Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Cảnh gặp người cô: ở đoạn hội thoại này, Hồng hiện lên là 1 cậu bé đầy kiên định, cứng rắn và thông minh, gan lì trc những lời mà người cô nói. Cậu ko quan tâm và cũng ko muốn quan tâm đến lời nói của cô.
Chỉ đáp lại lời như một cái máy với một thứ trách nhiệm của cháu đối với cô.
Cậu biết mình đang đối mặt với những lời nói cay độc, ko chính xác mà cô Hồng nói về mẹ mình. Với tình yêu thương mẹ cao cả, cậu ko quan tâm và biết mình nên làm gì để chống lại những lwoif đó 1 cách thông minh nhất.
=> Trong trường hợp này, cậu như là 1 người lớn về tinh thần.
- Cảnh gặp mẹ:
Cậu vỡ òa trong sung sướng khi nhìn thấy mẹ phía sau, ôi quen thuộc. Nhưng cậu lại biết tự kìm chế mình để cố xác định lại lần nữa. Nhưng dường như cảm xúc đã gìm nén quá lâu giờ đây tuôn trào một cách tự nhiên, cậu gọi mẹ và... đã được ở "trong lòng mẹ". Được tụa vào bầu sữa nóng của mẹ, cậu quên hết tất cả, trong lòng cậu bây giờ chị là mẹ và mẹ thôi.
=> Cậu như một đứa trẻ ngây thơ khi được gặp mẹ.
Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình, dạt dào vô tận. Tình mẹ trong suốt như dòng suối ngọt. Mẹ luôn là người yêu thương, quan tâm lo lắng cho ta trong mọi hoàn cảnh, luôn bên cạnh ta dù trong những phút yếu lòng. Nhất là khi chứng kiến cảnh mẹ chăm sóc em ốm, em càng thấm thía hơn điều ấy.
Chúng ta đều được lớn lên trong tình yêu thương vô bờ bến của mẹ. Từ những lời ru, những cái xoa đầu, đến những cái rém chăn cho đỡ lạnh, không ai khác mẹ luôn là người quan tâm chi chút đến từng điều nhỏ nhặt. Đặc biệt mỗi lúc ta bị ốm, thì sự lo lắng của mẹ càng cao cả hơn bao giờ hết.
Em là một đứa trẻ không hay ốm yếu, vì thế rất chủ quan với sức khoẻ của mình. Vì vậy nếu không nhờ có mẹ, em đã không thể luôn duy trì cơ thể khỏe mạnh như bây giờ. Nhưng tình yêu thương, chăm sóc của mẹ khi em bị ốm đã giúp em ý thức sâu sắc hơn về tình mẫu tử, về việc biết giữ gìn bản thân để không ai phải lo lắng. Đó là hôm gió mùa về, trời nổi gió to và rét lạnh. Nhưng hôm ấy mẹ lại bận đi công tác chưa về, em ở nhà lại tắm nước lạnh. Kết quả là hôm ấy em bị cảm lạnh. Mẹ đã thức suốt đêm để săn sóc cho em. Khuôn mặt mẹ đầy lo âu và xám ngắt, bởi chưa bao giờ mẹ để em bị ốm nặng như vậy. Có lẽ mẹ đã tự trách mình vì không chăm sóc em thật tốt. Nằm trên giường bệnh, em miên man vào giấc ngủ dài mệt mỏi. Thỉnh thoảng chỉ thấy thấp thoáng bóng mẹ đổ dài trên chiếc gường, thoắt trông thấy thoắt biến mất. em cảm nhận như bàn tay của mẹ lúc nào cũng nắm lấy tay em, âu yếm vuốt ve để truyền cho em hơi ấm của tình mẫu tử. Chốc chốc, mẹ lại thay khăn lau tay, lau mặt cho em luôn trông gọn gàng, không có cảm giác khó chịu. Mờ mờ không rõ vì mệt, nhưng em dường như vẫn cảm thấy nhìn rất rõ đôi mắt mẹ, lonh lanh ướt, và trìu mến yêu thương lẫn cả sự lo lắng nữa. Tiếng đêm tĩnh mịch càng khiến nhịp thở hổn hển của mẹ rõ hơn. Chao ôi, lúc ấy em chỉ muốn ôm mẹ vào lòng, xin lỗi mẹ vì sự nghịch ngợm của mình. Bàn tay dịu dàng của mẹ nắm lấy bàn tay non nớt của em khiến hơi ấm lan tỏa mạnh mẽ hơn. em như được tiếp thêm sức mạnh nên hôm sau cảm thấy đỡ hơn rất nhiều. Sáng dậy, mặt trời đã lên cao, ngoài vườn lảnh lót tiếng chim vang. Dường như vạn vật cũng đang cất lên một giai điệu ngọt ngào, vui tươi để chào mừng cô bé xinh xắn, đáng yêu là em. Mẹ choàng tỉnh dậy khi thấy em khẽ cử động tay, đôi mắt dài màu nâu ấy, hôm nay em mới có dịp được ngắm kĩ, nó thâm quầng và khô vì sự thiếu ngủ do phải làm việc mệt mỏi và hôm nay là vì chăm sóc em ốm nữa. em ôm mẹ vào lòng, hổn hển trong lời xin lỗi vì đã để mẹ nhọc lòng. Mẹ vuốt nhẹ mái tóc tơ và khẽ mỉm cười, nụ cười sau những lo lắng suốt đêm cho em đã khiến mẹ tươi tắn hơn. Cảm ơn mẹ vì tình yêu thương vô bờ bến mẹ đã giành cho con. Con yêu và xin lỗi mẹ.
Không hẳn ai trong số chúng ta cũng đều được mẹ chăm sóc, đó là một thiệt thòi rất lớn. Vì vậy hãy trân trọng từng khoảnh khắc bên cạnh mẹ khi ta còn có thể bạn nhé.
Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con.”
Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình, suốt đời vỗ mãi vào lòng con, dành cho con những gì đẹp đẽ, chân quý nhất từ tấm lòng. Mỗi khi ta ốm đau hay khỏe mạnh, mẹ lúc nào cũng lo lắng, quan tâm giành cho ta tất cả yêu thương từ tận đáy lòng bao la ấy. Và với em, hình ảnh mẹ khi chăm sóc em bị ốm đã để lại những dấu ấn khó phai.
Mẹ em có dáng người dong dỏng, thanh thoát. Khuôn mặt mẹ hiền từ, phúc hậu với nụ cười rạng rỡ. Nắng mưa, sóng gió cuộc đời mẹ kinh qua đã in dấu vào làn da nâu rám nắng rất chân quê, mộc mạc của người.
Có những lúc em cảm thấy mình thật ngốc vì dù mẹ có mắng mỏ hay trách móc em thì suy cho cùng cũng là để em nên người chứ đâu có phải vì ghét bỏ gì em. Có ai lại ghét bỏ đứa con mình dứt ruột chín tháng mười ngày sinh ra cơ chứ. Ấy vậy mà, thỉnh thoảng em vẫn cáu gắt, hờn dỗi và cãi lại mẹ. Rồi cho đến một ngày, khi em bị ốm nhìn thấy mẹ chăm sóc em mệt mỏi, vất vả như thế em mới càng thấm thía hơn về giá trị của tình mẫu tử.
Hôm đấy là vào buổi chiều, đã có dự báo thời tiết trời sẽ mưa to, mẹ dặn em rõ ràng là phải mang áo mưa đi cẩn thận vậy mà em mải chơi quên lời mẹ dặn. Kết quả là hôm ấy em bị dính mưa và đêm đến sốt cao. Nằm trên giường, em miên man chìm vào giấc ngủ say, đầu óc quay cuồng trống rỗng. Thỉnh thoảng em cảm nhận có bàn tay rất ấm của ai đó vuốt nhẹ mái tóc và khuôn mặt của mình. Hơi ấm ấy rất quen thuộc thân thương và chắc chắn đó chính là mẹ, cảm nhận của ta về tình mẫu tử không bao giờ là sai cả. Ánh đèn mờ mờ trong đêm, em lim dim mắt thấy thấp thoáng bóng mẹ đổ dài trên chiếc giường, thi thoảng lại sấp khăn lau trán cho em. Một hồi sau mẹ bón từng thìa cháo nhỏ cho em ăn. Ánh mắt mẹ nhuốm đầy ưu tư lo lắng. Một đêm dài, mệt mỏi và khó chịu đã qua đi, nhờ có bàn tay kì diệu và tình yêu thương của mẹ em đã đỡ sốt hơn. Sáng hôm sau tỉnh dậy, em thấy mẹ nằm gục bên cạnh giường, tay vẫn nắm lấy bàn tay non nớt của em. Đôi mắt mẹ thâm quầng, có lẽ vì do đêm qua thức khuya chăm sóc em nên không ngủ được. Mái tóc dài mượt mọi khi thay vào đó rối bời vì lăn lộn chạy qua chạy lại săn sóc cho em nên cũng chẳng có thời gian để chỉnh chu. Tự nhiên, lòng em dấy lên một cảm xúc bồi hồi khó tả, trong miên man xa xăm, vọng về trong em là những lần em nói hỗn với mẹ, những lời lẽ khó nghe mẹ nhường nhịn em, em bỗng thấy mình thật là một đứa trẻ hư. Đúng lúc ấy, mẹ tỉnh dậy, vội vàng ôm em vào lòng, hỏi han xem em đỡ chưa, ánh mắt đầy lo lắng đợi chờ. em bật khóc nức nở, ôm mẹ và ngập ngừng vài tiếng lí nhí không thành lời. Mẹ xoa đầu em mỉm cười đầy trìu mến.
Mẹ là vầng trăng, làm dịu mát tâm hồn thơ ngây trong trẻo của em, mẹ cũng là ánh mặt trời tỏa nắng tâm hồn em. Mẹ là tất cả những gì thiêng liêng, cao quý nhất. Cảm giác mỗi khi bị ốm được bàn tay mẹ chăm sóc như có liều thuốc tiên khỏi bệnh rất nhanh. Phải chăng đó chính là sức mạnh của tình mẫu tử.
a. Điểm giống: hình ảnh người bà luôn hiện lên với sự chu đáo, tỉ mỉ, hi sinh, chăm sóc con cháu từ điều nhỏ nhất.
b. Điểm khác: mỗi nhà văn lại chọn cho mình một hoàn cảnh, một không gian, một thời gian khác nhau, kỉ niệm khác nhau về bà
Đề bài:Cảm nhận về bài thơ Đập đá ở Côn Lôn
Bài làm
Có những người anh hùng dù bị gông tù giam cầm nhưng vẫn hiên ngang, ngẩng cao đầu hướng về tương lai. Có những người tù bị tra tấn dã man nhưng vẫn cất cao lời ca yêu nước, yêu dân. Bài “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh là một bài thơ tiêu biểu cho tinh thần như vậy, đồng thời khẳng định chí làm trai ở trên đời cần phải sống có lý tưởng, có mục tiêu.
Nhắc đến đảo Côn Lôn, chúng ta lại nhớ đến nhà tù Côn Đảo, nơi đã giam giữ biết bao nhiêu người con cách mạng. Nơi đó có máu, có nước mắt và có cả những khát khao được đập tung cánh cửa nhà tù, ra với thế giới bên ngoài để kháng chiến chống lại kẻ thù.
Bài thơ là tiếng hát, tiếng lòng của người anh hùng cách mạng được cất lên giữa gông cùm Côn Đảo. Giọng thơ hào hùng, đanh thép tạo nên âm hưởng chủ đạo cho cả bài thơ.
Cảm nhận về bài thơ Đập đá ở Côn Lôn-Văn lớp 8
Hai câu thơ mở đầu đã khẳng định chí làm trai khi sống trên đời này cần phải hiên ngang, bất khuất:
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
Lừng lẫy làm cho lở núi non
Hình ảnh một con người hiễn lên giữa nhà tù Côn Lôn thật hiên ngang, trong tư thế ngẩng cao đầu. Dù bị giam cầm, bị khổ sai nhưng vẫn “lừng lẫy”, công việc đập đá nặng nhọc, vất vả nhưng đối với người chiến sỹ cách mạng nó chỉ là việc “con con”. Người tù bỗng trở nên hùng vĩ, to lớn, mang tầm vóc vĩ đại.
Như vậy ngay từ đầu bài thơ, tác giả như ném một tiếng thét, tiếng lòng đầy sức sống vào giữa chốn ngục tù tăm tối; khắc họa thành công người con cách mạng. Đây cũng chính là cảm hứng chính của bài thơ.
Hành động đập đá được Phan Châu Trinh tái diễn rất chân thực, sinh động và không kém phần hào hùng. Nhịp thơ cứ thể dãn ra, dồn dập:
Xách búa đánh tan năm bảy đống
Ra tay đập bể mấy trăm hon
Một loạt động từ mạnh xuất hiện liên tiếp trong hai câu thơ đã đặc tả sự mạnh mẽ, dứt khoát của người tù cách mạng. Việc đập đá chỉ là việc thường tình. Hình ảnh ước lệ “năm bảy đống”, “mấy trăm hòn” mang ý nghĩa phóng đại thể hiện sức mạnh phi thường, không thể địch nổi của người anh hùng cách mạng.
Cá tính mạnh mẽ, hiên ngang của người chiến sỹ ấy không chỉ dừng lại ở đó mà còn được tác giả tái hiện qua khí phách:
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi
Mưa nắng càng bền dạ sắt son
Giữa nơi đất khách quê người, tù ải khổ sai, hứng chịu sự giận giữ của thiên nhiên nhưng người tù vẫn hiên ngang, không hề sợ hãi. Ngược lại dù nắng mưa thì nó càng khiến cho “bền dạ sắt son”. Một ý chí, nghị lực đáng khâm phục và ngưỡng mộ. Hình ảnh mưa nắng hoàn toàn đối lập với hình ảnh người chiến sỹ cách mạng có lẽ là dụng ý nghệ thuật của tác giả.
Và bài thơ khép lại bằng một hình ảnh hào hùng, kiên cường hơn nữa:
Những kẻ vá trời khi lỡ bước
Gian nan chi kể việc con con
Người tù khổ sai chi con việc bị đày đọa ở nhà tù Côn Đảo chỉ là “lỡ bước”, và tự nhận mình là kẻ “vá trời”. Khi làm việc lớn thì những việc như thế này không có gì làm chùn bước được. Những việc gian nan, chông gai còn rất nhiều nên người tù xem rằng không đáng kể lể. Một chí khí thật ngang tàng, một châm ngôn sống khiến người khác phải ngưỡng mộ
Phan Châu Trinh bằng ngòi bút phóng khoáng, giọng điệu thơ hào hùng đã khắc họa thành công hình ảnh người chiến sỹ cách mạng vẫn luôn ngang nhiên, ý chí quật cường. Đó là hình tượng của những người chiến sỹ cách mạng giữ nước, chống giặc ngoại xâm
hok tốt
Có những người anh hùng dù bị gông tù giam cầm nhưng vẫn hiên ngang, ngẩng cao đầu hướng về tương lai. Có những người tù bị tra tấn dã man nhưng vẫn cất cao lời ca yêu nước, yêu dân. Bài “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh là một bài thơ tiêu biểu cho tinh thần như vậy, đồng thời khẳng định chí làm trai ở trên đời cần phải sống có lý tưởng, có mục tiêu.
Nhắc đến đảo Côn Lôn, chúng ta lại nhớ đến nhà tù Côn Đảo, nơi đã giam giữ biết bao nhiêu người con cách mạng. Nơi đó có máu, có nước mắt và có cả những khát khao được đập tung cánh cửa nhà tù, ra với thế giới bên ngoài để kháng chiến chống lại kẻ thù.Bài thơ là tiếng hát, tiếng lòng của người anh hùng cách mạng được cất lên giữa gông cùm Côn Đảo. Giọng thơ hào hùng, đanh thép tạo nên âm hưởng chủ đạo cho cả bài thơ.Hình ảnh một con người hiễn lên giữa nhà tù Côn Lôn thật hiên ngang, trong tư thế ngẩng cao đầu. Dù bị giam cầm, bị khổ sai nhưng vẫn “lừng lẫy”, công việc đập đá nặng nhọc, vất vả nhưng đối với người chiến sỹ cách mạng nó chỉ là việc “con con”. Người tù bỗng trở nên hùng vĩ, to lớn, mang tầm vóc vĩ đại.
a, Bà cụ cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe doạ nữa.
b, Em bé bán diêm thật tội nghiệp. Người đời đối xử tàn nhẫn với em biết mấy. Họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng tha thiết của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Song nhìn chung cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.
Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa. Ngày mồng một đầu năm hiện lên trên thi thể em bé ngồi giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết nhẵn. Chẳng ai biết những cái kì diệu em đã trông thấy và nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm”
không hẳn là một cái kết hoàn toàn có hậu. Truyện của Andersen khép lại nhưng lòng người đọc vẫn không nguôi băn khoăn, trăn trở, day dứt suy nghĩ về con người, cuộc đời, về tình người, tình đời. Nhà văn không né tránh hiện thực nghiệt ngã. Cô bé có tâm hồn trong sáng, thánh thiện ấy đã chết, chết trong chính đêm giao thừa, trong cái đói, cái rét hành hạ. Một năm mới sang hứa hẹn những khởi đầu mới nhưng cô bé đã kết thúc cuộc hành trình của mình tại chính ngưỡng cửa của năm mới. Chẳng có cơ hội, chẳng có tương lai nào cho em. Trước khi chết vì đói, vì rét, em đã chết vì chính sự lạnh lùng, vô cảm, tàn nhẫn, ích kỉ của con người. Em không dám về nhà vì sợ những lời chửi mắng, đánh đập của bố, em trơ trọi, bơ vơ, tuyệt vọng chống chọi với cái giá rét trước ánh mắt vô cảm, thờ ơ của những người qua đường, em cô đơn, buồn tủi khi mọi người vui vẻ, hân hoan đón chào năm mới, em nằm đó trong những lời đàm tiếu vô tâm của mọi người. Em từ giã cõi đời, giã từ cuộc sống vì không ai thương em, không ai che chở, bảo vệ em. Cái chết của em mãi để lại nỗi xót thương, niềm day dứt như một câu hỏi ám ảnh trong lòng mỗi người: làm sao để không bao giờ trên mặt đất này còn có những trẻ em bất hạnh như cô bé bán diêm ?
đánh chết mẹ nó đi
Truy sát !
hoặc nhẹ nhàng đi tìm cái ảnh khác đẹp hơi rồi chửi vào mặt nó: Tuổi ! cháu ạ