Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thành ngữ “Ông nói gà, bà nói vịt” chỉ hiện tượng không thống nhất, không hiểu người khác nói gì dẫn đến tình trạng trật khớp, lệch lạc trong giao tiếp
- Để tránh tình trạng, khi hội thoại phải nói đúng đề tài giao tiếp, nói đúng vấn đề quan tâm
- Đó chính là phương châm quan hệ trong hội thoại
Các bạn đã từng nghe câu “Tôi chỉ có thể trở thành kẻ do chính tôi làm ra” chưa?. Có lẽ câu nói thật lạ kì phải không các bạn, đây là câu nói của một nhà triết học, tuy thật khó hiểu nhưng nó lại hàm chứa một ý nghĩa vô cùng sâu sắc, nhà triết học có ý nhắc nhở chúng ta điều gì đây? Vậy bây giờ chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ ý nghĩa câu nói này nha các bạn.
Không chỉ đơn giản bằng một câu ngắn gọn như vậy, nhà triết học còn nói:“Mỗi con vật khi sinh ra đều là tất cả những gì nó có. Chỉ có con người là ngay từ thuở lọt lòng thì chẳng là gì cả. Nó làm thế nào thì sẽ trở thành như thế ấy, và nó phải làm bằng tự do của chính nó. Tôi chỉ có thể trở thành kẻ do chính tôi làm ra‟‟. Đến đây một phần cánh cửa như được mở rộng. Tại sao lại nói “mỗi con vật khi sinh ra đều là tất cả những gì nó có”?. Mỗi con vật khi sinh ra đều biết ăn, biết đi lại, biết bắt mồi,... , tất cả đều là do bản năng sinh
tồn của nó, giống như con mèo con, khi mới sinh ra là đã biết bò lại gần mẹ để bú, để hưởng chút hơi ấm ngọt ngào mà mẹ nó dành cho những đứa con yêu thương, rồi dần tự mở đôi mắt nhỏ xinh mèo con bắt đầu tập được những bước đi chập chững, rồi chạy nhảy, đến nô đùa, đến bắt chuột, tất cả đều là do tự nhiên mà có, không ai dạy bảo, mèo con trưởg thành và cả vòng đời mèo con vẫn như vậy, không thay đổi. Thật t,hay, tạo hoá đã ban tặng cho loài vật một bản năng đặc biệt để có thể thích nghi với cuộc sống thế nhưng “Chỉ có con người là ngay từ thuở lọt lòng thì chẳng là gì cả’ . Đúng vậy, con người không hề có một chút bản năng đặc biệt nào, tất cả mọi thứ hoàn toàn phụ thuộc vào người khác, phải trải qua sự rèn luyện, tập tành mới có được khả năng. Con người khi sinh ra vốn chẳng biết gì, chỉ nhắm nghiền đôi mắt bé xiu và oa oa oà lên những tiếng khóc đòi bú mẹ, thật sự chẳng thể nào chạm được tới mẹ. Tất cả là nhờ mẹ nâng niu, ôm ấp vào lòng hoà tan dòng sữa ngọt chạm vào môi hồng bé xinh thì mới tiếp tục sự sống được. Không chỉ vậy, làm sao con người có thể tự đi đứng, bò trườn được, tất cả phải qua quá trình rèn luyện ngay từ thuở ban đầu. Hai
tháng biết lật, ba tháng biết bò, sáu tháng chập chững biết đi, mười tháng bắt đầu hoàn thiện bước đi của mình,... Đâu phải tự nhiên! Đều do bàn tay nồng ấm của mẹ dìu dắt từng bước, từng bước một tạo nên khả năng sinh tồn, hoà nhập với cuộc sống cho một sinh linh bé nhỏ dần bước vào đời.
Con người khác với con vật là có tri thức, có phẩm chất đạo đức nhưng đây cũng đâu phải là điều vốn sẵn có trong từng người mà nó được phát huy, phát triển qua những ngày học tập, những ngày được dạy dỗ. Cũng như chúng ta ngay từ nhỏ đã được dạy rằng phải biết hiếu thảo với cha mẹ, bên ngoài xã hội cần tôn trọng người khác, phải chân thành, công bằng,... và nhiều điều khác nữa, những lời dạy đó ăn sâu vào tâm trí, nó lớn theo thời gian khi ta càng lớn, và được áp dụng ngay trong đời sống. Thử hỏi không có sự chui rèn, không có sự luyện tập thì làm sao ta có thể hoà nhập với cuộc sống hiện tại đựơc, bởi vậy “nó làm thế nào thì nó sẽ trở thành như thế ấy, và nó phải làm bằng tự do của chính nó”. Đó chính là lí do ta cần phải biết sống, biết hành động, biết nỗ lực. Cũng như khi muốn đánh được một bản nhạc hay thì ta phải tập đánh đàn, điều đó xuất phát từ lòng yêu thích, bắt nguồn từ sự tự nguyện, không hề bị cưỡng ép, ràng buột. Con người là một tờ giấy trắng, chỉ từng nét, từng nét bút mới vẽ lên bức tranh hoàn thiện, nên cần phải luyện tập từ thấp đến cao, từ dễ đến khó, mới có thể hấp thu kiến thức từ cuộc sống được. Giống như trong học tập đâu phải ai mới đầu cũng được ngồi trên chiếc ghế đại học, mà phải bắt đầu từ lớp một, trải qua mười hai năm rèn luyện gian khổ mới được ngồi vững trên chiếc ghế ấy. Tóm lại để đạt được thành công, ước muốn, nguyện vọng thì chính bản thân phải có sự nổ lực thực sự, cố gắng toàn vẹn thì thành công sẽ đến trong tầm tay thôi. Tuy nhiên đâu phải ai cũng đi được đến cùng của sự thành công. Có nhiều người đang học rất tốt nhưng vì mê chơi bỏ ngang việc học thế là mất tất cả qua một lúc nông nỗi, quả đúng thật họ làm thế nào thì sẽ nhận lại được kết quả như thế ấy thôi!. Chính vì vậy hãy luôn nhớ rằng “tôi chỉ có thể trở thành kẻ do chính tôi làm ra”, chỉ có ta mới quyết định được số phận của ta, con người ta thế nào thì do chính ta làm nên. Một người nếu biết gắng công học tập, biết chú trọng đến phẩm chất đạo đức,.... Thì sau này sẽ làm nên danh tiếng góp phần đưa đất nước đến một góc trời vinh quang, xây dựng đất nước ta thành toà lâu đài đẹp nhất mà không cường quốc nào có thể sánh bằng. Nhưng thật dáng tiếc xã hội ta ngày nay vẫn không thiếu những kẻ tự huỷ diệt
mình, những con người thân tàn ma dại do ăn chơi sa đoạ, dẫn đến bị AIDS, bị nghiện ngập là cũng do chính họ tự tạo ra, tự tạo cho họ một cuôc sống khổ sở, bị mọi người xa lánh. Bên cạnh là những kẻ chỉ biết trông chờ vào người khác, không biết tự nỗ lực bản thân trong hoc hành cũng như trong công việc. Thật đáng phê phán! Qua câu nói vô cùng đáng giá của nhà triết học, có lẽ đã làm thức tỉnh chúng ta, cho nên ngay từ bây giờ phải biết rèn luyện bản thân, học tập thật tốt, khắc phục chỗ hạn chế còn phải trông chờ vào người khác, để bản thân ta phát triển hơn, và hơn hết phải làm nên một con người hợp thời đại thì xã hội mới phát triển, đất nước mới giàu mạnh. Nhưng các bạn cũng hãy nhớ rằng chúng ta không hề cô độc chiến đấu với số phận mà bên cạnh đó còn có gia đình, xã hội nữa. Chính những tác động đó cũng có thể tạo nên tôi của ngày mai. Câu nói của nhà triết học thật thú vị phải không các bạn?
Biết bao điều ý nghĩa, vô giá được ẩn chứa trong câu nói này. Hãy tự khẳng định cái tôi của chính mình và làm nên cái tôi thật sự, thật giá trị cho xã hội này nha các bạn!!!!
“Tôi chỉ có thể là kẻ do chính tôi làm ra”
1. Đoạn trích nằm trong tác phẩm Làng - Kim Lân.
2. Ông lão trong đoạn trích là nhân vật ông Hai. Điều nhục nhã được nói đến là làng của ông Hai - làng Chợ Dầu Việt gian theo giặc.
c. - Lời trần thuật của tác giả: (1) (3)
- Độc thoại nội tâm của nhân vật: (2), (4), (5)
Những lời độc thoại nội tâm thể hiện sự dằn vặt, băn khoăn của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc. Ông không tin những người có tinh thần ở lại làm làm việt nhục nhã ấy được. Qua đó thể hiện tình yêu làng, yêu nước của ông Hai.
a, - Dây cà ra dây muống – nói lan man, dài dòng, không có trọng tâm
- Lúng búng như ngậm hột thị - nói ấp úng, không rõ ràng, thiếu rành mạch
- Nói như thế không đạt được hiệu quả giao tiếp: không thể hiện được nội dung muốn truyền đạt, gây khó khăn cho người tiếp nhận
→ Trong hội thoại cần chú ý nói ngắn gọn, rõ ràng, rành mạch
b, Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy.
- Trong câu trên, cụm từ “ông ấy” có thể hiểu được hai cách: nhận định của ông ấy về truyện ngắn, nhận định truyện ngắn của ông ấy viết. Như vậy, nội dung câu nói mơ hồ, người nghe khó xác định được điều muốn nói
- Để người nghe không hiểu lầm, phải thêm từ ngữ cho cách nói rõ ràng hơn
Ví dụ:
+ Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn mà ông ấy mới sáng tác
+ Tôi đồng ý với những nhận định truyện ngắn khá sâu sắc của ông ấy
→ Như vậy, khi giao tiếp cần phải tránh cách nói mơ hồ, không rõ ràng, dễ gây hiểu lầm
– Đoạn văn là lời kể của anh thanh niên, nhân vật chính trong truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Anh đang kể về công việc của mình cho ông họa sĩ già và cô kỹ sư nông nghiệp trẻ.
– Lời kể ấy được nói ra trong tình huống mọi người đang lên thăm nơi ở và làm việc của anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn cao hai ngàn sáu trăm mét trong thời gian ba mươi phút.
– Những lời tâm sự cho thấy:
+ Nhân vật anh thanh niên đó sống một mình trên núi cao, quanh năm suốt tháng làm bạn với cỏ cây và mây núi ở Sa Pa.
+ Công việc của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, chiến đấu. Công việc của anh thanh niên kể trong đoạn văn là ghi báo về những con số lúc một giờ sáng trong hoàn cảnh thời tiết khắc nghiệt.
– Ngoài khó khăn được nói đến trong đoạn trích, hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật còn có điều đặc biệt: anh sống một mình trong suốt bốn năm trên đỉnh Yên Sơn. Trong bốn năm đó, ông họa sĩ và cô gái trẻ là đoàn khách thứ hai đến thăm nhà anh.
Chắc là trong môi trường không trọng lượng :>>>
ý mình là những thứ bên trong sẽ lơ lửng hay sao ấy, đừng nhầm lẫn nha