cơ chưa chín muồi.
+ Kế hoạch bị lộ nhưng lệnh khởi nghĩa của Xứ ủy đã đến các địa phương, nên khởi nghĩa vẫn nổ ra đêm 22 rạng sáng 23/11/1940.
+ Khởi nghĩa bùng nổ từ miền Đông đến miền Tây Nam Bộ: Biên Hòa, Gia Định, Chợ Lớn, Mỹ Tho, Vĩnh Long,... Chính quyền cách mạng thành lập ở nhiều nơi, lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện trong cuộc khởi nghĩa này.
- Kết quả: Pháp cho máy bay ném bom tàn sát nhân dân những vùng nổi dậy và bắt nhiều người. Nghĩa quân còn lại rút về Đồng Tháp và U Minh để củng cố lực lượng.
- Ý nghĩa: Cuộc khởi nghĩa đã chứng tỏ truyền thống yêu nước của nhân dân Nam Kì, sẵn sàng đứng lên đấu tranh giành độc lập.
c) Binh biến Đô Lương (13/01/1941)
- Nguyên nhân: Binh lính người Việt trong quân đội Pháp hết sức bất bình vì bị bắt sang Lào làm bia đỡ đạn cho quân Pháp.
- Diến biến:
+ Ngày 13/1/1941 binh lính đồn Chợ Rạng (Nghệ An) dưới sự chỉ huy của Đội Cung đã nổi dậy với mục tiêu chiếm đồn Đô Lương rồi kéo về Vinh kết hợp với binh lính ở đây chiếm thành. Nhưng kế hoạch bị bại lộ, thực dân Pháp đàn áp dã man.
- Kết quả: toàn bộ binh lính nổi dậy đều bị bắt. Đội Cung với 10 đồng chí của ông bị xử bắn, nhiều người bị tù đày.
- Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta nói chung và binh lính người Việt trong quân đội Pháp nói riêng.
a) Khởi nghĩa Bắc Sơn (27 - 9 - 1940)
- Quân Nhật đánh vào Lạng Sơn, quân đội Pháp trên đường thua chạy đã rút qua châu 11 Bắc Sơn. Nhân cơ hội đó, Đảng bộ Bắc Sơn lãnh đạo nhân dân nói dậy tước khí giới của tàn quân Pháp để tự vũ trang cho mình, giải tán chính quyền địch và thành lập chính quyền cách mạng (27 - 9 - 1940). Nhưng sau đó, Nhật đã thỏa hiệp để Pháp quay trở lại đàn áp, dồn dân, bắt giết cán bộ, đốt phá nhà cửa, cướp đoạt tài sản của nhân dân.
- Dưới sự lãnh đạo của đảng bộ địa phương, nhân dân ta đã đấu tranh quyết liệt chống khủng bố, tổ chức các toán vũ trang đi lùng bắt và trừng trị bọn tay sai của địch. Nhờ đó, các cơ sở của cuộc khởi nghĩa vẫn được duy trì, quân khởi nghĩa tiến dần lên lập căn cứ quân sự. Một ủy ban chỉ huy được thành lập để phụ trách mọi mặt công tác cách mạng. Những tài sản của đế quốc và tay sai đều bị tịch thu đem chia cho dân nghèo và các gia đình bị thiệt hại. Quần chúng phấn khởi gia nhập đội quân cách mạng rất đông. Đội du kích Bắc Sơn được thành lập và lớn dần lên.
- Những năm 1941 phát triển thành Cứu quốc quân, hoạt động ở vùng Bắc Sơn Lạng Sơn), Võ Nhai (Thái Nguyên).
b) Khởi nghĩa Nam Kì (23 - 11 -1940)
- Lợi dụng bối cảnh quân Pháp thua trận ở châu Âu và yếu thế ở Đông Dương,quân Xiêm (Thái Lan), được phát xít Nhật xúi giục, giúp đỡ để khiêu khích và gây xung đột dọc biên giới Lào - Cam-pu-chia. Để chống lại, thực dân Pháp đã bắt binh lính Việt Nam ra trận chết thay cho chúng. Nhân dân Nam Kì rất bất bình, đặc biệt nhiều binh lính đã đào ngũ, hoặc bí mật liên lạc với Đảng bộ Nam Kì.
- Trước tình thế cấp bách, Đảng bộ Nam Kì đã quyết định khởi nghĩa tuy chưa chưa có sự đồng ý của Trung ương Đảng. Lệnh đình chỉ phát động khởi nghĩa của Trung ương Đảng từ ngoài Bắc đưa vào Nam Kì tới chậm. Trước ngày khởi sự một số cán bộ chỉ huy đã bị bắt, do đó kế hoạch khởi nghĩa bị lộ. Thực dân Pháp cho thiết quân luật, giữ binh lính người Việt trong trại và tước hết khí giới của họ, ra lệnh giới nghiêm và bủa lưới săn lùng các chiến sĩ cách mạng.
a) Khởi nghĩa Bắc Sơn (27/9/1940)
* Nguyên nhân:
- Ngày 22/9/1940, Nhật đánh vào Lạng Sơn, Pháp thua và rút lui qua Châu Bắc Sơn. Nhân cơ hội đó, Đảng bộ địa phương đã lãnh đạo nhân dân Bắc Sơn khởi nghĩa.
* Ý nghĩa:
Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng đã để lại nhiều bài học về khởi nghĩa vũ trang cho Đảng. Đặc biệt, trong cuộc khởi nghĩa, đội du kích Bắc Sơn được thành lập – Đây là lực lượng vũ trang cách mạng đầu tiên của ta.
b) Khởi nghĩa Nam kỳ (23/ 11/ 1940)
* Nguyên nhân:
- Tháng 11/1940, quân phiệt Xiêm đã khiêu khích và gây xung đột dọc đường biên giới Lào và Campuchia. Thực dân Pháp đã đưa binh lính người Việt và người Cao Miên sang làm bia đỡ đạn chết thay cho chúng. Sự việc này làm cho nhân dân Nam kỳ rất bất bình.
- Trước hoàn cảnh đó, Đảng bộ Nam kỳ đã quyết định chuẩn bị phát động khởi nghĩa và cử đại diện ra xin chỉ thị của Trung ương. Trung ương quyết định đình chỉ cuộc khởi nghĩa.
* Ý nghĩa:
Chứng tỏ tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân Nam Bộ, sẵn sàng đứng lên chiến đấu chống quân thù .
c) Cuộc binh biến Đô Lương (13/1/1941)
* Nguyên nhân:
- Pháp bắt binh lính người Việt ở Nghệ An sang Lào đánh nhau với quân Xiêm.
- Trước sự tác động mạnh mẽ của các cuộc khởi nghĩa trong năm 1940, những binh lính người Việt trong quân đội Pháp ở đây đã bí mật chuẩn bị nổi dậy chống lại quân đội Pháp.
* Ý nghĩa:
Thể hiện tinh thần yêu nước của binh lính Việt Nam trong quân đội Pháp .
d) Ý nghĩa và bài học của ba sự kiện trên :
- Ba cuộc khởi nghĩa trên thất bại là do kẻ thù còn quá mạnh, lực lượng cách mạng chưa được tổ chức và chuẩn bị đầy đủ.
- Tuy vậy, ba cuộc khởi nghĩa vẫn có ý nghĩa to lớn:
+ Nêu cao tinh thần anh dũng, bất khuất của dân tộc Việt Nam.
+ Đó là tiếng súng báo hiệu cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc, là bước đầu đấu tranh bằng vũ lực của các dân tộc Đông Dương.
+ Để lại cho Đảng những bài học kinh nghiệm quý báu về chuẩn bị lực lượng và xác định thời cơ cách mạng, phục vụ cho việc lãnh đạo cuộc khởi nghĩa tháng Tám sau này.
Khởi nghĩa Bắc Sơn (27/9/1940)
* Nguyên nhân
- Ngày 22/9/1940, Nhật đánh vào Lạng Sơn, Pháp thua và rút lui qua Châu Bắc Sơn. Nhân cơ hội đó, Đảng bộ địa phương đã lãnh đạo nhân dân Bắc Sơn khởi nghĩa.
* Ý nghĩa
Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng đã để lại nhiều bài học về khởi nghĩa vũ trang cho Đảng. Đặc biệt, trong cuộc khởi nghĩa, đội du kích Bắc Sơn được thành lập – Đây là lực lượng vũ trang cách mạng đầu tiên của ta.
Khởi nghĩa Nam kỳ (23/ 11/ 1940)
* Nguyên nhân
Tháng 11/1940, quân phiệt Xiêm đã khiêu khích và gây xung đột dọc đường biên giới Lào và Campuchia. Thực dân Pháp đã đưa binh lính người Việt và người Cao Miên sang làm bia đỡ đạn chết thay cho chúng. Sự việc này làm cho nhân dân Nam kỳ rất bất bình.
Trước hoàn cảnh đó, Đảng bộ Nam kỳ đã quyết định chuẩn bị phát động khởi nghĩa và cử đại diện ra xin chỉ thị của Trung ương. Trung ương quyết định đình chỉ cuộc khởi nghĩa.
* Ý nghĩa: Chứng tỏ tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân Nam Bộ, sẵn sàng đứng lên chiến đấu chống quân thù .
Cuộc binh biến Đô Lương (13/1/1941)
* Nguyên nhân
Pháp bắt binh lính người Việt ở Nghệ An sang Lào đánh nhau với quân Xiêm. Trước sự tác động mạnh mẽ của các cuộc khởi nghĩa trong năm 1940, những binh lính người Việt trong quân đội Pháp ở đây đã bí mật chuẩn bị nổi dậy chống lại quân đội Pháp.
* Thể hiện tinh thần yêu nước của binh lính Việt Nam trong quân đội Pháp .
Ý nghĩa và bài học của ba sự kiện trên :
Ba cuộc khởi nghĩa trên thất bại là do kẻ thù còn quá mạnh, lực lượng cách mạng chưa được tổ chức và chuẩn bị đầy đủ.
Tuy vậy, ba cuộc khởi nghĩa vẫn có ý nghĩa to lớn:
Nêu cao tinh thần anh dũng, bất khuất của dân tộc Việt Nam.
Đó là tiếng súng báo hiệu cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc, là bước đầu đấu tranh bằng vũ lực của các dân tộc Đông Dương.
Để lại cho Đảng những bài học kinh nghiệm quý báu về chuẩn bị lực lượng và xác định thời cơ cách mạng, phục vụ cho việc lãnh đạo cuộc khởi nghĩa tháng Tám sau này
- Nguyên nhân thất bại: 3 cuộc khởi nghĩa trên thất bại vì chưa đúng thời cơ,lực lượng khởi nghĩa còn bé nhỏ,đơn độc,chưa chuẩn bị đầy đủ trong khi lúc này kẻ thù còn mạnh,tương quan lực lượng ở hai bên còn rõ rệt.
- Bài học kinh nghiệm: Mang đến bài học về thời cơ,giành và giữ chính quyền.
Năm 1940, Tướng Nhật Takuma Nishimura được giao quyền chỉ huy quân đoàn Hoa Nam, tiến hành đàm phán với đô đốc Pháp Decoux, toàn quyền Đông Dương, để thỏa thuận triển khai quân Nhật trên lãnh thổ Đông Dương thuộc Pháp. Cuộc đàm phán tiến triển quá chậm chạp nên giới tướng lãnh Nhật chỉ huy quân đoàn Hoa Nam quyết định gây hấn để phá hoại quá trình đàm phán. Để tránh giao tranh, ngày 21 tháng 9 năm 1940, phía Pháp đồng ý nhượng bộ, cho phép Nhật đóng 6 ngàn quân ở Bắc kỳ, được quyền sử dụng 4 sân bay, đồng thời được quyền chuyển 25 ngàn quân qua Bắc kỳ vào Vân Nam, quyền sử dụng cảng Hải Phòng để vận chuyển một sư đoàn thuộc quân đoàn 21.
Bất chấp việc đàm phán đã ngã ngũ, lực lượng quân sự Nhật vẫn tiến hành khởi sự. 9 giờ tối ngày 22 tháng 9, sư đoàn 5 tinh nhuệ trực thuộc quân đoàn 21 Nhật tràn qua biên giới từ Long Châu vào Việt Nam qua ngả Đồng Đăng và giao tranh quyết liệt với quân Pháp tại đây. Giao tranh lan ra các đồn binh Pháp dọc biên giới. Xe bọc thép Nhật uy hiếp Lạng Sơn, buộc quân Pháp tại đây giương cờ đầu hàng ngày 22 tháng 9. Tới lúc này các đơn vị quân thuộc địa bắt đầu hoảng loạn rút chạy, hàng trăm lính tập rã ngũ, vứt bỏ vũ khí lại trên đường chạy về Hà Nội. Cùng thời gian, máy bay thuộc hải quân Nhật cất cánh từ tàu sân bay trên vịnh Bắc Bộ bắn phá các mục tiêu Pháp trên bộ ngày 24 tháng 9. Hải quân Nhật tiến hành đổ bộ 4,500 lính bộ binh và hơn một chục xe tăng ở phía nam cảng Hải Phòng, tiến hành tước khí giới quân Pháp tại Đồ Sơn. Tới tối ngày 26, quân Nhật đã chiếm sân bay Gia Lâm, trạm xe lửa từ biên giới Vân Nam vào Lào Cai và Phủ Lạng Thương trên tuyến đường sắt từ Hà Nội-Lạng Sơn. 900 quân Nhật chiếm cảng Hải Phòng, 600 quân khác đóng tại Hà Nội trước sự bất lực của Pháp.
Khởi nghĩa bùng nổ[sửa | sửa mã nguồn]Cuối tháng 9, khi tàn quân Pháp rút chạy qua Bắc Sơn, các dân tộc thiểu số Tày, Nùng, Dao thu thập hàng trăm vũ khí bị vứt bỏ lại, tước vũ khí hoặc thuyết phục các tàn binh lính hạ vũ khí. Do có tin đồn chính quyền Pháp sụp đổ tại Đông Dương, mọi người nổi dậy đánh phá một số đồn cảnh sát, uy hiếp các gia đình có người làm việc cho Pháp.[1] Rạng sáng ngày 27 tháng 9, chi bộ Đảng Cộng sản Đông Dương ở xã Hưng Vũ họp và thành lập ủy ban khởi nghĩa gồm Hoàng Văn Hán, Dương Công Bình, Hoàng Đình Ruệ, Đường Văn Thức, Nông Văn Cún do Hoàng Văn Hán làm chỉ huy.[2] Trong ngày 27 tháng 9, khoảng 600 quân khởi nghĩa được vũ trang bằng súng trường, mã tấu, đao tiến về huyện Bắc Sơn chiếm đồn binh Mỏ Nhài, đốt bỏ tài liệu và ấn tín. Quan huyện Bắc Sơn và tiểu đội lính dõng đóng tại đây bỏ chạy. Nhưng chỉ 3 ngày sau, một đơn vị lính do sĩ quan Pháp chỉ huy chiếm lại đồn Mõ Nhai và huyện lỵ Bắc Sơn.
Cuộc khởi nghĩa diễn ra tự phát, nên khi lãnh đạo chi bộ Chu Văn Tấn được tin, ông cấp tốc liên lạc với Xứ ủy Bắc Kỳ xin chỉ thị. Xứ ủy nhanh chóng điều Trần Đăng Ninh về Bắc Sơn cùng Chu Văn Tấn thiết lập ủy ban khởi nghĩa ngày 16-10, thành lập đội du kích gồm 20 người, và tuyên bố xóa bỏ chính quyền thực dân. Lực lượng khởi nghĩa đánh phá nhà cửa của các thành phần phản động, tịch thu thóc gạo, vải vóc và tiền bạc đem chia cho dân nghèo. Họ cũng xử tử các nhân vật làm mật thám cho Pháp.[3]
Ngày 28 tháng 10, khoảng một ngàn người tập trung tại làng Vũ Lăng để nghe diễn văn cách mạng và chuẩn bị đánh chiếm lại đồn Mõ Nhai. Tuy nhiên một chủ đồn điền Pháp tại địa phương nghe được tin này từ trước đã cấp báo cho Pháp. Quân Pháp từ đồn Mỏ Nhài dùng đường tắt băng qua đèo, tấn công vào khu mitting. Những người tham gia cuộc mitting bị bất ngờ, bỏ chạy toán loạn. Quân Pháp tiếp đó cho hành quyết công khai, đốt phá nhà cửa, ruộng nương, cướp lúa gạo và gia súc.[4] Quân Nhật không can thiệp, để Pháp tái lập trật tự, theo thỏa thuận đã ký ngày 22 tháng 9. Nghĩa quân rút chạy vào vùng Bắc Sơn (Lạng Sơn) và Võ Nhai (Thái Nguyên). Đến cuối năm 1940 thì khởi nghĩa Bắc Sơn bị coi như tan rã hoàn toàn.
TK
Từ khởi nghĩa Bắc Sơn
Ngày 27 tháng 9 năm 1940, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn), nhân dân đã nổi dậy chặn đánh tân binh Pháp tháo chạy về Thái Nguyên qua Bắc Sơn, đánh chiếm đồn Mỏ Nhài[1]. Xét về diện tích địa bàn có khởi nghĩa thì khởi nghĩa Bắc Sơn không rộng, nhưng xét về độ ảnh hưởng tích cực cho cuộc vận động cách mạng năm 1945 thì phải thừa nhận sức lan tỏa lớn của cuộc khởi nghĩa. Hội nghị Trung ương lần thứ bảy (tháng 11 năm 1940) đã nhận định rằng “khởi nghĩa Bắc Sơn nổ ra đúng lúc”. Lời nhận xét đó có ý nghĩa rằng sau khi Nhật bắt đầu vào Đông Dương, quân Pháp tháo chạy ở Lạng Sơn thì ở Bắc Sơn đã có điều kiện khởi nghĩa từng phần trong điều kiện có thể tránh khỏi bị tiêu diệt bởi Pháp quay trở lại hay Nhật đang vào.
Ngày 16 tháng 10 năm 1940, đồng chí Trần Đăng Ninh sau khi được Xứ ủy Bắc Kỳ cử lên Bắc Sơn chỉ đạo cuộc khởi nghĩa đã ra chỉ thị thành lập đội du kích Bắc Sơn với 5 trung đội vũ trang, duy trì lực lượng để hoạt động chính trị là thượng sách[2]. Nhận định về cuộc khỏi nghĩa Bắc Sơn, đồng chí Trường Chinh đã nói: “Ưu điểm lớn nhất của nhân dân Bắc Sơn là đã kịp nổi dậy giành chính quyền khi quân đội phát xít Nhật xâm lược Lạng Sơn và hàng ngũ quân Pháp cùng bè lũ tay sai đã hoang mang, dao động đến cực điểm”[3].
Thời gian | Địa điểm | Lãnh đạo | Lực lượng | Kết quả | |
Bắc Sơn | - Tháng 9/1940. | - Bắc Sơn | - Đảng bộ và Nhân dân huyện Bắc Sơn | - Lực lượng khởi nghĩa khoảng 600 người gồm: tự vệ, quần chúng các dân tộc Tày, Dao, Nùng, Kinh | - Thất bại |
Nam Kì | - Tháng 11/1940. | - Khởi nghĩa nổ ra từ miền Đông đến miền Tây Nam Bộ. | - Thường vụ Xứ uỷ Nam Kỳ | - Chủ yếu là nhân dân Nam kì không rõ quân số. | - Thất bại |
Đáp án D
- Khởi nghĩa Bắc Sơn (9-1940) và khởi nghĩa Nam Kì (11-1940) đã “gây ảnh hưởng rộng lớn trong toàn quốc”, nêu cao tinh thần anh hùng bất khuất của nhân dân ta, giáng đòn chí tử vào thực dân Pháp, cảnh báo nghiêm khắc phát xít Nhật vừa mới đặt chân vào nước ta, “đó là những tiếng súng báo hiệu của cuộc khởi nghĩa toàn quốc".
- Để lại cho Đảng Cộng sản Đông Dương những bài học bổ ích về khởi nghĩa vũ trang, xây dựng lực lượng vũ trang và chiến tranh du kích, trực tiếp chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa tháng Tám về sau.
Đáp án B
Lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa Nam Kì (11-1941) và sau này trở thành quốc kì của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa