Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
-Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản:
+ Vùng biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trong đó khoảng 110 loài có giá trị kinh tế như cá nục, cá trích, cá thu, cá ngừ, cá hồng,... Trong biển có trên 100 loài tôm, một số loài có giá trị xuất khẩu cao như tôm he, tôm hùm, tôm rồng. Ngoài ra còn có nhiều loài đặc sản như hải sâm, bào ngư, sò huyết,...
+ Tổng trữ lượng hải sản khoảng bốn triệu tấn (trong đó 95,5% là cá biển), cho phép khai thác hàng năm khoảng 1,9 triệu tấn.
+ Cả nước có 4 ngư trường trọng điểm: Hải Phòng - Quảng Ninh, Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa -Vũng Tàu, quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa, Cà Mau - Kiên Giang.
+ Ven biển có nhiều vũng vịnh, đầm phá, cửa sông, rừng ngập mặn...thuận lợi để nuôi trồng thủy sản.
- Du lịch biển - đảo
+ Dọc bờ biển nước ta, suốt từ Bắc vào Nam có trên 120 bãi cát rộng, dài, phong cảnh đẹp, thuận lợi cho việc xây dựng các khu du lịch và nghỉ dưỡng.
+ Nhiều đảo ven bờ có phong cảnh kì thú, hấp dẫn khách du lịch. Đặc biệt, vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.
- Khai thác và chế biến khoáng sản biển:
+ Biển nước ta là nguồn muối vô tận, dọc bờ biển nhiều vùng có điều kiện thuận lợi để sản xuất muôi. Hằng năm các cánh đồng muối cung cấp hơn 900 nghìn tấn muối, các cánh đồng muối nổi tiếng là Cà Ná, Sa Huỳnh.
+ Dầu khí là tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất ở thềm lục địa phía Nam. Nước ta có 8 bể trầm tích: sông Hồng, Hoàng Sa, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Tư Chinh- Vũng Mây, Trường Sa, Thổ Chu -Mã Lai; trong đó hai bể trầm tích lớn nhất là Nam Côn Sơn và Cửu Long.
+ Vùng biển nước ta nhiều sa khoáng với trữ lượng công nghiệp: titan, cát thủy tinh (Quảng Ninh, Khánh Hòa).
- Giao thông vận tải biển:+ Nước ta nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên biển Đông.
+ Dọc bờ biển có nhiều cửa sông, vũng vịnh kín gió, thuận lợi xây dựng các cảng nước sâu (cảng Hải Phòng, Cái Lân, TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu,..).
Nước ta là một nước có dân số đông,tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao . Vì vậy làm cho sự phân bố dân cư ở nước ta không đồng đều và hợp lý. Cụ thể là :
- Dân số nước ta phân bố không đồng đều giữa đồng bằng và miền núi
+ Hiện nay , 80% dân số cả nước tập trung ở đồng bằng, 20% sống ở miền núi. Năm 2003 , mật độ dân số ở ĐBSH là 1192 ng/km², ĐBSCL là 1000 ng/km² còn mật độ dân số ở các tỉnh miền núi là 30 ng/km²
- Dân số nước ta phân bố không đồng đều giữa thành thị và nông thôn
+ Ở thành thị chiếm 26% dân số cả nước, tập trung đông ở các thành phố lớn như Hà Nội là 2431 ng/km² và tp.HCM là 1984 ng/km²
+ Ở nông thôn chiếm 74% dân số cả nước , dân cư tập trung thưa thớt như vùng nông thôn ở ĐBSCL là 300 ng/km²
- Dân cư ở nước ta phân bố không đồng đều trong nội bộ mỗi vùng, mỗi tỉnh, mỗi huyện, tại các địa phương và phân bố theo quy luật sau: những vùng tập trung đông dân cư là những vung gần các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, gần đường giao thông, gần những nơi có địa hình bằng phẳng, đất đai phì nhiêu, nguồn nước phong phú,.......Còn như nơi thưa dân vì không có điều kiện như vậy.
- Dân số nước ta hiện nay phân bố không đồng đều giữa các vùng đồng bằng với nhau, giữa các vùng miền núi trung du với nhau
+ Mật độ dân số ở ĐBSH cao gấp 2,8 lần so với ĐBSCL . Mật độ dân số ở ĐB cao hơn vùng TB
- Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “một chương mới mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á” vì:
+ Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, sau “chiến tranh lạnh ” và vấn đề Campuchia được giải quyết bằng việc kí hiệp định Pari về Campuchia (10/1991). Tình hình chính trị khu vực được cải thiện rõ rệt.
+ Xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN: 01/1984 Brunây, 7/1995 Việt Nam, 9/1997 Lào và Myanma, 4/1999 Campuchia.
+ Như thế :
* ASEAN từ 6 nước đã phát triển thành 10 nước thành viên.
* Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất
* Trên cơ sở đó, ASEAN chuyển trọng tâm họat động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh
- Năm 1992 Đông Nam Á trở thành khu vực mậu dịch tự do ( AFTA).
- Năm 1994 lập diễn đàn khu vực ( ARF) gồm 23 quốc gia.
- Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “một chương mới mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á” vì:
+ Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, sau “chiến tranh lạnh ” và vấn đề Campuchia được giải quyết bằng việc kí hiệp định Pari về Campuchia (10/1991). Tình hình chính trị khu vực được cải thiện rõ rệt.
+ Xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN: 01/1984 Brunây, 7/1995 Việt Nam, 9/1997 Lào và Myanma, 4/1999 Campuchia.
+ Như thế :
* ASEAN từ 6 nước đã phát triển thành 10 nước thành viên.
* Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất
* Trên cơ sở đó, ASEAN chuyển trọng tâm họat động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh
- Năm 1992 Đông Nam Á trở thành khu vực mậu dịch tự do ( AFTA).
- Năm 1994 lập diễn đàn khu vực ( ARF) gồm 23 quốc gia.
tham khảo : ( nếu dúng )
Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất ở nước ta vì:
- Đây là hai đầu mối giao thông vận tải, viễn thông lớn nhất cả nước;
- Tập trung nhiều trường đại học lớn, các viện nghiên cứu, bệnh viện chuyên khoa hàng đầu;
- Trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng lớn nhất nước ta;
- Có các dịch vụ như quảng cáo, bảo hiểm, tư vấn, văn hóa, nghệ thuật, ăn uống,... phát triển mạnh. m khảo : (nếu đúng )
THAM KHẢO
Đông Nam Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi:
- Vị trí địa lí thuận lợi.
- Điều kiện tự nhiên:
+ Ven biển có nhiều địa điểm thích hợp để xây dựng cảng.
+ Tài nguyên du lịch tự nhiên khá đa dạng: bãi biển, vườn quốc giá,...
+ Ít xảy ra thiên tai.
- Điều kiện kinh tế - xã hội:
+ Đông dân, mức sống cao. Có nhiều đô thị lớn.
+ Cơ sở hạ tầng tương đối hiện đại và đồng bộ.
+ Là vùng kinh tế phát triển nhất nước ta.
+ Có sức thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
+ Tài nguyên du lịch nhân văn khá phong phú.
Trả lời đầy đủ:
Đông Nam Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành dịch vụ:
* Vị trí địa lí:
- Cầu nối giữa Đồng bằng sông Cửu Long - Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung, giữa đất liền của phần nam bán đảo Đông Dương với Biển Đông.
- Ở vị trí trung chuyển của nhiều tuyến đường không quốc tế, gần các tuyến đường biển quốc tế, trên tuyến đường Xuyên A.
- Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
* Điều kiện tự nhiên:
- Bờ biển và hệ thống sông có nhiều địa điểm thích hợp để xây dựng cảng biển.
- Tài nguyên du lịch tự nhiên khá đa dạng, gồm các vườn quốc gia (Cát Tiên, Côn Đảo, Bù Gia Mập), khu dự trữ sinh quyển cần Giờ, bãi tắm Vũng Tàu, Long Hải, suối khoáng Bình Châu.
- Thời tiết ổn định ít xảy ra thiên tai.
* Điều kiện kinh tế - xã hội:
- Là vùng kinh tế năng động, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp hóa, nhu cầu về dịch vụ sản xuất rất lớn.
- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển tương đối đồng bộ, có Thành phô" Hồ Chí Minh: đầu mối giao thông lớn hàng đầu của cả nước, có thể đi đến nhiều thành phố trong và ngoài nước bằng nhiều loại hình giao thông.
- Là địa bàn thu hút mạnh đầu tư của nước ngoài tập trung nhiều khu, cụm công nghiệp, nhiều trang trại nông nghiệp.
- Số dân đông, mức sống tương đối cao so mặt bằng cả-nước. Có các thành phố đông dân, nổi bật là Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố đông dân nhất nước.
- Tài nguyên du lịch nhân văn khá phong phú (nhà tù Côn Đảo, địa đạo Củ Chi, Bến Nhà Rồng, các lễ hội, đình, chùa, chợ ...).
- Chính sách phát triển nền kinh tế mở, tăng cường đầu tư dịch vụ.
Có tất cả 11 nước: Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Xin-ga-po, Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Phi-líp-pin, Ma-lai-si-a, Đông Ti-mo