Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Tôi đã đến với cuộc đời này, yên tĩnh và lặng lẽ, chỉ có gia đình và người thân biết về sự ra đời đó. Nhưng dường như vì cái sự quá ư là nhẹ nhàng đó mà tôi đã không biết quý trọng cái giây phút mà mình đã được sinh ra như thế nào. Mẹ tôi, 1 người phụ nữ, nuôi dạy, chăm sóc con cái, lo việc nội trợ và thiêng liêng hơn là sinh ra và nuôi dưỡng các anh chị em chúng tôi nên người. Tôi biết điều đó vì chị gái tôi luôn nói với tôi như thế: “Mẹ đã vất vả rất nhiều để sinh ra mấy chị em mình,…”.
Tôi luôn nhớ, và không quên. Tôi dám khẳng định là như thế!
Nhưng dường như việc đi ra đời, tiếp xúc và bương chải với nó quá nhiều mà khiến tôi phần nào quên đi cái câu nhắc nhở ấy. Quên đi cái sự vất vả ấy. Và 1 đứa học sinh cấp 3 như tôi, đủ lớn, đủ suy nghĩ để có thể biết được công ơn của ba mẹ. Nhưng tôi đã quên, trong giây phút ấy.
Tôi được học thế nào là trung thực ở trường, trung thực giúp cho con người ta tiến bộ hơn, có được rất nhiều thứ tốt đẹp trong cuộc sống. Nhưng phần nào tôi cũng đã hiểu được, nó được nhiều và cũng mất nhiều lắm qua những lời mà hôm đó tôi đã nói với mẹ. Mẹ là người tôi nghĩ là người phụ nữ trung hậu nhưng quá “ngang”. Tôi muốn mẹ hiểu được rằng, con cái và cha mẹ cần phải hiểu nhau, chứ không phải là mẹ nói gì, con cái nghe ấy.
Với cái suy nghĩ đó mà tôi đã ngang miệng cãi lại mẹ khi mẹ nói những điều mà tôi cho là mẹ sai hoàn toàn. Đừng vội cho là tôi sai khi cho rằng mẹ sai, trong tình huống ấy, tôi không thể nào nghĩ rằng mẹ đúng. Sai và thật sự sai!. Rồi sau cái ngày ấy, mẹ và tôi dường như cách biệt nhau 1 khoảng cách, xa vời vô cùng mặc dù đang chung 1 nhà.
Tôi không hề nghĩ rằng mình sẽ xin lỗi mẹ, vì mình đã sai. Có thể đó là ngang bướng, nhưng mẹ ạ, con không muốn mẹ con mình cứ mãi không hiểu nhau, nếu như không có cái ngày ấy.
Nhưng bây giờ, con muốn xin lỗi mẹ, vì … con đã ngang bưỡng cãi lại mẹ. Con xin lỗi mẹ vì mẹ là mẹ của con, con đã sai vì con cãi mẹ, nhưng mẹ ạ, con mong mẹ cũng sẽ hiểu cho con.
refer
Mẹ là người luôn yêu thương và bảo vệ chúng ta ngay cả khi chúng ta đã trưởng thành. Tuy vậy, trong quá trình trưởng thành ấy, ai cũng từng có lúc làm cho mẹ buồn, và với tôi cũng vậy.
Tôi sinh ra ở một làng quê nghèo. Thời tôi học mẫu giáo, mọi người vẫn tiêu những đồng tiền một, hai trăm đồng. Một trăm đồng có thể mua hai viên kẹo, khi được cho một, hai trăm đồng ấy cũng đủ để làm một đứa con nít như tôi vui sướng cả ngày. Chính vì cuộc sống khó khăn nên những thứ đồ chơi đối với tôi là niềm mơ ước.
Ấy vậy mà, cô bạn ngay cạnh nhà tôi lại có một con búp bê thật đẹp với mái tóc vàng óng ánh, mặc một bộ váy công chúa thật xinh và độ vương miện đính ngọc. Tôi thèm thuồng nhìn con búp bê không chớp mắt, thấy vậy, cô bạn quay sang nói: "Mày thích lắm phải không? Còn lâu tao mới cho mày mượn." Tôi buồn lắm nhưng lại cảm thấy ghét cô bạn ấy hơn, cảm giác ghen tị như trỗi dậy.
Thế là mấy hôm sau, khi tôi đi qua nhà cô bạn, tôi tình cờ thấy con búp bê để trên giá sách, không thấy ai ở nhà, tôi len lén bước vào và ngắm nghía con búp bê. Không kìm được, tôi cầm con búp bê lên và ngắm nhìn thật kỹ, nó đẹp biết bao! Tôi đã thật sự ao ước có được nó. Đột nhiên nhớ tới câu nói của cô bạn hôm trước, tôi chợt muốn giấu nhẹm con búp bê đi. Nghĩ là làm, tôi mang con búp bê về và giấu dưới gối.
Buổi tối, lúc chuẩn bị đi ngủ, mẹ tối thấy chiếc gối hơi cộm mới lật lên xem và phát hiện ra con búp bê. Mẹ hỏi tôi: "Con lấy con búp bê này ở đâu?" Tôi bối rối nói rằng mình nhặt được trên đường đi học về. Mẹ tôi đột nhiên tức giận, gắt lên: "Tại sao con lại nói dối?" Tôi cuống quýt nhưng vẫn khăng khăng: "Con nhặt được mà!". Mẹ tôi kéo tay tôi lại và phát cho mấy roi vào mông.
Tôi òa khóc vì mặc dù mẹ tôi khá nóng tính nhưng đây là lần đầu mẹ đánh tôi. Mặt mẹ đỏ gay, giọng nói đầy vẻ thất vọng: "Mẹ dạy con lấy cắp đồ của người khác à? Con búp bê này của Trang, mẹ đã thấy nó khoe với con rồi."
Tôi lúc đó chỉ nghĩ rất đơn giản và cảm giác như mẹ không thương tôi. Tôi gắt lên với mẹ: "Vì mẹ không mua búp bê cho con, bạn con ai cũng có đồ chơi đẹp nên con lấy của nó đấy. Mẹ không thương con gì cả!". Tôi thấy lúc đó mẹ khóc, đôi mắt mẹ đỏ hoe, trong suy nghĩ non nớt, tôi không hiểu vì sao mẹ lại khóc cho tới khi lớn hơn một chút.
Bố tôi đi làm xa nên chỉ có ba mẹ con ở nhà, cuộc sống khó khăn hơn khi em trai tôi rất hay bệnh. Mẹ vừa phải làm việc vừa phải chăm sóc tôi và cậu em trai một tuổi nên rất vất vả. Mẹ gầy gò và mảnh dẻ cảm giác một cơn gió có thể thổi bay. Có lẽ mẹ khóc vì sự bất lực của mình.
Thế rồi mẹ vừa khóc vừa kêu tôi đứng úp mặt vào tường và tự kiểm điểm. Lúc đó, tôi chỉ thấy oán trách và ấm ức nhưng cũng không dám cãi lời mẹ. Tôi mơ màng tỉnh dậy bởi tiếng cậu em trai khóc toáng lên. Tôi chỉ thấy mẹ vội vàng đặt thứ gì xuống và chạy đến vỗ về: "Ngoan, ngoan, ngủ đi! Mẹ thương, mẹ thương nào!" Tôi bỗng cảm thấy ghen tỵ với cả cậu em, mẹ dường như chỉ quan tâm mỗi em trai thôi. Sáng hôm sau tỉnh dậy, tôi thấy mẹ đang bế em, trên tay cầm ly thuốc, thì ra em tôi bị ốm quấy cả đêm. Tôi ngơ ngác khi mình nằm trên giường, có lẽ hôm qua đứng lâu quá nên tôi ngủ gật, mẹ đã bế tôi lên giường. Nhưng điều làm tôi ngạc nhiên là một con búp bê bằng vải đặt bên gối. Không phải bộ váy màu sắc xa hoa, không phải mái tóc vàng óng ánh, mà là bộ váy trắng tinh, mái tóc đen tết bằng những sợi chỉ.
Tôi nhìn kỹ thì phát hiện con búp bê làm từ chiếc áo trắng bố mua cho mẹ mà chỉ những dịp đi chơi mẹ mới dám mặc. Mẹ thấy tôi ngơ ngác liền nói: "Chúc mừng sinh nhật con gái! Giờ mẹ chưa đủ tiền mua búp bê đẹp cho con, nhưng mẹ hứa sẽ mua bù cho con vào dịp khác!"
Lúc này, tôi mới nhìn mẹ kỹ hơn, đôi mắt lõm sâu, làn da sạm lại, đôi tay run run có lẽ vì bế em cả đêm và có lẽ cũng là vì khâu con búp bê cả đêm đến đêm cả vào ngón tay bởi tôi thấy ngón tay mẹ sưng lên. Thấy tôi kinh ngạc, mẹ
nói: "Nhưng con lấy đồ của bạn là sai, hôm qua mẹ đã phạt con rồi. Con chỉ có thể có đồ chơi khi con xứng đáng. Hãy mang búp bê sang và xin lỗi bạn đi!". Nhìn vẻ mệt mỏi nhưng kiên quyết của mẹ, tôi nhận ra, mẹ vẫn yêu thương tôi theo cách riêng của mình. Tôi rén rén đến bên mẹ thì thầm: "Con xin lỗi mẹ! Con sai rồi!" Thế là tôi ba chân bốn cẳng mang con búp bê sang trả bạn và xin lỗi nó. Sau này, nhờ học hành chăm chỉ, mẹ giữ đúng lời hứa mua cho tôi con búp bê mới, nhưng không bao giờ nó tốt bằng con búp bê mẹ tự tay tặng tôi.
Một kỷ niệm có chút xấu hổ về lỗi lầm của mình, nhưng chính nó đã giúp tôi hiểu hơn về tình yêu thương của mẹ dành cho mình.
Mở đoạn:
- Giới thiệu người mẹ của mình.
Thân đoạn:
Làm rõ các ý sau:
- Tả mẹ:
+ dáng người mẹ như thế nào,
+ làn da mái tóc mẹ ra sao,
+ lời nói hành động của mẹ thường ngày như thế nào
-> từ đó nói lên tính cách của mẹ, mẹ là người phụ nữ như thế nào (theo suy nghĩ của mình)
+ điều mà mình thích nhất ở mẹ là gì?
--> Nêu lên cảm xúc, tình cảm mình dành cho mẹ.
- Giới thiệu hoàn cảnh, địa điểm, thời gian xảy ra kỉ niệm của mình với mẹ (ví dụ: một buổi đi bán hàng cùng mẹ)
- Tả bầu trời, khung cảnh lúc đó (Nhân hóa)
- Kể việc mẹ làm: sắp đồ, bán đồ,....
- Kể việc mình giúp mẹ những gì,....
- Nêu lên suy nghĩ của mình sau khi xong việc:
+ Cảm thấy mệt mỏi,....
- Nêu lên tình cảm dành cho mẹ:
+ Em càng thấy thương mẹ hơn, sẽ cố gắng học hành chăm chỉ sau này cho mẹ cuộc sống vui vẻ hạnh phúc không phải làm việc cực nhọc như vậy. (câu có nhiều vị ngữ)
+ .....
Kết đoạn:
- Khẳng định lại câu chuyện: đó là kỉ niệm sâu sắc nhất đời em,...
- Khẳng định lại tình cảm của mình dành cho mẹ.
- Gửi lời nhắn nhủ đến mọi người rằng nên yêu thương mẹ như thế nào qua đoạn văn.
☕T.Lam
Năm nay, em đã là học sinh lớp 6 nhưng những kỉ niệm hồi còn thơ ấu em không bao giờ quên. Trong những kỉ niệm ấy có chuyện rèn luyện chữ viết hồi em học lớp 3. Em trở thành học sinh giỏi Văn cũng là nhờ một phần vào những ngày rèn luyện gian khổ ấy.
Trong các môn học, em sợ nhất môn chính tả vì chữ em rất xấu. Mỗi khi đến giờ chép chính tả theo lời cô đọc, em thấy khổ sở vô cùng. Chưa bao giờ em đạt điểm cao môn này. Nhiều buổi tối, em giở tập, lặng nhìn những điểm kém và lời phê nghiêm khắc của cô giáo rồi buồn và khóc. Mẹ thường xuyên theo dõi việc học tập của em. Biết chuyện, mẹ không rày la trách mắng mà ân cần khuyên nhủ:
- Con lớn rồi, phải cố tập viết sao cho đẹp. Ông bà mình bảo nét chữ là nết người đấy con ạ!
Em ngẫm nghĩ và thấy lời khuyên của mẹ rất đúng. Vì thế em quyết tâm tập viết hằng ngày, đến bao giờ chữ em trở nên sạch đẹp mới thôi.
Em tự đề ra cho mình kế hoạch mỗi ngày dành ra một tiếng đồng hồ tập chép. Trước hết, em chép lại những bài tập đọc trong sách giáo khoa. Sau đó, tập chép những bài thơ ngắn. Mẹ dạy em cách cầm bút sao cho thoải mái để viết lâu không bị mỏi tay. Em học theo và đã quen dần với cách cầm bút ấy. Mỗi bài, em viết nhiều lần ra giấy nháp, khi nào tự thấy đã tương đối sạch đẹp thì mới chép vào vở. Xong xuôi em nhờ mẹ chấm điểm. Những bài đầu, mẹ chỉ cho điểm 5, điểm 6 vì em viết còn sai Chính tả và nét chữ chưa đều. Em không nản chí, càng cố gắng hơn.
Đến bài thứ chín, thứ mười, em đã có nhiều tiến bộ. Những dòng chữ đều đặn, ngay hàng thẳng lối hiện dần ra dưới ngòi bút của em. Mẹ không ngừng động viên làm cho em tăng thêm quyết tâm phấn đấu.
Lần đầu tiên được cô giáo cho điểm mười chính tả, em vô cùng sung sướng. Cô giáo khen em trước lớp và khuyên các bạn hãy coi em là gương tốt để học tập.
Em luôn nhớ lời mẹ và thầm cảm ơn mẹ. Em cầm quyển vở có điểm 10 đỏ tươi về khoe với mẹ. Mẹ xoa đầu em nói:
- Thế là con đã chiến thắng được bản thân. Con đã trở thành người học sinh có ý chí và nghị lực trong học tập. Mẹ tự hào về con. Ba con biết tin này chắc là vui lắm!
Từ đó, cái biệt danh Tuấn gà bới mà các bạn tinh nghịch trong lớp đặt cho em không còn nữa. Tuy vậy, em vẫn kiên trì tập viết để nét chữ ngày một đẹp hơn. Sau Tết, em sẽ tham gia hội thi Vở sạch chữ đẹp do trường tổ chức.
Đúng là có chí thì nên, có công mài sắt có ngày nên kim, phải không các bạn?
Kể một kỷ niệm về người bạn thời thơ ấu làm em nhớ mãi
Bài làm:
Hồi học cấp I, tôi có một người bạn thân. Bạn ấy tên là Hùng. Nhưng từ năm học lớp 3, cả lớp 3D chúng tôi gọi bạn ấy là "Hùng kẹo". Thực ra, Hùng không thích ăn kẹo mà là Hùng mơ ước sẽ trở thành ông chủ của một cơ sở sản suất và kinh doanh kẹo. Hùng mơ ước có thể tự tay mình làm ra những chiếc kẹo ngon để bán (cậu ta thổ lộ điều này khi được cô giáo hỏi về ước mơ). Tôi đã ngạc nhiên khi Hùng tỏ ra vui vẻ và có phần hãnh diện về biệt danh của mình...
Hùng kẹo rất khéo tay. Từ những món đồ bỏ đi, cậu ấy có thể chế tạo ra được những món đồ chơi rất ngộ nghĩnh và bao giờ Hùng cũng rủ tôi chơi cùng. Nhưng tôi không mê những món đồ chơi đó bằng kẹo. Trái ngược với Hùng, tôi rất thích ăn kẹo. Vì thế nên hàm răng tôi bị sâu gần hết, nhìn rất xấu. Lũ bạn thường gọi tôi là "Hảo ngọt". Chỉ có Hùng là tỏ ra thông cảm với tôi. Hùng bảo tôi sẽ là người đầu tiên "kiểm định chất lượng" những loại kẹo mà Hùng sáng chế ra và cho ý kiến. Chỉ nghe đến việc được ăn kẹo là tôi sướng mê. Mỗi khi bàn tán về tương lai, chúng tôi trở nên hào hứng, tâm đầu ý hợp. Nhưng khi đó, chúng tôi vẫn còn là trẻ con, chẳng có xu nào để mua kẹo. Những lần đi học về, khi đi ngang qua cửa hàng bách hoá, cả hai đứa đều dừng lại, ngắm nhìn những viên kẹo đủ sắc màu đang nằm ngoan ngoãn trong những chiếc lọ thuỷ tinh. Tôi ao ước có trong tay được tất cả số keo trong cửa hàng nhưng Hùng thì khác.
Tôi vẫn nhớ sinh nhật tôi năm lớp 4. Cả buổi học, tôi chờ câu chúc mừng của Hùng nhưng cuối buổi học Hùng lại rủ tôi chiều đến nhà nó làm "thí nghiệm" (tức là làm kẹo ấy mà). Bình thường, nghe nói đến kẹo là tôi hào hứng vô cùng nhưng hôm ấy tôi cảm thấy ấm ức trong lòng. Dù vậy, tôi vẫn nhận lời. Chiều hôm đó, sau khi xin phép mẹ, tôi đạp xe đến nhà Hùng. Đến nơi, tôi thấy nó đã chuẩn bị đầy đủ mọi thứ. Nó giới thiệu với tôi: "Thí nghiệm của chúng ta hôm nay là món kẹo lạc".
Hùng giao cho tôi nhiệm vụ rang lạc. Lúc đầu, tôi còn nhiệt tình nhưng được một lúc tay tôi bắt đầu mỏi, tôi chỉ muốn dừng. Hùng động viên tôi và báo: "Không rang đều tay, lạc cháy, kẹo sẽ không ngon đâu". Dù mỏi tay nhưng nghĩ đến kẹo, tôi lại cố gắng tiếp tục. Đến khi ngửi thấy mùi thơm ngậy của lạc chín, Hùng bắc chảo xuống bếp, cho đường vào xoong, đổ ít nước, đun nhỏ lửa. Trong khi Hùng "thắng đường" (Hùng bảo đấy là thuật ngữ chuyên môn của nghề làm kẹo) thì tôi lấy tay xát cho lớp vỏ lạc bong ra, lộ ra nhưng viên lạc vàng xuộm, trông thật thích mắt. Không kìm được tôi thò tay nhón lấy một viên bỏ vào mồm. Hùng nhìn tôi cười và trêu: "Sao vội thế, đã thành kẹo đâu". Khi nồi nước đường đã chuyển màu, sền sệt, Hùng vắt vào vài giọt chanh (nó lại bảo đấy là bí quyết nhà nghề), đổ lạc vào, đảo đều rồi đổ ra cái mâm đã rắc một lớp bột (Hùng bảo: để mâm khỏi "ăn" mất kẹo). Hùng lại lấy cái chày giã cua của mẹ nó lăn một lượt trên mâm kẹo trông rất điệu nghệ. Sau đó, cậu ta lấy con dao con cắt mẻ kẹo thành những miếng hình chữ nhật. Nhìn Hùng thực hiện tuần tự các thao tác đó, tôi sốt ruột. Không thể chờ đợi thêm, tôi thò tay định bẻ một miếng, Hùng ngăn lại, lấy một thanh kẹo đưa cho tôi và nói: "Chúc mừng sinh nhật!" Tôi ngạc nhiên đến nỗi há hốc cá mồm. Hùng lại bảo: "Hôm nay sinh nhật "ấy", cho "ấy" thẩm định thoải mái". Cắn miếng kẹo giòn, ngọt và thơm trong miệng, tôi kêu: "Ngon quá". Đến màn chia kẹo, cũng như mọi khi, tôi luôn được phần hơn.
Ngày hôm đó, tôi được ăn món kẹo ngon nhất, hương vị của món kẹo lạc đó, không bao giờ tôi quên được. Sau này, dù đã được ăn rất nhiều loại kẹo ngon và nhận được rất nhiều món quà sinh nhật nhưng món kẹo lạc của Hùng kẹo - người bạn ấu thơ - trong ngày sinh nhật năm học lớp 4 là món quà vô giá đối với tôi.
Tuổi thơ của mỗi người, ắt hẳn ai cũng có một và đứa bạn thân gắn liền với những kỉ niệm không thể quên. Tôi cũng vậy, tuổi thơ của tôi là những ngày rong rủi khắp xóm làng với hai đức bạn thân là Phàm và Loan. Đó là những kí ức thơ bé đẹp nhất của tôi.
Thời gian thấm thoát trôi mới đây mà đã qua 5 năm rồi. Kí ức về những ngày hè thơ ấu vẫn còn nằm sâu trong đầu tôi. Hồi đó ba đứa tôi quậy lắm! Tôi và Loan quậy cũng chẳng thua dứa con trai nào đâu. Nhìn Loan hơi đen, phong trần như 1 đứa con trai, dáng người thì nhỏ nhắn, khuôn mặt trái xoan luôn vui tưoi không chút lo âu. Còn Phàm thì ra dáng 1 thằng bé quậy phá lắm! Dáng người liền lạc, lúc nào cũng nhanh thoăn thoắt. Khuôn mặt thì lém lĩnh, đôi mắt thì tinh anh và rất nhanh nhạy. Ba đứa chúng tôi bằng tuổi nhau, cùng trang lứa nên hay đi chơi chung với nhau lắm. Sáng sáng, hai đứa nó chạy qua rủ tôi ra ruộng bắt cua. Buổi trưa chúng tôi thưòng ngồi dưới mấy góc cây trong vườn của ông Tư để nghỉ và mấy khi thỉnh thoảng còn hái trộm trái cây trong vườn nữa chứ. Xế chiều tới, mấy đứa chúng tôi lại ra đồng thả diều. Mỗi ngày như vậy, chúng tôi lại bày ra một trò quậy phá mới. Thỉnh thoảng vài ngày chúng tôi lại đi câu cá, hái trộng trái cây. Vậy mà hồi nhỏ chẳng đứa nào biết lo sợ về những mối nguy hiểm trong mấy cuộc quậy phá như vậy cả.
Hôm ấy là một ngày nắng đẹp. Vẫn như mọi ngày chúng tôi tiếp tục những trò quậy phá của mình. Hôm nay, mục tiêu của chúng tôi là cây vú sữa đang say trái ở sát mé sông, trong góc vườn nhà cô Bảy. Tụi nó canh me kĩ lắm! Chín giờ sáng cô Bảy đi ăn đám giỗ trong nhà ông Tư cách đó vài cái nhà. Theo kế hoạch và kinh nghiệm từ mấy lần trước, ba đứa len lỏi đến cây vú sữa 1 cách an toàn. Tôi giỏi leo trèo nên nhiệm vụ này lúc nào cũng dành cho tôi cả. Tôi leo lên cây dể hái trái, Loan đứng ở dưới góc cây để hứng trái, còn Phàm thì là người canh chừng. Chẳng mấy chốc trái cây đã đầy chiếc túi ni lông đen chuẩn bị sẵn. Tôi chuẩn bị leo xuống để tìm một góc cây nào đó cho ba đứa “tiêu thụ hàng gian”. Rồi… “đùng”. Tôi bị trượt chân rơi thẳng xuống sông. Tôi rất sợ, hoảng loạn lên. Thật là thất bại vì tôi không biết bơi! Tôi bây giờ mới thật sự biết thế nào là sợ,tay chân cứ đập đập. Mũi tôi đã bắt đầu không thở đựơc. Tôi sắp chìm! Trên bờ con Loan cũng đang hoãng loạn. Nó chạy ra trước gọi thằng Phàm. Phàm chạy như bay tới chỗ tôi và nhảy xuống sông. Thật may mắn cho tôi vì thằng bạn này thường được gọi là “Yết Kiêu” của xóm. Tôi vội chộp đựơc áo Phàm và rồi… tôi với Phàm cuối cùng cũng đã vào bờ an toàn. Cú đó làm tôi tưởng mình đã chết rồi chứ. Nếu không nhờ Phàm cứu chắc tôi cũng không còn sống nữa đâu. Cũng từ bữa đó ba chúng tôi không còn dám quậy phá nữa. Mấy tháng sau, gia đình Phàm dọn nhà không còn ở xóm tôi nữa. Phàm không chịu nói cho tôi và Loan biết lý do, chắc vì điều gì đó. Rồi Phàm dần xa chúng tôi, không còn thân như ngày trước nữa. Và rồi dần dần chúng tôi mất liên lạc với nhau.
Thời gian thì vẫn cứ trôi, trôi mãi. Tôi không còn gặp Phàm nữa nhưng kí ức của 1 thời quậy phá và cái tai nạn “quả báo” đó thì làm sao mà tôi quên đựơc. Phàm vẫn là một ngưòi bạn tốt của tôi và những kí ức đẹp dẽ đó sẽ mãi không bao giờ tôi quên được, nó sẽ là hành trang cùng tôi bứơc vào tương lai. Tôi mong một ngày nào đó tôi và Loan sẽ gặp lại Phàm để ôn lại những kỹ niệm xưa của một thời siêu quậy ngày nào…
Những kỉ niệm đáng nhớ là những sự kiện, sự việc mà chúng ta đã từng trải qua và có những ấn tượng khó quên về nó, những kỉ niệm không nhất thiết phải là những câu chuyện vui, những lời khen ngợi mà đôi khi nó còn là những câu chuyện buồn, những sự cố không may xảy ra trong cuộc sống của chúng ta. Em cũng có những kỉ niệm như thế, đó là một kỉ niệm khi em không may mắn gặp phải sự cố trên đường đi học về. Tuy là câu chuyện không vui nhưng nó đọng lại trong kí ức của em rất nhiều những ấn tượng, có lẽ em sẽ không bao giờ quên.
Cuộc sống không chỉ là những niềm vui, niềm hi vọng mà đôi khi những biến cố, những khó khăn sẽ bất ngờ ập đến mà chúng ta chẳng thể nào lường trước được. Sự cố mà em gặp phải trên đường đi học có lẽ chẳng có gì lớn lao nhưng nó làm cho em thực sự sợ hãi, hoảng loạn khi nó sảy ra. Hôm ấy như bao ngày bình thường khác, em cùng các bạn đến trường bằng xe đạp, chúng em học chiều nên thời gian bắt đầu xuất phát ở nhà là vào tầm trưa. Đây là thời gian mọi người nghỉ ngơi nên đường khá vắng vẻ, bởi vậy mà chúng em thường dàn hàng hai, hàng ba để tiện cho việc nói chuyện, cười đùa.
Chúng em vẫn biết là nguy hiểm nhưng do thói quen nên không đứa nào chịu thay đổi. Nhưng sự cố ngày hôm ấy khiến cho em phải có những suy nghĩ lại, đúng đắn hơn về sự an toàn của bản thân, và hậu quả của việc dàn hàng trên đường. Hôm ấy em và một vài người bạn đi xe và dàn hàng ra như mọi khi, câu chuyện vô cùng vui vẻ khiến cho chúng em mất chủ quan với những thứ xung quanh, đột nhiên có một chiếc xe đạp lao nhanh tới, do không làm chủ được phanh xe nên đã lao ầm một cái vào đuôi xe của em. Do lực đâm quá mạnh nên khiến cho cả người lẫn xe của em lao nhanh xuống một bờ mương cạn bên đường.
Cú lao xe mạnh khiến cho em ngã xõng xoài xuống mặt đất, chân đau ê ẩm, không thể tự nhấc lên được. Xe của em lúc ấy thì cũng bị lực ngã mà vỡ tan tành lồng xe, cặp sách trong lồng bung ra. Lúc lao xe khỏi mặt đường, em đã vô cùng sợ hãi, đây là lần đầu tiên em gặp sự cố và trải qua chuỗi cảm giác kinh khủng như vậy, tuy không bị thương quá nặng nhưng cảm giác sợ hãi lúc ấy khiến cho em thực sự bị ám ảnh, khiến nhiều ngày sau đó em không dám đụng vào xe đạp, đến trường cũng là bố mẹ chở đến.
Lúc bị ngã xe em không hiểu được việc gì đang xảy ra, chỉ biết có một lực đâm mạnh khiến cho em không làm chủ được tay lái và tốc độ nên mới ngã xuống. Sau đó em mới biết do các bạn đi sau nô đùa, rượt đuổi nhau mà chúng em đi ở trên đó, cũng dàn hàng nên xe của bạn ấy không thể vượt qua mà đâm vào đuôi xe đạp, khiến cho em ngã ra như vậy. Sau khi em ngã, tất cả mọi người, từ bạn bè của em và người làm em ngã đều vô cùng hoảng sợ, mọi người dựng xe và nhanh chóng chạy xuống, người đỡ em dậy, người giúp em nâng xê, và một vài người bạn còn giúp em thu gọn sách vở bị bung ra sau khi em ngã.
Lúc ấy em vừa đau, vừa hoảng loạn, em khóc như mưa khiến cho mọi người cũng sợ hãi và rối theo em. Chân em lúc ấy vì cú ngã mà chầy sước, rướm máu, em đau nên không thể tự đứng dậy được. Thật may, lúc ấy có một chú đi xe máy ngang qua, thấy vậy liền đỗ lại và cõng em lại gần trạm y tế gần đó để băng bó, còn xe và sách vở thì bạn bè em đã giúp em mang đến trường. Tuy là sự cố ngoài ý muốn nhưng thật may mắn vì em cũng không bị thương nặng, chỉ là quá mức hoảng sợ. Sau khi cô y tá băng bó chân cho em thì em đã được bố đón về, buổi học hôm ấy em cũng không thể tham gia.
Bạn học vô tình đâm vào xe của em cũng không phải cố ý, sau khi em ngã thì bạn ấy cũng thấy có lỗi nên đã đến tận nhà để xin lỗi em và hứa với bố em lần sau sẽ không vừa nô nghịch vừa di chuyển như vậy nữa. Thật ra em cũng không trách móc gì bạn ấy cả, bởi lỗi cũng một phần là do em, nếu như em không dàn hàng ngang ra thì cũng không xảy ra tai nạn đáng tiếc như vậy. Trong cái rủi lại có cái may, tuy gặp tai nạn nhưng em không bị thương nhiều, mặt khác thông qua sự cố lần này em còn có thêm được bài học quý gái cho mình: không nên dàn hàng khi đi trên đường, đó không chỉ là tuân thủ luật giao thông và còn vì sự an toàn của bản thân và mọi người.
Sự cố đáng tiếc xảy ra khiến cho em sợ hãi suốt một thời gian dài, nhưng sau đó nhờ sự động viên của bố mẹ và bạn học thì em cũng có đủ can đảm để bước lên xe một lần nữa. Nhưng lần này em có ý thức hơn trong việc đi đứng, cũng như chấp hành luật lệ giao thông. Qua sự cố lần này em cũng rất cảm động vì tấm lòng của mọi người, trong lúc hoạn nạn, em luôn có bạn bè bên cạnh, những người xung quanh cũng vô cùng tốt bụng, sẵn sàng giúp đỡ khi chúng ta cần. Có lẽ bởi vì vậy mà sự cố lần này đã trở thành một trong những kỉ niệm mà em sẽ không bao giờ quên được.
đoạn văn nha bạn
Mẹ tôi 37 tuổi, là y sĩ trạm xá xã Vinh Quang. Mẹ tốt nghiệp trường Trung cấp y sĩ Hải Phòng thuộc chuyên khoa Sản. Sáng sớm, mẹ đã đi xe đạp đến trạm xá. Chiều tối, mẹ mới về nhà. Mẹ khám bệnh, tiêm thuốc, săn sóc sản phụ và trẻ sơ sinh. Vào mùa dịch bệnh hoặc gặp những ca đẻ khó, đẻ non. mẹ phải làm suốt đêm ngày. Mỗi lần tiễn một sản phụ mẹ tròn con vuông từ trạm xá ra về, mẹ vui lắm. Các bà, các chị ở xã tôi, mỗi khi gặp mẹ đều rất vui và gọi là "cô Hằng" một cách quý mến.
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt cuộc đời, lòng mẹ vẫn theo con
Hai câu thơ đúng là một chân lý chẳng bao giờ thay đổi cả. Người con trong mắt mẹ luôn nhỏ
bé thân thương và non nớt trước cuộc đời. Còn con, ngay từ ngày cất tiếng nói đầu tiên, con đã líu lo gọi "mẹ" gọi "bà". Kỷ niệm về mẹ sẽ còn mãi trong em và trong mỗi chúng ta chẳng bao giờ phai nhạt.
Mẹ em xinh lắm. Một người phụ nữ đã bước qua tuổi ba mươi lăm mà dang người thon thả. Mẹ
am hiểu về nghệ thuật nên những bị đồ mẹ mặc luôn toát lên một vẻ đẹp riêng ấy đầy cá tính. Mẹ
đẹp mà chẳng bao giờ lẫn với ai.
Da mẹ trắng và rất mịn màng. Dù đã lớn nhưng cái thói quen được vuốt lên má mẹ những lúc
mẹ ngồi bên vẫn tạo ra sự thích thú vô cùng. Mặt mẹ đẹp và phúc hậu. Đôi gò má dù đã bắt đầu có dấu hiệu nhô cao, nhưng chiếc mũi dọc dừa và đôi mắt đen vẫn khiến mẹ cuốn hút lắm. Mẹ chẳng bao giờ cười to cả nhưng mỗi lần em gặp điều gì buồn phiền trên lớp, về nhà chỉ nhìn thấy nụ cười mỉm của hàm răng trắng đều như chia của mẹ là mọi bực bội tan đi hết cả.
Dù việc nhà bộn rộn mẹ vẫn e sợ cho bố con em rất chu đáo. Nhất là những bừa cơm mẹ nấu,
chẳng bao giờ em và bố thấy có điều gì phải phàn nàn. Mẹ bận thế mà không hiểu sao vẫn rất năng động trong công việc của cơ quan. Năm nào mẹ cũng mang về giấy khen và phần thưởng. Mẹ thật tài tình.
Còn kỷ niệm về mẹ ư? Nó như một cái kho đầy ắp không biết tự bao giờ. Hôm ấy mẹ đèo em
đến cổng nhưng em vừa sợ vừa nũng nịu nhất định không chịu vào trường. Nhưng rồi em nhanh
chóng bị thuyết phục bằng những lời nói ngọt ngào, bằng nụ cười và ánh mắt của mẹ. Em cầm tay cô bước vào buổi học đầu tiên.
Năm tháng trôi đi, em đã lớn song chưa hề dời xa mẹ. Quê hương vẫn ngày một mở rộng hơn bên mẹ mỗi ngày. Mẹ ơi! Con sẽ chuẩn bị vững vàng để khi xa mẹ con sẽ bay cao, bay xa bằng chính mơ ước mà mẹ đã chắp cho tuổi thơ con.
Tuổi thơ tôi không được may mắn như bao đứa trẻ khác. Từ khi sinh ra tôi đã mồ côi cha. Một mình mẹ nuôi tôi khôn lớn, mẹ là người cha, người mẹ tuyệt vời nhất trên đời này. Nhưng khi tôi lên chín tuổi, thời gian quá ngắn giữa mẹ và tôi thế nhưng mẹ đã bỏ tôi một mình bơ vơ trên cõi đời này mà ra đi. Chỉ chín tuổi tôi còn quá nhỏ để hiểu được sâu sắc việc mãi mãi không có mẹ bên cạnh. Như hình ảnh ngày nào của mẹ thì không bao giờ phai trong tôi, mỗi bước chân tôi đi như có bóng mẹ soi đường, chỉ tôi. Mẹ là người sống mãi mãi trong lòng tôi.
Mẹ tôi là người phụ nữ mạnh mẽ, mẹ luôn sống vì tôi. Tuy cuộc sống vất vả và phải sống chung với căn bệnh hiểm nghèo nhưng mẹ sống rất lạc quan, yêu đời. Mẹ tôi cao, làn da xám đen vì nắng gió. Khuôn mặt phúc hậu, hiền từ. Mẹ luôn dạy bảo tôi những điều tốt nhất. Mẹ động viên tôi những khi tôi buồn, tôi thất bại. Mẹ luôn lo lắng, mang những điều tốt đẹp đến cho tôi còn tôi thì chỉ biết làm mẹ buồn, mẹ khóc.
Mẹ dạy tôi rất nhiều điều “Phải sống trung thực, ngay thẳng. Phải biết ơn nhưng không được nhớ oán. Phải biết tha thứ yêu thương người khác. Nhất định chị em phải đoàn kết với nhau mà sống, đừng để mọi người chê cười con không có dạy”. Đó là tất cả những gì mẹ để lại cho tôi trước lúc ra đi. Lúc đó, tôi chẳng hiểu gì cả, tôi sống vô tư có mẹ cũng như không có mẹ. Nhưng Mẹ ơi? Giờ con mới hiểu mồ cô mẹ là gì? Giờ con mới biết những lời nói đó là tài sản quý giá nhất mà mẹ đã dành cho con. Con nhớ me nhiều lắm, nhất định cn sẽ làm theo những gì mẹ dạy.
Mẹ tôi đã vượt qua khó khăn để sống và tôi cũng sẽ thế. Mẹ luôn là một vầng ánh sáng soi dẫn đường tôi. Những nụ cười của mẹ sao nó cứ hiện mãi trong đầu tôi cả lúc mẹ ra đi nữa. Giờ tôi muốn được nắm tay mẹ, muốn được ngồi vào mẹ nhưng tôi không thể! Mẹ tôi rất thương yêu tôi, mẹ đã hi sinh cuộc đời mình để tôi được sống tốt hơn. Ngày ấy, lúc mẹ đau đớn giữa đêm khuya, thấy mẹ đau tôi chẳng biết làm gì mà chỉ biết khóc. Mẹ nắm tay tôi và cười trong những giọt nước mắt “Mẹ không sao đâu con. Thế là tôi đã ngủ thiếp đi, sao tôi lại khờ dại đến ngu ngốc thế chứ? Tôi hiểu mẹ yêu tôi nhường nào và tôi cũng vậy. Tuy giờ không có mẹ bên cạnh nhưng mẹ vẫn sống trong tâm trí tôi. Tôi sẽ sống thật tốt để mẹ được vui lòng, giờ tôi chỉ có thể làm được thế thôi.
Mẹ tôi là người thế đó, tôi chỉ có thể nói là mẹ tôi rất tuyệt. Mẹ là người tôi yêu quý nhất trên đời và dù me đi xa nhưng mẹ vẫn như còn đó đứng bên cạnh tôi. Giá như, tôi được sống với mẹ dù chỉ là một ngày. tôi sẽ chăm sóc cho mẹ, việc mà tôi chưa từng làm, tôi sẽ làm mẹ vui, không làm mẹ phải khóc. Và điều tôi muốn nói với mẹ là “Mẹ ơi! Con yêu mẹ rất nhiều, con rất muốn được sống và lo cho mẹ. Mẹ ơi! Con rất muốn”.
Hỡi những ai còn mẹ thì đừng làm mẹ mình phải khóc, dù chỉ là một lần!”
Bài văn về mẹ gây chấn động của học sinh trường Ams
Tháng 11 năm 2011, bài văn viết về mẹ của cậu học trò Nguyễn Trung Hiếu, là học sinh lớp 11 chuyên Lý trường chuyên Hà Nội - Amsterdam đã khiến các giáo viên trường Ams bị sốc.
Với đề bài cô giao nêu ra là "Nêu quan điểm của anh (chị) vè vai trò của đồng tiền trong cuộc sống, thay vì trình bày quan điểm chung chung, Hiếu đã lấy ngay câu chuyện thật về gia đình mình, đặc biệt là về người mẹ của cậu để phân tích, nhìn nhận vai trò của đồng tiền.
Bài văn sau khi được công bố đã gây xôn xao cộng đồng mạng. Người đọc ai ai cũng rơi nước mắt cảm động và cảm phục trước hoàn cảnh và tấm lòng của cậu học trò nghèo.
Dưới đây là toàn bộ nội dung của bài văn lạ này:
"Mẹ thân yêu của con !
“Trời ơi là trời ! Anh ăn đi cho tôi nhờ, đừng có nhịn ăn sáng nữa. Đừng có dở hơi đi tiết kiệm mấy đồng bạc lẻ thế, anh tưởng rằng thiếu tiền như thế thì tôi chết à ?”. Đó là những “điệp khúc” mẹ cất lên hàng ngày dạo gần đây vì con quyết định nhịn ăn sáng đi học để tiết kiệm chút tiền cho mẹ, cho gia đình. Có lúc mẹ còn gắt lên, hỏi con “Sao cứ phải đắn đo khổ sở về tiền đến thế nhỉ ?” .
Mẹ ơi, những lúc ấy mẹ đang giận nên con không dám cãi lại. Nhưng giờ đây con muốn được bày tỏ lòng mình rằng tại sao con lại có những suy nghĩ, hành động kì lạ như vậy. Vâng, tất cả là vì tiền. Chỉ đến tận bây giờ con mới nhận ra cả một quãng thời gian dài trước đó con đã non nớt, ngây thơ biết chừng nào khi nghĩ về tiền.
Cách đây 8 năm bệnh viện đã chuẩn đoán mẹ bị suy thận mãn tính độ 4 (độ cao nhất về suy thận). 8 năm rồi nhà ta đã sống trong túng thiếu bần hàn, vì bố mẹ không kiếm được nhiều tiền lại phải dành tiền cho mẹ đi chạy thận. Nhưng bố mẹ vẫn cho con tất cả những gì có thể, và cậu bé học trò như con cứ vô tư đâu biết lo gì.
Hồi học tiểu học, tiền bạc đối với con là một cái gì đó rất nhỏ, nó là những tờ giấy với đủ màu có thể dùng để mua cái bánh, cái kẹo, gói xôi hay cái bánh mì … Con đâu có ngờ tiền chính là yếu tố quyết định sinh mạng mẹ mình, là thứ bố mẹ phải hàng ngày chắt bóp và bao người thân gom góp lại để trả cho từng ca lọc máu cho mẹ tại bệnh viện Bạch Mai, là thứ càng làm mẹ thêm đau đầu suy nghĩ khi mẹ buộc phải nghỉ việc làm vì điều kiện sức khỏe không cho phép.
Rồi đến khi con học lớp 8, mẹ càng ngày càng yếu và mệt, phải tăng từ 2 lên 3 lần lọc máu/ tuần. Những chỗ chích ven tay của mẹ sưng to như hai quả trứng gà, nhiều hôm máu thấm ướt đẫm cả tấm băng gạc. Do ảnh hưởng từ suy thận mà mẹ còn bị thêm viêm phổi và suy tim.
Rồi ông lại bị ốm nặng, bố phải nghỉ việc ở nhà trông ông, nhà mình vì thế càng trở nên túng quẫn, mà càng túng thì càng khổ hơn. Tờ một trăm ngàn hồi ấy là một thứ gì đó xa xỉ với nhà mình. Cũng từ dạo ấy, đầu óc non nớt của con mới dần vỡ lẽ ra rằng tiền bạc chính là mồ hôi, nước mắt, là máu (theo đúng nghĩa đen của nó, vì có tiền mới được chạy thận lọc máu mà) và bao nỗi niềm trăn trở lo lắng của bố và mẹ.
Hôm trước con có hỏi quan điểm của mẹ về tiền bạc thế nào để con có thêm ý viết bài làm văn nghị luận cô giao. Mẹ hơi ngạc nhiên vì câu hỏi đường đột ấy. Rồi mẹ chỉ trả lời với 3 từ gọn lỏn “Mẹ ghét tiền”. Nếu con còn thơ dại như ngày nào, hay như một người ngoài nào khác thì chắc con đã ngạc nhiên lắm.
Nhưng giờ đây con cũng đồng ý với mẹ : con cũng ghét tiền. Bởi vì nó mà mẹ phải mệt mỏi rã rời sau mỗi lần đi chạy thận. Mẹ chạy thận 3 lần mỗi tuần, trước đây bố đưa đón mẹ bằng xe đạp nhưng rồi mẹ bảo đi thế khổ cả hai người mà còn phải chờ đợi mất ngày mất buổi của bố nữa nên mẹ chuyển sang đi xe ôm.
Nhưng đi xe ôm mất mỗi ngày mấy chục, tốn tiền mà lại chẳng kiếm đâu ra, mẹ quyết định đi xe buýt. Mỗi khi về nhà, mẹ thở hổn hển, mẹ lăn ra giường lịm đi không nói được câu gì. Con và bố cũng biết là lúc ấy không nên hỏi chuyện mà nên để yên cho mẹ nghỉ ngơi.
Bài văn của Trung Hiếu
Tám năm rồi, tám năm chứng kiến cảnh ấy nhưng con vẫn chưa bao giờ có thể quen được. Con chỉ biết đứng từ xa nhìn mẹ, và nghiến răng ước “giá như có dăm chục ngàn cho mẹ đi xe ôm thì đâu đến nỗi !”.
Con bỗng ghét, thù đồng tiền. Con bỗng nhớ hồi trước, khi mẹ vẫn nằm trong viện. Ba người bệnh chen chúc chung nhau một chiếc giường nhỏ trong căn phòng bệnh ngột ngạt và quá tải của bệnh viện Bạch Mai. Con đã ngây thơ hỏi mẹ “Sao mẹ không vào phòng bên kia, ở đấy mỗi người một giường thoải mái lại có quạt chạy vù vù, có tivi nữa ?”.
Mẹ chỉ nói khẽ “cha tổ anh. Đấy là phòng dịch vụ con ạ”. Con lúc ấy chẳng hiểu gì. Nhưng rồi con cũng vỡ lẽ ra rằng đó là phòng mà chỉ những ai rủng rỉnh tiền thì mới được vào mà thôi. Còn như mẹ thì không được. Con căm nghét đồng tiền vì thế.
Con còn sợ đồng tiền nữa. Mẹ hiểu con không ? Con sợ nó vì sợ mất mẹ. Mẹ đã phải bốn lần đi cấp cứu rồi. Những người suy thận lâu có nguy cơ tử vong cao vì huyết áp dễ tăng, máu dồn vào dễ làm tắc ống khí quản và gây tắc thở. Mẹ thừa biết điều này.
Nhiều người bạn mẹ quen trong “xóm chạy thận” đã phải chịu những cái kết bi thảm như thế. Nhiều đêm con bỗng choàng tỉnh dậy, mồ hôi đầm đìa mà lạnh toát sống lưng bởi vừa trải qua một cơn ác mộng tồi tệ …
Con sợ mẹ lại phải đi cấp cứu, và sợ nhỡ nhà mình không đủ tiền để nộp viện phí thì con sẽ mất đi người thân yêu nhất trong cuộc đời này. Mỗi buổi mẹ đi chạy thận là mỗi buổi cả bố và con đều phấp phỏng, bồn chồn, lo lắng. Mẹ về muộn là lòng con nóng như lửa đốt, còn bố thì cứ đi đi lại lại và luôn hỏi “bao giờ mẹ mày mới về?”. Với con cơ hội là 50/50, hoặc là mẹ chạy thận an toàn và về nhà, hoặc là …
Con lo sợ hơn khi đọc báo thấy bảo có người không đủ tiền trả phần ít ỏi chỉ là 5% bảo hiểm y tế, tiền thuốc men mà phải về quê “tự điều trị”. Với những bệnh nhân phải chạy thận, như thế đồng nghĩa là nhận bản án tử hình, không còn đường sống.
Con bỗng hoảng sợ tự hỏi nếu không còn BHYT nữa thì sao? Và nếu ông mất thì sao? Chi tiêu hàng ngày nhà mình giờ đây phần nhiều trông chờ vào tiền lương hưu của ông, mà ông thì đã già quá rồi …
Mẹ ơi, tiền quan trọng đến thế nào với gia đình mình thì chắc mẹ hiểu rõ hơn con. Cứ nghĩ đến tiền là con lại nhớ đến những đêm bố mất ngủ đến rạc cả người, nhớ đến những vết chích ven sưng to như quả trứng gà của mẹ, nhớ đến cả thìa đường pha cốc nước nóng con mang cho mẹ để mẹ uống bồi bổ mỗi tối. Mẹ chắt chiu đến mức sữa ông thọ rẻ tiền mà cũng không mua để tự bồi dưỡng sức khỏe cho mình.
Con sợ tiền mà lại muốn có tiền. Con ghét tiền mà lại quý tiền nữa mẹ ạ. Con quý tiền và tôn trọng tiền bởi con luôn biết ơn những người hảo tâm đã giúp nhà mình. Từ những nhà sư tốt bụng mời mẹ đến chùa vào cuối tuần, những cô bác ở Hội chữ thập đỏ quyên góp tiền giúp mẹ và gia đình mình. Và cả những người bạn xung quanh con, dù chưa giúp gì được về vật chất, tiền bạc nhưng luôn quan tâm hỏi thăm sức khỏe của mẹ… Nhờ họ mà con cảm thấy ấm lòng hơn, vững tin hơn.
Con cảm thấy bất lực ghê gớm và rất cắn rứt lương tâm khi mẹ không đồng ý với các kế hoạch của con. Đã có lúc con đòi đi lao động, đi làm gia sư hay đi bán bánh mì “tam giác” như mấy anh sinh viên con quen để kiếm tiền giúp mẹ nhưng mẹ cứ gạt phăng đi. Mẹ cứ một mực “tống” con đến trường và bảo mẹ chỉ cần con học giỏi thôi, con giỏi thì mẹ sẽ khỏe.
Vâng, con xin nghe lời mẹ. Con vẫn đến trường. Con sẽ cố gắng học thật giỏi để mẹ và bố vui lòng. Nhưng mẹ hãy để con giúp mẹ, con đã nghĩ kĩ rồi, không làm gì thêm được thì con sẽ nhịn ăn sáng để tiết kiệm tiền. Không bán bánh mì được thì con sẽ ăn cơm với muối vừng.
Mẹ đừng lo mẹ ạ, mẹ hãy an tâm chạy chữa và chăm sóc cho bản thân mình. Hãy để con được chia sẻ sự túng thiếu tiền bạc cùng bố mẹ. Vậy con khẩn thiết xin mẹ đừng cằn nhằn la mắng con khi con nhịn ăn sáng. Mẹ đừng cấm đoán con khi con đi lấy chầy, cối để giã lạc vừng.
Dù con đã sút 8 cân so với năm ngoái nhưng con tin rằng với sự thấu hiểu lẫn nhau giữa những người trong gia đình thì nhà ta vẫn có thể sống yên ổn để đồng tiền không thể đóng vai trò cốt yếu trong việc quyết định hạnh phúc nữa.
Đứa con ngốc nghếch của mẹ!"
Em tham khảo:
Mẹ bao giờ cũng là người gần gũi với các con. Nhất là khi con ốm, mẹ luôn bên cạnh vỗ về, chăm sóc. Em nhớ có một lần bị ốm, mẹ đã thức trắng đêm. Mẹ cho em uống thuốc, rồi đánh cảm cho em. Mẹ lo lắng ngồi bên, thay khăn ướt đắp lên trán. Bàn tay mẹ nhẹ nhàng thỉnh thoảng sờ lên trán hay xoa xoa nhẹ vào lưng rất dễ chịu. Đôi mắt mẹ dường như không nhắm lại một giây phút, lúc nào cũng thức nhìn em ngủ và lắng nghe tiếng thở mệt nhọc của em. Trong giấc ngủ chập chờn, em thấy bóng mẹ đổ dài in nghiêng trên tuờng… Sáng tỉnh giấc, mẹ vui mừng thấy em đã bớt ốm nhưng nhìn mẹ thì như già thêm vài tuổi, mệt mỏi mà vẫn cố nở nụ cười rạng rỡ chào đón em. Chưa bao giờ em thấy thương mẹ đến thế.
Tham khảo:
“Những khi trái nắng trở trời,
Con đau là mẹ đứng ngồi không yên.
Trọn đời vất vả triền miên,
Chăm lo bát gạo vàng bạc nuôi con”
Mỗi khi đọc những câu ca dao trên, em lại càng thêm thấm thía về tình yêu và sự hy sinh vô bờ của mẹ.
Mẹ - là tiếng nói vô cùng thiêng liêng mà mỗi người con luôn gọi lên bằng cả trái tim mình. Em cũng vậy. Mỗi ngày, từ lúc mở mắt ra, đến lúc trước khi đi ngủ, mẹ là tiếng mà em gọi nhiều nhất. Bởi em hiểu rằng, dù lúc nào, dù ra sao, mẹ cũng sẽ luôn ở bên, luôn quan tâm, chăm sóc cho mình.
Mẹ em là một công nhân ở nhà máy may. Cũng như bao người, mẹ làm lụng vất vả và chăm chỉ để kiếm tiền chăm sóc cho con cái, gia đình. Ở nhà, mẹ còn nuôi thêm đàn gà, trồng thêm luống rau để tiết kiệm cho cuộc sống. Trong ấn tượng của em, mẹ chẳng bao giwof biết mệt hay ốm đau cả. Dù nắng, mưa mẹ vẫn đi làm đều đặn. Mẹ chẳng thích váy đẹp, chẳng mê xem phim, cũng chẳng thích ăn thịt, ăn bánh. Nhưng đến bây giờ, khi đã lớn, em mới hiểu rằng, mẹ cũng như em cũng thích ăn ngon, thích mặc đẹp. Nhưng tình yêu thương con đã vượt lên những điều đó, khiến mẹ nhường hết tất cả những gì tốt đẹp cho con.
Mẹ luôn quan tâm, chăm sóc em đến từng chi tiết nhỏ. Đôi lúc chính em cũng không nhận ra được thay đổi của bản thân, nhưng mẹ thì nhận ra ngay. Dù em không xinh, học hành cũng bình thường, nhưng mẹ vẫn luôn ôm em vào lòng, dịu dàng mà thủ thỉ: Con gái của mẹ là tuyệt vời nhất. Chính mẹ tạo cho em niềm tin, tạo cho em động lực để cố gắng, để hoàn thiện hơn từng ngày.
Mỗi khi nhìn thấy những vết sơn trên vai áo, những vết chai trên đôi tay, những nếp nhăn trên khóe mắt mẹ. Em lại càng nhủ mình phải ngoan hơn nữa, phải lớn nhanh hơn nữa để mẹ đỡ vất vả. Hằng ngày, ngoài giờ học, em thường giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, rửa bát… Dù mẹ bảo là hãy để mẹ làm cho, còn em thì đi học, nhưng em vẫn cương quyết xin được làm cùng mẹ. Để mẹ có thêm thời gian nằm xuống nghỉ ngơi, xem một bộ phim yêu thích.
Em yêu mẹ của em rất nhiều, và em biết rằng mẹ cũng như vậy. Em mong sao, thời gian trôi thật chậm, để em mãi luôn là đứa con bé nhỏ, được ở bên cạnh mẹ mỗi sớm chiều.
Mở bài:
Thứ hai tuần trước vì ở nhà ham chơi, không học bài để kiểm tra môn Lý nên tôi đã có hành động sai trái là mở sách và tập trong giờ kiểm tra. Chính điều này đã làm cho cô giáo buồn.
Thân bài:
1/ Sự việc mở đầu:
- Đi học về, ăn cơm xong, tôi định lên phòng học bài chuẩn bị cho giờ kiểm tra Lý ngày mai.
- Thằng bạn bên cạnh nhà qua rủ tôi đi chơi điện tử - một trò chơi tôi rất thích – tôi đi ngay, định chơi một lát rồi về nhà học bài.
2/ Sự việc diễn biến:
- Trò chơi hấp dẫn quá nên tôi về nhà khá trễ.
- Tôi bị bố mắng: đi học về không lo học bài mà lại đi chơi (may là bố không biết tôi đi chơi điện tử, nếu không thì tôi ốm đòn). Bố bảo tôi về phòng học bài.
- Tôi lí nhí xin lỗi bố và nhanh chân về phòng. Lúc đi ngang qua phòng anh trai, tôi thấy ti vi đang chiếu phim “Hiệp sĩ bóng đêm”. Sao lại nhiều thứ hấp dẫn thế này? Làm sao đây? “Xem một tí thôi rồi về học bài” – tôi tự trấn an mình.
- Phim kết thúc khá muộn, hai mắt tôi díu lại. Tôi ngủ một mạch đến sáng.
- Tôi choàng tỉnh và quáng quàng chạy đến lớp.
- Tiết đầu là giờ kiểm tra Lý. Cả lớp im phăng phắc vì ai cũng chăm chú làm bài.
- Tôi vô cùng bối rối. Đầu óc trống rỗng không một chữ thì làm sao? Trong đầu tôi hiện rõ điểm không tròn vo như giễu cợt và cây roi mây trên tay bố.
- Thôi, đành liều vậy. Tôi mở vở bài tập và sách giáo khoa ra. Mặt lấm lét vừa chép vào bài kiểm tra vừa canh chừng cô giáo.
- Đúng là “Thiên bất dung gian”. Tôi đang cặm cụi chép thì cô giáo xuất hiện. Tôi nhanh chóng gấp sách vở cất vào ngăn bàn. Cô gọi tôi đứng lên. Cả lớp đổ dồn những cặp mắt nhìn tôi. Tôi chối phắt ngay nhưng trước những lời lẽ chân tình của cô tôi đã cúi đầu nhận lỗi. Mặt tôi nóng ran, tôi vô cùng xấu hổ.
3/ Sự việc kết thúc:
- Cô bảo tôi xuống phòng giám thị và viết bản kiểm điểm.
- Tôi vô cùng ân hận, xin lỗi cô và hứa không bao giờ tái phạm.
- Cô tha lỗi cho tôi và khuyên tôi nên chăm học và phải trung thực nhận lỗi.
Kết bài:
- Tôi vô cùng ân hận trước lỗi lầm của mình.
- Tự hứa với bản thân sẽ bỏ hết trò chơi vô bổ, chăm lo học hành để bố mẹ vui lòng và thầy cô không buồn nữa.
Trong suốt thời học trò ai mà không có một lần mắc lỗi lầm với cô giáo. Tôi cũng vậy, lần mắc lỗi đó là bài học để tôi rút kinh nhiệm cho các lần sau. Năm lớp 5, cô Huyền là giáo viên chủ nhiệm lớp tôi. Cô rất yêu thương cũng như là giúp đỡ các bạn học sinh. Có lần, cô giao cho cả lớp một bài tập làm văn bạn nào cũng tỏ ra hứng thú với đề văn đó và tôi cũng thế. Nhưng tối ngày hôm ấy, cô Liên chi đội trưởng trường tôi gọi điện và bảo tôi sẽ tham gia cuộc thi viết chữ đẹp cấp tỉnh. Tôi vui lắm đến mức quên bài tập cô giao. Sáng ngày hôm sau, tôi thấy bạn nào cũng cầm trên tay bài kiểm tra lúc đó tôi chợt nhớ ra và vội ngồi làm, thật không may cô đã đứng bên cạnh tôi và hỏi " sao em không làm bài trước khi đến lớp ? " Tôi quay lại và xin lỗi về việc tôi đã không thực hiện đúng nội quy của lớp. Cô đã tha lỗi cho tôi và dặn dò rất cẩn thận. Sau lần đó, tôi đã học được bài học đáng giá cho bản thân.
a, Chủ đề : Một lần em không làm bài tập nên đã bị cô giáo nói và dặn dò.
b, Thứ tự theo kiểu gián tiếp để vào bài. Các câu đều có sự liên kết với nhau và mang một chủ đề
tham khảo
Lập dàn ý:
A-mở bài:
-Ngay từ khi còn bé, em đã là một con người rất hậu đậu. Em làm cái gì cũng chả nên thân.
-Nhờ có một luôn luôn động viên em. Đó chính là mẹ em
B-thân bài:
-Mẹ em là một người rất tốt. Mẹ luôn giúp dỡ hàng xóm khi họ cần.
-Mẹ em hay động viên em bằng một câu nói :"khi vấp ngã, con hãy tự đứng lên, không cần ai phải giúp đỡ, con là con trai, phải mạnh dạn lên, để sau này còn giúp đỡ các em và mọi người. từ đấy, em luôn tự mình làm mọi việc.
- Nhưng em vẫn nhớ rõ, một lần, đội đá bóng của em ở trường được đi thi đấu với trường khác, mẹ em cũng đi cổ vũ cho em.Đội em đã rất quết tâm, sẽ chiến thắng.Nhưng em không ngờ,đội em lại là đội thua cuộc. Em đã buồn đến phát khóc lên.Mẹ em dỗ em nín khóc, rồi cùng các bạn trở về trường.
-Mỗi lần em làm gì không được thì mẹ em lại đọng viên em với giọng nói ngọt ngào.
- Em thương mẹ lắm.
C-Kết bài
- Em hứa, em sẽ không bao giờ làm cho mẹ buồn nữa,và em sẽ cố gắng được học sinh giỏi cho mẹ vui lòng.
-Phần mở bài cho đề bài trên:
" Tình mẹ bao la như biển Thái Bình"
Mỗi khi em đọc văn hay nhớ lại câu nói này thì em lại nhớ đến người mẹ kính yêu của em.
-Phần kết bài cho đề bài trên là:
Mẹ em là người tuyệt vời, là người đẹp nhất trong lòng em. em hứa,em sẽ không để mẹ buồn và em sẽ học thật giỏi để cho mẹ vui.
Đối với em ngày khai trường đầu tiên mà em ấn tượng nhất là ngày giảng vào năm em vào lớp một. Đã 7 năm trôi qua, nhưng khi nhớ lại em lại thấy mình rất hồn nhiên và tư. Buổi sáng đẹp trời, em cùng mẹ dắt tay nhau đi từ nhà đến trường, vừa đi vừa hát cơ nhưng khi tới cổng lại nhạc nhiên vì ở đây không giống so nhều với lúc học mẫu giáo. Không có cô Mai và bạn Hà, vừa nghĩ đến đó lại có tiếng nói vọng lên "con ở đây học tốt nhé mẹ về đây!" bất ngờ trước câu nói em quay sang ứa nước mắt. Nếu lúc đó không có cô bạn nhỏ bên cạnh giỗ dành thì em đã khóc khét lên vì sợ mẹ bỏ đi. Đôi bàn tay ấm áp của mẹ vuốt ve mái tóc em làm em bớt một phần nào đó lo sợ, mẹ bảo "Con sẽ dần dần quen con à, khi đã học hôm nay thì con sẽ vô cùng thích thú, ở đây vui có nhiều bạn hơn là con chơi ở nhà một mình". Nghe xong lời nói ấy vui lại càng thêm can đảm. Đúng như lời mẹ nói sau ngày đó ngày nào cũng vui tươi mà đi học, nhiều bạn bè, thầy cô yêu kính giúp đỡ và đặc biệt là duoc biet nhieu kiến thức mới. buổi khai trường bây giờ không còn hồi hộp như trước nữa, em sẵn sàng bước vào cổng trường để được học tập, vui chơi. em sẽ rất nhớ ngày khai trường lớp 1 của em, đó là 1 ngày tuyệt vời
Đối với em, điều đáng nhớ nhất là khi được mẹ tặng quà hồi sinh nhật sáu tuổi. Em rất thích được mẹ tặng quà vì những món quà đó là tình thương mà mẹ dành cho em. Khi mở quà, em luôn cố không làm hỏng hộp quà để em có thể giữ lại nó. Em nhẹ nhàng, rút chiếc ruy-băng ra rồi mở hộp. Lúc đấy em rất vui, vui tới nỗi thốt lên câu: " A! Đây là món quà mình hằng ao ước!". Mẹ nhìn em, mỉm cười. Em cũng cười thật tươi: " Cảm ơn mẹ! Con yêu mẹ nhiều lắm!"
--------HARU KAZUKI---------
HỌC TỐT NHÉ! :>>>>
Dgg k oh