K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 9 2023

Trả lời:

Khi sử dụng insulin để điều trị bệnh tiểu đường, người bệnh cần lưu ý những điều sau:

- Do insulin có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu nên khi tiêm thuốc cần chú ý tránh nguy cơ hạ đường huyết. Do đó, tốt nhất là tiêm insulin ngay trước bữa ăn. Tùy loại insulin mà thời gian từ khi tiêm đến khi ăn là khác nhau.

- Nên tiêm insulin theo đường tĩnh mạch để tránh insulin bị phân hủy bởi các enzyme có mặt ở mô dưới da.

- Khi tiêm nên lăn lọ thuốc để làm ấm và trộn đều insulin, không nên lắc mạnh lọ insulin vì dễ tạo ra các bọt khí và khi rút insulin vào bơm tiêm thì khí có thể lọt vào bơm tiêm.

- Không nên tự ý sử dụng insulin mà cần đi khám để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn cách sử dụng.

8 tháng 11 2023

Khi sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị các bệnh ở người, chúng ta cần lưu ý:

- Chỉ sử dụng kháng sinh khi thật sự bị bệnh nhiễm khuẩn.

- Phải chọn đúng loại, đúng liều kháng sinh.

- Phải dùng kháng sinh đủ thời gian: Tùy theo loại bệnh và tình trạng bệnh thời gian dùng kháng sinh có khi dài khi ngắn nhưng thông thường là không dưới 5 ngày.

→ Vậy khi dùng kháng sinh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc kháng sinh để tránh hiện tượng nhờn thuốc, khó điều trị hơn.

23 tháng 3 2023

Những người bị ức chế quá trình tổng hợp insulin của tuyến tụy sẽ không có khả năng chuyển hóa đường thành glycogen khi lượng đường trong máu tăng, do đó những người này có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

31 tháng 12 2022

bạn tham khảo nha

Sử dụng tế bào gốc có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh ung thư bằng cách:

- Sử dụng liệu pháp tế bào gốc để phục hồi các tế bào gốc tủy xương để chúng sản sinh ra các tế bào thay thế những tế bào máu, tế bào hệ miễn dịch bị hóa chất và tia phóng xạ tiêu diệt trong quá trình điều trị ung thư.

- Tế bào gốc đang được nghiên cứu thử nghiệm để chữa một số bệnh như ung thư bạch cầu, ung thư hạch, u nguyên bào thần kinh và da u tủy: Các tế bào gốc tủy xương được tiêm vào tủy xương của bệnh nhân, tại đây chúng phân chia và biệt hóa thành các loại tế bào khác nhau, thay thế các tế bào bị bệnh.

- Sử dụng tế bào gốc cũng có thể trực tiếp chống lại tế bào ung thư: Tế bào ghép từ người hiến tặng có khả năng tấn công các tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể người bệnh sau những đợt điều trị ung thư với các hóa chất liều cao.

TL
28 tháng 1 2023

- Bởi vì virus HIV xâm nhập vào hệ miễn dịch phá vỡ cơ quan miễn dịch nên tất cả mọi cơ quan trong cơ thể khi bị các loại virus khác xâm nhập sẽ dễ bị tổn thương hơn vì không còn miễn dịch nữa

- Virus HIV gây cho con người nhiều bệnh nên cần dùng nhiều loại thuốc khác nhau để chữa trị.

28 tháng 1 2023

đúng rồi bạn ơi

23 tháng 3 2023

1. Khả năng bệnh nhân này nhiễm ít nhất 2 loại vi khuẩn. Vì: Có 2 kháng sinh B và C đều có hiệu quả nhất định trong việc điều trị bệnh.

2. Kháng sinh C có hiệu quả tương đối thấp do: Kháng sinh C có vai trò ức chế hoạt động tổng hợp protein của ribosome mà ribosome nằm trong tế bào chất hay nói cách khác ribosome được bảo vệ bởi lớp thành tế bào, màng sinh chất và lớp vỏ nhầy (ở một số vi khuẩn).

3. Khi kết hợp 2 loại kháng sinh B và C lại cho hiệu quả cao hơn là do: Cơ chế hoạt động của hai kháng sinh này hỗ trợ lẫn nhau làm tăng hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn.

23 tháng 3 2023

Người dân tự ý mua thuốc kháng sinh về điều trị bệnh cho người và gia súc là sai. Vì khi không có chỉ dẫn về thuốc, người dân có thể sử dụng sai thuốc, sai nồng độ dẫn đến kháng sinh không có hiệu quả và có thể gây ra sự nhờn kháng sinh, khiến con người và gia súc không những không trị được bệnh mà còn có thể gây ra các bệnh khác.

26 tháng 1 2018

Đáp án: A

23 tháng 4 2021

    Kháng sinh là các thuốc giết vi khuẩn (vi sinh mầm bệnh gây nhiễm trùng). Nhưng đôi khi không phải tất cả vi khuẩn đều ngừng phát triển hoặc chết. Những vi khuẩn mạnh nhất có thể phát triển và lây lan(như virut), vì thế kháng sinh chỉ dùng điều trị cho vi khuẩn mà thôi.

6 tháng 2 2023

• Để cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể, trong khẩu phần ăn cần lưu ý:

- Cần cung cấp đủ lượng thức ăn tùy theo lứa tuổi, thể trạng, hình thức lao động,…

- Cần ăn đa dạng các loại thức ăn, trong đó cần cung cấp đầy đủ 4 nhóm thực phẩm: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất với lượng phù hợp.

 

• Giải thích: Cơ thể cần rất nhiều các loại nguyên tố dinh dưỡng khác nhau để có thể sinh trưởng, phát triển bình thường; thiếu bất kì nguyên tố dinh dưỡng nào cũng có thể gây ra các bệnh tật ở người. Mà nguồn cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng cho cơ thể được lấy từ thức ăn nhưng không có bất kì một loại thức ăn nào có thể cung cấp đủ lượng, đủ loại tất cả các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Bởi vậy, cần ăn đủ lượng và đa dạng các loại thức ăn giúp cân bằng hàm lượng dinh dưỡng trong các bữa ăn, đảm bảo cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể.