Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Xin chào thầy cô và các bạn. Hôm nay, em xin nói đến một chủ đề đang là mối quan tâm lớn của tất cả chúng ta, đó là về việc du học. Hiện nay nhiều người có quan điểm rằng du học sẽ mang lại cho học sinh cơ hội tiếp cận nền giáo dục tốt hơn. Họ nghĩ rằng các trường ở các nước phát triển thường có chất lượng giáo dục cao hơn các trường ở các nước đang phát triển. Điều này là do các trường đại học và cao đẳng ở các nước phát triển thường có đội ngũ giảng viên giỏi, cơ sở vật chất hiện đại và chương trình đào tạo tiên tiến.
Vậy du học là gì? Du học là việc đi học ở một quốc gia khác ngoài quốc gia mà mình đang sống. Đây là một lựa chọn phổ biến của nhiều học sinh, sinh viên trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Có nhiều lý do khiến du học trở nên hấp dẫn, trong đó có cơ hội tiếp cận nền giáo dục tốt hơn.
Thực tế đã có rất nhiều bạn trang bị cho bản thân thêm thật nhiều kiến thức hay đạt được những thành công nhất định từ việc đi du học. Đi du học mang lại cho chúng ta khá nhiều lợi ích:
Đầu tiên phải nói đến việc có cơ hội tiếp cận nền giáo dục tiên tiến. Các trường học ở các nước phát triển thường có chương trình đào tạo tiên tiến, luôn được cập nhật với những xu hướng mới nhất của thế giới. Thứ hai, việc đi du học còn giúp các bạn có khả năng phát triển một cách toàn diện. Du học sinh có cơ hội trải nghiệm một nền văn hóa mới, được học hỏi thêm nhiều kiến thức và kỹ năng mới, đồng thời phát triển khả năng thích nghi và giải quyết vấn đề của bản thân. Một điều rất quan trọng nữa chính là cơ hội việc làm rộng mở. Bằng cấp của các trường đại học và cao đẳng danh tiếng ở nước ngoài thường được các nhà tuyển dụng ở nhiều quốc gia công nhận.
Theo em, du học sẽ mang lại cho học sinh cơ hội tiếp cận nền giáo dục tốt, nhưng chỉ trong một mức độ nhất định. Chất lượng giáo dục ở các nước phát triển thường cao hơn các nước đang phát triển, nhưng điều đó không có đồng nghĩa với việc học sinh sẽ chắc chắn thành công khi du học. Việc đi du học cũng có khá nhiều khó khăn và rủi ro như: Chi phí để đi du học cao, du học sinh thường phải đối mặt với những khó khăn trong việc hòa nhập với ngôn ngữ mới, môi trường mới, văn hóa mới. Không chỉ vậy, các bạn học sinh du học còn phải đối mặt với những rủi ro về an toàn như trộm cắp, bạo lực, ...
Để thành công khi du học, học sinh cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, bao gồm cả về kiến thức, kỹ năng và tài chính. Trước hết, học sinh cần có nền tảng kiến thức vững chắc để đáp ứng yêu cầu của chương trình học. Bên cạnh đó, việc rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho việc học tập và sinh hoạt ở nước ngoài, chẳng hạn như kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, ... cũng vô cùng cần thiết. Và một điều đáng bận tâm nữa chính là cần có kế hoạch tài chính chi tiết để đảm bảo đủ chi phí cho việc du học.
Không thể phủ nhận rằng việc được đi du học mang đến rất nhiều lợi ích cho các bạn học sinh. Du học là một lựa chọn tốt cho những học sinh có mong muốn tiếp cận nền giáo dục tiên tiến. Tuy nhiên, để du học thành công học sinh cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.
Trên đây là toàn bộ phần trình bày của em về vấn đề du học. Cảm ơn thầy cô và các bạn đã chú ý lắng nghe. Em cũng rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để bài trình bày của em được hoàn thiện hơn.
câu 1 pần làm văn
Việc tử tế, chuyện người tử tế chắc ai trong chúng ta cũng đã dược nghe khá nhiều lần ròi. Nhưng có ai đã để tâm đến những việc tử tế, người tử tế đó chưa. Sự tử tế của một con người đó được biểu hiện trong cách cư xử thân thiện, hào phóng đối với mọi người xung quamh. Chữ “tử” có nghĩa là những chuyện nhỏ bé. Chữ “tế” có nghĩa là những chuyện bình thường. Hai chữ “tử tế” gộp lại có nghĩa là cẩn thận từ những việc nhỏ bé. Vậy nên, những người tử tế không phải là điều mà người khác làm phải quá to lớn mà nó chỉ là những thứ nhỏ nhặt quanh ta. Như chúng ta giúp đỡ những người nghèo khó, những cụ già không nơi nương tựa, quan tâm đến một em nhỏ bị lạc mẹ,... hay như hiện nay chính là chung tay cùng dân tộc Việt Nam đẩy lùi đại dịch Covid-19. Có ý kiến cho rằng " Đời còn nhiều người tử tế, có điều bạn không chịu " thấy" thôi!". Việc không thấy này có thể do chúng ta chưa nhận thức được như thế nào là việc tử tế, hay cho rằng những người, những việc làm tử tế phải to lớn, lớn lao hơn. Hãy thay đổi cách nhận thức và cách nhìn nhận của mình là bạn có thể thấy rằng bên cạnh mình còn rất nhiều người tử tế.
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa,
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn củng nhớ nhà.
Bao trùm cả bài thơ là một không gian nghệ thuật bao la, thật đẹp và cũng thật buồn. Có sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp. Có lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu. Có lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng... và trước mắt nhà thơ là một khung cảnh bao la, vắng vẻ: Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.
Khổ cuối nói đến hoàng hôn trên tràng giang. Một cái nhìn xa vời vợi. Trước mắt nhà thơ là những núi mây nhô lên, đùn lên lớp lớp màu trắng bạc. Cảnh sắc thiên nhiên rất tráng lệ. Bầu trời chắc là xanh thẳm, hoặc tím thầm trong khoảnh khắc hoàng hôn nên màu mây ở cuối chân trời mới ánh lên màu bạc ấy. Giữa cái bao la mênh mộng bỗng xuất hiện một cánh chim nhỏ nhoi. Cánh chim dang chở nặng bóng chiều, bay vội vã. Trên cái nền tím sẫm, nhạt nhòa của bóng chiều hôm, hiện lên những núi bạc mây cao và một con chim lạc đàn nghiêng cánh nhỏ. Hai nét vẽ ấy tượng trưng cho những cảnh chiều hôm trong tâm tưởng người lữ thứ: Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi... (Bà Huyện Thanh Quan), Chim hôm thoi thóp về rừng... (Nguyễn Du). Nghệ thuật tương phản giữa cánh chim nghiêng nhỏ bé và mờ dần với núi mây bạc hùng vĩ, với trời đất bao la đã làm cho cảnh đất trời và tràng giang thêm mênh mông hơn, xa vắng hơn, và cũng buồn hơn.
Bốn câu kết mang ý vị cổ điển rất đậm đà. Ý vị ấy, màu sắc ấy được thể hiện ở hình ảnh nhà thơ một mình đứng lẻ loi giữa vũ trụ bao la, lặng lẽ cảm nhận cái vô cùng của không gian, thời gian đối với kiếp người hữu hạn. Một cánh chim, một núi mây bạc... cũng dẫn hồn ta đi về mọi nẻo, đến với mọi phía chân trời: Lưng trời sóng rợn lòng sông thẳm - Mặt đất mây đùn cửa ải xa (Đỗ Phủ). Ý vị cổ điển ấy lại được tô đậm bằng một tứ thơ Đường: