Câu 18: Chỉ nên sử dụng kháng sinh khi nào?
A. Khi cơ thể nhiễm bệnh do virus
B. Khi cơ thể nhiễm bệnh do vi khuẩn
C. Khi cơ thể khoẻ mạnh
D. Khi cơ thể khỏi bệnh
Câu 19 : Vi khuẩn là:
A. Nhóm sinh vật có nhân sơ và kích thước hiển vi
B. Nhóm sinh vật có nhân thực và kích thước hiển vi
C. Nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào và kích thước hiển vi
D. Nhóm sinh vật nhân thực và có kích thước hiển vi
Câu 20: Bệnh nào sau đây không phải do vi khuẩn gây nên?
A. Bệnh vàng da
B. Bệnh lao
C. Bệnh tả
D. Bệnh thuỷ đậu
Câu 21: Nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh cho người nhiễm khuẩn là:
1. Chỉ sử dụng kháng sinh khi bị bệnh nhiễm khuẩn
2. Lựa chọn đúng kháng sinh
3. Dùng đúng liều, đúng cách phù hợp với thể trạng từng người
4. Sử dụng đủ thời gian
5. Dùng kháng sinh cho mọi trường hợp nhiễm khuẩn
Hãy chọn đáp án đúng nhất
A. 1,2,3,4,5
B. 1,2,5
C. 2,3,4,5
D. 1,2,3,4
Câu 22: Nhóm bệnh nào sau đây do virus gây ra?
A. Viêm gan B, AIDS, Sởi, Cúm
B. Tả, sởi, viêm gan A, bại liệt
C. Quai bị, lao phổi, dại, sốt xuất huyết
D. Thuỷ đậu, viêm da, zona, phong
Câu 23: Đâu là biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh do virus?
A. Có chế độ dinh dưỡng tốt để tăng khả năng miễn dịch của cơ thể, bảo vệ môi trường sinh thái cân bằng và trong sạch
B. Thường xuyên tập thể dục và sinh hoạt điều độ
C. Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác
D. Tiêm vaccin đúng thời điểm
Câu 24: Tại sao bác sĩ đề nghị mọi người nên tiêm ngừa cúm mỗi năm?
A. Virus nhân lên nhanh chóng theo thời gian
B. Virus cúm có nhiều chủng thay đổi theo các năm
C. Vaccin được cơ thể hấp thu hết sau một năm
D. Vaccin ngày càng mạnh theo thời gian
Câu 25: Để có thể gây bệnh các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm phải đảm bảo các điều kiện nào sau đây?
A. Số lượng phải đủ lớn
B. Đủ độc lực
C. Con đường lây nhiễm phải phù hợp
D. Cả A,B,C đúng
Câu 26: Virus gây bệnh ………………vào cơ thể tới thần kinh trung ương theo dây thần kinh ngoại biên của cơ thể
A. HIV
B. Dại
C. Đậu mùa
D. Sởi
Câu 27:Bệnh nào sau đây do virus gây nên lây nhiễm qua côn trùng rồi truyền sang người?
A. Bệnh dại
B. Bệnh AIDS
C. Bệnh sốt xuất huyết
D. Covid 19
Câu 28: Bệnh nào sau đây do virus gây nên lây nhiễm qua vết cắn hay cào của chó và mèo rồi truyền sang người?
A. Bệnh dại
B. Bệnh AIDS
C. Bệnh sốt xuất huyết
D. Bệnh covid 19
Câu 29: Bệnh cúm lây truyền qua con đường nào sau đây?
A. Tiêu hoá
B. Hô hấp
C. Mẹ truyền sang con
D. Máu
Câu 30: Vì sao virus là dạng sống đặc biệt?
A. Chưa có cấu tạo TB, có lối sống kí sinh bắt buộc chỉ nhân lên được trong TB vật chủ, khi ra khỏi vật chủ virus tồn tại như một vật không sống
B. Vì virus có cấu tạo đơn giản
C. Virus có khả năng nhân lên trong TB vật chủ
D. Virus có gai glicoprotein
Câu 31:Vi sao virus phải sống kí sinh bắt buộc
A. Vì có kích thước hiển vi
B. Vì chưa có cấu tạo TB
C. Vì có dạng hình khối
D. Vì chúng có gai glicoprotein
Câu 32: Khi virus khí sinh ở vi khuẩn gọi là
A. Vi khuẩn lai
B. Virus lai
C. Vi khuẩn cổ
D. Thực khuẩn thể
Câu 33: Ở người mô biểu bì ở da có chức năng:
A. Co dãn tạo nên sự vận động
B. Phản ứng với các kích thích tác động từ bên ngoài hay bên trong đến cơ thể
C. Bao bọc và bảo vệ cơ thể
D. Nâng đỡ và liên kết các cơ quan
Câu 34: Vì các hệ cơ quan trong cơ thể phối hợp với nhau để thực hiện đầy đủ các quá trình cơ bản của cơ thể sống nên nếu một cơ quan bị tổn thương thì
A. Các cơ quan khác không ảnh hưởng gì
B. Các cơ quan khác vẫn hoạt động hiệu quả
C. Các cơ quan khác ngừng hoạ động
D. Các cơ quan còn lại bị ảnh hưởng
Câu 35: Thân cây có vai trò gì?
A. Hút nước và muối khoáng
B. Nâng đỡ thân cây và vận chuyển các chất dinh dưỡng
C. Tổng hợp chất dinh dưỡng
D. Tạo quả và hạt
Câu 36: Lá cây có vai trò gì?
A. Hút nước và muối khoáng
B. Nâng đỡ thân cây và vận chuyển các chất dinh dưỡng
C. Tổng hợp chất dinh dưỡng
D. Tạo quả và hạt
Câu 37: Hoa ở thực vật có vai trò gì?
A. Hút nước và muối khoáng
B. Nâng đỡ thân cây và vận chuyển các chất dinh dưỡng
C. Tổng hợp các chất hữu cơ
D. Tạo quả và hạt
Câu 38:Vì sao thân cây có thể vận chuyển các chất?
A.Vì thân cây nối với rễ cây nên rễ hút nước và muối khoáng sẽ theo đó vận chuyển lên
B. Vì thân cây thẳng đứng lên nước và muối khoáng sẽ dẫn từ rễ len lá
C. Vì lá tạo ra một sức hút giúp kéo nước từ rễ lên thân
D. Trong thân có mô mạch rây và mô mạch gỗ nên nước và muối khoáng theo mô mạch gỗ, các chất hữu cơ sẽ vận chuyển theo mô mạch rây
Câu 39: Đặc điểm nào giúp em phân biệt được tế bào động vật với thực vật?
A. Nhân tế bào
B. Chất tế bào
C. Vách tế bào
D. Không bào
Câu 40: Sự sinh sản của tế bào có ý nghĩa gì?
A. Giúp cơ thể sinh vật thay thế các tế bào chết,tế bào hỏng và bị tổn thương
B. Giúp cơ thể sinh vật sinh trưởng và phát triển
C. Giúp tế bào gia tăng kích thước
D. Cả A,B đúng
Câu 41: Mỗi tế bào thực vật gồm những thành phần cơ bản nào sau đây?
A. Vách tế bào, màng tế bào, chất tế bào, nhân
B. Màng tế bào, nhân, chất tế bào
C. Lục lạp, lưới nội chất, nhân
D. Bộ máy gongi, lưới nội chất, không bào
Câu 42: Sự lớn lên của sinh vật đa bào có gì khác so với sự lớn lên của sinh vật đơn bào?
A. Hầu hết các sinh vật đa bào lớn lên nhờ sự gia tăng về kích thước và số lượng tế bào trong cơ thể trong khi đó sinh vật đơn bào lớn lên chỉ nhờ vào sự tăng lên kích thước của tế bào
B. Cả sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào lớn lên nhờ vào tế bào trao đổi chất
C. Cả sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào lớn lên nhờ vào sự gia tăng kích thước của tế bào
D. Cả sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào lớn lên nhờ vào sự gia tăng số lượng tế bào
Câu 43: Màng nhân là cấu trúc không có ở nhóm sinh vật nào sau đây?
A. Cây bưởi
B. Con chuột
C. Vi khuẩn
D. Con người
Khi sử dụng kính lúp thì kích thước của vật được phóng to, quan sát được rõ hơn so với khi không sử dụng.