Câu 1. Sắp xếp đúng trình tự các công việc lắp đặt mạng điện trong nhà: 1.Thiết kế mạng điện; 2 nối dây dẫn vào đồ dùng điện; 3. Lắp đặt dây dẫn điện thực hiện theo sơ đồ lắp đặt và yêu cầu kĩ thuật; 4. Kiểm tra, vận hành thử và hoàn thiện ; 5. Lắp đặt các thiết bị đóng – cắt, bảo vệ và đồ dùng điện
A. 1-2-3-4-5
B. 1-3-4-2-5.
C. 1-2-5-3-4
D. 1-3-5-2-4
Câu 2. Cấu tạo của dây dẫn điện có vỏ bọc cách điện gồm 2 phần:
A. Lõi và lớp vỏ bằng đồng.
B. Lõi và lớp vỏ cách điện
C. Vỏ bảo vệ và vỏ cách điện.
D. Lõi đồng và lõi nhôm
Câu 3. Dây dẫn điện trong nhà không được dùng dây dẫn trần vì:
Để đảm bảo an toàn điện.
Không đạt yêu cầu về mỹ thuật.
Không thuận tiện khi sử dụng.
Dây dẫn trần không bền bằng dây dẫn có vỏ bọc cách điện
Câu 4. Cấu tạo của dây cáp điện gồm có:
A. Lõi dây, vỏ bảo vệ.
B. Lõi cáp, lớp vỏ cách điện, vỏ bảo vệ.
C. Vỏ cách điện, vỏ bảo vệ.
D. Vỏ bảo vệ, nhiều lõi cáp.
Câu 5. Kí hiệu trên dây dẫn điện “VCmd” có ý nghĩa gì ?
A. Dây đôi mềm dẹt.
B. Dây đôi mềm.
C. Dây điện mềm dẹt
D. Dây đôi mềm tròn.
Câu 6. Khi lắp đặt đèn, biện pháp an toàn là:
A. Mang đồ bảo hộ lao động.
B. Cách điện tốt giữa phần tử mang điện với phần tử không mang điện.
C. Cách điện tốt với đất.
D. Tất cả đều đúng
Câu 7. Người ta thước lá để đo:
A. Đường kính của dây điện .
B. Chiều dài dây dẫn điện.
C. Đo số lõi và số sợi dây dẫn điện.
D. Đo cường độ dòng điện.
Câu 8. Quy trình nối dây dẫn điện nói chung có mấy bước?
A. 4 bước.
B. 5 bước
C. 6 bước
D. 3 bước
Câu 9. Đồng hồ điện được dùng để đo điện trở mạch điện là:
A. Oát kế.
B. Ampe kế.
C. Ôm kế.
D. Vôn kế.
Câu 10. Các yêu cầu của các mối nối dây dẫn điện là:
A. Dẫn điện tốt, có độ bền cơ học cao, an toàn điện và có tính thẩm mỹ.
B. Dẫn điện tốt, có độ bền cơ học, an toàn điện và có tính thẩm mỹ.
C. Dẫn điện tốt, có độ bền cơ học cao, an toàn điện
D. Dẫn điện tốt, có độ bền cơ học, an toàn điện và có độ thẩm mỹ.
Câu 11. Hàn mối nối dây dẫn điện là để :
A. Tăng sức bền cơ học, dẫn điện tốt.
B. Tăng sức bền cơ học, chống gỉ.
C. Để mối nối đẹp hơn, tăng sức bền cơ học.
D. Tăng sức bền cơ học, dẫn điện tốt, chống gỉ
Câu 12. Đồng hồ dùng để đo cường độ dòng điện là :
A. Ôm kế
B. Vôn kế
C. Oát kế
D. Ampe kế
Câu 13. Khi kiểm tra mối nối phải đạt các yêu cầu nào?
A. Chắc chắn, xoắn đều
B. Gọn và đẹp
C. Chắc chắn, xoắn đều và đẹp
D. Gọn, đẹp, chắc chắn và xoắn đều
Câu 14. Trên mặt đồng hồ đo điện có ghi: 0.1 ; 0.5 ; … các con số này cho biết
A. Phương đặt dụng cụ đo
B. Số thập phân của dụng cụ đo.
C. Cấp chính xác của dụng cụ đo
D. Điện áp thử cách điện của dụng cụ đo.
Câu 15. Công tơ điện là thiết bị dùng để đo.
A. Công suất của các đồ dùng điện
B. Điện áp của các đồ dùng điện
C. Dòng điện trên các đồ dùng diện.
D. Điện năng tiêu thụ của các đồ dùng điện.
Câu 16. Những đại lượng đo của đồng hồ đo điện là:
A. Cường độ dòng điện, đường kính dây dẫn điện, điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện
B. Điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện, cường độ ánh sáng, công suất tiêu thụ của mạch điện
C. Công suất tiêu thụ của mạch điện, cường độ dòng điện, đường kính dây dẫn điện.
D. Cường độ dòng điện, điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện, công suất tiêu thụ của mạch điện.
Câu 17. Những vật liệu cách điện của mạng điện trong nhà là:
A. Pu li sứ, vỏ đui đèn, thiếc.
B. Mica, pu li sứ, vỏ đui đèn
C. Dây chì, đồng, thiếc
D. Cao su tổng hợp, nhôm, chất PVC
Câu 18. Dụng cụ cơ khí dùng để tạo lỗ trên gỗ, bê tông,...để lắp đặt dây dẫn, thiết bị điện là:
A. Búa.
B. Tua vít.
C. Máy khoan
D. Cưa.
Câu 19. Khi nối dây đẫn điện láng nhựa thông có tác dụng gì?
A. Để mối hàn không bị ô xi hóa, thiếc hàn dễ chảy trên mối hàn.
B. Để mối nối được bền và đẹp.
C. Để mối nối được chắc chắn và không bị gỉ.
D. Để mối nối dẫn điện tốt hơn.
Câu 20. Cầu chì là thiết bị dùng để:
A. Bảo vệ mạch điện, đồ dùng điện và an toàn cho người sử dụng.
B. Đóng cắt mạch điện.
C. Bảo vệ an toàn cho người sử dụng và đường dây.
D. Bảo vệ mạch điện, đồ dùng điện, đường dây.
Câu 21. Nguyên nhân nào gây ra hiện tượng đánh lửa ở mối nối?
A. Mối nối lỏng, hở
B. Mối nối chưa được hàn thiếc
C. Mối nối chưa được láng nhựa thông
D. Mối nối chưa được cách điện
Câu 22. Để kiểm tra rò điện của các dụng cụ điện bằng kim loại ta dùng dụng cụ nào sau đây :
A. Kìm
B. Bút thử điện
C. Tua vít
D. Tất cả đều đúng
Câu 23. Để nối dài dây dẫn người ta sử dụng mối nối nào?.
A. Nối nối tiếp.
B. Nối phân nhánh.
C. Mối nối dùng phụ kiện
D. Cả A, B và C
Câu 24. Mạng điện trong nhà sử dụng điện áp là:
A. 250 V.
B. 380 V
C. 500 V
D. 220 V
Câu 25. Hiện tượng gì sẽ xảy ra khi dây điện bị đứt ngầm, mối nối giữa các dây điện lỏng lẻo?
A. Dẫn đến mất điện và bị điện giật khi không may tiếp xúc với những đoạn dây đó.
B. Đường truyền sẽ bị gián đoạn, không có điện.
C. Sẽ nguy hiểm khi tiếp xúc với đoạn dây đó.
D. Điện sẽ nhấp nháy và mất điện
Câu 26. Qui trình nối dây dẫn thẳng có mấy bước?.
A. 2 bước.
B. 3 bước
C. 4 bước
D. 5 bước
Câu 27. Trong quá trình bóc vỏ cách điện, nếu lưỡi dao cắt phải một phần lõi dây thì ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng mối nối?
A. Làm cho mối nối lỏng lẻo hơn.
B. Tốc độ đường truyền và độ bền của mối nối
C. Làm cho mối nối dẫn điện kém hơn.
D. Làm cho mối nối dễ bị tuột và tốc độ đường truyền kém hơn
Câu 28. Tại sao nên hàn mối nối bằng thiếc trước khi bọc cách điện?
A. Dây dẫn được bền hơn, mối nối không bị gỉ
B. Đảm bảo an toàn, không bị hở hay đứt dây điện
C. Dây dẫn tăng sức bền cơ học, dẫn điện tốt, đảm bảo an toàn, không bị hở hay đứt dây
D. Hàn thiếc làm cho mối nối bền, đẹp và dẫn điện tốt hơn
Câu 29. Khi nối dây dẫn điện cần cạo sạch lớp sơn cách điện của lõi dây dẫn chỗ nối với nhau có tác dụng gì?.
A. Làm cho mối nối dẫn điện tốt hơn.
B. Làm cho mối nối đẹp hơn
C. Mối nối tiếp xúc tốt, tăng tính dẫn điện.
D. Để dễ nối hơn
Câu 30. Khi lắp đặt mạng điện trong nhà thì phải thiết kế mạng điện có tác dụng gì?
A. Để lắp cho đúng, cho tiết kiệm, phù hợp với yêu cầu sử dụng
B. Để lắp mạng điện đảm bảo tính thẩm mĩ
C. Để lắp cho đúng với nhu cầu sử dụng của các hộ gia đình.
D. Để tiết kiệm, phù hợp với nhu cầu sử dụng
Để kiểm tra và thử nghiệm mạng điện hoạt động đúng yêu cầu an toàn, bạn có thể thực hiện các bước sau:
1. Kiểm tra dây dẫn và thiết bị điện
2. Kiểm tra điện áp
3. Kiểm tra hệ thống nối đất
4. Kiểm tra thiết bị bảo vệ
5. Kiểm tra dòng điện và công suất
6. Kiểm tra các chỉ số an toàn
7. Kiểm tra tình trạng của ổ cắm và công tắc
8. Đánh giá tổng thể và lập biên bản kiểm tra
Lưu ý:
Mục tiêu cuối cùng là đảm bảo mạng điện hoạt động hiệu quả, an toàn và không gây nguy hiểm cho con người.