K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 11 2024

Hôm đó, lần đầu tiên em chính thức thực hành những kĩ năng mà cô giáo dạy ở buổi trước. Nào là ghi bài vào vở một cách chủ động, không chờ thầy cô giáo nhắc nhép. Rồi chú ý giơ tay xung phong phát biểu trước các câu hỏi nhỏ của giáo viên. Những trang sách màu xám, thật là nhiều chữ, chẳng có hình ảnh sinh động như ở lớp 5 khiến em thấy thật lạ lẫm và bỡ ngỡ. Số lượng các câu hỏi trong một tiết cũng thật nhiều, làm em không theo kịp được. Khi được cô giáo gọi lên bảng làm bài tập, em không thể làm được nên đã rất lo lắng. Tay phải nắm chặt viên phấn, tay trái cầm vào ống quần, đứng im như trời trồng. Thấy vậy, cô giáo tiến lại gần em và hỏi nhỏ: “Con chưa hiểu dạng bài này sao”?. “Vâng ạ.” - Em lí nhí trả lời. Em cứ nghĩ cô giáo sẽ trách mắng và nhìn em đầy thất vọng, nhưng không phải thế. Cô đã dịu dàng đứng cạnh, cầm lấy viên phấn từ tay em và kiên nhẫn chữa bài lại từ đầu. Giọng nói dịu dàng và hơi ấm của cô khiến em bình tĩnh lại. Những bước giải của bài toán cũng trở nên thật đơn giản và dễ hiểu. Sau khi xác nhận em đã hiểu bài, cô liền ghi thêm một đề khác ở phía dưới cho em làm lại. Chờ em về chỗ, cô còn mời cả lớp tặng em một tràng pháo tay vì sự cố gắng của mình.Kỉ niệm ấy là kỉ niệm đẹp và đáng nhớ nhất của em trong ngày đầu tiên đi học ở lớp 6. Nó sẽ mãi luôn khiến em mỉm cười hạnh phúc khi nhớ về.

 
17 tháng 11 2024

 

Ngày đầu tiên khai trường, đó là cái ngày mà chắc hẳn không ai trong chúng ta có thể quên được. Cái ngày ấy đã đánh dấu sự kiện mỗi chúng ta bước vào con đường học tập. Năm nay tôi đã lên lớp 8, đã quá quen với không khí học đường, nhưng chợt nhìn thấy những em học sinh lớp một nắm tay bố mẹ dẫn đến trường, làm tôi thêm bồi hồi, xao xuyến và nhớ lại những kỉ niệm ngây thơ, bé bỏng của một cậu bé chập chững bước vào cổng trường trong bàn tay đầy tình thương của mẹ tôi.

Ấy là cái ngày mà tôi sẽ không bao giờ quên. Đó là một buổi sáng cuối thu êm đềm, bầu trời cao trong xanh có ánh nắng vàng tươi. Cái mùa thu ở quê tôi thật đặc biệt – mùa thu miền Trung – không se lạnh như ở miền Bắc hay quá nóng nực như ở miền Nam. Nó dịu ngọt và nhẹ nhàng. Quả đúng là thời điểm khiến cho người ta dễ nhớ. Phải chăng đây chính là lí do để mùa thu là mùa tựu trường? Tôi nao nao trong lòng những tưởng tượng ngây thơ với tâm trạng một đứa trẻ sắp đối diện với một sự kiện quan trọng. Thực ra lúc đó còn bé, chưa cảm nhận được mấy về ngày khai trường và cũng chẳng biết đó là ngày gì, nhưng thấy sự quan tâm, bận rộn của người lớn phần nào tôi cũng đã nhận ra có cái gì đó quan trọng. Hôm nay mẹ sẽ là người đưa tôi đến trường. Vùng quê tôi không phải ở thành thị, cũng chẳng phải một nơi nào giàu có, đó là một vùng quê mang đầy nét thôn quê và sự dân dã. Trên đường đi học, tôi thấy có rất nhiều các bạn học sinh cùng các bậc phụ huynh. Tôi để ý thấy từng nét mặt lo lắng trên mặt họ, trong đó có cả mấy đứa thường đi chơi với tôi, cùng với sự chu đáo của người lớn giống như mẹ tôi vậy. Điều đó càng làm tôi hiểu thêm về tầm quan trọng của ngày này, nhưng cũng chính vì đó mà khiến tôi càng thêm bận tâm. Tâm hồn tôi bấy giờ nặng trĩu nhưng rồi lại nhẹ nhàng như những cánh hoa tươi rực rỡ trong nắng mai cùng làn gió nhè nhẹ thổi qua, xoa dịu đi cái bồi hồi của tâm trạng.

Ô kìa, kia có phải là trường học, nơi mà tôi sẽ đến? Tôi lờ mờ nhận ra như vậy vì thấy nó khang trang và to lớn hơn bất cứ cái nhà nào mà tôi từng gặp. Mẹ xoa đầu tôi, nhẹ nhàng nói: “Con yêu, trường học của con đây rồi. Đây sẽ là nơi tu dưỡng đạo đức và kiến thức cho con”. Quả thực tâm trạng tôi mỗi lúc thay đổi. Bây giờ tôi không còn cảm thấy quá sợ nữa nhưng không hiểu sao chân tôi cứ díu lại. Dù vậy nhưng tôi vẫn cố nhảy theo những bước chân của mẹ. Đi được một đoạn thì ngôi trường đã hiện rõ trước mắt. Trước mặt tôi là một cái cổng trường to lớn với những chữ viết lằng nhằng khó hiểu. Xung quanh đó là hàng trăm các bạn học sinh khác cùng với biết bao tâm trạng, suy nghĩ. Bạn thì níu chân mẹ, người thì mếu máo. Chợt có tiếng khóc òa sau lưng tôi, tôi liền chạy lại úp mặt vào mẹ và cũng nghẹn ngào khó tả. Nước mắt tôi đã rưng rưng đến tận cổ họng. Mẹ an ủi tôi cùng những lời nói ngọt ngào, làm tôi lấy lại can đảm lau nhẹ nước mắt và mồ hôi, đứng thẳng người. Cùng lúc đó, có một cô giáo đi lại phía tôi. Tôi ngơ ngác nhìn thì cô nhẹ nhàng cất tiếng nói: “Chị cho cháu vào lớp đi.”. Giọng nói ấm ấm, thanh thanh mà ngọt ngào của cô đã khiến tôi không còn cảm giác sợ hãi nữa. Cô nhẹ nhàng nắm tay tôi dắt vào lớp, tôi đi theo sau cô và cảm nhận mùi thơm từ tà áo dài của cô.

Cô bảo: “Lớp mình ở đây. Tí nữa ra tập trung khai giảng xong thì về đây học”. Bỗng có hồi trống cái vang lên làm tôi giật nảy mình ôm chầm lấy cô giáo. Cô giáo cười, xoa đầu tôi bảo: “Đấy là tiếng trống trường. Trống báo đã đến giờ tập trung rồi”. À, thế ra đấy là tiếng trống trường. Từ trước tôi vẫn chỉ nghe tiếng trống cơm bung bung nhỏ bé của những đêm rằm Trung thu nào đã được nghe tiếng trống trường bao giờ. Sáng ấy, lần đầu tiên tiếng trống trường dội vào lòng tôi – tiếng trống rộn ràng, giục giã, nao nức khiến tim tôi cũng muốn nhảy nhót và lòng tôi hồi hộp muốn khóc lên. Tiếng trống đầu đời đi học ấy – ai ngờ sẽ là nguồn cảm xúc đi theo tôi suốt cuộc đời học tập. Rồi chúng tôi xếp hàng trước lá cờ đỏ sao vàng. Một thầy giáo hô chào cờ rất to. Chúng tôi đứng im phăng phắc mà không hát vì lúc đó hầu hết đều chưa biết bài hát Quốc ca. Chỉ sau đấy vào lớp, tiết học đầu tiên cô giáo mới dạy bài hát Quốc ca. Chúng tôi hát rất say sưa, hát hào hùng, thuộc rất nhanh vì cô giáo bảo để sau này mỗi lần chào cờ chúng tôi sẽ hát dưới cờ chứ không đứng im như hôm nay.

Tôi chẳng rõ mình ngồi trong lớp học từ khi nào, tôi ngước nhìn ra ngoài cửa sổ và tìm hình dáng thân thương của mẹ tôi trong lớp người chen chúc cố gắng dặn dò con cái cẩn thận trước khi ra cổng trường. Mẹ cũng nhẹ nhàng nói với tôi: “Con cố gắng ở lại ngoan nhé, trưa mẹ đón về”. Câu nói ấy của mẹ khiến tôi không còn lo sợ gì nữa. Bỗng tôi lại nghe thấy giọng nói ngọt ngào khi nãy vang lên. Thì ra cô giáo đang giới thiệu về mình. Thực sự bây giờ trong lòng tôi không còn một mối bận tâm nào nữa, tôi hoàn toàn bình tĩnh và chúng tôi đang bắt đầu làm quen với cô giáo. Các bạn đã hết bỡ ngỡ, bắt đầu đùa nghịch và làm quen với nhau. Bàn ghế thơm mùi gỗ mới, bảng đen, bục giảng, cô giáo, ảnh Bác Hồ... tất cả đều làm tôi tò mò, háo hức. Người bạn ngồi cạnh tôi béo tròn nhưng trắng trẻo và có nụ cười tươi làm quen với tôi. Bạn khoe đã đọc được mấy chữ cô giáo ghi trên bảng. Chúng tôi líu lo nói chuyện được một lúc thì giờ học đã bắt đầu. Cô dặn dò nhiều, đi kiểm tra sách vở và dạy cách cầm bút cho cả lớp. Giọng nói cô trầm ấm và khỏe khoắn làm tôi tin tưởng. Rất tự nhiên, tôi cảm thấy gắn bó với lớp mới. Tôi tròn mồm đọc những chữ a, b, c bằng cả tấm lòng tôi, bằng tình yêu thương của gia đình, bố mẹ và cô giáo.

Với tôi, nếu không có ngày khai trường đầu tiên đi học chữ – phút đầu tiên được “thưa cô giáo”, lần đầu tiên nghe tiếng trống trường và đứng dưới lá cờ tổ quốc hát quốc ca ấy… tôi sẽ có gì sâu sắc với mái trường và tuổi thơ nhỉ? Tâm hồn tôi sẽ nghèo đi biết chừng nào. Những kỷ niệm đẹp đẽ trong ngày khai trường đầu tiên ấy đã góp phần bồi đắp nên tâm hồn thơ của tôi đấy thơ ơi!

19 tháng 3 2022

thì bn nói nơi bn sống đi , tôi chỉ cho =))

21 tháng 3 2022

mình tự làm đc rồi,cảm ơn mn

18 tháng 8 2016

1)Bố mẹ em có hai người con: Anh Hùng học lớp 10 và em học lớp 2. Năm nay, mẹ em 39 tuổi, mẹ sống bằng nghề trồng rau, làm vườn. Vườn rau của mẹ em xanh tốt quanh năm. Hầu như ngày nào, mẹ cũng có rau xanh để bán. Mẹ siêng năng, tần tảo sớm hôm. Vườn rau xanh tốt, hai con khỏe, ngoan và học giỏi là mẹ vui. Em rất yêu mẹ em.

2)Năm học lớp Một, cô Trang là cô giáo chủ nhiệm của lớp em. Cô có mái tóc óng mượt, đôi mắt đen và sáng. Dáng người cô nhỏ nhắn và nhanh nhẹn. Giờ Toán, cô hướng dẫn chúng em đọc bài và trả lời câu hỏi. Giờ học Tiếng Việt, cả lớp chăm chú nghe cô giảng. Cô ân cần hướng dẫn chúng em tập viết. Em nhớ nhất là khi cô cười, nụ cười của cô giống hệt một tia nắng ấm áp truyền cho chúng em thêm hứng khởi học tập. Khi em và các bạn mắc lỗi, cô luôn nhắc nhở chúng em bằng giọng dịu dàng mà nghiêm trang. Chúng em rất yêu quý và kính trọng cô. Nghe lời cô chúng em chăm chỉ học.

3)Ôi! sông nước quê hương đẹp làm sao. Sau một năm gặp lại, lần đầu tiên, em được nhìn cây cổ thụ già nơi các bạn nhỏ đang nô đò và những tiếng vỗ tay hò reo giữa nơi yên tĩnh ở đồng quê. Không những thế nơi đây đã thay đổi hơn trước, những tòa nhà cao tầng đã được xây nhiều hơn trước hòa với con đường đã được trán một lớp nhữa dày ôi! thật tuyệt vời làm sao. Tiếp sau đó em còn được thưởng thức các món đặc sản ở quẹ em trông nó ngon tuyệt!. Tuy những ngày về quê không được bao lâu nhưng nó là những kỷ niệm rất có ý nghĩa mà em không thể nào quên được, vì ở đây em còn được ở gần bà nội, ngắm cảnh đồng quê thanh bình yên ả.

18 tháng 8 2016

có mấy đề tớ có nek

nhưng ghi mỏi tay lắm

15 tháng 10 2021

Trong cuộc đời mỗi học sinh, những kí ức về thầy cô và mái trường luôn để lại nhiều ấn tượng sâu sắc. Đối với tôi, mái trường cấp hai - nơi tôi đang gắn bó đã đem đến thật nhiều kỉ niệm đẹp đẽ. Ngày đầu đến trường là buổi nhận lớp, tôi được gặp mặt cô giáo chủ nhiệm và làm quen với bạn bè của khối học sinh lớp 6. Sau khi tập trung dưới sân trường nghe thầy tổng phụ trách phổ biến những nội quy của nhà trường. Và theo sự phân công, hướng dẫn của thầy, tôi tìm đến lớp học của mình. Ấn tượng của tôi về các thầy cô là sự nhiệt tình, thân thiện. Còn ngôi trường thì thật khang trang, đẹp đẽ. Sau một năm học gắn bó, tôi cảm càng cảm thấy yêu mến thêm ngôi trường của mình.

10 tháng 5 2021

Mh ko thấy có lỗi j hết

10 tháng 5 2021

có lỗi nào đâu!

I. Diễn biến dịch Covid-19 toàn cầu

Ngày 11-3-2020, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xác nhận lây nhiễm Covid-19 trên thế giới đã trở thành như đại dịch toàn cầu. Từ đó đến nay (30-4-2021), đã qua một năm và 50 ngày. Trạng thái dịch toàn thế giới đã thay đổi rất lớn, theo hướng xấu đi, vẫn chưa kiểm soát và giảm lây nhiễm được.   

Bảng 1: Trạng thái dịch Covid-19 ngày 11-3-2020 và 30-4-2021

11-3-2020

30-4-2021

1. Tổng số người nhiễm

148.405

151.992.457 (gấp hơn 1.000 lần 11-3-2020)

2. Tổng số người nhiễm đang điều trị

75.727

18.937.963 (gấp 250 lần 11-3-2020)

3. Tổng số người chết

4.635

3.193.047 (gấp gần 700 lần 11-3-2020)

4. Số nước có lây nhiễm

117

220 (tăng 103 nước)

Việc phòng, chống dịch Covid-19 là chưa có tiền lệ với nhân loại nên thực tế hơn một năm qua, các nước vừa làm, vừa học, rút kinh nghiệm. Tuy nhiên, việc quy mô những người nhiễm phải được điều trị trong các bệnh viện - họ là nguồn lây nhiễm chủ yếu tạo ra lây nhiễm cộng đồng và dịch ở các nước - không ngừng tăng lên, từ 75.727 lên 18.937.963 người, chưa có dấu hiệu trở về mức khi công bố có dịch (11-3-2020), chứng tỏ việc phòng, chống Covid-19 của nhân loại về tổng thể là chưa đem lại kết quả toàn cầu mong muốn (Hình 1).

Qua Hình 1 ta thấy, số người đang được điều trị trong các bệnh viện tăng từ 10 người, khi WHO công bố đại dịch Covid-19 ngày 11-3-2020, lên đạt đỉnh 2.461 người/1 triệu dân vào ngày 24-1-2021, sau đó giảm dần. Tức là xét góc độ toàn thế giới, loài người vừa trải qua làn sóng thứ 1 của đại dịch Covid-19. Nếu như nhiều nước châu Âu, châu Mỹ, châu Á từ tháng 3-2021 không nới lỏng các quy định phòng, chống dịch thì số người đang được điều trị trên một triệu dân sẽ tiếp tục giảm (Hình 1), song các biện pháp nới lỏng thực tế đã làm dịch bùng phát trở lại từ 11-3-2021, đúng một năm sau khi WHO xác nhận có đại dịch Covid-19 toàn cầu. Đến ngày 30-4-2021 có 2.455 người đang được điều trị trên một triệu dân, tương ứng đỉnh dịch của làn sóng thứ 1 (2.461 người), Hình 1.

Một năm và 50 ngày đại dịch Covid-19: Diễn biến, Kinh nghiệm và Bài học -0

Hình 1: Diễn biến dịch Covid-19 toàn cầu: Số người đang điều trị trong các bệnh viện trên một triệu dân (Nguồn: Worldometer) 

Sau một năm 50 ngày, tình hình dịch Covid-19 ở các châu lục rất khác nhau, Bảng 2. 

Qua thống kê ở Bảng 2, ta thấy, với tiêu chí số người đang điều trị/1 triệu dân và số người chết/1 triệu dân thì tình hình dịch hiện nay ở châu Mỹ và châu Âu là nặng nhất trên thế giới, tiếp theo là châu Á và châu Phi. Đáng lưu ý là GDP/người của châu Mỹ và châu Âu cao hơn nhiều lần châu Á và châu Phi, song cường độ lây nhiễm (số người đang điều trị/1 triệu dân) của châu Mỹ và châu Âu cũng gấp nhiều lần châu Á và châu Phi. 

Trong khi châu Mỹ chỉ chiếm 13,1% dân số thế giới, thì lại chiếm 48,78% tổng số người nhiễm đang phải điều trị và 47,3% tổng số người chết, châu Âu chiếm 10,8% dân số thế giới, song có đến 26,3% số người đang điều trị toàn cầu và 32,56% tổng số người chết. Như vậy, châu Âu và châu Mỹ, hai lục địa giàu nhất thế giới (Bảng 2) cộng lại chiếm 23,9% dân số thế giới song đang có 75% tổng số người nhiễm đang phải được điều trị và gần 80% tổng số người chết. Châu Á chiếm hơn 58% dân số thế giới, nhưng chỉ có 23% số người nhiễm đang được điều trị, còn châu Phi chiếm gần 17% dân số thế giới, song chỉ chiếm 1,9% số người đang được điều trị của thế giới.

Đáng lưu ý là mức độ lây nhiễm, tỷ lệ chết và Covid-19 của Việt Nam rất thấp. Trong khi bình quân trên một triệu dân ngày 26-4-2021 Việt Nam chỉ có 3,1 người nhiễm đang phải điều trị ở các bệnh viện thì ở châu Mỹ là 9.029,7 người, gấp hơn 2.900 lần ở Việt Nam, ở châu Âu là 5.945,4 người, gấp hơn 1.900 lần Việt Nam, ở châu Á là 959,5 người, gấp hơn 300 lần Việt Nam, Bảng 2.

Bảng 2: Tình hình dịch ở các châu lục và Việt Nam ngày 26-4-2021

Dân số

(triệu người)

(so với dân số thế giới)

GDP/

người (USD)

Tổng số người

đang điều trị

(so với tổng số người đang điều trị toàn thế giới)

Số người đang

điều trị trên 1 triệu dân

Tổng số người chết

Số người chết trên 1 triệu dân

châu Mỹ

1.013,7

(13,1%)

28.251

9.153.710

(48,78%)

9.029,7

1.510.531

(47,3%)

1.490

Châu Âu

830,9

(10,8%)

26.758

4.940.140

(26,32%)

5.945,4

1.039.639

(32,56%)

1.251

Châu Á

4.490,0

(58,2%)

7.206

4.308.107

(22,96%)

959,5

461.240

(14,4%)

103

Châu Phi

1.305,7

(16,9%)

1.886

360.967

(1,9%)

276,4

120.738

(3,78%)

92

Châu Đại dương

41,6

(0,54%)

38.483

16.704

(0,09%)

401,9

1.190

(0,04%)

28

Việt Nam

97

2.740

(2019)

301

3,1

35

0,4

Tình hình dịch của một nước hoặc một địa phương được phản ánh bởi nhiều chỉ số: số ca nhiễm mới mỗi ngày, tổng số người nhiễm tích lũy, số người đang điều trị, số người chết, số người khỏi bệnh, trong đó chỉ số số người đang được điều trị trên một triệu dân là một chỉ số cơ bản, luôn phải được giám sát đầu tiên, giống như sức khỏe của một người được phản ánh qua rất nhiều chỉ số: nhiệt độ, huyết áp, mạch, các chỉ số xét nghiệm, trong đó nhiệt độ (không quá 370C) là một chỉ số đầu tiên phải được giám sát.

Ngày 11-3-2020, khi WHO ghi nhận lây nhiễm Covid-19 trên toàn thế giới đã trở thành đại dịch, thì có xấp xỉ 10 người lây nhiễm đang được điều trị/1 triệu dân, Bảng 1. Vì vậy, có thể lấy chỉ số: 10 người nhiễm đang được điều trị/1 triệu dân là ngưỡng có dịch để phân biệt: Một đất nước đang có lây nhiễm Covid-19 có phải là có dịch hay không?

Nếu số người đang điều trị/1 triệu dân nhỏ hơn 10 thì có nghĩa nước đó có lây nhiễm Covid-19, song chưa có dịch. Còn nước có số người đang điều trị/1 triệu dân lớn hơn 10 thì có nghĩa là nước đó đang có dịch. Từ Hình 1 và Bảng 1 ta thấy, sau ngày 11-3-2020, dịch Covid-19 trên toàn thế giới đang ngày gia tăng, đạt đỉnh của làn sóng thứ 1 ngày 24-1-2021, sau đó giảm, nhưng sau ngày 11-3-2021 lại tăng và ngày 30-4-2021 có mức lây nhiễm trong cộng đồng dân cư gấp 250 lần ngày 11-3-2020.              

II. Nhận xét, kinh nghiệm và bài học

II.1. Ba nhận xét:

Trong khi trên toàn thế giới về tổng thể từ tháng 1-2020 đến 4-2021, việc phòng, chống dịch Covid-19 không đạt kết quả mong muốn, Bảng 1 và Hình 1, thì có 23 nước và vùng lãnh thổ có số người đang điều trị/1 triệu dân dưới 10 người, tức là không có dịch (ngày 26-4-2021 bình quân toàn cầu có 2.433 người đang điều trị/1 triệu dân). Tổng dân số của 23 nước và vùng lãnh thổ không có dịch là 1.752 triệu người, chiếm 22,7% dân số thế giới, tổng số người đang điều trị là 2.033 người, chiếm 0,01% tổng số người đang điều trị của thế giới. Từ thực tiễn phòng, chống dịch Covid-19 của các nước này, rút ra ba nhận xét:

Nhận xét 1: Yếu tố quy mô dân số và thu nhập đầu người không phải là các yếu tố chủ yếu quyết định một đất nước có phòng, chống dịch thành công hay không.

Nhận xét 2: 23 nước và vùng lãnh thổ phòng, chống dịch tốt nhất thế giới, sau một năm 50 ngày không có dịch, đã thành công mà không cần sự trợ giúp của vaccine. Cái giá phải trả là phải cách ly người nước ngoài đến nước mình, sau kiểm tra không bị nhiễm Covid-19 thì mới được đi lại bình thường, người dân phải đeo khẩu trang khi ra ngoài, thực hiện hạn chế tiếp xúc tùy theo đặc điểm các vùng trong mỗi nước…

Nhận xét 3: Một đất nước có thế có các đợt lây nhiễm với cường độ của dịch, số người đang điều trị cao gấp nhiều lần ngưỡng có dịch, song nếu nó không cao quá 30 lần thì luôn có cơ hội đưa số người đang điều trị trở lại mức dưới 10 người/1 triệu dân, hết dịch.

II.2. Hai kinh nghiệm và ba bài học

Lây nhiễm Covid-19 thông qua tiếp xúc gần giữa người với người, do đó muốn kiểm soát lây nhiễm và dịch trong một nước thì phải kiểm soát sự đi lại của người dân các địa phương và giữa các nước. Nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa phòng, chống dịch và bảo đảm cuộc sống bình thường của người dân và phát triển kinh tế, các nước đã thực hiện nhiều giải pháp có thể tham khảo:

* Kinh nghiệm 1: Xếp hạng rủi ro lây nhiễm từ các nước chung quanh và nước khác: nhiều nước lập danh sách kiểm soát, hạn chế hoặc cấm nhập cảnh trong một thời gian nhất định đối với công dân và phương tiện vận tải của một số nước.

Hiện nay, lây nhiễm Covid-19 ở Lào và Campuchia đã trở thành dịch. Với dân số 7,2 triệu người và 999 người đang điều trị ở Lào, tỷ lệ người điều trị/1 triệu dân ở Lào đã gấp 13 lần ngưỡng có dịch. Campuchia với dân số 16,6 triệu người và 8.390 người đang điều trị, tỷ lệ người đang điều trị/1 triệu dân đã gấp 50 lần ngưỡng có dịch (10 người/1 triệu dân). Còn Ấn Độ với 1.366,4 triệu dân và 3.232.165 người đang điều trị, tỷ lệ người đang điều trị/1 triệu dân đã gấp 236 lần ngưỡng có dịch. Đến nay, Việt Nam không có thông điệp gì đặc biệt về kiểm soát nhập cảnh từ ba nước này, trong khi nhiều nước trên thế giới đã tạm dừng nhập cảnh người từ Ấn Độ.

* Kinh nghiệm 2: Công bố các tiêu chí để xếp hạng mức độ lây nhiễm và dịch, đồng thời quy định ứng với các mức độ đó, chính quyền địa phương và người dân phải làm gì để mỗi tỉnh hoặc địa phương trong tỉnh phải chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch cần thiết, không chờ Chính phủ phải hướng dẫn cần làm gì và các địa phương chung quanh phải chấp nhận các biện pháp của các tỉnh đó liên quan đến người và phương tiện của các tỉnh, địa phương khác. Ở Việt Nam, Bộ Y tế chưa công bố tiêu chí thế nào là tỉnh có mức độ lây nhiễm cao, trung bình, thấp, một tỉnh có dịch và các biện pháp cần thực hiện ở các mức độ lây nhiễm như vậy. Do đó, qua các làn sóng lây nhiễm thứ 1, 2, 3 và thứ 4 ở Việt Nam, nhiều tỉnh giáp ranh với các địa phương có dịch (Đà Nẵng, Quảng Nam, Hải Dương, Quảng Ninh) hay các tỉnh giáp với Campuchia và Lào hiện nay, có các quy định hạn chế đi lại, làm việc rất khác nhau đối với công dân và doanh nghiệp ở địa phương mình và từ các tỉnh, địa phương có dịch và không có dịch đến địa phương mình.

Từ nhận xét 3 nêu trên có thể rút ra bài học là: Để có thể đưa trạng thái lây nhiễm Covid-19 của đất nước xuống dưới ngưỡng có dịch, tức là từ đang có dịch thành hết dịch, tuy vẫn còn lây nhiễm, thì ngay từ khi lây nhiễm còn quy mô nhỏ, thậm chí dưới ngưỡng có dịch hoặc khi dự báo có những yếu tố hội tụ để có nguy cơ bùng phát làn sóng lây nhiễm mới và xuất hiện dịch, thì cần triển khai đồng bộ tất cả các giải pháp cần thiết để giảm nhanh nhất tốc độ lây nhiễm ở cộng đồng, làm cho chỉ số số người người đang điều trị/1 triệu dân càng thấp càng tốt và xấu nhất cũng không vượt quá 30 lần ngưỡng có dịch. Khi đó khả năng đưa đất nước, địa phương về trạng thái không có dịch sẽ cao.

Ngày 26-4-2021, trong 220 nước và vùng lãnh thổ có lây nhiễm và dịch Covid-19 có tới 135 nước và vùng lãnh thổ (chiếm 61%) có số người đang điều trị/1 triệu dân lớn hơn 30 lần ngưỡng có dịch ở nước của họ, trong đó có 102 nước và vùng lãnh thổ tỷ lệ này gấp 100 lần đến 2.600 lần ngưỡng có dịch. Tức là các nước và vùng lãnh thổ này sẽ phải áp dụng các biện pháp quyết liệt, hiệu quả hơn nữa (kể cả dùng vaccine) để có thể kéo mức lây nhiễm xuống dưới ngưỡng có dịch (10 người đang điều trị/1 triệu dân), tức là hết dịch.

Có thể coi đây là Bài học 1: Bài học về khống chế tốc độ lây nhiễm và quy mô người nhiễm: “Phải làm tất cả để làm chậm tốc độ lây nhiễm, không để số người đang điều trị/1 triệu dân vượt ngưỡng có dịch (10 người/1 triệu dân), trong trường hợp xấu nhất không được vượt khả năng của hệ thống cách ly và điều trị của các địa phương và cả nước (Kinh nghiệm quốc tế là không quá 30 lần ngưỡng có dịch)”.

Một đặc điểm chung của các nước và vùng lãnh thổ không có dịch hiện nay là khi họ trải qua các làn sóng lây nhiễm mà đỉnh có thể vượt ngưỡng có dịch nhiều lần, thì họ đều áp dụng các biện pháp kiểm soát dịch, giảm lây lan đủ mạnh, đủ lâu để cường độ lây nhiễm - số người đang điều trị ở bệnh viện trên một triệu dân phải giảm xuống dưới ngưỡng có dịch. Khi đó các biện pháp kiểm soát dịch mới được nới lỏng. Vì vậy, nếu một làn sóng lây nhiễm mới xuất hiện thì nó bắt đầu ở mức rất thấp, ở mức dưới ngưỡng có dịch, do đó việc cách ly, chữa trị người bị nhiễm thuận lợi rất nhiều, vì hệ thống y tế không bị quá tải khi làn sóng lây nhiễm mới xuất hiện.

Có thể coi đây là Bài học 2: Bài học về mức độ và thời điểm nới lỏng các biện pháp kiểm soát và dập dịch: “Khi xảy ra làn sóng lây nhiễm hoặc dịch thì việc thực hiện các biện pháp kiểm soát và giảm lây nhiễm cần thiết phải được duy trì trong thời gian đủ dài để số người đang điều trị/1 triệu dân phải giảm liên tục tới mức dưới ngưỡng có dịch của quốc gia hoặc địa phương”.

Trong thực tế, việc áp dụng các biện pháp phòng dịch và dập dịch ở mức độ cao đều đòi hỏi chi phí lớn và gây thiệt hại cho người dân và nền kinh tế, do đó thường xuyên có xung đột lợi ích ngắn hạn giữa phòng, chống dịch và duy trì hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, kết quả phòng, chống dịch ở Trung Quốc, Việt Nam, Mỹ và Ấn Độ cho phép rút ra bài học rất quan trọng.

Khi dịch Covid-19 nổ ra tại Vũ Hán, tháng 1-2020 - 3-2020, Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp hết sức nghiêm ngặt: hạn chế rồi cấm ra khỏi nhà, dừng tất cả hoạt động giáo dục, dịch vụ, thương mại thông thường, vui chơi, sản xuất, các gia đình chỉ được cử một người đi chợ vài ngày một lần. Kết quả là sau hai tháng, từ ngày 15-1 đến 15-3-2020, xét ở quy mô toàn quốc, dịch đã bị dập tắt, từ đó đến nay tỷ số số người được điều trị/1 triệu dân rất thấp so với ngưỡng có dịch. Số người chết đến nay là 4.636 người, bình quân 0,3 người chết/1 triệu dân, vào loại thấp nhất thế giới (Bảng 1,2). Kinh tế Trung Quốc là nền kinh tế lớn duy nhất của thế giới tăng trưởng 2,3% năm 2020.

Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, có nền KHCN vào loại hiện đại nhất thế giới, GDP/người gấp 6,5 lần của Trung Quốc, về tổng thể đã không thực hiện được triệt để việc đeo khẩu trang, giảm hoạt động đông người, truy vết, cách ly người nhiễm nên đã trở thành nơi có dịch lớn nhất thế giới. Ngày 15-3-2020, khi Trung Quốc hết dịch, Mỹ chỉ có 4.033 người đang điều trị. Nhưng đến ngày 30-4-2021, có 6,8 triệu người đang điều trị và 580.337 người chết, gấp hơn 120 lần số người chết vì dịch ở Trung Quốc. Kinh tế Mỹ tăng trưởng âm 3,5% năm 2020.

Việt Nam là nước có dân số gần 100 triệu người, GDP/người khoảng 2.740 USD, chỉ bằng hơn 4% GDP/người của Mỹ (2019). Những biện pháp phòng, chống dịch quyết liệt của Việt Nam đã gây thiệt hại cho nền kinh tế, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, nhưng Việt nam dù ở ngay sát Trung Quốc, nơi nổ ra đại dịch Covid-19 đầu tiên, đã không xảy ra dịch Covid-19, mặc dù đã có ba làn sóng lây nhiễm, song số người điều trị/1 triệu dân chưa bao giờ đạt 7,5 người, luôn thấp hơn ngưỡng có dịch 10 người/1 triệu dân. Kinh tế Việt Nam năm 2020 tăng trưởng 2,91%. Trong 50 nền kinh tế lớn nhất thế giới, năm 2020 chỉ có bốn nền kinh tế tăng trưởng dương: Trung Quốc (2,3%), Đài Loan (Trung Quốc) (2,98%), Ai Cập (3,55%) và Việt Nam (2,91%).

Ấn Độ có 1.366,4 triệu dân, vì vậy ngưỡng có dịch là 13.664 người đang điều trị. Hình 2 thể hiện diễn biến dịch Covid-19 của Ấn Độ.

Một năm và 50 ngày đại dịch Covid-19: Diễn biến, Kinh nghiệm và Bài học -0

Hình 2: Diễn biến dịch Covid-19 ở Ấn Độ 

Ngày 11-3-2020, khi WHO tuyên bố có đại dịch toàn cầu, thì Ấn Độ chỉ có 58 người đang được điều trị, bằng 0,4% ngưỡng có dịch. Chỉ hơn một tháng sau, ngày 19-4-2020, số người đang điều trị là 14.203, vừa vượt ngưỡng có dịch. Đến ngày 18-9-2020, dịch đạt đỉnh lần thứ 1, với 1.014.649 người đang điều trị, gấp 74 lần ngưỡng có dịch. Như vậy, quá trình gia tăng lây nhiễm toàn quốc của làn sóng dịch thứ nhất kéo dài năm tháng, từ ngày 19-4-2020 đến 18-9-2020. Các nỗ lực của Chính phủ Ấn Độ, các bang và người dân trong năm tháng này đã chặn được sự gia tăng lây nhiễm, do đó số người đang được điều trị giảm dần, Hình 2. Các giải pháp phòng, chống dịch này cũng đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân và hoạt động kinh tế. Tuy nhiên với hơn một triệu người đang được điều trị ngày 18-9-2020, mức độ lây nhiễm còn rất cao, phải tiếp tục các giải pháp kiểm soát dịch và giảm lây nhiễm để kéo mức độ lây nhiễm xuống thấp. Vấn đề đặt ra là quá trình dập dịch này sẽ kéo dài bao lâu, thiệt hại kinh tế và ảnh hưởng đời sống người dân, ảnh hưởng đến hoạt động chính trị ở Ấn Độ thế nào (bầu cử vào quý 2-2021).

Ngày 16-2-2021, tức là sau năm tháng từ khi làn sóng dịch thứ nhất đạt đỉnh (ngày 18-9-2020) số người đang được điều trị giảm còn 138.254, tức giảm 86% so với đỉnh dịch (1.014.649), số người đang được điều trị chưa bằng 14% lúc cao nhất. Đây là kết quả rất có ý nghĩa và chính lúc này, Chính phủ Ấn Độ đã nới lỏng hàng loạt biện pháp chống dịch: người dân được tham dự các lễ hội truyền thống, các cuộc mít-tinh, vận động bầu cử, việc đeo khẩu trang bị lơ là. Chỉ trong vòng hai tháng sau đó, Ấn Độ bùng phát dịch với mức độ chưa từng có, số người đang được điều trị tăng vọt từ 138.254 người lên 1.679.121 vào ngày 16-4-2021 và sau đó hai tuần lên mức 3.272.256, Hình 2, gấp 240 lần ngưỡng có dịch. Số người chết từ ngày 16-2-2021 đến 30-4-2021 là 55.890 người, nhiều hơn số người chết của hơn bảy tháng đầu năm 2020 (15-1-2020 - 20-8-2020) là 54.975 người.

Vì sao khi mức độ lây nhiễm cộng đồng, thể hiện qua số người đang được điều trị đã giảm 86% mà vẫn bùng phát dịch khi gỡ bỏ các biện pháp phòng, chống dịch cơ bản? Vấn đề chính là ở chỗ: số người đang được điều trị ngày 16-2-2021 tuy chỉ bằng chưa tới 14% lúc đạt đỉnh dịch (hơn một triệu người ngày 18-9-2020), song nó vẫn gấp hơn 10 lần ngưỡng có dịch (138.254 người đang điều trị so với 13.664 người). Bỏ các biện pháp phòng, chống dịch khi dịch đang còn tuy ở mức không cao cùng với xuất hiện chủng mới của virus corona đã dẫn đến dịch bùng phát trở lại với mức độ cao hơn trước, Hình 2.

Kể từ khi bắt đầu có dịch, ngày 19-4-2020 đến khi chính phủ gỡ bỏ các biện pháp phòng, chống dịch cơ bản, ngày 16-2-2021, là tròn 10 tháng liên tục. Người dân phải chịu đựng các hạn chế trong cuộc sống, hoạt động kinh tế bị thu hẹp thời gian dài như vậy để lại hậu quả rất nặng nề. Kinh tế Ấn Độ năm 2020 tăng trưởng âm 5,7%.

Dưới góc độ nghiên cứu, để rút ra các bài học cần thiết có thể nêu câu hỏi: Nếu Ấn Độ không dỡ bỏ các biện pháp phòng, chống dịch cơ bản vào ngày 16-2-2021, mà tiếp tục phòng, chống dịch như trước, thì bao giờ hết dịch, thiệt hại xã hội do phải áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch khắt khe là gì? Không có cơ sở để trả lời chính xác câu hỏi này. Tuy nhiên, kinh nghiệm về các quá trình xã hội và tự nhiên và thực tế diễn biến dịch ở Ấn Độ đến ngày 16-2-2021 có thể cho ta một dự báo sơ bộ: Nhiều khả năng dịch sẽ kết thúc sau 7,5 tháng từ ngày đạt đỉnh 18-9-2020, nghĩa là khoảng đầu tháng 5-2021.

Tức là, nếu kéo dài thời gian phòng, chống dịch thêm ba tháng sau ngày 16-2-2021 thì rất nhiều khả năng dịch sẽ kết thúc.

Rõ ràng việc phòng, chống dịch thêm ba tháng này sẽ gây thiệt hại cho người dân, nền kinh tế, đảo lộn lịch bầu cử, song các thiệt hại này sẽ là rất nhỏ so với những thiệt hại do bùng phát dịch hiện nay đã và sẽ gây ra trong nhiều tháng tới.

Có thể coi đây là bài học 3, Bài học về phương châm phòng, chống dịch: Phòng, chống dịch là ưu tiên số 1 và làm sao ít ảnh hưởng tiêu cực nhất đến kinh tế, xã hội: “Khi giải quyết mâu thuẫn giữa phòng, chống dịch và nhu cầu bảo đảm cuộc sống bình thường của người dân, phát triển kinh tế và các hoạt động chính trị, phải ưu tiên hàng đầu là không để xảy ra dịch, khi có dịch phải kiểm soát lây nhiễm và dập dịch nhanh nhất, bằng các biện pháp đồng bộ, có thể khác nhau giữa các địa bàn và trong các giai đoạn khác nhau, phù hợp với quy luật phát triển của dịch và đặc điểm cụ thể của mỗi địa phương, để ít ảnh hưởng tiêu cực nhất đến đời sống người dân, phát triển kinh tế và hoạt động chính trị”.

III. Một số việc Việt Nam nên xem xét làm ngay:

Tình hình dịch ở Campuchia, Lào, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Indonesia, Đài Loan (Trung Quốc), Ấn Độ hơn một tháng qua và diễn biến lây nhiễm ở Việt Nam bốn tuần qua cho thấy: Việt Nam đang bước vào làn sóng lây nhiễm thứ 4, từ ngày 7-4-2021 đến nay. Ngày 13-5-2021, số người đang điều trị/1 triệu dân của Việt Nam đã vượt mốc 970 người (ngưỡng có dịch của Việt Nam với dân số 97 triệu người).

Từ kinh nghiệm, bài học quốc tế và TP Hồ Chí Minh, tôi thấy chín việc sau cần được xem xét để làm ngay:

1. Huy động toàn bộ lực lượng, quyết tâm chính trị để ngăn chặn lây nhiễm Covid-19, không để các tỉnh, thành phố trở thành tỉnh, thành phố có dịch

- Mỗi địa phương cần nhận thức rõ mục tiêu “Không để tỉnh, thành phố mình trở thành nơi có dịch” là gì: số người đang điều trị Covid-19 không quá 10 lần dân số tỉnh tính bằng triệu người, như TP Hồ Chí Minh không có quá 95 người đang được điều trị, Hà Nội: 85 người, Hải Dương: 19 người, Quảng Ninh: 11 người, Hà Nam: 9 người, Vĩnh Phúc: 12 người (số người đang điều trị ≤ 10 người/1 triệu dân).

Việc phòng ngừa, phát hiện, truy vết, cách ly, điều trị phải làm quyết liệt để các tỉnh, thành phố không vượt ngưỡng này. Đây chính là nhiệm vụ tại chỗ của mỗi địa phương.

- Theo Kinh nghiệm của TP Hồ Chí Minh năm 2020, một người dương tính tại chỗ sẽ đòi hỏi cách ly khoảng 280 người F1, F2. Như vậy có thể ước lượng (do chưa có thống kê của Bộ Y tế), ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, tỷ lệ cách ly khoảng 200 người/1 F0, các tỉnh đồng bằng khoảng 100 người/1 F0, các tỉnh miền núi khoảng 50 người/1 F0, để làm cơ sở chủ động xây dựng các cơ sở cách ly.

- Nếu TP Hồ Chí Minh dự báo giữ được không quá 90 người nhiễm phải điều trị, thì phải chuẩn bị sẵn sàng 18 nghìn chỗ cách ly, Hải Dương nếu dự báo có 19 người đang điều trị thì cần 1.900 chỗ, Vĩnh Phúc nếu dự báo có 12 người đang điều trị thì cần 1.200 chỗ. Nơi nào chưa đủ, phải làm xong trong một tuần.

- Trong trường hợp số người nhiễm lên đến khoảng vài trăm người thì số phải cách ly (F1, F2) sẽ lên đến hàng chục nghìn người, đòi hỏi xét nghiệm với quy mô rất lớn. Do đó cần chuẩn bị đủ thiết bị, hóa chất và lực lượng y tế để hoàn thành được nhiệm vụ này trong thời gian rất ngắn.

2. Trong trường hợp một số tỉnh, thành phố không ngăn được lây lan, trở thành có dịch, thì phải đặt mục tiêu khống chế tốc độ lây lan sao cho tổng số người đang được điều trị và cách ly không vượt quá khả năng của hệ thống y tế và hệ thống cách ly, trong trường hợp xấu nhất cũng không vượt quá 30 lần ngưỡng có dịch của địa phương. Như vậy, mới có cơ hội đưa địa phương trở lại trạng thái không có dịch sau 2-3 tháng.

Khi Hải Dương có dịch vào tháng 2 và 3-2021, số người được điều trị lúc cao nhất là 491 người, gấp gần 26 lần ngưỡng có dịch (19 người). Kinh nghiệm 23 nước không có dịch Covid-19 từ tháng 3-2020 - 4-2021 là tỷ lệ này không vượt quá 30.

Trong trường hợp này số chỗ cách ly phải chuẩn bị tối đa là: 30 lần ngưỡng có dịch x 200 (ở các thành phố), x 100 (các tỉnh đồng bằng), x 50 ở các tỉnh miền núi.

Nếu TP Hồ Chí Minh có dịch, dự báo số người đang được điều trị là 1.000 (gấp 10,5 lần ngưỡng có dịch) thì phải chuẩn bị 1.000 x 200 = 200.000 chỗ cách ly, đây là điều hết sức khó khăn. Còn nếu có 2.500 người đang được điều trị (gấp 26 lần ngưỡng có dịch) thì cần tới 500 nghìn chỗ cách ly. Đòi hỏi này không khả thi. Nếu Hà Nam dự báo có 90 người phải được điều trị (gấp 10 lần ngưỡng có dịch) thì phải chuẩn bị 90 x 100 = 9.000 chỗ cách ly, sẽ là thách thức rất lớn. Vì vậy các địa phương cần thấy trước nguy cơ “vỡ trận” về chỗ cách ly và phương tiện, lực lượng xét nghiệm, nếu để số người đang được điều trị vượt ngưỡng có dịch 10 - 20 lần, từ đó dồn mọi sức lực để khống chế gia tăng lây nhiễm.

3. Các địa phương cần có đề án liên kết tổ chức cách ly hiệu quả

Vừa qua, việc tổ chức cách ly đã bộc lộ nhiều hạn chế. Vì vậy Chính phủ cần chỉ đạo các địa phương kết hợp các lực lượng: Y tế, Quân đội, Công an, các đơn vị cách ly lập đề án liên kết bảo đảm yêu cầu cách ly được thực hiện nghiêm ngặt, nhất là khi quy mô cách ly lớn.

4. Ngăn chặn hiệu quả xâm nhập trái phép

Xâm nhập trái phép đang là nguy cơ mang lây nhiễm vào Việt Nam lớn nhất. Cần làm rõ động cơ người xâm nhập trái phép. Nếu người Việt Nam ở nước ngoài (Lào, Campuchia, …) về nước vì an toàn tính mạng của họ, vì đang ở nơi có dịch, thì cần công khai thời gian, quy trình, địa điểm đón và cách ly họ, làm cho việc họ về nước có chủ trương, tổ chức và kiểm soát được phù hợp với tình hình ở Việt Nam.

Còn công dân nước ngoài xâm nhập trái phép vào Việt Nam phải xử lý thật nghiêm để triệt tiêu động lực xâm nhập trái phép của các đối tượng này.

5. Do lây nhiễm trong nước đang ở giai đoạn bùng phát thành dịch trong tháng 5-2021, nên đề nghị tạm dừng cho người nước ngoài từ các nước có dịch nặng vào Việt Nam trong vòng bốn tuần tới, trừ các trường hợp thật đặc biệt.

6. Bộ Y tế cần hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch tương ứng với tình hình lây nhiễm ở các địa phương:

1. Một địa phương chưa có hoặc không còn người lây nhiễm cộng đồng, song các địa phương khác có lây nhiễm, có dịch thì phải làm gì (hiện nay có 15 tỉnh không có lây nhiễm cộng đồng).

2. Một địa phương xuất hiện lây nhiễm cộng đồng nhưng chưa có dịch thì phải làm gì, để đạt mục tiêu không để xảy ra dịch (hiện nay có 32 tỉnh, thành phố thuộc diện này).

3. Một địa phương bắt đầu có dịch, ở mức rất nhẹ, không quá 10 lần ngưỡng có dịch thì phải làm gì, phối hợp với các tỉnh giáp ranh và Bộ Y tế như thế nào để hết dịch (hiện nay có 13 tỉnh, thành phố thuộc diện này).

4. Một địa phương có dịch nhẹ với tỷ lệ người đang điều trị/1 triệu dân gấp 10 lần - 30 lần ngưỡng có dịch thì cần phải làm gì, trách nhiệm của các tỉnh giáp ranh và Trung ương phải hỗ trợ thế nào, để kéo giảm số người đang điều trị/1 triệu dân xuống dưới 10 người, hết dịch (hiện nay Đà Nẵng, Bắc Giang, Bắc Ninh thuộc diện này).

7. Cần thực hiện phương châm năm tại chỗ, trong đó tại chỗ đầu tiên là: Xác định nhiệm vụ tại chỗ.

Ứng với bốn mức lây nhiễm và có dịch nêu trên, mỗi cấp chính quyền, mỗi cơ quan đơn vị, mỗi ngành (Công an, Bộ đội, Y tế) và cấp ủy căn cứ hướng dẫn của Bộ Y tế cần tự xác định nhiệm vụ của mình là gì, từ đó triển khai bốn tại chỗ khác: Chỉ huy tại chỗ; Lực lượng chuyên môn (con người) tại chỗ; Thiết bị, vật tư, phương tiện tại chỗ; Hậu cần tại chỗ. Thực tế, tại TP Hồ Chí Minh từ tháng 2-2020 đến nay đã khẳng định, thực hiện năm tại chỗ đã làm cho các cấp chính quyền, các ngành rất chủ động và tự chịu trách nhiệm.

8. Chuẩn bị khả năng một số tỉnh, thành phố bầu cử trong trạng thái có dịch

Đến ngày 17-5-2021, 16 tỉnh, thành phố có trạng thái lây nhiễm Covid-19 vượt ngưỡng có dịch (10 người đang điều trị/1 triệu dân). Đến ngày bầu cử 23-5-2021, có thể sẽ có thêm một số tỉnh cũng thuộc nhóm này. Trên cơ sở xem xét mức độ lây nhiễm ở từng quận, huyện mà mỗi tỉnh, thành phố xác định quận nào, huyện nào đã vượt ngưỡng có dịch để từ đó tổ chức bầu cử cho phù hợp, bảo đảm an toàn dịch và bầu cử đúng quy định.

9. Cần nâng cao hiệu quả truyền thông về tiêm vaccine, tránh gây ngộ nhận, chủ quan trong phòng, chống dịch ở một bộ phận nhân dân vì cho rằng việc tiêm vaccine trong vài tháng tới sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ lây nhiễm Covid-19 ở Việt Nam. Việc tiêm vaccine ở Việt Nam đến nay đạt khoảng 1% dân số đã tiêm một lần, trong khi để đạt miễn dịch cộng đồng phải tiêm hai lần cho khoảng 70% dân số. Tức là chúng ta cần khoảng 135 triệu liều vaccine. Hiện nay chưa thấy khả năng Việt Nam nhận được khoảng 100 triệu liều vaccine trong ba tháng tới. Bộ Y tế cần công bố rõ đối tượng được tiêm, lịch tiêm lần 1 và lần 2 đồng thời và tác động xã hội của việc tiêm này để phòng, chống dịch nói chung và việc tiêm vaccine nói riêng đạt hiệu quả cao nhất.

IV. Nhận định

Tình hình lây nhiễm và dịch ở Việt Nam hiện nay cao hơn nhiều so với ba làn sóng lây nhiễm trước. Thực tế chúng ta đã bước vào trạng thái một nước có dịch Covid-19, song còn ở mức rất nhẹ. Tỷ lệ người đang điều trị/1 triệu dân chỉ khoảng 19 người, trong khi bình quân thế giới hiện là 2.156 người, gấp hơn 110 lần của Việt Nam. Với kinh nghiệm phòng, chống dịch thành công trong hơn một năm qua, tham khảo các bài học và kinh nghiệm các nước, khắc phục các hạn chế đã bộc lộ, chúng ta hoàn toàn có thể khống chế thành công làn sóng lây nhiễm thứ 4, đưa đất nước Việt Nam trở về trạng thái bình thường mới, không có dịch, tuy còn lây nhiễm cục bộ, quy mô nhỏ.

Ba địa phương có dịch nặng nhất hiện nay là Bắc Giang (285 người đang điều trị/1 triệu dân), Đà Nẵng (có 237 người đang điều trị/1 triệu dân), Bắc Ninh (235 người đang điều trị/1 triệu dân), với tổng số người đang điều trị là 1.015 người, chiếm 56% số người đang điều trị của cả nước (1.815 người). Dịch tại ba địa phương đều chưa đạt đỉnh. Nếu tại ba địa phương này việc chống dịch được triển khai quyết liệt, có sự phối hợp hiệu quả của Trung ương và các địa phương, bám sát ba bài học và hai kinh nghiệm phòng, chống dịch thành công của 23 nước không có dịch trên thế giới thì sau khoảng hai tháng nữa, ba địa phương có thể hết dịch.

Để việc phòng, chống dịch Covid-19 ở nước ta chuyển sang giai đoạn mới, trên nền tảng tiêm vaccine cho đa số người dân, Việt Nam cần đẩy nhanh việc nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất vaccine trong nước, đồng thời tận dụng các cơ hội để mua vaccine từ các nguồn hợp pháp trên thế giới.

30 tháng 5 2021

Những hậu quả mà nó gây ra là :

- Làm suy sụp nền kinh tế nước nhà 

- Làm nhiều người chết và mắc bệnh

- Làm quá tải các trung tâm và bệnh biện y tế

..................

Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp một vẽ về điều gì làm các em thích nhất trong đời. Cô giáo thầm nghĩ: “Rồi các em sẽ lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh…”. Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh tên là Đắc-gờ-lốt: bức tranh vẽ một bàn tay.Nhưng đây là bàn tay của ai?...
Đọc tiếp

Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp một vẽ về điều gì làm các em thích nhất trong đời. Cô giáo thầm nghĩ: “Rồi các em sẽ lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh…”. Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh tên là Đắc-gờ-lốt: bức tranh vẽ một bàn tay.

Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi một hình ảnh đầy tính biểu tượng này. Một em phán đoán: “Đó là bàn tay của bác nông dân”. Một em khác cự lại: “Bàn tay thon thả thế này hẳn là bàn tay của một bác sĩ phẫu thuật”…Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Đắc-gờ-lốt cười ngượng nghịu: “Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!”

Cô giáo ngẩn ngơ. Cô thường nhớ những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Đắc-gờ-lốt ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không được xinh xắn như những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng hoá ra với Đắc-gờ-lốt, bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương.

                                                                                                                                                                          (Trích Quà tặng cuộc sống)

Câu 1.

a. Truyện có những nhân vật nào? Theo em, nhân vật nào là chính?

b. Nêu chủ đề của truyện?

Câu 2.

a. Trong câu chuyện trên, nhân vật Đắc-gờ-lốt được miêu tả như thế nào?

b. Vì sao bức tranh ấy lại được coi là “một biểu tượng của tình yêu thương?

Câu 3. Từ câu chuyện trên, em hiểu ra điều gì? Em thấy mình cần phải làm gì khi gặp những người khuyết tật, những người có hoàn cảnh bất hạnh trong cuộc sống?

Câu 4. Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép được sử dụng trong câu văn sau: Đắc-gờ-lốt cười ngượng nghịu: “Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!”

Câu 5. Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 dòng) trình bày suy nghĩ của em về một nhân vật hoặc đề tài, chủ đề của văn bản trên.

0
Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp một vẽ về điều gì làm các em thích nhất trong đời. Cô giáo thầm nghĩ: “Rồi các em sẽ lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh…”. Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh tên là Đắc-gờ-lốt: bức tranh vẽ một bàn tay.Nhưng đây là bàn tay của ai?...
Đọc tiếp

Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp một vẽ về điều gì làm các em thích nhất trong đời. Cô giáo thầm nghĩ: “Rồi các em sẽ lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh…”. Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh tên là Đắc-gờ-lốt: bức tranh vẽ một bàn tay.

Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi một hình ảnh đầy tính biểu tượng này. Một em phán đoán: “Đó là bàn tay của bác nông dân”. Một em khác cự lại: “Bàn tay thon thả thế này hẳn là bàn tay của một bác sĩ phẫu thuật”…Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Đắc-gờ-lốt cười ngượng nghịu: “Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!”

Cô giáo ngẩn ngơ. Cô thường nhớ những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Đắc-gờ-lốt ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không được xinh xắn như những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng hoá ra với Đắc-gờ-lốt, bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương.

                                                                                                                                                                          (Trích Quà tặng cuộc sống)

Câu 1.

a. Truyện có những nhân vật nào? Theo em, nhân vật nào là chính?

b. Nêu chủ đề của truyện?

Câu 2.

a. Trong câu chuyện trên, nhân vật Đắc-gờ-lốt được miêu tả như thế nào?

b. Vì sao bức tranh ấy lại được coi là “một biểu tượng của tình yêu thương?

Câu 3. Từ câu chuyện trên, em hiểu ra điều gì? Em thấy mình cần phải làm gì khi gặp những người khuyết tật, những người có hoàn cảnh bất hạnh trong cuộc sống?

Câu 4. Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép được sử dụng trong câu văn sau: Đắc-gờ-lốt cười ngượng nghịu: “Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!”

Câu 5. Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 dòng) trình bày suy nghĩ của em về một nhân vật hoặc đề tài, chủ đề của văn bản trên.

0
BT1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:  “Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này: - Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.  Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn...
Đọc tiếp

BT1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

  “Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này:

 - Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.

  Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. Giá tôi không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi Choắt việc gì. Cả tôi nữa, nếu không nhanh chân vào hang thì tôi cũng chết toi rồi.

  Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ bùm tum. Tôi đắp thành nấm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên”.

                                                    (Dế Mèn phiêu lưu kí, Tô Hoài)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?

Câu 2. Trước khi tắt thở, Dế Choắt đã khuyên Dế Mèn điều gì? Qua đó, em nhận thấy Dế Choắt có phẩm chất đáng quý nào?

Câu 3. Bài học đầu tiên mà Dế Mèn rút ra cho bản thân mình là bài học nào?

Câu 4. Từ trải nghiệm và bài học của Dế Mèn, nếu em cũng mắc phải lỗi lầm, bản thân em cần có thái độ ra sao trước lỗi lầm mình?

Câu 5. Viết một đoạn văn 5 – 7 câu nêu suy nghĩ của em về nhân vật Dế Mèn trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”.

0
26 tháng 12 2020

Giúp mình với! Thanks các bạn nhiều!!!