K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
14 tháng 11 2023

Khi triển khai nội dung thuyết phục, việc suy đoán về những lí lẽ phản bác của người được thuyết phục cho thấy cái nhìn sâu rộng của người viết về nội dung trình bày, có thể dự đoán được những tình huống bất ngờ và đưa ra phương hướng giải quyết hợp lý.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
14 tháng 12 2023

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

- Cách triển khai thông tin văn bản theo trình tự: nguồn gốc, đặc điểm không gian, cách biểu diễn, cách chế tạo rối nước và sự duy trì phát triển của loại hình nghệ thuật.

- Mỗi phần được chia thành các luận điểm rõ ràng, có sự so sánh giữa quá khứ và hiện tại, lập luận có logic và có tính xác thực.

28 tháng 9 2017

Chọn đáp án: A

4 tháng 10 2021

chọn cái gì thế ạ

30 tháng 3 2022

theo em là cả hai vì TK đã dùng từ "cậy" mà ko dùng từ "nhờ" để xin sự giúp đỡ của em gái bởi vì ngoài nghĩa thông thường nhờ vả thì từ "cậy" bao gồm cả sự hi vọng và tin tưởng coi TV là nơi nương tựa gửi gắm duy nhất.Cùng với đó TK đã dùng từ "chịu lời " thay cho "nhận lời" vì "nhận" là tự nguyện ,còn "chịu" thể hiện ý bắt buộc,nài ép khiến cho người đc nhờ ko thể từ chối như vậy 2 từ "cậy" và"chịu" đã đc Nguyễn Du đã sử dung chính xác thể hiện đầy đủ niềm hi vọng mong muốn của TK ở TV

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

- Những lưu ý khi thực hiện bài viết và bài nói thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm:

+ Trình bày rõ ràng vấn đề thói quen hay quan niệm cần thuyết phục người khác từ bỏ.

+ Xác định mục đích lí do viết bài luận.

+ Trình bày các luận điểm: tác hại của thói quen/ quan niệm, lợi ích của việc từ bỏ thói quen/ quan niệm, những gợi ý về giải pháp thực hiện.

+ Lí lẽ xác đáng, bằng chứng thuyết phục, có lí, có tình.

+ Sắp xếp luận điểm, lí lẽ theo trình tự hợp lím

+ Diễn đạt mạch lạc, gãy gọn, lời lẽ chân thành.

- Bố cục bài luận gồm 3 phần:

+ Mở bài: nêu thói quen hay quan niệm cần thuyết phục người khác từ bỏ; lí do hay mục đích viết bài luận.

+ Thân bài: lần lượt đưa ra ít nhất hai luận điểm (lí lẽ, bằng chứng) làm rõ mặt trái và tác hại của thói quen hay quan niệm; nêu lợi ích/ giải pháp khắc phục, từ bỏ thói quen hay quan niệm.

+ Kết bài: khẳng định lại ý nghĩa, lợi ích của việc từ bỏ thói quen/ quan niệm; thể hiện niềm tin vào sự cố gắng và thành công của người thực hiện.

31 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

Dựa vào yêu cầu về kiểu bài, nêu ra những điểm lưu ý.

Lời giải chi tiết:

Những lưu ý khi thực hiện bài viết và bài nói thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm:

- Nêu rõ thói quen hay quan niệm cần thuyết phục người khác từ bỏ; mục đích lí do viết bài luận.

- Trình bày các luận điểm: tác hại của thói quen/ quan niệm, lợi ích của việc từ bỏ thói quen/ quan niệm, những gợi ý về giải pháp thực hiện.

- Sử dụng lí lẽ xác đáng, bằng chứng thuyết phục, có lí, có tình.

- Sắp xếp luận điểm, lí lẽ theo trình tự hợp lí

- Diễn đạt mạch lạc, gãy gọn, lời lẽ chân thành.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
7 tháng 12 2023

- Người viết thuyết phục bố của mình từ bỏ thuốc lá

- Lí do: 

+ Tác hại khủng khiếp của thuốc lá: số liệu, các hóa chất gây tử vong và ung thư,…

+ Thiệt hại kinh tế

- Tình cảm, thái độ: Thông cảm cho sự khó bỏ thuốc của bố, khuyên bố từ bỏ thuốc lá, lo lắng, chân thành.

b) Để viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm, các em cần:

- Tìm hiểu đề (Đọc kĩ đề bài; xác định đối tượng của bài viết, mục đích của bài viết thuyết phục từ bỏ thói quen hoặc quan niệm nào).

- Nêu lí do và phân tích các ảnh hưởng tiêu cực, tác hại của thói quen, quan niệm cần phải thay đổi, từ bỏ.

- Có các dẫn chứng cụ thể, sinh động về những ảnh hưởng tiêu cực, tác hại của thói quen, quan niệm đó. Một số loại dẫn chứng có thể lựa chọn sử dụng là: số liệu thống kê, ví dụ cụ thể, sự kiện hoặc tình huống mà bản thân em đã trải qua, các câu chuyện truyền tải thông điệp phù hợp với quan điểm của em, các trích dẫn phát biểu của những người có liên quan,...

- Dự đoán phản ứng và lập luận của người có thói quen, quan niệm mà em muốn thuyết phục để nêu ý kiến phản biện của em. Chẳng hạn, ý kiến phản biện của bác sĩ

Nguyễn Khắc Viện sau đây: 

“Có người bảo: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi! Xin đáp lại: Hút thuốc là quyền của anh, nhưng anh không có quyền đầu độc những người ở gần anh. Anh uống rượu say mèm, anh làm anh chịu. Nhưng hút thuốc thì người gần anh cũng hít phải khói độc. Điều này hàng nghìn công trình nghiên cứu đã chứng minh rất rõ.”

Đọc đoạn văn sau và thực hiện theo yêu cầu:“Than ôi! Người ta thường nói:“Cứng quá thì gãy”. Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời. Sao lại đoán trước là sẽ gãy mà chịu đổi cứng ra mềm?Ngô Tử Văn là một chàng áo vải. Vì cứng cỏi cho nên dám đốt cháy đền tà, chống lại yêu ma, làm một việc hơn cả thần và người. Bởi thế được nổi...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện theo yêu cầu:

“Than ôi! Người ta thường nói:“Cứng quá thì gãy”. Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời. Sao lại đoán trước là sẽ gãy mà chịu đổi cứng ra mềm?

Ngô Tử Văn là một chàng áo vải. Vì cứng cỏi cho nên dám đốt cháy đền tà, chống lại yêu ma, làm một việc hơn cả thần và người. Bởi thế được nổi tiếng và được giữ chức vị ở Minh ti, thật là xứng đáng. Vậy kẻ sĩ, không nên kiêng sợ sự cứng cỏi.”

(Trích Chuyện Chức Phán sự đền Tản Viên, SGK Ngữ văn 10, trang 60, tập II, NXBGD 2006)

Câu văn nào trong văn bản có ý bác bỏ quan niệm “đổi cứng ra mềm” của những kẻ sĩ cơ hội, cầu an? Cách bác bỏ thuyết phục người đọc nhờ dựa trên cơ sở nào?

1
24 tháng 3 2017

- Câu văn trong văn bản có ý bác bỏ quan niệm “đổi cứng ra mềm” của những kẻ sĩ cơ hội, cầu an: Vậy kẻ sĩ, không nên kiêng sợ sự cứng cỏi.

- Cách bác bỏ thuyết phục người đọc dựa trên cơ sở:

   + Lí lẽ: Than ôi! Người ta vẫn nói: “Cứng quá thì gãy”. Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời.

   + Dẫn chứng thực tế: hành động của Ngô Tử Văn được ngợi ca